Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 47/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 47/2006/QĐ-TTG
NGÀY 01 THÁNG 3 NĂM 2006 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỂ ÁN TỔNG THỂ VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu sau:
Phần I QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
I. Quan điểm chỉ đạo
1. Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển được tiến hành nhằm làm rõ vị trí địa – chính trị của vùng biển Việt Nam, xác định rõ nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng biển.
2. Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển cần đi trước một bước để bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định đường lối chính sách phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển.
3. Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển phải được tiến hành trên cơ sở hệ thống chính sách, pháp luật thống nhất của Nhà nước, có tính kế thừa và được sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Chính phủ, Ủy ban nhân dân địa phương vùng ven biển. Trong công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường cần ứng dụng có hiệu quả khoa học quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ truyền thống, tranh thủ sự đóng góp của các nhà khoa học trong các hội nghề nghiệp, các cộng đồng dân cư vùng ven biển để xác định chính xác những nhiệm vụ ưu tiên, những mô hình thí điểm, tập trung sự chỉ đạo đồng bộ, tạo điều kiện cần thiết để hoàn thành đúng mục tiêu, thời gian, bảo đảm chất lượng, hiệu quả của Đề án.
4. Cần tranh thủ nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đồng thời mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế nhưng có lựa chọn trọng điểm nhằm thu hút đầu tư của các nước, các tổ chức quốc tế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và tiếp thu công nghệ hiện đại, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của nước ta, củng cố lòng tin và sự hợp tác giữa các quốc gia trên Biển Đông.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường vùng biển nước ta; xác lập luận cứ khoa học, cơ sở pháp lý để tăng cường quản lý nhà nước, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển và vùng ven biển; thực hiện nhiệm vụ phát triển bền vững vùng biển, ven biển và hải đảo, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm chủ quyền quốc gia, đưa nước ta từng bước vững chắc trở thành quốc gia mạnh về biển.
Xây dựng chính sách, hoàn thiện hệ thống luật pháp và hệ thống tổ chức, nâng cao trình độ quản lý, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật của công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2020 đạt trình độ trung bình khá trong khu vực Đông Nam Á.
2. Các mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2006 – 2010
– Xây dựng, hoàn thiện về cơ bản chính sách, luật pháp bảo đảm nguồn nhân lực, vốn đầu tư, hoàn thành về cơ bản hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lý, khai thác dữ liệu về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển;
– Đáp ứng trực tiếp các nhiệm vụ cấp bách bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, phục vụ thiết thực nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở vùng biển ven bờ;
– Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên – môi trường biển đồng bộ, có hiệu lực, có sự phối hợp chung và phân công trách nhiệm cụ thể để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên biển;
– Xây dựng các nội dung ưu tiên các mô hình thí điểm, các nhiệm vụ thường xuyên được xác định rõ tại Danh mục các nhiệm vụ thực hiện ”Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định này; tổ chức thực hiện chương trình hành động phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương vùng ven biển để thực hiện Đề án.
b) Giai đoạn 2011 – 2020
– Hoàn thiện cơ sở pháp lý về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển;
– Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tài nguyên – môi trường biển Việt Nam, bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, hiện đại, có độ tin cậy cao.
– Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống tổ chức, quản lý và đội ngũ cán bộ đạt trình độ trung bình khá trong khu vực Đông Nam Á.
Phần II PHẠM VI, NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
I. Phạm vi của Đề án
Đề án được thực hiện đến năm 2020 trên các vùng biển của nước ta, trong đó ưu tiên các mục tiêu trước mắt được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010.
II. Các nhiệm vụ của Đề án
1. Các nhiệm vụ của Đề án được chia thành các nhóm, bao gồm:
a) Chính sách quản lý tài nguyên và môi trường biển;
b) Điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và tài nguyên – môi trường biển;
c) Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển;
d) Đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển;
đ) Hợp tác quốc tế về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển.
nhayBổ sung Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrat ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam vào nhiệm vụ của “Đề án tổng thể điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 1270/QĐ-TTg.nhay
2. Danh mục các nhiệm vụ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, dự kiến kinh phí, thời gian thực hiện, thứ tự ưu tiên trong khoảng thời gian 2006 – 2010 của từng dự án được ghi trong Danh mục các nhiệm vụ của “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, ban hành kèm theo Quyết định này.
3. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” là 2.916 tỷ VND. Kinh phí thực hiện sẽ được xác định cụ thể trên cơ sở phê duyệt từng dự án khả thi của Đề án theo quy định của pháp luật.
Phần III CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nâng cao nhận thức về kinh tế biển, về tài nguyên – môi trường biển; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển, huy động lực lượng chuyên gia ở các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu để xây dựng kế hoạch cụ thể, đúng tiến độ, triển khai thực hiện Đề án.
2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên – môi trường biển; rà soát phân công nhiệm vụ điều tra cơ bản giữa các Bộ, ngành và các địa phương ven biển; nâng cao vai trò, vị thế của chính quyền các địa phương trong nhiệm vụ quản lý vùng ven biển.
3. Đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các nước phát triển trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường biển để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, đồng thời tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới, hình thành đội ngũ chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia khoa học đầu đàn, cán bộ quản lý nhà nước có trình độ cao về tài nguyên – môi trường biển.
4. Bảo đảm nguồn lực tài chính để thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước, đồng thời huy động các nguồn vốn ODA, vốn từ các chương trình hợp tác quốc tế, vốn từ nguồn thu phí môi trường và đóng góp khác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế…
5.Bảo đảm công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và đánh giá định kỳ mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển do Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông và hải đảo trực tiếp làm Trưởng Ban; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Phó Trưởng ban Thường trực.
Các thành viên khác của Ban Chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,Văn phòng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương và các Bộ, ngành liên quan, lãnh đạo Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố ven biển.
Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển, đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Bộ liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển triển khai thực hiện “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện quy chế tài chính sử dụng kinh phí của Đề án bảo đảm quản lý chặt chẽ và có hiệu quả;

d) Phê duyệt cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển;
đ) Tổ chức thực hiện các dự án được phân công tại Quyết định này;
e) Kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề mới phát sinh vượt quá thẩm quyền của Bộ; kiến nghị thay đổi cơ quan chủ trì dự án khi không bảo đảm mục tiêu, tiến độ.
3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Thẩm định các dự án thuộc Đề án theo quy định của pháp luật;
b) Cân đối và bố trí vốn để thực hiện Đề án.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ven biển tổ chức thực hiện các dự án được phân công tại Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Vũ Khoan

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ – DỰ ÁN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG THỂ VỀ “ĐIỀU TRA CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên nhiệm vụ, dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Dự kiến kinh phí (Tỷ VNĐ)

Thứ tự ưu tiên (Tính đến trước năm 2010)

Ghi chú

Thời gian thực hiện

I

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN

1.

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chính sách về tổ chức – sử dụng cán bộ điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên và môi trường, khí tượng thủy văn biển.

Bộ TN&MT

Các bộ: NV, NG, TP, TS, KH&CN, Y T, QP, CA, GTVT, CN, NN&PTNT, VPCP… Tổng cục DL, Ban KTTƯ, các ĐHQG các Hội KHKT về biển

25,0

1

2006 – 2010

2.

Xây dựng hệ thống tài liệu kỹ thuật tài nguyên – môi trường, khí tượng thuỷ văn biển.

Bộ TN&MT

Các bộ: NV, NG, TP, TS, KH&CN, YT, QP, CA, GTVT, CN, NN&PTNT, GD&ĐT… Tổng cục DL, các ĐHQG, các Hội KHKT về biển

35,0

2

2007 – 2011

3.

Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam

Bộ Ngoại giao

Các Bộ TN&MT, QP, Viện KH&CN, Bộ TS, TCty DKVN

200,0

1

Bộ Chính trị đã quyết định và Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo triển khai

2006 – 2009

II

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ NHIỆM VỤ ĐIỀU TRA CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG BIỂN

4.

Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác nghiên cứu, điều tra và quản lý tài nguyên – môi trường, khí tượng thuỷ văn biển Việt Nam

Bộ GD&ĐT

Các Bộ: TN&MT, NV, KH&CN… các ĐHQG Viện KH&CN,

13,0

2

2007 – 2010

5.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên và môi trường, khí tượng thuỷ văn biển Việt Nam

Bộ TN&MT

Viện KH&CNVN, các Bộ: TS, QP, TCty DKVN

200,0

2

2007 – 2011

6.

Dự án đầu tư đội tàu khảo sát biển và hệ thống thiết bị đồng bộ

Tầu điều tra tổng hợp, nghiên cứu KHCN biển, đo vẽ bản đồ, hợp tác quốc tế.

Viện KH&CN VN
Bộ QP

Các Bộ: KH&ĐT, TC, CN, GTVT, KH&CN,…

160 (tương ứng 10 triệu USD)

1

Mua tàu khảo sát và thiết bị đồng bộ của nước ngoài

2006 – 2008

Tầu điều tra tổng hợp, nghiên cứu đa dạng sinh học, nguồn lợi thuỷ, hải sản.

Bộ TS

128 (tương ứng 8 triệu USD)

2

2008 – 2009

Tầu khảo sát địa chất – khoáng sản, địa chất công trình biển, môi trường, khí tượng thủy văn biển.

Bộ TN&MT, Bộ QP

128 (tương ứng 8 triệu USD)

3

2009 – 2011

III

ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG BIỂN

7.

Xây dựng, hệ thống hoá cơ sở dữ liệu biển quốc gia về các kết quả điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường các vùng biển Việt Nam

Bộ TN&MT

Viện KH&CNVN, ĐHQGHN, ĐHQGTpHCM, các Bộ ngành liên quan, các địa phương ven biển.

200,0

2

2007 – 2011

8.

Điều tra tổng thể đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ, hải sản vùng biển Việt Nam; quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển phục vụ phát triển bền vững

Bộ TS

Viện KH&CNVN, các Bộ: KH&CN, XD…, các địa phương ven biển

300,0

1

Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn số: 111/CP-KG ngày 02/02/2000

2006 – 2015

9.

Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam.

Bộ TN&MT

Viện KH&CNVN, ĐHQGHN, ĐHQGTPHCM, các Bộ ngành liên quan

210,0

3

2007 – 2011

10.

Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam

Tcty DKVN

Viện KH&CNVN, ĐHQGHN, các Bộ, ngành liên quan

50,0

2

2007 – 2011

11.

Điều tra cơ bản, nghiên cứu xây dựng cơ sở quan trắc và công nghệ xử lý các yếu tố tự nhiên tác động lên công trình ở các vùng biển phục vụ các nhiệm vụ kinh tế kỹ thuật và tăng cường quốc phòng an ninh trên biển và thềm lục địa Việt Nam

Bộ QP

Các Bộ: XD, CA, TN&MT, Viện KH&CNVN

50,0

2

2007 – 2010

12.

Điều tra, đánh giá hiện trạng hệ thống các cửa sông (sông Đáy, sông Hồng, sông Cửu Long…), hệ thống đê biển và kiến nghị các giải pháp bảo vệ, khai thác, hoàn thiện.

Bộ NN&PTNT

Các Bộ: GTVT, TN&MT, UBND tỉnh Ninh Bình và các địa phương có cửa sông, ven biển

50,0

2

2007 – 2010

13.

Điều tra, đánh giá quy hoạch sử dụng đất, nước mặt tại các thuỷ vực ven biển; tiềm năng nước dưới đất vùng biển và các hải đảo

Bộ TN&MT

Viện KH&CNVN, các Bộ: NN&PTNT, TS, các địa phương ven biển

50,0

1

Theo Quyết định 104/2000 phê duyệt Chiến lược nước sạch VSMT nông thôn.

2006 – 2010

14.

Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam

Viện KH&CNVN

Các Bộ: TN&MT, XD, GD&ĐT, TS, GTVT, Tổng cục DL

10,0

3

2007 – 2010

15.

Thành lập hệ thống bản đồ biển, các khu vực cửa sông, cảng biển phục vụ nhiệm vụ phòng thủ của Hải quân nhân dân Việt Nam và nhiệm vụ quản lý biển của các Bộ, ngành địa phương liên quan

Bộ QP, Bộ TN&MT

Các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

200,0

2

2007 – 2011

IV

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN

16.

Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường, khí tượng thuỷ văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển; kiến nghị các giải pháp bảo vệ.

Bộ TN&MT

Các Bộ: KH&CN, TS, NN&PTNT, CN, XD, GTVT, TP, Tổng cục DL, Viện KH&CNVN và các UBND các tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước

150,0

3

2007 – 2011

17.

Xây dựng 3 trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam

UBQG TK&CN

– Bộ QP, TCty DKVN Các Bộ: KH&ĐT, TC, TN&MT…

700,0

1

(Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29/8/2001)

2001 – 2010

V

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG BIỂN

18.

Xây dựng Chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam

Bộ TN&MT

Các Bộ: KH&CN, NG, KH&ĐT, TS, CN, QP, CA, XD, GTVT, NN&PTNT, TCDL, Viện KH&CN VN và các địa phương ven biển

10,5 (trong đó có 0,5 triệu USD)

2

Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững đối với các đại dương và các vùng ven biển; Văn bản do các Bộ trưởng ký ngày 12/12/2003

2007 – 2010

19.

Chương trình hợp tác quốc tế điều tra, khảo sát tài nguyên – môi trường Biển Đông giữa Việt Nam và các nước

Viện KH&CNVN

Các Bộ: KH&CN, TN&MT, QP, TS, NG

26,0 (trong đó có 1 triệu USD)

1

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của TTgCP tại c.văn số 1566/VPCP-KG ngày 29/3/2005

2006 – 2010

20.

Tăng cường năng lực cho Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển

Bộ TN&MT

VPCP, các Bộ: NG, KH&ĐT, KH&CN, TC

10,5 (trong đó có 0,5 triệu USD)

1

2006 – 2010

Thuộc tính văn bản
Quyết định 47/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 47/2006/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Vũ Khoan
Ngày ban hành: 01/03/2006 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Tóm tắt văn bản

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 47/2006/QĐ-TTG
NGÀY 01 THÁNG 3 NĂM 2006 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỂ ÁN TỔNG THỂ VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu sau:
Phần I QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
I. Quan điểm chỉ đạo
1. Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển được tiến hành nhằm làm rõ vị trí địa – chính trị của vùng biển Việt Nam, xác định rõ nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng biển.
2. Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển cần đi trước một bước để bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định đường lối chính sách phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển.
3. Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển phải được tiến hành trên cơ sở hệ thống chính sách, pháp luật thống nhất của Nhà nước, có tính kế thừa và được sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Chính phủ, Ủy ban nhân dân địa phương vùng ven biển. Trong công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường cần ứng dụng có hiệu quả khoa học quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ truyền thống, tranh thủ sự đóng góp của các nhà khoa học trong các hội nghề nghiệp, các cộng đồng dân cư vùng ven biển để xác định chính xác những nhiệm vụ ưu tiên, những mô hình thí điểm, tập trung sự chỉ đạo đồng bộ, tạo điều kiện cần thiết để hoàn thành đúng mục tiêu, thời gian, bảo đảm chất lượng, hiệu quả của Đề án.
4. Cần tranh thủ nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đồng thời mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế nhưng có lựa chọn trọng điểm nhằm thu hút đầu tư của các nước, các tổ chức quốc tế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và tiếp thu công nghệ hiện đại, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của nước ta, củng cố lòng tin và sự hợp tác giữa các quốc gia trên Biển Đông.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường vùng biển nước ta; xác lập luận cứ khoa học, cơ sở pháp lý để tăng cường quản lý nhà nước, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển và vùng ven biển; thực hiện nhiệm vụ phát triển bền vững vùng biển, ven biển và hải đảo, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm chủ quyền quốc gia, đưa nước ta từng bước vững chắc trở thành quốc gia mạnh về biển.
Xây dựng chính sách, hoàn thiện hệ thống luật pháp và hệ thống tổ chức, nâng cao trình độ quản lý, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật của công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2020 đạt trình độ trung bình khá trong khu vực Đông Nam Á.
2. Các mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2006 – 2010
– Xây dựng, hoàn thiện về cơ bản chính sách, luật pháp bảo đảm nguồn nhân lực, vốn đầu tư, hoàn thành về cơ bản hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lý, khai thác dữ liệu về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển;
– Đáp ứng trực tiếp các nhiệm vụ cấp bách bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, phục vụ thiết thực nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở vùng biển ven bờ;
– Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên – môi trường biển đồng bộ, có hiệu lực, có sự phối hợp chung và phân công trách nhiệm cụ thể để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên biển;
– Xây dựng các nội dung ưu tiên các mô hình thí điểm, các nhiệm vụ thường xuyên được xác định rõ tại Danh mục các nhiệm vụ thực hiện ”Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định này; tổ chức thực hiện chương trình hành động phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương vùng ven biển để thực hiện Đề án.
b) Giai đoạn 2011 – 2020
– Hoàn thiện cơ sở pháp lý về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển;
– Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tài nguyên – môi trường biển Việt Nam, bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, hiện đại, có độ tin cậy cao.
– Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống tổ chức, quản lý và đội ngũ cán bộ đạt trình độ trung bình khá trong khu vực Đông Nam Á.
Phần II PHẠM VI, NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
I. Phạm vi của Đề án
Đề án được thực hiện đến năm 2020 trên các vùng biển của nước ta, trong đó ưu tiên các mục tiêu trước mắt được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010.
II. Các nhiệm vụ của Đề án
1. Các nhiệm vụ của Đề án được chia thành các nhóm, bao gồm:
a) Chính sách quản lý tài nguyên và môi trường biển;
b) Điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và tài nguyên – môi trường biển;
c) Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển;
d) Đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển;
đ) Hợp tác quốc tế về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển.
nhayBổ sung Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrat ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam vào nhiệm vụ của “Đề án tổng thể điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 1270/QĐ-TTg.nhay
2. Danh mục các nhiệm vụ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, dự kiến kinh phí, thời gian thực hiện, thứ tự ưu tiên trong khoảng thời gian 2006 – 2010 của từng dự án được ghi trong Danh mục các nhiệm vụ của “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, ban hành kèm theo Quyết định này.
3. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” là 2.916 tỷ VND. Kinh phí thực hiện sẽ được xác định cụ thể trên cơ sở phê duyệt từng dự án khả thi của Đề án theo quy định của pháp luật.
Phần III CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nâng cao nhận thức về kinh tế biển, về tài nguyên – môi trường biển; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển, huy động lực lượng chuyên gia ở các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu để xây dựng kế hoạch cụ thể, đúng tiến độ, triển khai thực hiện Đề án.
2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên – môi trường biển; rà soát phân công nhiệm vụ điều tra cơ bản giữa các Bộ, ngành và các địa phương ven biển; nâng cao vai trò, vị thế của chính quyền các địa phương trong nhiệm vụ quản lý vùng ven biển.
3. Đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các nước phát triển trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường biển để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, đồng thời tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới, hình thành đội ngũ chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia khoa học đầu đàn, cán bộ quản lý nhà nước có trình độ cao về tài nguyên – môi trường biển.
4. Bảo đảm nguồn lực tài chính để thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước, đồng thời huy động các nguồn vốn ODA, vốn từ các chương trình hợp tác quốc tế, vốn từ nguồn thu phí môi trường và đóng góp khác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế…
5.Bảo đảm công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và đánh giá định kỳ mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển do Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông và hải đảo trực tiếp làm Trưởng Ban; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Phó Trưởng ban Thường trực.
Các thành viên khác của Ban Chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,Văn phòng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương và các Bộ, ngành liên quan, lãnh đạo Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố ven biển.
Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển, đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Bộ liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển triển khai thực hiện “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện quy chế tài chính sử dụng kinh phí của Đề án bảo đảm quản lý chặt chẽ và có hiệu quả;

d) Phê duyệt cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển;
đ) Tổ chức thực hiện các dự án được phân công tại Quyết định này;
e) Kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề mới phát sinh vượt quá thẩm quyền của Bộ; kiến nghị thay đổi cơ quan chủ trì dự án khi không bảo đảm mục tiêu, tiến độ.
3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Thẩm định các dự án thuộc Đề án theo quy định của pháp luật;
b) Cân đối và bố trí vốn để thực hiện Đề án.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ven biển tổ chức thực hiện các dự án được phân công tại Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Vũ Khoan

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ – DỰ ÁN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG THỂ VỀ “ĐIỀU TRA CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên nhiệm vụ, dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Dự kiến kinh phí (Tỷ VNĐ)

Thứ tự ưu tiên (Tính đến trước năm 2010)

Ghi chú

Thời gian thực hiện

I

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN

1.

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chính sách về tổ chức – sử dụng cán bộ điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên và môi trường, khí tượng thủy văn biển.

Bộ TN&MT

Các bộ: NV, NG, TP, TS, KH&CN, Y T, QP, CA, GTVT, CN, NN&PTNT, VPCP… Tổng cục DL, Ban KTTƯ, các ĐHQG các Hội KHKT về biển

25,0

1

2006 – 2010

2.

Xây dựng hệ thống tài liệu kỹ thuật tài nguyên – môi trường, khí tượng thuỷ văn biển.

Bộ TN&MT

Các bộ: NV, NG, TP, TS, KH&CN, YT, QP, CA, GTVT, CN, NN&PTNT, GD&ĐT… Tổng cục DL, các ĐHQG, các Hội KHKT về biển

35,0

2

2007 – 2011

3.

Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam

Bộ Ngoại giao

Các Bộ TN&MT, QP, Viện KH&CN, Bộ TS, TCty DKVN

200,0

1

Bộ Chính trị đã quyết định và Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo triển khai

2006 – 2009

II

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ NHIỆM VỤ ĐIỀU TRA CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG BIỂN

4.

Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác nghiên cứu, điều tra và quản lý tài nguyên – môi trường, khí tượng thuỷ văn biển Việt Nam

Bộ GD&ĐT

Các Bộ: TN&MT, NV, KH&CN… các ĐHQG Viện KH&CN,

13,0

2

2007 – 2010

5.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên và môi trường, khí tượng thuỷ văn biển Việt Nam

Bộ TN&MT

Viện KH&CNVN, các Bộ: TS, QP, TCty DKVN

200,0

2

2007 – 2011

6.

Dự án đầu tư đội tàu khảo sát biển và hệ thống thiết bị đồng bộ

Tầu điều tra tổng hợp, nghiên cứu KHCN biển, đo vẽ bản đồ, hợp tác quốc tế.

Viện KH&CN VN
Bộ QP

Các Bộ: KH&ĐT, TC, CN, GTVT, KH&CN,…

160 (tương ứng 10 triệu USD)

1

Mua tàu khảo sát và thiết bị đồng bộ của nước ngoài

2006 – 2008

Tầu điều tra tổng hợp, nghiên cứu đa dạng sinh học, nguồn lợi thuỷ, hải sản.

Bộ TS

128 (tương ứng 8 triệu USD)

2

2008 – 2009

Tầu khảo sát địa chất – khoáng sản, địa chất công trình biển, môi trường, khí tượng thủy văn biển.

Bộ TN&MT, Bộ QP

128 (tương ứng 8 triệu USD)

3

2009 – 2011

III

ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG BIỂN

7.

Xây dựng, hệ thống hoá cơ sở dữ liệu biển quốc gia về các kết quả điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường các vùng biển Việt Nam

Bộ TN&MT

Viện KH&CNVN, ĐHQGHN, ĐHQGTpHCM, các Bộ ngành liên quan, các địa phương ven biển.

200,0

2

2007 – 2011

8.

Điều tra tổng thể đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ, hải sản vùng biển Việt Nam; quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển phục vụ phát triển bền vững

Bộ TS

Viện KH&CNVN, các Bộ: KH&CN, XD…, các địa phương ven biển

300,0

1

Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn số: 111/CP-KG ngày 02/02/2000

2006 – 2015

9.

Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam.

Bộ TN&MT

Viện KH&CNVN, ĐHQGHN, ĐHQGTPHCM, các Bộ ngành liên quan

210,0

3

2007 – 2011

10.

Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam

Tcty DKVN

Viện KH&CNVN, ĐHQGHN, các Bộ, ngành liên quan

50,0

2

2007 – 2011

11.

Điều tra cơ bản, nghiên cứu xây dựng cơ sở quan trắc và công nghệ xử lý các yếu tố tự nhiên tác động lên công trình ở các vùng biển phục vụ các nhiệm vụ kinh tế kỹ thuật và tăng cường quốc phòng an ninh trên biển và thềm lục địa Việt Nam

Bộ QP

Các Bộ: XD, CA, TN&MT, Viện KH&CNVN

50,0

2

2007 – 2010

12.

Điều tra, đánh giá hiện trạng hệ thống các cửa sông (sông Đáy, sông Hồng, sông Cửu Long…), hệ thống đê biển và kiến nghị các giải pháp bảo vệ, khai thác, hoàn thiện.

Bộ NN&PTNT

Các Bộ: GTVT, TN&MT, UBND tỉnh Ninh Bình và các địa phương có cửa sông, ven biển

50,0

2

2007 – 2010

13.

Điều tra, đánh giá quy hoạch sử dụng đất, nước mặt tại các thuỷ vực ven biển; tiềm năng nước dưới đất vùng biển và các hải đảo

Bộ TN&MT

Viện KH&CNVN, các Bộ: NN&PTNT, TS, các địa phương ven biển

50,0

1

Theo Quyết định 104/2000 phê duyệt Chiến lược nước sạch VSMT nông thôn.

2006 – 2010

14.

Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam

Viện KH&CNVN

Các Bộ: TN&MT, XD, GD&ĐT, TS, GTVT, Tổng cục DL

10,0

3

2007 – 2010

15.

Thành lập hệ thống bản đồ biển, các khu vực cửa sông, cảng biển phục vụ nhiệm vụ phòng thủ của Hải quân nhân dân Việt Nam và nhiệm vụ quản lý biển của các Bộ, ngành địa phương liên quan

Bộ QP, Bộ TN&MT

Các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

200,0

2

2007 – 2011

IV

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN

16.

Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường, khí tượng thuỷ văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển; kiến nghị các giải pháp bảo vệ.

Bộ TN&MT

Các Bộ: KH&CN, TS, NN&PTNT, CN, XD, GTVT, TP, Tổng cục DL, Viện KH&CNVN và các UBND các tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước

150,0

3

2007 – 2011

17.

Xây dựng 3 trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam

UBQG TK&CN

– Bộ QP, TCty DKVN Các Bộ: KH&ĐT, TC, TN&MT…

700,0

1

(Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29/8/2001)

2001 – 2010

V

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG BIỂN

18.

Xây dựng Chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam

Bộ TN&MT

Các Bộ: KH&CN, NG, KH&ĐT, TS, CN, QP, CA, XD, GTVT, NN&PTNT, TCDL, Viện KH&CN VN và các địa phương ven biển

10,5 (trong đó có 0,5 triệu USD)

2

Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững đối với các đại dương và các vùng ven biển; Văn bản do các Bộ trưởng ký ngày 12/12/2003

2007 – 2010

19.

Chương trình hợp tác quốc tế điều tra, khảo sát tài nguyên – môi trường Biển Đông giữa Việt Nam và các nước

Viện KH&CNVN

Các Bộ: KH&CN, TN&MT, QP, TS, NG

26,0 (trong đó có 1 triệu USD)

1

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của TTgCP tại c.văn số 1566/VPCP-KG ngày 29/3/2005

2006 – 2010

20.

Tăng cường năng lực cho Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển

Bộ TN&MT

VPCP, các Bộ: NG, KH&ĐT, KH&CN, TC

10,5 (trong đó có 0,5 triệu USD)

1

2006 – 2010

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 47/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”