Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 29/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa

BỘ TÀI CHÍNH

_________

Số: 29/2021/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2021

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội Điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thong;

Thực hiện Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thực hiện theo quy định tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là Quyết định số 404/QĐ-TTg).
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng gồm cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Nguồn kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.
2. Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, về kế toán.
Điều 4. Nội dung và mức chi thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Chi tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa
a) Chi thuê hội trường, phòng họp, trang thiết bị phục vụ cho các cuộc họp thẩm định (nếu có), bao gồm thuê thiết bị công nghệ thông tin, máy in, máy photocopy, máy chiếu, thuê đường truyền; Các khoản chi phục vụ trực tiếp họp Hội đồng thẩm định (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, chuyển phát tài liệu đến thành viên của Hội đồng): theo thực tế phát sinh.
Các khoản chi phí thực tế nêu trên khi thanh toán phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn theo quy định. Đối với các khoản chi thuê hội trường, phòng họp, thuê thiết bị phải có hợp đồng, hoá đơn theo quy định; trong trường hợp mượn cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị khác tổ chức họp thẩm định nhưng vẫn phải thanh toán các khoản chi phí điện, nước, vệ sinh, an ninh, phục vụ, thì chứng từ thanh toán là bản hợp đồng và thanh lý hợp đồng công việc giữa hai bên kèm theo phiếu thu của cơ quan, đơn vị cho mượn cơ sở vật chất; bên cho mượn cơ sở vật chất hạch toán khoản thu này để giảm chi kinh phí hoạt động của đơn vị.
b) Chi giải khát giữa giờ
Áp dụng mức chi nước uống tổ chức các cuộc hội nghị theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây gọi tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC).
c) Chi thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình họp thẩm định
Trường hợp cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa không bố trí được phương tiện, không có điều kiện bố trí chỗ nghỉ cho thành viên Hội đồng thẩm định mà phải đi thuê thì được chi theo mức chi quy định hiện hành tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.
d) Chi phụ cấp tiền ăn cho thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình họp thẩm định
Tuỳ theo địa điểm, thời gian tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức họp thẩm định quyết định chi phụ cấp tiền ăn cho thành viên Hội đồng thẩm định phù hợp với mức chi phụ cấp lưu trú được quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC và văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
đ) Chi tiền công họp thẩm định
Mức chi tiền công họp thẩm định đối với Chủ tịch Hội đồng thẩm định: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi; đối với Phó Chủ tịch, ủy viên, thư ký Hội đồng thẩm định: Tối đa 150.000 đồng/người/buổi.
2. Chi tiền công đọc thẩm định tài liệu trước phiên họp cho thành viên Hội đồng thẩm định: tối đa 50.000 đồng/tiết/người.
3. Chi tiền công chuyên gia
Căn cứ đề xuất của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và dự toán được giao thực hiện nhiệm vụ thẩm định sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc xin ý kiến chuyên môn của chuyên gia là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với các bản mẫu sách giáo khoa cần tổ chức thẩm định. Mức chi tiền công xin ý kiến chuyên gia tối đa 50.000 đồng/tiết/cá nhân (cơ quan, đơn vị, tổ chức).
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2021.
2. Các mức chi quy định tại Thông tư này là mức chi tối đa làm căn cứ để lập dự toán chi cho công tác thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định mức chi cụ thể từ nguồn ngân sách nhà nước cho phù hợp và đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện ở cơ quan trong phạm vi dự toán chi ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao.
3. Khi các văn bản quy định về chế độ, định mức chi dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– TTCP và các Phó TTCP;

– VPTW và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Văn phòng Quốc hội;

– Văn phòng Chủ tịch Nước;

– Văn phòng Chính phủ;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– Cơ quan trung ương của các Hội, đoàn thể;

– HĐND, UBND, Sở Tài chính, KBNN

các tỉnh, TP trực thuộc TW;

– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;

– Công báo;

– Website Chính phủ;

– Website Bộ Tài chính;

– Lưu: VT, HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Thuộc tính văn bản
Thông tư 29/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 29/2021/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 28/04/2021 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
Tóm tắt văn bản

BỘ TÀI CHÍNH

_________

Số: 29/2021/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2021

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội Điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thong;

Thực hiện Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thực hiện theo quy định tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là Quyết định số 404/QĐ-TTg).
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng gồm cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Nguồn kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.
2. Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, về kế toán.
Điều 4. Nội dung và mức chi thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Chi tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa
a) Chi thuê hội trường, phòng họp, trang thiết bị phục vụ cho các cuộc họp thẩm định (nếu có), bao gồm thuê thiết bị công nghệ thông tin, máy in, máy photocopy, máy chiếu, thuê đường truyền; Các khoản chi phục vụ trực tiếp họp Hội đồng thẩm định (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, chuyển phát tài liệu đến thành viên của Hội đồng): theo thực tế phát sinh.
Các khoản chi phí thực tế nêu trên khi thanh toán phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn theo quy định. Đối với các khoản chi thuê hội trường, phòng họp, thuê thiết bị phải có hợp đồng, hoá đơn theo quy định; trong trường hợp mượn cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị khác tổ chức họp thẩm định nhưng vẫn phải thanh toán các khoản chi phí điện, nước, vệ sinh, an ninh, phục vụ, thì chứng từ thanh toán là bản hợp đồng và thanh lý hợp đồng công việc giữa hai bên kèm theo phiếu thu của cơ quan, đơn vị cho mượn cơ sở vật chất; bên cho mượn cơ sở vật chất hạch toán khoản thu này để giảm chi kinh phí hoạt động của đơn vị.
b) Chi giải khát giữa giờ
Áp dụng mức chi nước uống tổ chức các cuộc hội nghị theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây gọi tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC).
c) Chi thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình họp thẩm định
Trường hợp cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa không bố trí được phương tiện, không có điều kiện bố trí chỗ nghỉ cho thành viên Hội đồng thẩm định mà phải đi thuê thì được chi theo mức chi quy định hiện hành tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.
d) Chi phụ cấp tiền ăn cho thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình họp thẩm định
Tuỳ theo địa điểm, thời gian tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức họp thẩm định quyết định chi phụ cấp tiền ăn cho thành viên Hội đồng thẩm định phù hợp với mức chi phụ cấp lưu trú được quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC và văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
đ) Chi tiền công họp thẩm định
Mức chi tiền công họp thẩm định đối với Chủ tịch Hội đồng thẩm định: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi; đối với Phó Chủ tịch, ủy viên, thư ký Hội đồng thẩm định: Tối đa 150.000 đồng/người/buổi.
2. Chi tiền công đọc thẩm định tài liệu trước phiên họp cho thành viên Hội đồng thẩm định: tối đa 50.000 đồng/tiết/người.
3. Chi tiền công chuyên gia
Căn cứ đề xuất của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và dự toán được giao thực hiện nhiệm vụ thẩm định sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc xin ý kiến chuyên môn của chuyên gia là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với các bản mẫu sách giáo khoa cần tổ chức thẩm định. Mức chi tiền công xin ý kiến chuyên gia tối đa 50.000 đồng/tiết/cá nhân (cơ quan, đơn vị, tổ chức).
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2021.
2. Các mức chi quy định tại Thông tư này là mức chi tối đa làm căn cứ để lập dự toán chi cho công tác thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định mức chi cụ thể từ nguồn ngân sách nhà nước cho phù hợp và đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện ở cơ quan trong phạm vi dự toán chi ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao.
3. Khi các văn bản quy định về chế độ, định mức chi dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– TTCP và các Phó TTCP;

– VPTW và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Văn phòng Quốc hội;

– Văn phòng Chủ tịch Nước;

– Văn phòng Chính phủ;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– Cơ quan trung ương của các Hội, đoàn thể;

– HĐND, UBND, Sở Tài chính, KBNN

các tỉnh, TP trực thuộc TW;

– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;

– Công báo;

– Website Chính phủ;

– Website Bộ Tài chính;

– Lưu: VT, HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 29/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa”