Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 01/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà

THÔNG TƯ

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 01/2005/TT-BXD NGÀY 21THÁNG 01 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH
SỐ 126/2004/NĐ-CP NGÀY 26/5/2004 CỦA CHÍNH PHỦVỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ

– Căn cứ Nghị định số 36/2003/ NĐ-CP, ngày 04/ 3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

– Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP, ngày 14/11/2003 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

– Căn cứ Nghị định số 126/2004/NĐ-CP, ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà (sau đây gọi tắt là NĐ 126);

– Để nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà, Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của NĐ 126 như sau:

1. Phạt cảnh cáo:

Phạt cảnh cáo là hình thức phạt chính đối với hành vi vi phạm lần đầu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, ví dụ như: một hộ gia đình vừa đào móng có vi phạm, khi người có thẩm quyền xử phạt phát hiện, nhắc nhở đã tự giác đình chỉ, hoàn trả lại mặt bằng; người đổ rác, đổ vật liệu, phế thải không đúng quy định, khi người có thẩm quyền xử phạt phát hiện, nhắc nhở đã tự giác dọn sạch đổ đúng nơi quy định và một số vi phạm khác.

Ngoài hình thức phạt cảnh cáo, trong trường hợp cụ thể đối tượng vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nêu tại khoản 3 điều 5 NĐ 126.

2. Thẩm quyền cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 43 NĐ 126:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, ví dụ như:

– Hành vi lấp ao hồ, mặt nước thì buộc hoàn trả lại ao hồ, mặt nước như cũ;

– Xây dựng công trình làm hư hỏng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải làm lại như cũ;

– Các hành vi cơi nới diện tích; chồng thêm tầng; mở rộng ban công; lấn chiếm không gian thì buộc phá dỡ phần xây dựng vi phạm, phần diện tích làm sai, hoàn trả lại tình trạng ban đầu;

– Hành vi xây dựng công trình, nhà tạm, lều quán lấn chiếm vỉa hè, đường phố, hành lang bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, những khu vực cấm xây dựng khác thì buộc phá dỡ phần công trình vi phạm;

– Hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ, công trình xây dựng dở dang, nhà tạm vi phạmquy hoạch thì buộc phá dỡ phần công trình vi phạm đó.

3. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng:

Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức, năng lực nghề nghiệp của cá nhân tham gia hoạt động xây dựng được quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

4. Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính:

Người có thẩm quyền xử phạt khi thực hiện biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện nhằm ngăn chặn vi phạm có thể tiếp diễn thì trên cơ sở định giá sơ bộ theo giá thị trường, để quyết định tịch thu theo thẩm quyền; nếu qua việc định giá sơ bộ giá trị tang vật, phương tiện vượt quá thẩm quyền thì quyết định tạm giữ, trong thời hạn 02 ngày (ngày làm việc) báo cáo với người có thẩm quyền quyết định.

Đối với các lực lượng Thanh tra Xây dựng thì người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là Thanh tra viên, Chánh thanh tra Sở và Chánh thanh tra Bộ.

5. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính:

Khi người có thẩm quyền xử phạt có căn cứ cho rằng nếu không tạm giữ tang vật, phương tiện thì tang vật, phương tiện đó có thể được sử dụng để vi phạm tiếp hoặc bị tẩu tán thì phải ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện như: trường hợp ô tô chở vật liệu rời, phế thải gây bụi, bẩn đường phố; các dụng cụ thi công, các thiết bị thi công, nguyên, nhiên vật liệu… khi tham gia thi xây dựng công trình vi phạm và các hành vi vi phạm khác.

6. Thực hiện việc khấu trừ tài khoản tại Ngân hàng:

Trường hợp đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền mà có mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhưng không chịu thi hành quyết định xử phạt, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính gửi Quyết định cưỡng chế thi hànhđến ngân hàng nơi đối tượng vi phạm mở tài khoản tiền gửi để ngân hàng thực hiện khấu trừ tài khoản theo quy định của pháp luật.

7. Đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6NĐ 126:

Đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng là các loại đất theo quy định khi xây dựng công trình Chủ đầu tư phải xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cụ thể tại khoản 1 Điều 13 Luật Đất đai năm2003, gồm:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;

b. Đất trồng cây lâu năm;

c. Đất rừng sản xuất;

d. Đất rừng phòng hộ;

đ. Đất rừng đặc dụng;

e. Đất nuôi trồng thuỷ sản;

g. Đất làm muối;

h. Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

8. Vùng cấm xây dựng quy định tại khoản 3 điều 6 NĐ 126:

Chủ đầu tư xây dựng công trình trên khu vực cấm xây dựng là hành vi xây dựng công trình vi phạm các khu vực bảo vệ theo quy định của pháp luật, bao gồm:

Hành lang bảo vệ đê điều được quy định tại:

Khoản 1 Điều 18 Pháp lệnh đê điều năm 2000;

Điều 7 Nghị định số 171/2003/NĐ-CP ngày 26/12/2003 của Chính phủ;

b. Hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi được quy định tại:

– Điều 25 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi năm 2001;

– Điều 23 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

c. Hành lang bảo vệ công trình giao thông:

– Đối với công trình giao thông đường bộ được quy định tại: khoản 2 Điều 42 Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ; tại: Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ

– Đối với công trình giao thông đường thuỷ nội địa được quy định tại: Điều 5; Điều 6; Điều 8; Điều 9 Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 12/7/1999 của Chính phủ;

d. Hành lang bảo vệ công trình xăng dầu được quy định tại: khoản 1, khoản 2 Điều 3; Điều 4; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 1 Điều 5 Nghị định số 10-CP ngày 17/02/1993 của Chính phủ và tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 47/1999/NĐ-CP ngày 05/7/1999 của Chính phủ;

đ. Hành lang bảo vệ công trình điện theo quy định tại: Điều 6; Điều 8; Điều 12; Điều 14 Nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ;

e. Khu vực bảo vệ các di tích lịch sử quy định tại Điều 32 Luật Di sản văn hoá năm 2001;

g. Hành lang bảo vệ các công trình an ninh quốc phòng và các khu vực khác theo quy định pháp luật.

9. Khu vực an toàn giếng nước ngầm quy định tại khoản 1 Điều 25 NĐ 126:

Vi phạm qui định tại TCXD 33.1985 (11.21), gồm:

a. Khu vực I – Đối với tầng chứa nước đã bảo vệ tốt thì khu vực an toàn không nhỏ hơn 30 m; ngoài ra khi xây dựng chuồng, tại chăn nuôi thì phải cách ranh giới là 100m.

b. Khu vực II – Đối với tầng chứa không được bảo vệ hoặc bảo vệ không tốt thì khu vực an toàn không nhỏ hơn 50m; ngoài ra khi xây dựng chuồng, tại chăn nuôi thì phải cách ranh giới là 300m.

10. Khu vực bảo vệ an toàn nguồn nước mặt quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 NĐ 126:

Phạm vi bảo vệ an toàn nguồn nước mặt quy định tại mục 11 của TCXD 33.1985.

11. Phạm vi bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô và đường ống truyền tải nước sạch quy định tại điều 27 NĐ 126:

Vi phạm quy định tại điểm 8.31 mục 8 TCXD 33.1985“Qui định về ống dẫn, mạng lưới đường ống và các công trình trên mạng”;

12. Sử dụng trái với mục đích quy định sử dụng chung cư, làm mất ảnh hưởng đến trật tự, trị an quy định tại khoản 1 điều 38 NĐ 126:

Là hành vi của người chủ sử hữu phần sở hữu riêng hoặc cho người khác sử dụng căn hộ chung cư vào các mục đích trái với các quy định hiện hành về quản lý sử dụng nhà chung cư, ví dụ:

a. Sử dụng nhà chung cư vào mục đích khác không phải để ở mà làm cơ sở sản xuất; kinh doanh; văn phòng và các mục đích khác;

b. Sử dụng căn hộ chung cư để kinh doanh các ngành nghề và các loại hàng hoá dễ cháy, nổ (kinh doanh hàn, ga, vật liệu nổ và các ngành nghề gây nguy hiểm khác); kinh doanh các dịch vụ gây ồn quá mức (Karaoke, vũ trường, sửa chữa xe máy, ô tô và các hoạt động dịch vụ khác gây tiếng ồn vượt quá mức cho phép); vi phạm trật tự công cộng (không phải quản lý trật tự xây dựng); nói chuyện hoặc sử dụng thiết bị gây tiếng ồn quá mức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ sống trong chung cư và hành vi khác làm ảnh hưởng đến trật tự, trị an nhà chung cư;

13. Gây ô nhiễm nhà chung cư quy định tại khoản 1 điều 38 NĐ 126:

Là hành vi xả phân, rác, nước thải; chất độc hại; gây thấm, dột; nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc phần sử hữu chung; nuôi gia súc, gia cầm thuộc phần sở hữu riêng mà làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các hộ khác và khu vực công cộng; kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường (lò mổ gia súc, rửa xe và các dịch vụ gây ô nhiễm khác).

14. Phần sở hữu chung trong nhà chung cư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 38 NĐ 126:

Là phần diện tích của chung cư, bao gồm:

a. Phần không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư (khung cột, tường, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe; hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hoả…);

b. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà gắn với nhà chung cư đó.

c. Phần diện tích khác không thuộc sở hữu riêng theo quy định của pháp luật

15. Trình tự xử phạt vi phạm hành chính đối với công trình xây dựng vi phạm:

a.Các bộ phận công trình xây dựng vi phạm phải được phát hiện kịp thời;

b. Lập Biên bản vi phạm hành chính, trong đó đình chỉ hành vi xây dựng vi phạm;

c. Ra Quyết định xử phạt ngay. Trong Quyết định xử phạt phải ghi rõ hình thức bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, ví dụ như: phá dỡ diện tích cơi nới, hạng mục công trình xây dựng, diện tích mở rộng, lấn chiếm, đồng thời quy định rõ thời hạn khắc phục hậu quả.

d. Hết thời hạn ghi trong Quyết định xử phạt nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không tự giác thi hành thì buộc cưỡng chế thi hành. Mọi phí tổn do việc cưỡng chế tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu.

16. Các mẫu biểu kèm theo:

Ban hành theo Thông tư này 08 biểu mẫu về Biên bản vi phạm hành chính, Quyết định xử phạt, Báo cáo (kèm theo).

17. Xử lý vi phạm hành chính trong thời gian chuyển tiếp:

a. Đối với những vụ việc đã có Quyết định xử phạt hoặc Quyết định phá dỡ công trình theo Nghị định số 48/CP ngày 05/5/1997 của Chính phủ mà các Quyết định này vẫn còn hiệu lực nhưng đối tượng vi phạm chưa thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các Quyết định xử phạt đó;

b. Những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà trước khiNghị định 126/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà chưa bị phát hiện, xử phạt thì khi phát hiện sẽ xử phạt theo quy định của Nghị định số 126/2004/NĐ-CP.

18. Trách nhiệm thi hành:

a. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

b. Về thẩmquyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành Xây dựng thành phố Hà Nội.

Được thực hiện theo Quyết định số 100/2002/QĐ-TTg ngày 24/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép thành lập thí điểm Thanh tra chuyên ngành xây dựng tại Hà nội và các văn bản pháp luật hiện hành.

c. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

d. Quá trình thực hiện có những khó khăn, vướng mắc đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Xây dựng phản ánh về Bộ Xây dựng.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 01/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 01/2005/TT-BXD Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Đinh Tiến Dũng
Ngày ban hành: 21/01/2005 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xây dựng , Vi phạm hành chính
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 01/2005/TT-BXD NGÀY 21THÁNG 01 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH
SỐ 126/2004/NĐ-CP NGÀY 26/5/2004 CỦA CHÍNH PHỦVỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ

– Căn cứ Nghị định số 36/2003/ NĐ-CP, ngày 04/ 3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

– Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP, ngày 14/11/2003 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

– Căn cứ Nghị định số 126/2004/NĐ-CP, ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà (sau đây gọi tắt là NĐ 126);

– Để nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà, Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của NĐ 126 như sau:

1. Phạt cảnh cáo:

Phạt cảnh cáo là hình thức phạt chính đối với hành vi vi phạm lần đầu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, ví dụ như: một hộ gia đình vừa đào móng có vi phạm, khi người có thẩm quyền xử phạt phát hiện, nhắc nhở đã tự giác đình chỉ, hoàn trả lại mặt bằng; người đổ rác, đổ vật liệu, phế thải không đúng quy định, khi người có thẩm quyền xử phạt phát hiện, nhắc nhở đã tự giác dọn sạch đổ đúng nơi quy định và một số vi phạm khác.

Ngoài hình thức phạt cảnh cáo, trong trường hợp cụ thể đối tượng vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nêu tại khoản 3 điều 5 NĐ 126.

2. Thẩm quyền cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 43 NĐ 126:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, ví dụ như:

– Hành vi lấp ao hồ, mặt nước thì buộc hoàn trả lại ao hồ, mặt nước như cũ;

– Xây dựng công trình làm hư hỏng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải làm lại như cũ;

– Các hành vi cơi nới diện tích; chồng thêm tầng; mở rộng ban công; lấn chiếm không gian thì buộc phá dỡ phần xây dựng vi phạm, phần diện tích làm sai, hoàn trả lại tình trạng ban đầu;

– Hành vi xây dựng công trình, nhà tạm, lều quán lấn chiếm vỉa hè, đường phố, hành lang bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, những khu vực cấm xây dựng khác thì buộc phá dỡ phần công trình vi phạm;

– Hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ, công trình xây dựng dở dang, nhà tạm vi phạmquy hoạch thì buộc phá dỡ phần công trình vi phạm đó.

3. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng:

Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức, năng lực nghề nghiệp của cá nhân tham gia hoạt động xây dựng được quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

4. Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính:

Người có thẩm quyền xử phạt khi thực hiện biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện nhằm ngăn chặn vi phạm có thể tiếp diễn thì trên cơ sở định giá sơ bộ theo giá thị trường, để quyết định tịch thu theo thẩm quyền; nếu qua việc định giá sơ bộ giá trị tang vật, phương tiện vượt quá thẩm quyền thì quyết định tạm giữ, trong thời hạn 02 ngày (ngày làm việc) báo cáo với người có thẩm quyền quyết định.

Đối với các lực lượng Thanh tra Xây dựng thì người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là Thanh tra viên, Chánh thanh tra Sở và Chánh thanh tra Bộ.

5. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính:

Khi người có thẩm quyền xử phạt có căn cứ cho rằng nếu không tạm giữ tang vật, phương tiện thì tang vật, phương tiện đó có thể được sử dụng để vi phạm tiếp hoặc bị tẩu tán thì phải ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện như: trường hợp ô tô chở vật liệu rời, phế thải gây bụi, bẩn đường phố; các dụng cụ thi công, các thiết bị thi công, nguyên, nhiên vật liệu… khi tham gia thi xây dựng công trình vi phạm và các hành vi vi phạm khác.

6. Thực hiện việc khấu trừ tài khoản tại Ngân hàng:

Trường hợp đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền mà có mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhưng không chịu thi hành quyết định xử phạt, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính gửi Quyết định cưỡng chế thi hànhđến ngân hàng nơi đối tượng vi phạm mở tài khoản tiền gửi để ngân hàng thực hiện khấu trừ tài khoản theo quy định của pháp luật.

7. Đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6NĐ 126:

Đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng là các loại đất theo quy định khi xây dựng công trình Chủ đầu tư phải xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cụ thể tại khoản 1 Điều 13 Luật Đất đai năm2003, gồm:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;

b. Đất trồng cây lâu năm;

c. Đất rừng sản xuất;

d. Đất rừng phòng hộ;

đ. Đất rừng đặc dụng;

e. Đất nuôi trồng thuỷ sản;

g. Đất làm muối;

h. Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

8. Vùng cấm xây dựng quy định tại khoản 3 điều 6 NĐ 126:

Chủ đầu tư xây dựng công trình trên khu vực cấm xây dựng là hành vi xây dựng công trình vi phạm các khu vực bảo vệ theo quy định của pháp luật, bao gồm:

Hành lang bảo vệ đê điều được quy định tại:

Khoản 1 Điều 18 Pháp lệnh đê điều năm 2000;

Điều 7 Nghị định số 171/2003/NĐ-CP ngày 26/12/2003 của Chính phủ;

b. Hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi được quy định tại:

– Điều 25 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi năm 2001;

– Điều 23 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

c. Hành lang bảo vệ công trình giao thông:

– Đối với công trình giao thông đường bộ được quy định tại: khoản 2 Điều 42 Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ; tại: Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ

– Đối với công trình giao thông đường thuỷ nội địa được quy định tại: Điều 5; Điều 6; Điều 8; Điều 9 Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 12/7/1999 của Chính phủ;

d. Hành lang bảo vệ công trình xăng dầu được quy định tại: khoản 1, khoản 2 Điều 3; Điều 4; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 1 Điều 5 Nghị định số 10-CP ngày 17/02/1993 của Chính phủ và tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 47/1999/NĐ-CP ngày 05/7/1999 của Chính phủ;

đ. Hành lang bảo vệ công trình điện theo quy định tại: Điều 6; Điều 8; Điều 12; Điều 14 Nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ;

e. Khu vực bảo vệ các di tích lịch sử quy định tại Điều 32 Luật Di sản văn hoá năm 2001;

g. Hành lang bảo vệ các công trình an ninh quốc phòng và các khu vực khác theo quy định pháp luật.

9. Khu vực an toàn giếng nước ngầm quy định tại khoản 1 Điều 25 NĐ 126:

Vi phạm qui định tại TCXD 33.1985 (11.21), gồm:

a. Khu vực I – Đối với tầng chứa nước đã bảo vệ tốt thì khu vực an toàn không nhỏ hơn 30 m; ngoài ra khi xây dựng chuồng, tại chăn nuôi thì phải cách ranh giới là 100m.

b. Khu vực II – Đối với tầng chứa không được bảo vệ hoặc bảo vệ không tốt thì khu vực an toàn không nhỏ hơn 50m; ngoài ra khi xây dựng chuồng, tại chăn nuôi thì phải cách ranh giới là 300m.

10. Khu vực bảo vệ an toàn nguồn nước mặt quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 NĐ 126:

Phạm vi bảo vệ an toàn nguồn nước mặt quy định tại mục 11 của TCXD 33.1985.

11. Phạm vi bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô và đường ống truyền tải nước sạch quy định tại điều 27 NĐ 126:

Vi phạm quy định tại điểm 8.31 mục 8 TCXD 33.1985“Qui định về ống dẫn, mạng lưới đường ống và các công trình trên mạng”;

12. Sử dụng trái với mục đích quy định sử dụng chung cư, làm mất ảnh hưởng đến trật tự, trị an quy định tại khoản 1 điều 38 NĐ 126:

Là hành vi của người chủ sử hữu phần sở hữu riêng hoặc cho người khác sử dụng căn hộ chung cư vào các mục đích trái với các quy định hiện hành về quản lý sử dụng nhà chung cư, ví dụ:

a. Sử dụng nhà chung cư vào mục đích khác không phải để ở mà làm cơ sở sản xuất; kinh doanh; văn phòng và các mục đích khác;

b. Sử dụng căn hộ chung cư để kinh doanh các ngành nghề và các loại hàng hoá dễ cháy, nổ (kinh doanh hàn, ga, vật liệu nổ và các ngành nghề gây nguy hiểm khác); kinh doanh các dịch vụ gây ồn quá mức (Karaoke, vũ trường, sửa chữa xe máy, ô tô và các hoạt động dịch vụ khác gây tiếng ồn vượt quá mức cho phép); vi phạm trật tự công cộng (không phải quản lý trật tự xây dựng); nói chuyện hoặc sử dụng thiết bị gây tiếng ồn quá mức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ sống trong chung cư và hành vi khác làm ảnh hưởng đến trật tự, trị an nhà chung cư;

13. Gây ô nhiễm nhà chung cư quy định tại khoản 1 điều 38 NĐ 126:

Là hành vi xả phân, rác, nước thải; chất độc hại; gây thấm, dột; nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc phần sử hữu chung; nuôi gia súc, gia cầm thuộc phần sở hữu riêng mà làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các hộ khác và khu vực công cộng; kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường (lò mổ gia súc, rửa xe và các dịch vụ gây ô nhiễm khác).

14. Phần sở hữu chung trong nhà chung cư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 38 NĐ 126:

Là phần diện tích của chung cư, bao gồm:

a. Phần không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư (khung cột, tường, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe; hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hoả…);

b. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà gắn với nhà chung cư đó.

c. Phần diện tích khác không thuộc sở hữu riêng theo quy định của pháp luật

15. Trình tự xử phạt vi phạm hành chính đối với công trình xây dựng vi phạm:

a.Các bộ phận công trình xây dựng vi phạm phải được phát hiện kịp thời;

b. Lập Biên bản vi phạm hành chính, trong đó đình chỉ hành vi xây dựng vi phạm;

c. Ra Quyết định xử phạt ngay. Trong Quyết định xử phạt phải ghi rõ hình thức bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, ví dụ như: phá dỡ diện tích cơi nới, hạng mục công trình xây dựng, diện tích mở rộng, lấn chiếm, đồng thời quy định rõ thời hạn khắc phục hậu quả.

d. Hết thời hạn ghi trong Quyết định xử phạt nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không tự giác thi hành thì buộc cưỡng chế thi hành. Mọi phí tổn do việc cưỡng chế tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu.

16. Các mẫu biểu kèm theo:

Ban hành theo Thông tư này 08 biểu mẫu về Biên bản vi phạm hành chính, Quyết định xử phạt, Báo cáo (kèm theo).

17. Xử lý vi phạm hành chính trong thời gian chuyển tiếp:

a. Đối với những vụ việc đã có Quyết định xử phạt hoặc Quyết định phá dỡ công trình theo Nghị định số 48/CP ngày 05/5/1997 của Chính phủ mà các Quyết định này vẫn còn hiệu lực nhưng đối tượng vi phạm chưa thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các Quyết định xử phạt đó;

b. Những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà trước khiNghị định 126/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà chưa bị phát hiện, xử phạt thì khi phát hiện sẽ xử phạt theo quy định của Nghị định số 126/2004/NĐ-CP.

18. Trách nhiệm thi hành:

a. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

b. Về thẩmquyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành Xây dựng thành phố Hà Nội.

Được thực hiện theo Quyết định số 100/2002/QĐ-TTg ngày 24/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép thành lập thí điểm Thanh tra chuyên ngành xây dựng tại Hà nội và các văn bản pháp luật hiện hành.

c. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

d. Quá trình thực hiện có những khó khăn, vướng mắc đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Xây dựng phản ánh về Bộ Xây dựng.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 01/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà”