Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 41/2004/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BQP-BLĐTBXH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn một số chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

– BỘ TÀI CHÍNH – BỘ QUỐC PHÒNG

– BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

Số: 41/2004/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BQP-BLĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2004

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý,

giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng

Thực hiện Điều 17 Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của chính phủ về giáo dục quốc phòng, Điều 11 Nghị định số 165/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

Sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ tại Công văn số 592/BNV-TL ngày 19/3/2004, liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Quốc phòng, Lao động – Th­ương binh và Xã hội thống nhất hướng dẫn thực hiện một số chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng (sau đây gọi tắt là cán bộ, giáo viên giáo dục quốc phòng) như sau:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số chế độ về bồi dưỡng giờ giảng, trang phục giảng dạy đối với cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục quốc phòng. Giáo viên giáo dục quốc phòng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bao gồm giáo viên trong biên chế, giáo viên là sĩ quan biệt phái, giáo viên hợp đồng của các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học công lập và các trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên; cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng bao gồm cán bộ chuyên trách, cán bộ kiêm nhiệm trong biên chế hoặc sỹ quan biệt phái thuộc các Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Lao động – Th­ương binh và Xã hội, các trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên.
II. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG GIỜ GIẢNG, TRANG PHỤC GIẢNG DẠY ĐỐI VỚI CÁN BỘ, GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
Ngoài các chế độ đã được Nhà nước quy định cho cán bộ, giáo viên nói chung; cán bộ, giáo viên giáo dục quốc phòng còn được hưởng chế độ ưu đãi theo tính chất đặc thù của môn học.
Chế độ ưu đãi cho cán bộ, giáo viên giáo dục quốc phòng được xác định sau đây không trùng với các khoản phụ cấp đã có trong chế độ tiền l­ương.
1. Chế độ bồi dưỡng giờ giảng:
Giáo viên giáo dục quốc phòng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học và trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên được hưởng 1% mức l­ương tối thiểu/tiết giảng.
Tiết giảng nêu trên đây là tiết giảng dạy thực tế quy định trong ch­ương trình giáo dục quốc phòng, khi tính bồi dưỡng không phải quy đổi.
2. Chế độ trang phục:
Nhằm bảo đảm tính thống nhất trong giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và các yêu cầu về thực hành môn học, cán bộ, giáo viên giáo dục quốc phòng được bảo đảm trang phục đồng bộ theo kiểu dáng quân phục.
Giáo viên giáo dục quốc phòng chuyên trách trong các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đắng và đại học mỗi năm được cấp hai bộ trang phục.
Cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng thuộc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Th­ương binh và Xã hội, các trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên; giáo viên giáo dục quốc phòng kiêm nhiệm trong các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đại học mỗi năm được cấp một bộ trang phục.
Một bộ trang phục theo kiểu dáng quân phục bao gồm: quần dài, áo dài, dây l­ưng, mũ mềm (hoặc cứng), giầy da. Có thể vận dụng chuyển đổi thành trang phục xuân hè, trang phục thu đông hay trang phục dã ngoại theo giá trị các mức được hưởng.
Trang phục của cán bộ, giáo viên là sĩ quan biệt phái do Bộ Quốc phòng bảo đảm theo chế độ quân trang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Giáo viên thỉnh giảng, báo cáo viên không thuộc đối tượng được thực hiện các chế độ nêu trên.
III. MỘT SỐ QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI CÁN BỘ GIÁO VIÊN LÀ SỸ QUAN BIỆT PHÁI
1. L­ương dạy thêm giờ:
Sĩ quan biệt phái làm nhiệm vụ giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên được hưởng l­ương dạy thêm giờ như đối với giáo viên đại học khác, quy định tại Thông tư liên Bộ số 17/TT-LB ngày 27/7/1995 của liên Bộ Lao động – Th­ương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo: hướng dẫn chế độ trả l­ương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép của ngành giáo dục và đào tạo; đồng thời được hưởng chế độ bồi dưỡng giờ giảng nêu tại Mục II.1 Thông tư này.
L­ương của sĩ quan biệt phái do đơn vị cử sĩ quan biệt phái bảo đảm. Đơn vị cử sĩ quan biệt phái có trách nhiệm cung cấp bảng l­ương của sĩ quan biệt phái, bao gồm l­ương cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) để đơn vị sử dụng sĩ quan biệt phái tính trả l­ương dạy thêm giờ.
2. Các quyền lợi khác:
Các trường học, đơn vị sử dụng sĩ quan biệt phái có trách nhiệm bảo đảm điều kiện, ph­ương tiện làm việc; nhà công vụ, công tác phí, chế độ phúc lợi cho cán bộ, giáo viên là sĩ quan biệt phái như cán bộ, giáo viên cùng cấp.
Cán bộ, giáo viên là sĩ quan biệt phái được tuyển chọn đi học tập, bồi dưỡng; được cung cấp thông tin, được tham gia các hoạt động giáo dục – đào tạo, được xét khen thưởng và xử lý kỷ luật như công chức, viên chức của nhà trường, đơn vị sử dụng sĩ quan biệt phái.
IV. NGUỒN KINH PHÍ
Nguồn kinh phí để chi trả chế độ, chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục quốc phòng được bố trí trong dự toán ngân sách và nguồn thu hàng năm của các cơ sở giáo dục – đào tạo.
Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này thực hiện theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
V. HIỆU LỰC THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị, nhà trường phản ánh kịp thời để liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo Tài chính, Quốc phòng, Lao động – Th­ương binh và Xã hội nghiên cứu giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tá

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Phùng Quang Thanh

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Lê Duy Đồng

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 41/2004/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BQP-BLĐTBXH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn một số chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 41/2004/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BQP-BLĐTBXH Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Lê Duy Đồng; Trần Văn Tá; Phùng Quang Thanh; Bành Tiến Long
Ngày ban hành: 31/12/2004 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề , Chính sách , An ninh quốc gia
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

– BỘ TÀI CHÍNH – BỘ QUỐC PHÒNG

– BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

Số: 41/2004/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BQP-BLĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2004

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý,

giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng

Thực hiện Điều 17 Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của chính phủ về giáo dục quốc phòng, Điều 11 Nghị định số 165/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

Sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ tại Công văn số 592/BNV-TL ngày 19/3/2004, liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Quốc phòng, Lao động – Th­ương binh và Xã hội thống nhất hướng dẫn thực hiện một số chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng (sau đây gọi tắt là cán bộ, giáo viên giáo dục quốc phòng) như sau:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số chế độ về bồi dưỡng giờ giảng, trang phục giảng dạy đối với cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục quốc phòng. Giáo viên giáo dục quốc phòng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bao gồm giáo viên trong biên chế, giáo viên là sĩ quan biệt phái, giáo viên hợp đồng của các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học công lập và các trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên; cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng bao gồm cán bộ chuyên trách, cán bộ kiêm nhiệm trong biên chế hoặc sỹ quan biệt phái thuộc các Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Lao động – Th­ương binh và Xã hội, các trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên.
II. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG GIỜ GIẢNG, TRANG PHỤC GIẢNG DẠY ĐỐI VỚI CÁN BỘ, GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
Ngoài các chế độ đã được Nhà nước quy định cho cán bộ, giáo viên nói chung; cán bộ, giáo viên giáo dục quốc phòng còn được hưởng chế độ ưu đãi theo tính chất đặc thù của môn học.
Chế độ ưu đãi cho cán bộ, giáo viên giáo dục quốc phòng được xác định sau đây không trùng với các khoản phụ cấp đã có trong chế độ tiền l­ương.
1. Chế độ bồi dưỡng giờ giảng:
Giáo viên giáo dục quốc phòng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học và trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên được hưởng 1% mức l­ương tối thiểu/tiết giảng.
Tiết giảng nêu trên đây là tiết giảng dạy thực tế quy định trong ch­ương trình giáo dục quốc phòng, khi tính bồi dưỡng không phải quy đổi.
2. Chế độ trang phục:
Nhằm bảo đảm tính thống nhất trong giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và các yêu cầu về thực hành môn học, cán bộ, giáo viên giáo dục quốc phòng được bảo đảm trang phục đồng bộ theo kiểu dáng quân phục.
Giáo viên giáo dục quốc phòng chuyên trách trong các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đắng và đại học mỗi năm được cấp hai bộ trang phục.
Cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng thuộc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Th­ương binh và Xã hội, các trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên; giáo viên giáo dục quốc phòng kiêm nhiệm trong các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đại học mỗi năm được cấp một bộ trang phục.
Một bộ trang phục theo kiểu dáng quân phục bao gồm: quần dài, áo dài, dây l­ưng, mũ mềm (hoặc cứng), giầy da. Có thể vận dụng chuyển đổi thành trang phục xuân hè, trang phục thu đông hay trang phục dã ngoại theo giá trị các mức được hưởng.
Trang phục của cán bộ, giáo viên là sĩ quan biệt phái do Bộ Quốc phòng bảo đảm theo chế độ quân trang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Giáo viên thỉnh giảng, báo cáo viên không thuộc đối tượng được thực hiện các chế độ nêu trên.
III. MỘT SỐ QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI CÁN BỘ GIÁO VIÊN LÀ SỸ QUAN BIỆT PHÁI
1. L­ương dạy thêm giờ:
Sĩ quan biệt phái làm nhiệm vụ giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên được hưởng l­ương dạy thêm giờ như đối với giáo viên đại học khác, quy định tại Thông tư liên Bộ số 17/TT-LB ngày 27/7/1995 của liên Bộ Lao động – Th­ương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo: hướng dẫn chế độ trả l­ương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép của ngành giáo dục và đào tạo; đồng thời được hưởng chế độ bồi dưỡng giờ giảng nêu tại Mục II.1 Thông tư này.
L­ương của sĩ quan biệt phái do đơn vị cử sĩ quan biệt phái bảo đảm. Đơn vị cử sĩ quan biệt phái có trách nhiệm cung cấp bảng l­ương của sĩ quan biệt phái, bao gồm l­ương cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) để đơn vị sử dụng sĩ quan biệt phái tính trả l­ương dạy thêm giờ.
2. Các quyền lợi khác:
Các trường học, đơn vị sử dụng sĩ quan biệt phái có trách nhiệm bảo đảm điều kiện, ph­ương tiện làm việc; nhà công vụ, công tác phí, chế độ phúc lợi cho cán bộ, giáo viên là sĩ quan biệt phái như cán bộ, giáo viên cùng cấp.
Cán bộ, giáo viên là sĩ quan biệt phái được tuyển chọn đi học tập, bồi dưỡng; được cung cấp thông tin, được tham gia các hoạt động giáo dục – đào tạo, được xét khen thưởng và xử lý kỷ luật như công chức, viên chức của nhà trường, đơn vị sử dụng sĩ quan biệt phái.
IV. NGUỒN KINH PHÍ
Nguồn kinh phí để chi trả chế độ, chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục quốc phòng được bố trí trong dự toán ngân sách và nguồn thu hàng năm của các cơ sở giáo dục – đào tạo.
Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này thực hiện theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
V. HIỆU LỰC THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị, nhà trường phản ánh kịp thời để liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo Tài chính, Quốc phòng, Lao động – Th­ương binh và Xã hội nghiên cứu giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tá

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Phùng Quang Thanh

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Lê Duy Đồng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 41/2004/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BQP-BLĐTBXH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn một số chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng”