Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 08/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ như sau:

Mục I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
2. Đối tượng áp dụng: Là hộ gia đình đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn các xã, thị trấn thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
Mục II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất
b) Đối với diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng sau khi rà soát lại theo chỉ thị 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, không đủ tiêu chuẩn nay chuyển sang rừng sản xuất được giao lại cho các hộ gia đình thì được hưởng lợi như sau:
– Đối với rừng trồng: Khi khai thác được hưởng lợi toàn bộ sản phẩm khai thác nhưng sau khai thác hưởng lợi phải trồng lại rừng ngay trong năm tiếp theo.
– Đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất không thuộc điểm a nêu trên thì hộ gia đình phải quản lý, bảo vệ, sản xuất theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã và được chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt và được quyền: Khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ theo quy định hiện hành; trong trường hợp rừng tự nhiên chưa đủ điều kiện khai thác chính, nếu các hộ có nhu cầu thiết yếu để làm nhà mới, sửa chữa, thay thế nhà cũ thì được phép khai thác, mức khai thác cho mỗi hộ tối đa là 10m3 gỗ tròn cho 1 lần làm nhà mới, sửa chữa, thay thế nhà cũ, mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Khi khai thác phải có đơn báo cáo Uỷ ban nhân dân xã để xét tổng hợp trình Uỷ ban nhân huyện phê duyệt; khi các hộ gia đình được phép khai thác thì Uỷ ban nhân xã và cán bộ kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện.
2. Hỗ trợ khai hoang, phục hoá hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp
e) Phương thức hỗ trợ:
– Đối với đất khai hoang: Các hộ dân có nhu cầu khai hoang làm đơn đăng ký với Uỷ ban nhân dân xã (thông qua trưởng thôn, bản) về địa điểm, diện tích và thời gian thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã thẩm tra cụ thể đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương để tổ chức khai hoang theo một trong hai phương thức sau:
– Đối với những vùng có diện tích đất nông nghiệp khai hoang tập trung: Uỷ ban nhân dân huyện lập dự án khai hoang hoặc làm ruộng bậc thang bằng cơ giới, sau đó giao đất cho các hộ sản xuất.
– Đối với những diện tích đất nông nghiệp nhỏ lẻ phân tán hoặc nơi khó thi công bằng cơ giới: Uỷ ban nhân dân xã phê duyệt địa điểm và diện tích được phép khai hoang của hộ, lập hồ sơ đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân tự tổ chức để khai hoang.
– Đối với đất phục hoá, đất cải tạo thành ruộng bậc thang, cải tạo ao nuôi: Các hộ có nhu cầu làm đơn đăng ký với Uỷ ban nhân dân xã diện tích và địa điểm thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã căn cứ hồ sơ đất đai và đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất của địa phương nếu phù hợp thì chấp thuận để hộ gia đình thực hiện phục hoá, cải tạo; kiểm tra xác nhận diện tích thực tế đã thực hiện để hộ gia đình được hưởng kinh phí hỗ trợ theo quy định.
3. Hỗ trợ việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao
4. Hỗ trợ lương thực đối với hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gian chưa tự túc được lương thực
– Đối với các hộ nghèo nhận khoán bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng nếu không tự túc được lương thực ngoài các chính sách được hưởng theo hướng dẫn tại Khoản 1 mục II của Thông tư này còn được trợ cấp gạo 15 kg/khẩu/tháng thời gian tối đa là 84 tháng.
– Đối với hộ nghèo ở thôn bản vùng giáp biên giới: Trong thời gian chưa tự túc được lương thực thì được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng.
Thời gian trợ cấp gạo cụ thể do Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
– Các hộ khác được hỗ trợ theo chính sách hiện hành.
5. Hỗ trợ lãi suất
a) Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để trồng rừng sản xuất được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước.
b) Hộ gia đình được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước cho việc đầu tư để phát triển sản xuất bao gồm đầu tư mới hoặc mở rộng chuồng, trại.
c) Hộ nghèo được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc trâu bò, dê; đối với gia cầm số lượng phải từ 100 con trở lên và nuôi theo hướng gia trại, trang trại; giống thủy sản có tên trong danh mục các loài thuỷ sản nuôi tại địa phương do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
d) Hộ nghèo không có đủ điều kiện chăn nuôi, có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần).
Việc vay và hỗ trợ lãi suất vay vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
6. Hỗ trợ tiền vắc xin tiêm phòng
Hộ nghèo được hỗ trợ 100% tiền vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi hiện có và đàn vật nuôi mới đối với các bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả và cúm gia cầm. Vắc xin nhận theo kế hoạch từ Chi cục thú y do Cục Thú y chuyển tới.
Mục III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 61 huyện nghèo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Hồ Xuân Hùng

Thuộc tính văn bản
Thông tư 08/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 08/2009/TT-BNN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Hồ Xuân Hùng
Ngày ban hành: 26/02/2009 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách , Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ như sau:

Mục I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
2. Đối tượng áp dụng: Là hộ gia đình đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn các xã, thị trấn thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
Mục II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất
b) Đối với diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng sau khi rà soát lại theo chỉ thị 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, không đủ tiêu chuẩn nay chuyển sang rừng sản xuất được giao lại cho các hộ gia đình thì được hưởng lợi như sau:
– Đối với rừng trồng: Khi khai thác được hưởng lợi toàn bộ sản phẩm khai thác nhưng sau khai thác hưởng lợi phải trồng lại rừng ngay trong năm tiếp theo.
– Đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất không thuộc điểm a nêu trên thì hộ gia đình phải quản lý, bảo vệ, sản xuất theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã và được chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt và được quyền: Khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ theo quy định hiện hành; trong trường hợp rừng tự nhiên chưa đủ điều kiện khai thác chính, nếu các hộ có nhu cầu thiết yếu để làm nhà mới, sửa chữa, thay thế nhà cũ thì được phép khai thác, mức khai thác cho mỗi hộ tối đa là 10m3 gỗ tròn cho 1 lần làm nhà mới, sửa chữa, thay thế nhà cũ, mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Khi khai thác phải có đơn báo cáo Uỷ ban nhân dân xã để xét tổng hợp trình Uỷ ban nhân huyện phê duyệt; khi các hộ gia đình được phép khai thác thì Uỷ ban nhân xã và cán bộ kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện.
2. Hỗ trợ khai hoang, phục hoá hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp
e) Phương thức hỗ trợ:
– Đối với đất khai hoang: Các hộ dân có nhu cầu khai hoang làm đơn đăng ký với Uỷ ban nhân dân xã (thông qua trưởng thôn, bản) về địa điểm, diện tích và thời gian thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã thẩm tra cụ thể đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương để tổ chức khai hoang theo một trong hai phương thức sau:
– Đối với những vùng có diện tích đất nông nghiệp khai hoang tập trung: Uỷ ban nhân dân huyện lập dự án khai hoang hoặc làm ruộng bậc thang bằng cơ giới, sau đó giao đất cho các hộ sản xuất.
– Đối với những diện tích đất nông nghiệp nhỏ lẻ phân tán hoặc nơi khó thi công bằng cơ giới: Uỷ ban nhân dân xã phê duyệt địa điểm và diện tích được phép khai hoang của hộ, lập hồ sơ đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân tự tổ chức để khai hoang.
– Đối với đất phục hoá, đất cải tạo thành ruộng bậc thang, cải tạo ao nuôi: Các hộ có nhu cầu làm đơn đăng ký với Uỷ ban nhân dân xã diện tích và địa điểm thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã căn cứ hồ sơ đất đai và đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất của địa phương nếu phù hợp thì chấp thuận để hộ gia đình thực hiện phục hoá, cải tạo; kiểm tra xác nhận diện tích thực tế đã thực hiện để hộ gia đình được hưởng kinh phí hỗ trợ theo quy định.
3. Hỗ trợ việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao
4. Hỗ trợ lương thực đối với hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gian chưa tự túc được lương thực
– Đối với các hộ nghèo nhận khoán bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng nếu không tự túc được lương thực ngoài các chính sách được hưởng theo hướng dẫn tại Khoản 1 mục II của Thông tư này còn được trợ cấp gạo 15 kg/khẩu/tháng thời gian tối đa là 84 tháng.
– Đối với hộ nghèo ở thôn bản vùng giáp biên giới: Trong thời gian chưa tự túc được lương thực thì được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng.
Thời gian trợ cấp gạo cụ thể do Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
– Các hộ khác được hỗ trợ theo chính sách hiện hành.
5. Hỗ trợ lãi suất
a) Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để trồng rừng sản xuất được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước.
b) Hộ gia đình được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước cho việc đầu tư để phát triển sản xuất bao gồm đầu tư mới hoặc mở rộng chuồng, trại.
c) Hộ nghèo được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc trâu bò, dê; đối với gia cầm số lượng phải từ 100 con trở lên và nuôi theo hướng gia trại, trang trại; giống thủy sản có tên trong danh mục các loài thuỷ sản nuôi tại địa phương do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
d) Hộ nghèo không có đủ điều kiện chăn nuôi, có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần).
Việc vay và hỗ trợ lãi suất vay vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
6. Hỗ trợ tiền vắc xin tiêm phòng
Hộ nghèo được hỗ trợ 100% tiền vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi hiện có và đàn vật nuôi mới đối với các bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả và cúm gia cầm. Vắc xin nhận theo kế hoạch từ Chi cục thú y do Cục Thú y chuyển tới.
Mục III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 61 huyện nghèo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Hồ Xuân Hùng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 08/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”