Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 307/TB-BYT của Bộ Y tế về tình hình bệnh viêm phổi do virút cúm A H5N1 và các biện pháp phòng chống dịch

THÔNG BÁO

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 307/TB-BYT NGÀY 14 THÁNG 01 NĂM 2005 VỀ TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM PHỔI

DO VIRÚT CÚM A H5N1 VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH

Trước tình hình bệnh Viêm phổi do vi rút cúm A H5N1 đang xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, bệnh lây nhiễm từ gia cầm bị bệnh sang người, có tỷ lệ tử vong rất cao. Theo cảnh báo của tổ chức y tế thế giới nguy cơ sẽ xảy ra một đại dịch cúm A sẽ gây tử vong từ 2 đến 7 triệu người và hàng tỷ người mắc bệnh. Tại Việt Nam, từ 26/12/2004 đến 14/01/2005 đã ghi nhận 6 trường hợp mắc, trong đó 5 trường hợp đã tử vong, tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các trường hợp đều có liên quan đến gia cầm bị bệnh, người bị bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau cơ, ho khan, khó thở… có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Để chủ động triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch viêm phổi do vi rút cúm A – H5N1, Bộ Y tế thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp SARS – Cúm thông báo và yêu cầu Ban chỉ đạo các cấp thực hiện những biện pháp như sau:

1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp SARS – các cấp tăng cường hoạt động và phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn để chỉ đạo bao vây dập tắt dịch tại địa phương.

2. Các cơ sở y tế đã được phân công phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y các cấp tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, tổ chức cách ly, điều trị kịp thời ca bệnh không để bệnh nhân tử vong.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp cần thông báo đến từng hộ gia đình việc phòng chống dịch, phát hiện dịch cúm gia cầm để địa phương kịp thời dập tắt dịch. Tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng gia cầm nghi bị bệnh.

4. Khi có người bị sốt cao có liên quan đến gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ quan y tế để điều trị kịp thời.

5. Dùng Chloramin B và các chất khử khuẩn mạnh để diệt khuẩn và tẩy uế chuồng trại thường xuyên trong từng hộ gia đình và các khu vực có dịch cúm gia cầm, và các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân viêm phổi do vi rút.

6. Tình hình dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lây lan, tuy nhiên vẫn trong khả năng khống chế của các địa phương. Ban chỉ đạo quốc gia yêu cầu Ban chỉ đạo các tỉnh/thành phố tập trung ưu tiên chống dịch triệt để trong mùa Đông – Xuân 2005 và thường xuyên báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo quốc gia – Bộ Y tế.

Thuộc tính văn bản
Thông báo 307/TB-BYT của Bộ Y tế về tình hình bệnh viêm phổi do virút cúm A H5N1 và các biện pháp phòng chống dịch
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 307/TB-BYT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Trần Thị Trung Chiến
Ngày ban hành: 14/01/2005 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Tóm tắt văn bản

THÔNG BÁO

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 307/TB-BYT NGÀY 14 THÁNG 01 NĂM 2005 VỀ TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM PHỔI

DO VIRÚT CÚM A H5N1 VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH

Trước tình hình bệnh Viêm phổi do vi rút cúm A H5N1 đang xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, bệnh lây nhiễm từ gia cầm bị bệnh sang người, có tỷ lệ tử vong rất cao. Theo cảnh báo của tổ chức y tế thế giới nguy cơ sẽ xảy ra một đại dịch cúm A sẽ gây tử vong từ 2 đến 7 triệu người và hàng tỷ người mắc bệnh. Tại Việt Nam, từ 26/12/2004 đến 14/01/2005 đã ghi nhận 6 trường hợp mắc, trong đó 5 trường hợp đã tử vong, tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các trường hợp đều có liên quan đến gia cầm bị bệnh, người bị bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau cơ, ho khan, khó thở… có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Để chủ động triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch viêm phổi do vi rút cúm A – H5N1, Bộ Y tế thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp SARS – Cúm thông báo và yêu cầu Ban chỉ đạo các cấp thực hiện những biện pháp như sau:

1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp SARS – các cấp tăng cường hoạt động và phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn để chỉ đạo bao vây dập tắt dịch tại địa phương.

2. Các cơ sở y tế đã được phân công phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y các cấp tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, tổ chức cách ly, điều trị kịp thời ca bệnh không để bệnh nhân tử vong.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp cần thông báo đến từng hộ gia đình việc phòng chống dịch, phát hiện dịch cúm gia cầm để địa phương kịp thời dập tắt dịch. Tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng gia cầm nghi bị bệnh.

4. Khi có người bị sốt cao có liên quan đến gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ quan y tế để điều trị kịp thời.

5. Dùng Chloramin B và các chất khử khuẩn mạnh để diệt khuẩn và tẩy uế chuồng trại thường xuyên trong từng hộ gia đình và các khu vực có dịch cúm gia cầm, và các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân viêm phổi do vi rút.

6. Tình hình dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lây lan, tuy nhiên vẫn trong khả năng khống chế của các địa phương. Ban chỉ đạo quốc gia yêu cầu Ban chỉ đạo các tỉnh/thành phố tập trung ưu tiên chống dịch triệt để trong mùa Đông – Xuân 2005 và thường xuyên báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo quốc gia – Bộ Y tế.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 307/TB-BYT của Bộ Y tế về tình hình bệnh viêm phổi do virút cúm A H5N1 và các biện pháp phòng chống dịch”