Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 339/QĐ-TTg 2021 Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

________

Số: 339/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

_______________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững. Hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả.

2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội. Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.

3. Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đồng bộ; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; đổi mới thể chế và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tổ chức lại sản xuất.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Mục tiêu chung đến năm 2030

Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030

a) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 – 4,0%/năm.

b) Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn.

c) Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 – 16 tỷ USD.

d) Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước. Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông thôn mới.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

Thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng phát triển theo lĩnh vực

a) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

– Tập trung điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống các loài thủy sản, nguồn lợi hải sản biển sâu làm cơ sở bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.

– Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản theo hướng chuyển đổi số, làm cơ sở phục vụ công tác dự báo ngư trường, nguồn lợi.

– Thành lập mới, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu bảo tồn biển. Quan tâm bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của loài thủy sản. Phát triển bảo tồn biển gắn với du lịch sinh thái và nông thôn mới.

– Tổ chức quản lý, bảo vệ các khu vực thủy sản tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của các giống loài thủy sản.

– Thực hiện lưu giữ giống gốc, bảo tồn, khai thác hiệu quả nguồn gen; nghiên cứu sinh sản giống, ưu tiên thả bổ sung các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên.

– Ưu tiên nghiên cứu trồng, cấy san hô đảm bảo phục hồi các hệ sinh thái rạn san hô.

– Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

– Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực nước tự nhiên nội địa, hồ chứa, đầm phá vùng ven biển và vùng biển. Hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản được coi trọng, thực hiện thường xuyên trên cả nước và được xã hội hóa sâu rộng.

– Tăng cường thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối với các vùng biển ven bờ, vùng nước nội địa.

– Triển khai Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, huy động các nguồn lực tài chính cho bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

b) Khai thác thủy sản

– Phát triển khai thác hải sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần cường lực khai thác đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản.

– Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ và khai thác thủy sản nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trông thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí.

– Tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

– Xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, cơ cấu lao động chuyên ngành, kiêm nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, đặc điểm kinh tế – xã hội từng vùng. Phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản phù hợp.

– Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

– Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển khai thác thủy sản; hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn để hợp tác khai thác viễn dương. Củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.

– Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, hiện đại hóa tàu cá; giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đến năm 2030 dưới 10%; đảm bảo an toàn thực phẩm cho tàu cá, điều kiện sống và làm việc của thuyền viên phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

– Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro, thiên tai trên biển. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, tham gia hiệu quả công tác hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

c) Nuôi trồng thủy sản

– Tiếp tục phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng chủ lực và các loài thủy sản có giá trị kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Tận dụng tiềm năng mặt nước, phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa, các vùng xâm nhập mặn mới hình thành do biến đổi khí hậu không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp.

– Chủ động phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản chất lượng cao. Ưu tiên phát triển giống các đối tượng nuôi chủ lực, giá trị kinh tế cao, các loài mới có tiềm năng.

– Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp ở các vùng biển mở; tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

– Phát triển nuôi trồng vi tảo, rong biển phục vụ nhu cầu thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác (mỹ phẩm, dược phẩm, …). Nuôi trồng thủy sinh vật làm cảnh, giải trí, đồ mỹ nghệ, dược phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước.

– Phát triển nuôi các loài cá truyền thống, cá bản địa, cá nước lạnh,… ở vùng nông thôn, miền núi có điều kiện sinh thái phù hợp nhằm chủ động nguồn cung thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, đồng bào miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo.

– Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; các mô hình nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) để nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

– Nâng cao năng lực quản lý và sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, sản xuất giống, vật tư thủy sản, phòng trừ dịch bệnh, nuôi trồng thủy sản.

d) Chế biến và thương mại thủy sản

– Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản quy mô hàng hóa lớn, đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn dắt, thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản toàn cầu.

– Hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ngang tầm thế giới, sản xuất các sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Sản xuất, chế biến các sản phẩm thủy sản dựa trên nhu cầu và tín hiệu của thị trường.

– Áp dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng phục vụ các ngành thực phẩm và phi thực phẩm; đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ; tăng năng suất, chất lượng; đảm bảo an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ, an toàn môi trường và an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh; tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

– Chủ động hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư, nguồn lực và mở rộng thị trường xuất khẩu; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm chế biến cho thị trường nội địa.

– Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng thủy sản trong nước, mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu hợp pháp với sản lượng và chất lượng ổn định nhằm phát huy tối đa năng lực chế biến của Việt Nam.

– Giữ vững, phát triển thị phần thủy sản Việt Nam tại các thị trường trọng điểm (Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,…), không ngừng mở rộng thị phân tại các thị trường tiềm năng (Hàn Quốc, Trung Đông, Đông Âu, Nam Mỹ và Đông Nam Á,…). Củng cố và phát triển chế biến thủy sản nội địa, mở rộng thị trường trong nước trên cơ sở đa dạng hóa các sản phẩm, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam.

– Tổ chức sản xuất thủy sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm. Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản, nhất là các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao của Việt Nam. Hình thành hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước.

đ) Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

– Đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đầu tư xây dựng các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại các tuyến đảo, vùng biển xa. Xây dựng trạm cung cấp dịch vụ, hậu cần, sơ chế, bảo quản, trung chuyển sản phẩm trên các đảo. Tiếp tục tập trung đầu tư 5 trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang gắn với các ngư trường trọng điểm và trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ gắn với vùng nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long.

– Khuyến khích phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản trên biển, chợ đầu mối, chợ đấu giá thủy sản, các cơ sở chế biến, kho lạnh ngoại quan tại cảng biển, cửa khẩu biên giới.

– Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Củng cố, phát triển ngành cơ khí, đóng mới, sửa chữa tàu cá, ưu tiên sử dụng vật liệu mới trong đóng tàu cá. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ; thiết bị thông tin, các công cụ, thiết bị phục vụ nuôi trồng, chế biến và dịch vụ nghề cá.

– Áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa, chuyển đổi số nâng cao hiệu quả trong quản lý, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thủy sản.

2. Định hướng phát triển theo vùng

Định hướng chung cho phát triển thủy sản theo vùng:

– Tập trung nguồn lực củng cố, mở rộng, phát triển và thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từng vùng, nhất là khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển, trong rừng ngập mặn, các đầm phá, trên thượng nguồn và lưu vực của các dòng sông.

– Hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhà nước đẩy mạnh công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng ở vùng biển ven bờ và thủy vực nội địa.

– Xây dựng các làng cá (ven đô, cửa sông, lòng hồ, bãi ngang, hải đảo,…) gắn với du lịch và các ngành nghề khác đảm bảo sinh kế cho cộng đồng ngư dân.

– Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản; giảm mạnh các nghề xâm hại đến nguồn lợi thủy sản.

– Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thủy sản và khuyến ngư ở địa phương.

Định hướng cụ thể cho phát triển thủy sản theo từng vùng:

a) Vùng Đồng bằng sông Hồng

– Tiếp tục đổi mới cơ cấu nghề khai thác hải sản, phát triển hiệu quả các nghề khai thác hải sản vùng khơi gắn với các ngư trường vịnh Bắc Bộ và vùng tiếp giáp ngư trường quần đảo Hoàng Sa. Tổ chức hợp lý hóa các nghề khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ, gắn với phát triển du lịch sinh thái biển và nuôi trồng thủy sản trên biển. Đầu tư xây dựng hoàn thiện Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng đồng bộ trong hệ thống các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá hoạt động trong ngư trường vịnh Bắc Bộ, đóng sửa tàu cá.

– Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản thâm canh áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, năng suất cao, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Phát triển nuôi trồng thủy sản: Cá biển, nhuyễn thể, rong biển trên cơ sở sắp xếp, quản lý nuôi trồng thủy sản vùng ven bờ, gần bờ phù hợp với sức tải môi trường, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản ở các vùng biển ven các đảo. Duy trì, phát triển đa dạng nghề nuôi cá truyền thống nội đồng.

– Phát triển nuôi trồng thủy sản mục đích làm cảnh, giải trí ở các thành phố, khu đô thị, khu du lịch. Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, du lịch, tham quan.

– Rà soát, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm của các cơ sở chế biến thủy sản phù hợp với các vùng nguyên liệu các loài thủy đặc sản, đầu tư xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, xúc tiến thương mại sản phẩm thủy đặc sản; xây dựng các trung tâm logistics, các kho lạnh ngoại quan kết nối với các cảng biển, các thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

b) Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

– Phát triển hiệu quả khai thác hải sản vùng khơi, nhất là nghề câu cá ngừ đại dương, nghề vây, nghề chụp. Tổ chức lại khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác, lao động phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản; chuyển đổi nghề từ khai thác hải sản sang phát triển nuôi trồng hải sản trên biển, dịch vụ du lịch sinh thái biển.

– Tổ chức các mô hình kết hợp dân sự với quân đội, ngư dân với doanh nghiệp trong khai thác, nuôi trồng hải sản trên biển, đặc biệt trên các vùng quanh các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tổ chức hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu cần khai thác vùng khơi, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, các trạm dịch vụ hậu cần nghề cá trên các đảo.

– Phát triển nuôi trồng thủy sản: Cá biển, tôm hùm, nhuyễn thể, vi tảo, tảo và rong biển trên cơ sở sắp xếp, quản lý nuôi trồng thủy sản vùng ven bờ, gần bờ phù hợp với sức tải môi trường, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường; khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản ở vùng biển ven các hải đảo xa bờ phù hợp với đặc điểm tự nhiên biển miền Trung và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

– Phát triển nuôi trồng thủy sản làm cảnh, giải trí ở các thành phố, khu đô thị, khu du lịch. Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, tham quan, du lịch.

– Phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa tại khu vực trung du, miền núi, cung cấp nguồn thực phẩm tiêu thụ nội địa, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

– Khuyến khích các cơ sở chế biến thủy sản đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ đại dương, tôm hùm, nhuyễn thể,… nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu. Đầu tư khôi phục, nâng cao uy tín thương hiệu các sản phẩm nội địa truyền thống như nước mắm, khô mực, tôm chua,… Xây dựng, phát triển thương hiệu cá ngừ đại dương Việt Nam.

– Đầu tư nâng cấp phát triển Trung tâm nghề cá lớn Đà Nẵng gắn với ngư trường biển Đông và Hoàng Sa. Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa, đóng sửa tàu cá. Củng cố, đầu tư nâng cấp các Trung tâm sản xuất giống thủy sản tập trung tại các tỉnh Nam miền Trung trở thành trung tâm sản xuất tôm giống, giống nuôi biển của cả nước.

c) Vùng Đông Nam bộ

– Phát triển hiệu quả khai thác hải sản vùng khơi, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản. Tổ chức hợp lý các nghề khai thác thủy sản vùng lộng, vùng ven bờ và duy trì khai thác thủy sản nội địa.

– Phát triển nuôi trồng hải sản ven biển, ven đảo; nuôi thủy sản hiệu quả trên trên sông, các hồ chứa lớn nhằm tăng thu nhập cho người dân và cung cấp thực phẩm cho thị trường nội địa. Phát triển nuôi trồng thủy sinh vật cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch và xuất khẩu.

– Phát triển các cơ sở chế biến sâu, công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản xuất thực phẩm ăn liền phục vụ du lịch, thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các thành phố lớn và xuất khẩu. Đầu tư Trung tâm nghề cá lớn Bà Rịa – Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam bộ đồng bộ với các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, kết cấu hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá tại Vũng Tàu, Côn Đảo, các trung tâm logistics, kho ngoại quan trong vùng,…

d) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

– Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp; giảm số lượng tàu cá trên vùng biển Tây Nam bộ, đặc biệt là tàu lưới kéo. Đầu tư khoa học công nghệ, nâng cấp đội tàu khai thác, phát triển khai thác vùng khơi hiệu quả. Giảm số tàu cá khai thác vùng lộng và vùng ven bờ, chuyển một bộ phận lao động khai thác vùng lộng, vùng ven bờ sang hoạt động vùng khơi, dịch vụ nuôi trồng hải sản trên biển, du lịch sinh thái biển và các ngành kinh tế khác.

– Đầu tư Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ, đồng bộ với hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, cơ sở hạ tầng nghề cá trong vùng, nhất là trên các đảo. Đầu tư trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ gắn với vùng nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long.

– Tổ chức hợp lý các nghề khai thác thủy sản nội địa gắn với bảo vệ môi trường; bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

– Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trên các vùng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển nuôi trồng thủy sản trên cả ba vùng nước mặn, lợ, ngọt. Phát triển nuôi tôm nước lợ, cá tra theo mô hình công nghiệp, công nghệ hiện đại, siêu thâm canh, năng suất cao, sản lượng lớn. Đồng thời phát triển nuôi sinh thái, hữu cơ tại vùng rừng ngập mặn, trên ruộng lúa, ao, hồ. Phát triển nuôi trồng thủy đặc sản trên biển.

– Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp, tập đoàn chế biến xuất khẩu thủy sản có quy mô lớn, phát triển chuỗi đại lý phân phối, tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thị trường nội địa và quốc tế.

– Tổ chức sản xuất hiệu quả theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản, doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức tín dụng với nông dân, ngư dân khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản. Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản chủ lực: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra,…

đ) Vùng miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên

– Phát triển nuôi thủy sản trên hồ chứa, các thủy vực nội đồng, nuôi các loài thủy sản truyền thống và thủy đặc sản có giá trị kinh tế nhằm tạo sinh kế, góp phần xóa đói giảm nghèo và cung cấp thực phẩm cho người dân. Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các đối tượng thủy sản nước lạnh cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực. Phục hồi các hệ sinh thái, các loài thủy sản bản địa, đặc hữu.

– Huy động nguồn lực xã hội đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở sản xuất giống thủy sản, cung cấp tại chỗ giống thủy sản chất lượng cao, hạ giá thành, hỗ trợ hiệu quả người dân phát triển kinh tế hộ gia đình.

– Xây dựng, phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thủy sản đã qua chế biến và thủy sản tươi sống tại các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đầu tư hệ thống kho lạnh thương mại dịch vụ tại trung tâm các tỉnh và cửa khẩu để lưu trữ sản phẩm thương mại và phục vụ xuất khẩu.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phát triển kết cấu hạ tàng ngành thủy sản đồng bộ

– Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch ngành quốc gia, chương trình, đề án, dự án lĩnh vực thủy sản.

– Tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ, phù hợp quy hoạch, chương trình, đề án lĩnh vực thủy sản, đáp ứng tiêu chí, quy định của Luật Thủy sản, bao gồm: Trung tâm nghề cá lớn, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng nuôi trồng hải sản trên biển, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống nuôi biển; trung tâm giống thủy sản cấp quốc gia, cấp vùng; hoạt động khảo nghiệm kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản; khu bảo tồn biển; nghiên cứu, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; cơ sở đóng, sửa tàu cá, sản xuất ngư cụ; trung tâm logistics; hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

2. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là giải pháp then chốt, quan trọng, quyết định tăng năng suất, giảm giá thành, gia tăng giá trị khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Tập trung giải quyết những vấn đề sau:

– Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ vào sản xuất.

– Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong bảo quản gen, nhân giống thủy sản nhằm bảo tồn và phát triển các giống loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị khoa học, kinh tế cao; điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản.

– Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, dự báo ngư trường, nguồn lợi, giám sát hoạt động tàu cá; công nghệ khai thác; quản lý nuôi trồng thủy sản; cơ giới hóa, tự động hóa trong khai thác; bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản. ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử cho các sản phẩm thủy sản.

– Nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng trong hoạt động sản xuất thủy sản.

– Gia hóa, chọn giống các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra,…) đáp ứng nhu cầu giống có chất lượng cao, sạch bệnh cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất giống một số đối tượng nuôi đang còn phụ thuộc vào nguồn giống khai thác từ tự nhiên (tôm hùm, nhuyễn thể, cá biển,…).

– Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản có năng suất cao, chất lượng, tuần hoàn, tiết kiệm nước, năng lượng, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các hệ thống nuôi thâm canh, siêu thâm canh, nuôi hữu cơ, sinh thái.

– Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc, chế phẩm sinh học phục vụ công tác kiểm soát, khống chế dịch bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong chuẩn đoán, phòng trị bệnh; giảm, thay thế sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

– Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ rong, tảo và các loài thủy sản khác.

– Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng các phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất thủy sản.

3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

– Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật, đặc biệt đối với cán bộ chuyên sâu trong các lĩnh vực về thủy sản (ứng dụng công nghệ số, công nghệ sinh học trong quản lý thủy sản, khai thác nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, di truyền, chọn giống, dịch bệnh, dinh dưỡng, môi trường, công nghệ sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch,…).

– Đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại, phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn sâu, kỹ năng cao gồm: Nhân lực cho lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

– Đào tạo cán bộ quản lý thủy sản đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, có khả năng ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành. Đào tạo về quản trị doanh nghiệp, thương mại và phát triển thị trường cho các doanh nghiệp thủy sản.

– Thu hút nguồn lực quốc tế trong hợp tác, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thủy sản.

– Liên kết, kết nối giữa các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

– Đầu tư, nâng cao năng lực Viện Nghiên cứu Hải sản; các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, II, III; Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản; Khoa thủy sản – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản – Đại học Nha Trang; Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ; các Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật và Thủy sản,… trở thành các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành thủy sản chất lượng cao.

4. Các cơ chế, chính sách

Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách chủ yếu sau:

a) Chính sách về đất và mặt nước

Chính sách giao, cho thuê, thu hồi, trưng dụng đất, mặt nước, khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.

b) Chính sách tài chính và tín dụng

– Ngân sách nhà nước ưu tiên thực hiện đầu tư, hỗ trợ:

+ Phát triển cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ;

+ Giảm cường lực khai thác thủy sản để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản sang các ngành nghề khác; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản; tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển, tham gia bảo vệ quốc phòng an ninh chủ quyền biển, đảo;

+ Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản;

+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;

+ Hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản;

+ Hỗ trợ, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

– Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi thuế, phí đối với các hoạt động trong các lĩnh vực của ngành thủy sản nhằm tạo điều kiện phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia.

– Tín dụng đầu tư phát triển: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thủy sản được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên; người lao động và cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển.

c) Chính sách thương mại

– Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản và thiết lập hàng rào kỹ thuật phù hợp với quy định quốc tế nhằm bảo vệ sản xuất thủy sản trong nước.

– Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm thủy sản gắn với các chuỗi liên kết, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

– Khuyến khích đầu tư, xây dựng trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủy sản.

5. Thị trường, hội nhập quốc tế

a) Thị trường và xúc tiến thương mại

– Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tại các nước, khu vực đã và đang ký kết các Hiệp định thương mại tự do; phát triển mở rộng các thị trường trọng điểm và tiềm năng.

– Nâng cao năng lực trao đổi, tiếp cận thông tin thị trường, thương mại thủy sản cho doanh nghiệp, cán bộ quản lý và các bên có liên quan. Có chính sách chủ động tạo nguồn lực cho các Hiệp hội ngành hàng xây dựng, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

– Phát triển, mở rộng thị trường nội địa, đa dạng sản phẩm chế biến từ các đối tượng nuôi truyền thống, đối tượng mới; đặc biệt chú trọng giới thiệu, quảng bá, hướng dẫn tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tới các đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu tập trung dân cư.

– Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, ưu tiên cho những sản phẩm thủy sản chủ lực, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm thủy sản của các thị trường tiêu thụ.

– Xây dựng định hướng, kế hoạch xuất khẩu cụ thể đối với sản phẩm thủy sản tương ứng với từng thị trường mục tiêu, để có phương án tiếp cận phát triển phù hợp, đồng thời phân bổ nguồn lực hợp lý, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

– Thúc đẩy quá trình đàm phán mở cửa thị trường, tháo gỡ rào cản cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam tại các thị trường nhập khẩu.

b) Hội nhập quốc tế

– Rà soát các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất thủy sản phù hợp các quy định của Luật Thủy sản 2017, các Hiệp định thương mại tự do và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; triển khai thực hiện hiệu quả các Hiệp định, Thỏa thuận.

– Thiết lập, duy trì đường dây nóng với các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; ứng phó với biến đổi khí hậu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an toàn cho ngư dân khai thác trên biển.

– Phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh trong các lĩnh vực sản xuất trang thiết bị, ngư cụ, thức ăn, giống, nuôi trồng thủy sản với các nước trong khu vực và quốc tế. Hợp tác với các tổ chức quản lý nghề cá khu vực, thăm dò khai thác nguồn lợi thủy sản vùng biển sâu, hợp tác khai thác viễn dương.

– Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ có trình độ cao cho ngành thủy sản, trong ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, lai tạo giống mới, công nghệ nuôi biển, nuôi công nghiệp, sản xuất thức ăn thủy sản, chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh cho thủy sản, xử lý chất thải, cải tạo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh.

6. Nâng cao năng lực chế biến thủy sản

– Đổi mới thiết bị, công nghệ, đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng chương trình quản lý chất lượng, công nghệ thông tin. Phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm giá trị cao, có hoạt tính sinh học từ nguyên liệu thủy sản và phụ phẩm thủy sản.

– Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định trong nước và quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.

– Nâng cao tỷ trọng sản phẩm chế biến có chất lượng, sức cạnh tranh cao phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình phát triển sản phẩm thủy đặc sản, truyền thống, theo chuỗi liên kết, gắn với hoàn thiện công nghệ, nâng cấp chất lượng, an toàn thực phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, thực hiện đăng ký nhãn hiệu gắn với tên địa danh.

– Xây dựng được một số thương hiệu cho nhóm sản phẩm thủy sản Việt Nam như: Tôm nước lợ, cá da trơn, cá ngừ, nhuyễn thể,…

– Hình thành một số tập đoàn, khu công nghiệp chế biến thủy sản lớn gắn với vùng nguyên liệu. Tổ chức xây dựng hệ thống logistics kết nối chặt chẽ giữa người sản xuất, thu gom, chế biến với nhà phân phối thủy sản.

– Mở rộng thị trường nhập khẩu nguyên liệu hợp pháp, ổn định về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

7. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường

– Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông dân, ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản,…

– Triển khai có hiệu quả việc xây dựng bản đồ dịch tễ nhằm kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm và dịch bệnh trên thủy sản, chủ động khoanh vùng và dập dịch bệnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Duy trì, giữ vững diện tích, tối ưu sức sản xuất các vùng nuôi sinh thái, phát triển diện tích, đối tượng nuôi trồng thủy sản hữu cơ.

– Áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất thủy sản. Có biện pháp quản lý, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế các phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất thủy sản.

– Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của pháp luật.

– Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

8. Tổ chức sản xuất

– Tổ chức liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm, tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa các doanh nghiệp, người sản xuất, dịch vụ vật tư đầu vào và các doanh nghiệp chế biến thủy sản nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản.

– Tổ chức các mô hình sản xuất theo đặc thù từng lĩnh vực trên từng khu vực, từng vùng, miền. Phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, đồng quản lý, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với doanh nghiệp và người khai thác, nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp, công nghệ cao sản xuất thủy sản hàng hóa lớn.

– Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng rộng rãi sản xuất an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, cấp mã số vùng nuôi, gắn với việc truy xuất nguồn gốc, điều kiện an toàn thực phẩm và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP).

– Liên kết với các ngành kinh tế khác đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các ngành kinh tế trong việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực.

– Giảm số lượng tàu cá và sản lượng khai thác thủy sản để phục hồi nguồn lợi thủy sản. Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thủy sản. Tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với doanh nghiệp và ngư dân. Tổ chức tốt thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, bảo đảm an toàn đi biển, tổ chức ứng cứu kịp thời khi có rủi ro. Giao quyền quản lý, sử dụng vùng nước ven biển cho các tổ chức cộng đồng ngư dân thực hiện đồng quản lý, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.

– Tổ chức bảo tồn, khai thác nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi trồng thủy sản gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích với phát triển các ngành kinh tế khác như du lịch, năng lượng, giao thông và phát triển đô thị, công nghiệp,… trong quy hoạch không gian biển, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng và địa phương.

9. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

– Hoàn thiện hệ thống bộ máy tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản, hệ thống tổ chức Kiểm ngư từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo thực thi pháp luật thủy sản hiệu quả; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển, đảo.

– ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý hành chính và quản lý các lĩnh vực sản xuất thủy sản đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xu thế phát triển ngành thủy sản trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

– Thực hiện phân cấp và phối hợp giữa chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương thống nhất theo hệ thống.

– Kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

– Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thủy sản. Tập trung xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngành, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản.

– Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm soát, giám sát: Quản lý tàu cá, lao động khai thác thủy sản, hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản; hoạt động của tàu cá, các quy định về ngư cụ, phân vùng khai thác, khu vực cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn; kiểm soát các giống, loài thủy sản ngoại lai xâm hại, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản làm cảnh; chú trọng quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản; kiểm soát chất lượng thủy sản theo chuỗi sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc.

– Kiểm soát tốt các nguồn thải từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến thủy sản, đặc biệt các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định hiện hành.

– Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện sản xuất, kinh doanh thủy sản làm cơ sở quản lý và xã hội hóa một số khâu trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản.

– Tổ chức thực hiện truyền thông, cung cấp thông tin, tài liệu kỹ thuật về tiến bộ khoa học kỹ thuật; tính hợp pháp, an toàn trong nuôi trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của truyền thông quốc tế về sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

V. CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN

1. Đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá.

2. Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

3. Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững.

4. Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản.

5. Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

6. Đề án phát triển chế biến và thương mại thủy sản.

7. Đề án phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong ngành thủy sản.

8. Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản.

9. Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản.

10. Đề án phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

11. Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.

(Chi tiết tại phụ lục đính kèm)

VI. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; ưu tiên đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ, nâng cao năng lực quản lý ngành và đào tạo nguồn nhân lực.

2. Nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.

3. Nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA.

4. Nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất kinh doanh lĩnh vực thủy sản, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện Chiến lược; xây dựng các chính sách, chương trình, đề án, dự án ưu tiên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và 05 năm; đề xuất, kiến nghị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Chiến lược phù hợp với điều kiện thực tiễn.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoàn thiện các chính sách về đầu tư, tài chính, tín dụng để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung của Chiến lược.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch, tổ chức hội đồng thẩm định tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và công bố theo quy định; triển khai các giải pháp tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển thủy sản theo định hướng của Chiến lược.

4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy, phát triển, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, giải quyết rào cản thương mại cho sản phẩm thủy sản.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất cho thủy sản, đặc biệt là nuôi biển và chính sách về đất đai cho tổ chức, cá nhân thuê phát triển thủy sản, xây dựng cơ sở chế biến thủy sản và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong sản xuất thủy sản.

6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho ngư dân và chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho cộng đồng ngư dân thuộc diện chuyển đổi hoặc có nhu cầu chuyển đổi sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thuận lợi hơn.

7. Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trong việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn và các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ được giao.

8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

9. Các Hội, Hiệp hội ngành hàng trong ngành thủy sản phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, giáo dục, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp, ngư dân các quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế, bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm; tham gia xây dựng và phản biện các định hướng chiến lược, giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển thủy sản; tham gia xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản, hoạt động xúc tiến thương mại, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ; tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp và ngư dân; tham gia đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, tập huấn cho ngư dân phát triển sinh kế, chuyển đổi nghề phù hợp; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, tổ chức sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị, có trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng Quốc hội;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ;

– Lưu: VT, NN (2).

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

Phụ lục

CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

(Kèm theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

_________________________

TT

Chương trình, đề án ưu tiên

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá.

Đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản đáp ứng chuỗi cung ứng thủy sản.

– Đầu tư 5 trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang và trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ.

– Đầu tư nâng cấp các cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy hoạch. Tăng cường cơ giới hóa khâu bốc xếp tại cảng cá.

– Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống, khu nuôi trông thủy sản công nghiệp tập trung và cơ sở hạ tầng nuôi trồng trên biển.

– Đầu tư, xây dựng hệ thống kho lạnh.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin thống kê ngành thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành, các địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

2

Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, các loài thủy sản có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học; gắn với quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản nhằm phát triển khai thác thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật của Việt Nam.

– Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 05 năm; điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm; điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề.

– Mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, phục hồi các hệ sinh thái biển, thả rạn nhân tạo, thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

– Đầu tư đóng mới (hoặc mua) tàu điều tra, nghiên cứu nguồn lợi hải sản.

– Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản.

– Thực hiện lưu giữ giống gốc, bảo tồn, khai thác hiệu quả nguồn gen các loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có giá trị kinh tế, các loài nguy cấp, quý hiếm.

– Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản.

– Giao quyền quản lý, bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng.

– Triển khai Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

3

Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững.

Khai thác hải sản hiệu quả, bền vững, trách nhiệm phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi thủy sản, loại nghề, ngư trường, đa dạng sinh học, môi trường, biến đổi khí hậu góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

– Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển. Xây dựng cơ cấu tàu cá, cơ cấu nghề phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản, các ngư trường.

– Hỗ trợ, chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản vùng ven bờ, các nghề khai thác xâm hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Cấm, hạn chế khai thác có thời hạn đối với các nghề có mức độ xâm hại cao.

– Bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển.

– Đầu tư, nâng cấp hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá trên biển.

– Điều tra, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hiệu quả.

– Nâng cao giá trị hải sản khai thác.

– Điều tra, đánh giá đời sống cộng đồng ngư dân, xây dựng giải pháp nhằm nâng cao đời sống gắn với xây dựng nông thôn mới các xã vùng ven biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

4

Chương trình quốc gia phát triển nuôi

trồng thủy sản.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững, trách nhiệm.

– Điều tra, khảo sát, đánh giá và xác định các khu vực biển có tiềm năng nuôi biển làm cơ sở cho việc quy hoạch và lồng ghép vào quy hoạch không gian biển chung cho phát triển nuôi biển.

– Phát triển nuôi trồng hải sản trên biển.

– Phát triển nuôi trồng thủy đặc sản nội địa.

– Phát triển nuôi cá nước lạnh.

– Phát triển thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

– Phát triển nuôi trồng công nghệ cao các đối tượng chủ lực phục vụ xuất khẩu.

– Phát triển giống và nuôi các đối tượng mới có tiềm năng cho nhu cầu trong nước và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu.

– Phát triển nuôi trồng thủy sinh vật cảnh đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

– Xây dựng các mô hình nuôi thủy sản hữu cơ phù hợp cho các vùng sinh thái tạo sản phẩm chất lượng cao (nuôi luân canh với trồng lúa và nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn).

– Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nuôi biển, hồ chứa và các thủy vực nội địa khác.

Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

5

Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển thành một lĩnh vực sản xuất quy mô hàng hóa, phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

– Phát triển sản xuất giống hải sản chất lượng cao phục vụ nuôi biển.

– Phát triển sản xuất thức ăn công nghiệp thay thế sử dụng cá tạp trong nuôi biển.

– Phát triển các hệ thống, công nghệ nuôi các đối tượng nuôi trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Phát triển hệ thống bảo quản, vận chuyển các sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản trên biển để giảm thiểu thất thoát và tăng hiệu quả sản xuất.

– Xây dựng chính sách, tổ chức sản xuất, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nuôi biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

6

Đề án phát triển chế biến và thương mại thủy sản.

Đa dạng các sản phẩm chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

– Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chế biến thủy sản xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

– Nghiên cứu, dự báo, phát triển và mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực trong ngành thủy sản.

– Đầu tư chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, trong đó chú trọng đến đầu tư chế biến dược phẩm, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản.

– Rà soát cơ chế chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phát triển chế biến, thương mại thủy sản phù hợp với các định chế quốc tế.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cục Chế biến và

Phát triển thị trường nông sản đơn vị có liên quan

2021 –

2030

7

Đề án phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong ngành thủy sản.

Phát triển khoa học công nghệ hiện đại, hiệu quả theo hướng chủ động một số công nghệ nguồn; ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến. Áp dụng quản lý số dựa trên ứng dụng công nghệ mới (Bigdata), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (iCloud),… nhằm kiểm tra, giám sát và truy nguồn gốc sản phẩm thủy sản hiệu quả và bền vững.

– Nghiên cứu phát triển các giống loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu, giống tôm bố mẹ, giống nuôi biển.

– Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các công nghệ nuôi trồng thủy sản tiên tiến.

– Hợp tác, ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ nguyên liệu thủy sản.

– Nghiên cứu chủ động sản xuất thức ăn công nghiệp thay thế việc sử dụng cá tạp làm thức ăn trong nuôi thủy sản.

– Phát triển vacxin, phương pháp chuẩn đoán, phòng trị bệnh, giảm, thay thế sử dụng hóa chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

– ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng và giảm tốn thất sau thu hoạch.

– Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm trên đội tàu khai thác xa bờ, biển sâu và viễn dương.

– ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong các lĩnh vực thủy sản và quản lý thủy sản.

– Đề án nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản biển sâu (>200m).

– Xây dựng hệ thống phần mềm nhập liệu, quản lý dữ liệu online trên hệ thống internet thống nhất từ trung ương xuống địa phương, bảo đảm cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên, liên tục theo tháng, quý và theo năm phục vụ công các quản lý và hoạch định các chính sách phát triển thủy sản, giảm sự thống kê chồng chéo theo cách thống kê ghi sổ sách truyền thống hiện nay.

– Đầu tư hệ thống máy móc thiết bị tin học phục vụ lưu trữ và cập nhật dữ liệu số về thủy sản từ trung ương xuống địa phương.

– Hệ thống máy chủ, hệ thống GlS-Viễn thám giám sát hành trình, truy xuất nguồn gốc các dữ liệu số cần phải cụ thể đến tọa độ, đến sự di chuyển trong không gian, phục vụ công tác giám sát, kiểm tra và truy nguồn gốc dữ liệu thủy sản.

– Đào tạo, tập huấn cho cán bộ thống kê dữ liệu truyền chuyển đổi từ thống kê truyền thống sang thống kê dữ liệu số mới của ngành.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

8

Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản đáp ứng yêu cầu của ngành trong bối cảnh hội nhập.

– Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực thủy sản bao gồm: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến và thương mại thủy sản, đóng sửa tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá.

– Đào tạo cán bộ chất lượng cao cho các cơ sở giáo dục, nghiên cứu, cơ quan quản lý các cấp và doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

9

Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản đáp ứng yêu cầu của ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

– Rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

– Hoàn thiện hệ thống tổ chức Kiểm ngư từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

– Rà soát, bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, địa phương và đơn vị có liên

quan

2021 –

2030

10

Đề án phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ và các thủy vực nội địa gắn với du lịch sinh thái.

– Điều tra, đánh giá hiệu quả các mô hình đồng quản lý và đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã thực hiện theo các quy định mới của Luật Thủy sản 2017, bài học kinh nghiệm gồm:

+ Các mô hình đã được thực hiện với sự hỗ trợ của hợp phần Tăng cường quản lý khai thác thủy sản (SCAFI);

+ Các mô hình đã được thực hiện với sự hỗ trợ của dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD);

+ Các mô hình khác đang vận hành.

– Đề xuất sửa đổi, hoàn thiện chính sách liên quan đến đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

– Đề xuất các giải pháp hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với du lịch sinh thái.

Hỗ trợ các địa phương xây dựng thí điểm đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với du lịch sinh thái làm cơ sở để nhân rộng cả nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

11

Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.

Chủ động kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động sản xuất thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.

– Điều tra, đánh giá việc bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất thủy sản (khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và hậu cần dịch vụ).

– Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích).

– Kiểm kê, đánh giá nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

– Điều tra, đánh giá, kiểm soát nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản.

– Hướng dẫn, kiểm tra và xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản.

– Thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong sản xuất thủy sản.

– Xây dựng chính sách quy định pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất thủy sản.

– Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng đầu tư, duy trì phát triển nguồn tự nhiên thủy sản; chi trả dịch vụ hệ sinh thái thủy sản tạo nguồn tài chính bền vững cho hoạt động bảo vệ, duy trì, phát triển hệ sinh thái thủy sản.

– Truyền thông, giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

Thuộc tính văn bản
Quyết định 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 339/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 11/03/2021 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

________

Số: 339/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

_______________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững. Hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả.

2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội. Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.

3. Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đồng bộ; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; đổi mới thể chế và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tổ chức lại sản xuất.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Mục tiêu chung đến năm 2030

Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030

a) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 – 4,0%/năm.

b) Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn.

c) Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 – 16 tỷ USD.

d) Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước. Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông thôn mới.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

Thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng phát triển theo lĩnh vực

a) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

– Tập trung điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống các loài thủy sản, nguồn lợi hải sản biển sâu làm cơ sở bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.

– Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản theo hướng chuyển đổi số, làm cơ sở phục vụ công tác dự báo ngư trường, nguồn lợi.

– Thành lập mới, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu bảo tồn biển. Quan tâm bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của loài thủy sản. Phát triển bảo tồn biển gắn với du lịch sinh thái và nông thôn mới.

– Tổ chức quản lý, bảo vệ các khu vực thủy sản tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của các giống loài thủy sản.

– Thực hiện lưu giữ giống gốc, bảo tồn, khai thác hiệu quả nguồn gen; nghiên cứu sinh sản giống, ưu tiên thả bổ sung các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên.

– Ưu tiên nghiên cứu trồng, cấy san hô đảm bảo phục hồi các hệ sinh thái rạn san hô.

– Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

– Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực nước tự nhiên nội địa, hồ chứa, đầm phá vùng ven biển và vùng biển. Hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản được coi trọng, thực hiện thường xuyên trên cả nước và được xã hội hóa sâu rộng.

– Tăng cường thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối với các vùng biển ven bờ, vùng nước nội địa.

– Triển khai Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, huy động các nguồn lực tài chính cho bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

b) Khai thác thủy sản

– Phát triển khai thác hải sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần cường lực khai thác đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản.

– Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ và khai thác thủy sản nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trông thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí.

– Tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

– Xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, cơ cấu lao động chuyên ngành, kiêm nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, đặc điểm kinh tế – xã hội từng vùng. Phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản phù hợp.

– Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

– Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển khai thác thủy sản; hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn để hợp tác khai thác viễn dương. Củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.

– Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, hiện đại hóa tàu cá; giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đến năm 2030 dưới 10%; đảm bảo an toàn thực phẩm cho tàu cá, điều kiện sống và làm việc của thuyền viên phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

– Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro, thiên tai trên biển. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, tham gia hiệu quả công tác hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

c) Nuôi trồng thủy sản

– Tiếp tục phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng chủ lực và các loài thủy sản có giá trị kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Tận dụng tiềm năng mặt nước, phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa, các vùng xâm nhập mặn mới hình thành do biến đổi khí hậu không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp.

– Chủ động phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản chất lượng cao. Ưu tiên phát triển giống các đối tượng nuôi chủ lực, giá trị kinh tế cao, các loài mới có tiềm năng.

– Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp ở các vùng biển mở; tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

– Phát triển nuôi trồng vi tảo, rong biển phục vụ nhu cầu thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác (mỹ phẩm, dược phẩm, …). Nuôi trồng thủy sinh vật làm cảnh, giải trí, đồ mỹ nghệ, dược phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước.

– Phát triển nuôi các loài cá truyền thống, cá bản địa, cá nước lạnh,… ở vùng nông thôn, miền núi có điều kiện sinh thái phù hợp nhằm chủ động nguồn cung thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, đồng bào miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo.

– Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; các mô hình nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) để nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

– Nâng cao năng lực quản lý và sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, sản xuất giống, vật tư thủy sản, phòng trừ dịch bệnh, nuôi trồng thủy sản.

d) Chế biến và thương mại thủy sản

– Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản quy mô hàng hóa lớn, đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn dắt, thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản toàn cầu.

– Hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ngang tầm thế giới, sản xuất các sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Sản xuất, chế biến các sản phẩm thủy sản dựa trên nhu cầu và tín hiệu của thị trường.

– Áp dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng phục vụ các ngành thực phẩm và phi thực phẩm; đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ; tăng năng suất, chất lượng; đảm bảo an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ, an toàn môi trường và an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh; tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

– Chủ động hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư, nguồn lực và mở rộng thị trường xuất khẩu; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm chế biến cho thị trường nội địa.

– Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng thủy sản trong nước, mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu hợp pháp với sản lượng và chất lượng ổn định nhằm phát huy tối đa năng lực chế biến của Việt Nam.

– Giữ vững, phát triển thị phần thủy sản Việt Nam tại các thị trường trọng điểm (Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,…), không ngừng mở rộng thị phân tại các thị trường tiềm năng (Hàn Quốc, Trung Đông, Đông Âu, Nam Mỹ và Đông Nam Á,…). Củng cố và phát triển chế biến thủy sản nội địa, mở rộng thị trường trong nước trên cơ sở đa dạng hóa các sản phẩm, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam.

– Tổ chức sản xuất thủy sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm. Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản, nhất là các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao của Việt Nam. Hình thành hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước.

đ) Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

– Đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đầu tư xây dựng các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại các tuyến đảo, vùng biển xa. Xây dựng trạm cung cấp dịch vụ, hậu cần, sơ chế, bảo quản, trung chuyển sản phẩm trên các đảo. Tiếp tục tập trung đầu tư 5 trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang gắn với các ngư trường trọng điểm và trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ gắn với vùng nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long.

– Khuyến khích phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản trên biển, chợ đầu mối, chợ đấu giá thủy sản, các cơ sở chế biến, kho lạnh ngoại quan tại cảng biển, cửa khẩu biên giới.

– Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Củng cố, phát triển ngành cơ khí, đóng mới, sửa chữa tàu cá, ưu tiên sử dụng vật liệu mới trong đóng tàu cá. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ; thiết bị thông tin, các công cụ, thiết bị phục vụ nuôi trồng, chế biến và dịch vụ nghề cá.

– Áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa, chuyển đổi số nâng cao hiệu quả trong quản lý, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thủy sản.

2. Định hướng phát triển theo vùng

Định hướng chung cho phát triển thủy sản theo vùng:

– Tập trung nguồn lực củng cố, mở rộng, phát triển và thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từng vùng, nhất là khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển, trong rừng ngập mặn, các đầm phá, trên thượng nguồn và lưu vực của các dòng sông.

– Hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhà nước đẩy mạnh công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng ở vùng biển ven bờ và thủy vực nội địa.

– Xây dựng các làng cá (ven đô, cửa sông, lòng hồ, bãi ngang, hải đảo,…) gắn với du lịch và các ngành nghề khác đảm bảo sinh kế cho cộng đồng ngư dân.

– Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản; giảm mạnh các nghề xâm hại đến nguồn lợi thủy sản.

– Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thủy sản và khuyến ngư ở địa phương.

Định hướng cụ thể cho phát triển thủy sản theo từng vùng:

a) Vùng Đồng bằng sông Hồng

– Tiếp tục đổi mới cơ cấu nghề khai thác hải sản, phát triển hiệu quả các nghề khai thác hải sản vùng khơi gắn với các ngư trường vịnh Bắc Bộ và vùng tiếp giáp ngư trường quần đảo Hoàng Sa. Tổ chức hợp lý hóa các nghề khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ, gắn với phát triển du lịch sinh thái biển và nuôi trồng thủy sản trên biển. Đầu tư xây dựng hoàn thiện Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng đồng bộ trong hệ thống các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá hoạt động trong ngư trường vịnh Bắc Bộ, đóng sửa tàu cá.

– Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản thâm canh áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, năng suất cao, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Phát triển nuôi trồng thủy sản: Cá biển, nhuyễn thể, rong biển trên cơ sở sắp xếp, quản lý nuôi trồng thủy sản vùng ven bờ, gần bờ phù hợp với sức tải môi trường, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản ở các vùng biển ven các đảo. Duy trì, phát triển đa dạng nghề nuôi cá truyền thống nội đồng.

– Phát triển nuôi trồng thủy sản mục đích làm cảnh, giải trí ở các thành phố, khu đô thị, khu du lịch. Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, du lịch, tham quan.

– Rà soát, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm của các cơ sở chế biến thủy sản phù hợp với các vùng nguyên liệu các loài thủy đặc sản, đầu tư xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, xúc tiến thương mại sản phẩm thủy đặc sản; xây dựng các trung tâm logistics, các kho lạnh ngoại quan kết nối với các cảng biển, các thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

b) Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

– Phát triển hiệu quả khai thác hải sản vùng khơi, nhất là nghề câu cá ngừ đại dương, nghề vây, nghề chụp. Tổ chức lại khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác, lao động phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản; chuyển đổi nghề từ khai thác hải sản sang phát triển nuôi trồng hải sản trên biển, dịch vụ du lịch sinh thái biển.

– Tổ chức các mô hình kết hợp dân sự với quân đội, ngư dân với doanh nghiệp trong khai thác, nuôi trồng hải sản trên biển, đặc biệt trên các vùng quanh các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tổ chức hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu cần khai thác vùng khơi, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, các trạm dịch vụ hậu cần nghề cá trên các đảo.

– Phát triển nuôi trồng thủy sản: Cá biển, tôm hùm, nhuyễn thể, vi tảo, tảo và rong biển trên cơ sở sắp xếp, quản lý nuôi trồng thủy sản vùng ven bờ, gần bờ phù hợp với sức tải môi trường, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường; khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản ở vùng biển ven các hải đảo xa bờ phù hợp với đặc điểm tự nhiên biển miền Trung và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

– Phát triển nuôi trồng thủy sản làm cảnh, giải trí ở các thành phố, khu đô thị, khu du lịch. Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, tham quan, du lịch.

– Phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa tại khu vực trung du, miền núi, cung cấp nguồn thực phẩm tiêu thụ nội địa, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

– Khuyến khích các cơ sở chế biến thủy sản đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ đại dương, tôm hùm, nhuyễn thể,… nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu. Đầu tư khôi phục, nâng cao uy tín thương hiệu các sản phẩm nội địa truyền thống như nước mắm, khô mực, tôm chua,… Xây dựng, phát triển thương hiệu cá ngừ đại dương Việt Nam.

– Đầu tư nâng cấp phát triển Trung tâm nghề cá lớn Đà Nẵng gắn với ngư trường biển Đông và Hoàng Sa. Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa, đóng sửa tàu cá. Củng cố, đầu tư nâng cấp các Trung tâm sản xuất giống thủy sản tập trung tại các tỉnh Nam miền Trung trở thành trung tâm sản xuất tôm giống, giống nuôi biển của cả nước.

c) Vùng Đông Nam bộ

– Phát triển hiệu quả khai thác hải sản vùng khơi, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản. Tổ chức hợp lý các nghề khai thác thủy sản vùng lộng, vùng ven bờ và duy trì khai thác thủy sản nội địa.

– Phát triển nuôi trồng hải sản ven biển, ven đảo; nuôi thủy sản hiệu quả trên trên sông, các hồ chứa lớn nhằm tăng thu nhập cho người dân và cung cấp thực phẩm cho thị trường nội địa. Phát triển nuôi trồng thủy sinh vật cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch và xuất khẩu.

– Phát triển các cơ sở chế biến sâu, công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản xuất thực phẩm ăn liền phục vụ du lịch, thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các thành phố lớn và xuất khẩu. Đầu tư Trung tâm nghề cá lớn Bà Rịa – Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam bộ đồng bộ với các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, kết cấu hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá tại Vũng Tàu, Côn Đảo, các trung tâm logistics, kho ngoại quan trong vùng,…

d) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

– Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp; giảm số lượng tàu cá trên vùng biển Tây Nam bộ, đặc biệt là tàu lưới kéo. Đầu tư khoa học công nghệ, nâng cấp đội tàu khai thác, phát triển khai thác vùng khơi hiệu quả. Giảm số tàu cá khai thác vùng lộng và vùng ven bờ, chuyển một bộ phận lao động khai thác vùng lộng, vùng ven bờ sang hoạt động vùng khơi, dịch vụ nuôi trồng hải sản trên biển, du lịch sinh thái biển và các ngành kinh tế khác.

– Đầu tư Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ, đồng bộ với hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, cơ sở hạ tầng nghề cá trong vùng, nhất là trên các đảo. Đầu tư trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ gắn với vùng nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long.

– Tổ chức hợp lý các nghề khai thác thủy sản nội địa gắn với bảo vệ môi trường; bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

– Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trên các vùng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển nuôi trồng thủy sản trên cả ba vùng nước mặn, lợ, ngọt. Phát triển nuôi tôm nước lợ, cá tra theo mô hình công nghiệp, công nghệ hiện đại, siêu thâm canh, năng suất cao, sản lượng lớn. Đồng thời phát triển nuôi sinh thái, hữu cơ tại vùng rừng ngập mặn, trên ruộng lúa, ao, hồ. Phát triển nuôi trồng thủy đặc sản trên biển.

– Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp, tập đoàn chế biến xuất khẩu thủy sản có quy mô lớn, phát triển chuỗi đại lý phân phối, tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thị trường nội địa và quốc tế.

– Tổ chức sản xuất hiệu quả theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản, doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức tín dụng với nông dân, ngư dân khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản. Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản chủ lực: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra,…

đ) Vùng miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên

– Phát triển nuôi thủy sản trên hồ chứa, các thủy vực nội đồng, nuôi các loài thủy sản truyền thống và thủy đặc sản có giá trị kinh tế nhằm tạo sinh kế, góp phần xóa đói giảm nghèo và cung cấp thực phẩm cho người dân. Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các đối tượng thủy sản nước lạnh cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực. Phục hồi các hệ sinh thái, các loài thủy sản bản địa, đặc hữu.

– Huy động nguồn lực xã hội đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở sản xuất giống thủy sản, cung cấp tại chỗ giống thủy sản chất lượng cao, hạ giá thành, hỗ trợ hiệu quả người dân phát triển kinh tế hộ gia đình.

– Xây dựng, phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thủy sản đã qua chế biến và thủy sản tươi sống tại các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đầu tư hệ thống kho lạnh thương mại dịch vụ tại trung tâm các tỉnh và cửa khẩu để lưu trữ sản phẩm thương mại và phục vụ xuất khẩu.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phát triển kết cấu hạ tàng ngành thủy sản đồng bộ

– Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch ngành quốc gia, chương trình, đề án, dự án lĩnh vực thủy sản.

– Tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ, phù hợp quy hoạch, chương trình, đề án lĩnh vực thủy sản, đáp ứng tiêu chí, quy định của Luật Thủy sản, bao gồm: Trung tâm nghề cá lớn, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng nuôi trồng hải sản trên biển, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống nuôi biển; trung tâm giống thủy sản cấp quốc gia, cấp vùng; hoạt động khảo nghiệm kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản; khu bảo tồn biển; nghiên cứu, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; cơ sở đóng, sửa tàu cá, sản xuất ngư cụ; trung tâm logistics; hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

2. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là giải pháp then chốt, quan trọng, quyết định tăng năng suất, giảm giá thành, gia tăng giá trị khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Tập trung giải quyết những vấn đề sau:

– Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ vào sản xuất.

– Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong bảo quản gen, nhân giống thủy sản nhằm bảo tồn và phát triển các giống loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị khoa học, kinh tế cao; điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản.

– Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, dự báo ngư trường, nguồn lợi, giám sát hoạt động tàu cá; công nghệ khai thác; quản lý nuôi trồng thủy sản; cơ giới hóa, tự động hóa trong khai thác; bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản. ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử cho các sản phẩm thủy sản.

– Nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng trong hoạt động sản xuất thủy sản.

– Gia hóa, chọn giống các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra,…) đáp ứng nhu cầu giống có chất lượng cao, sạch bệnh cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất giống một số đối tượng nuôi đang còn phụ thuộc vào nguồn giống khai thác từ tự nhiên (tôm hùm, nhuyễn thể, cá biển,…).

– Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản có năng suất cao, chất lượng, tuần hoàn, tiết kiệm nước, năng lượng, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các hệ thống nuôi thâm canh, siêu thâm canh, nuôi hữu cơ, sinh thái.

– Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc, chế phẩm sinh học phục vụ công tác kiểm soát, khống chế dịch bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong chuẩn đoán, phòng trị bệnh; giảm, thay thế sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

– Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ rong, tảo và các loài thủy sản khác.

– Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng các phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất thủy sản.

3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

– Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật, đặc biệt đối với cán bộ chuyên sâu trong các lĩnh vực về thủy sản (ứng dụng công nghệ số, công nghệ sinh học trong quản lý thủy sản, khai thác nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, di truyền, chọn giống, dịch bệnh, dinh dưỡng, môi trường, công nghệ sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch,…).

– Đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại, phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn sâu, kỹ năng cao gồm: Nhân lực cho lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

– Đào tạo cán bộ quản lý thủy sản đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, có khả năng ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành. Đào tạo về quản trị doanh nghiệp, thương mại và phát triển thị trường cho các doanh nghiệp thủy sản.

– Thu hút nguồn lực quốc tế trong hợp tác, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thủy sản.

– Liên kết, kết nối giữa các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

– Đầu tư, nâng cao năng lực Viện Nghiên cứu Hải sản; các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, II, III; Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản; Khoa thủy sản – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản – Đại học Nha Trang; Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ; các Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật và Thủy sản,… trở thành các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành thủy sản chất lượng cao.

4. Các cơ chế, chính sách

Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách chủ yếu sau:

a) Chính sách về đất và mặt nước

Chính sách giao, cho thuê, thu hồi, trưng dụng đất, mặt nước, khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.

b) Chính sách tài chính và tín dụng

– Ngân sách nhà nước ưu tiên thực hiện đầu tư, hỗ trợ:

+ Phát triển cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ;

+ Giảm cường lực khai thác thủy sản để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản sang các ngành nghề khác; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản; tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển, tham gia bảo vệ quốc phòng an ninh chủ quyền biển, đảo;

+ Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản;

+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;

+ Hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản;

+ Hỗ trợ, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

– Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi thuế, phí đối với các hoạt động trong các lĩnh vực của ngành thủy sản nhằm tạo điều kiện phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia.

– Tín dụng đầu tư phát triển: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thủy sản được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên; người lao động và cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển.

c) Chính sách thương mại

– Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản và thiết lập hàng rào kỹ thuật phù hợp với quy định quốc tế nhằm bảo vệ sản xuất thủy sản trong nước.

– Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm thủy sản gắn với các chuỗi liên kết, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

– Khuyến khích đầu tư, xây dựng trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủy sản.

5. Thị trường, hội nhập quốc tế

a) Thị trường và xúc tiến thương mại

– Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tại các nước, khu vực đã và đang ký kết các Hiệp định thương mại tự do; phát triển mở rộng các thị trường trọng điểm và tiềm năng.

– Nâng cao năng lực trao đổi, tiếp cận thông tin thị trường, thương mại thủy sản cho doanh nghiệp, cán bộ quản lý và các bên có liên quan. Có chính sách chủ động tạo nguồn lực cho các Hiệp hội ngành hàng xây dựng, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

– Phát triển, mở rộng thị trường nội địa, đa dạng sản phẩm chế biến từ các đối tượng nuôi truyền thống, đối tượng mới; đặc biệt chú trọng giới thiệu, quảng bá, hướng dẫn tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tới các đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu tập trung dân cư.

– Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, ưu tiên cho những sản phẩm thủy sản chủ lực, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm thủy sản của các thị trường tiêu thụ.

– Xây dựng định hướng, kế hoạch xuất khẩu cụ thể đối với sản phẩm thủy sản tương ứng với từng thị trường mục tiêu, để có phương án tiếp cận phát triển phù hợp, đồng thời phân bổ nguồn lực hợp lý, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

– Thúc đẩy quá trình đàm phán mở cửa thị trường, tháo gỡ rào cản cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam tại các thị trường nhập khẩu.

b) Hội nhập quốc tế

– Rà soát các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất thủy sản phù hợp các quy định của Luật Thủy sản 2017, các Hiệp định thương mại tự do và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; triển khai thực hiện hiệu quả các Hiệp định, Thỏa thuận.

– Thiết lập, duy trì đường dây nóng với các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; ứng phó với biến đổi khí hậu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an toàn cho ngư dân khai thác trên biển.

– Phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh trong các lĩnh vực sản xuất trang thiết bị, ngư cụ, thức ăn, giống, nuôi trồng thủy sản với các nước trong khu vực và quốc tế. Hợp tác với các tổ chức quản lý nghề cá khu vực, thăm dò khai thác nguồn lợi thủy sản vùng biển sâu, hợp tác khai thác viễn dương.

– Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ có trình độ cao cho ngành thủy sản, trong ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, lai tạo giống mới, công nghệ nuôi biển, nuôi công nghiệp, sản xuất thức ăn thủy sản, chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh cho thủy sản, xử lý chất thải, cải tạo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh.

6. Nâng cao năng lực chế biến thủy sản

– Đổi mới thiết bị, công nghệ, đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng chương trình quản lý chất lượng, công nghệ thông tin. Phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm giá trị cao, có hoạt tính sinh học từ nguyên liệu thủy sản và phụ phẩm thủy sản.

– Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định trong nước và quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.

– Nâng cao tỷ trọng sản phẩm chế biến có chất lượng, sức cạnh tranh cao phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình phát triển sản phẩm thủy đặc sản, truyền thống, theo chuỗi liên kết, gắn với hoàn thiện công nghệ, nâng cấp chất lượng, an toàn thực phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, thực hiện đăng ký nhãn hiệu gắn với tên địa danh.

– Xây dựng được một số thương hiệu cho nhóm sản phẩm thủy sản Việt Nam như: Tôm nước lợ, cá da trơn, cá ngừ, nhuyễn thể,…

– Hình thành một số tập đoàn, khu công nghiệp chế biến thủy sản lớn gắn với vùng nguyên liệu. Tổ chức xây dựng hệ thống logistics kết nối chặt chẽ giữa người sản xuất, thu gom, chế biến với nhà phân phối thủy sản.

– Mở rộng thị trường nhập khẩu nguyên liệu hợp pháp, ổn định về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

7. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường

– Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông dân, ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản,…

– Triển khai có hiệu quả việc xây dựng bản đồ dịch tễ nhằm kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm và dịch bệnh trên thủy sản, chủ động khoanh vùng và dập dịch bệnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Duy trì, giữ vững diện tích, tối ưu sức sản xuất các vùng nuôi sinh thái, phát triển diện tích, đối tượng nuôi trồng thủy sản hữu cơ.

– Áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất thủy sản. Có biện pháp quản lý, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế các phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất thủy sản.

– Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của pháp luật.

– Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

8. Tổ chức sản xuất

– Tổ chức liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm, tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa các doanh nghiệp, người sản xuất, dịch vụ vật tư đầu vào và các doanh nghiệp chế biến thủy sản nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản.

– Tổ chức các mô hình sản xuất theo đặc thù từng lĩnh vực trên từng khu vực, từng vùng, miền. Phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, đồng quản lý, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với doanh nghiệp và người khai thác, nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp, công nghệ cao sản xuất thủy sản hàng hóa lớn.

– Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng rộng rãi sản xuất an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, cấp mã số vùng nuôi, gắn với việc truy xuất nguồn gốc, điều kiện an toàn thực phẩm và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP).

– Liên kết với các ngành kinh tế khác đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các ngành kinh tế trong việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực.

– Giảm số lượng tàu cá và sản lượng khai thác thủy sản để phục hồi nguồn lợi thủy sản. Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thủy sản. Tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với doanh nghiệp và ngư dân. Tổ chức tốt thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, bảo đảm an toàn đi biển, tổ chức ứng cứu kịp thời khi có rủi ro. Giao quyền quản lý, sử dụng vùng nước ven biển cho các tổ chức cộng đồng ngư dân thực hiện đồng quản lý, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.

– Tổ chức bảo tồn, khai thác nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi trồng thủy sản gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích với phát triển các ngành kinh tế khác như du lịch, năng lượng, giao thông và phát triển đô thị, công nghiệp,… trong quy hoạch không gian biển, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng và địa phương.

9. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

– Hoàn thiện hệ thống bộ máy tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản, hệ thống tổ chức Kiểm ngư từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo thực thi pháp luật thủy sản hiệu quả; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển, đảo.

– ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý hành chính và quản lý các lĩnh vực sản xuất thủy sản đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xu thế phát triển ngành thủy sản trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

– Thực hiện phân cấp và phối hợp giữa chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương thống nhất theo hệ thống.

– Kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

– Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thủy sản. Tập trung xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngành, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản.

– Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm soát, giám sát: Quản lý tàu cá, lao động khai thác thủy sản, hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản; hoạt động của tàu cá, các quy định về ngư cụ, phân vùng khai thác, khu vực cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn; kiểm soát các giống, loài thủy sản ngoại lai xâm hại, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản làm cảnh; chú trọng quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản; kiểm soát chất lượng thủy sản theo chuỗi sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc.

– Kiểm soát tốt các nguồn thải từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến thủy sản, đặc biệt các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định hiện hành.

– Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện sản xuất, kinh doanh thủy sản làm cơ sở quản lý và xã hội hóa một số khâu trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản.

– Tổ chức thực hiện truyền thông, cung cấp thông tin, tài liệu kỹ thuật về tiến bộ khoa học kỹ thuật; tính hợp pháp, an toàn trong nuôi trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của truyền thông quốc tế về sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

V. CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN

1. Đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá.

2. Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

3. Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững.

4. Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản.

5. Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

6. Đề án phát triển chế biến và thương mại thủy sản.

7. Đề án phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong ngành thủy sản.

8. Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản.

9. Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản.

10. Đề án phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

11. Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.

(Chi tiết tại phụ lục đính kèm)

VI. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; ưu tiên đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ, nâng cao năng lực quản lý ngành và đào tạo nguồn nhân lực.

2. Nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.

3. Nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA.

4. Nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất kinh doanh lĩnh vực thủy sản, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện Chiến lược; xây dựng các chính sách, chương trình, đề án, dự án ưu tiên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và 05 năm; đề xuất, kiến nghị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Chiến lược phù hợp với điều kiện thực tiễn.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoàn thiện các chính sách về đầu tư, tài chính, tín dụng để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung của Chiến lược.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch, tổ chức hội đồng thẩm định tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và công bố theo quy định; triển khai các giải pháp tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển thủy sản theo định hướng của Chiến lược.

4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy, phát triển, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, giải quyết rào cản thương mại cho sản phẩm thủy sản.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất cho thủy sản, đặc biệt là nuôi biển và chính sách về đất đai cho tổ chức, cá nhân thuê phát triển thủy sản, xây dựng cơ sở chế biến thủy sản và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong sản xuất thủy sản.

6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho ngư dân và chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho cộng đồng ngư dân thuộc diện chuyển đổi hoặc có nhu cầu chuyển đổi sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thuận lợi hơn.

7. Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trong việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn và các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ được giao.

8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

9. Các Hội, Hiệp hội ngành hàng trong ngành thủy sản phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, giáo dục, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp, ngư dân các quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế, bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm; tham gia xây dựng và phản biện các định hướng chiến lược, giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển thủy sản; tham gia xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản, hoạt động xúc tiến thương mại, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ; tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp và ngư dân; tham gia đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, tập huấn cho ngư dân phát triển sinh kế, chuyển đổi nghề phù hợp; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, tổ chức sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị, có trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng Quốc hội;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ;

– Lưu: VT, NN (2).

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

Phụ lục

CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

(Kèm theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

_________________________

TT

Chương trình, đề án ưu tiên

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá.

Đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản đáp ứng chuỗi cung ứng thủy sản.

– Đầu tư 5 trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang và trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ.

– Đầu tư nâng cấp các cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy hoạch. Tăng cường cơ giới hóa khâu bốc xếp tại cảng cá.

– Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống, khu nuôi trông thủy sản công nghiệp tập trung và cơ sở hạ tầng nuôi trồng trên biển.

– Đầu tư, xây dựng hệ thống kho lạnh.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin thống kê ngành thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành, các địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

2

Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, các loài thủy sản có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học; gắn với quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản nhằm phát triển khai thác thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật của Việt Nam.

– Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 05 năm; điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm; điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề.

– Mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, phục hồi các hệ sinh thái biển, thả rạn nhân tạo, thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

– Đầu tư đóng mới (hoặc mua) tàu điều tra, nghiên cứu nguồn lợi hải sản.

– Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản.

– Thực hiện lưu giữ giống gốc, bảo tồn, khai thác hiệu quả nguồn gen các loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có giá trị kinh tế, các loài nguy cấp, quý hiếm.

– Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản.

– Giao quyền quản lý, bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng.

– Triển khai Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

3

Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững.

Khai thác hải sản hiệu quả, bền vững, trách nhiệm phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi thủy sản, loại nghề, ngư trường, đa dạng sinh học, môi trường, biến đổi khí hậu góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

– Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển. Xây dựng cơ cấu tàu cá, cơ cấu nghề phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản, các ngư trường.

– Hỗ trợ, chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản vùng ven bờ, các nghề khai thác xâm hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Cấm, hạn chế khai thác có thời hạn đối với các nghề có mức độ xâm hại cao.

– Bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển.

– Đầu tư, nâng cấp hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá trên biển.

– Điều tra, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hiệu quả.

– Nâng cao giá trị hải sản khai thác.

– Điều tra, đánh giá đời sống cộng đồng ngư dân, xây dựng giải pháp nhằm nâng cao đời sống gắn với xây dựng nông thôn mới các xã vùng ven biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

4

Chương trình quốc gia phát triển nuôi

trồng thủy sản.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững, trách nhiệm.

– Điều tra, khảo sát, đánh giá và xác định các khu vực biển có tiềm năng nuôi biển làm cơ sở cho việc quy hoạch và lồng ghép vào quy hoạch không gian biển chung cho phát triển nuôi biển.

– Phát triển nuôi trồng hải sản trên biển.

– Phát triển nuôi trồng thủy đặc sản nội địa.

– Phát triển nuôi cá nước lạnh.

– Phát triển thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

– Phát triển nuôi trồng công nghệ cao các đối tượng chủ lực phục vụ xuất khẩu.

– Phát triển giống và nuôi các đối tượng mới có tiềm năng cho nhu cầu trong nước và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu.

– Phát triển nuôi trồng thủy sinh vật cảnh đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

– Xây dựng các mô hình nuôi thủy sản hữu cơ phù hợp cho các vùng sinh thái tạo sản phẩm chất lượng cao (nuôi luân canh với trồng lúa và nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn).

– Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nuôi biển, hồ chứa và các thủy vực nội địa khác.

Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

5

Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển thành một lĩnh vực sản xuất quy mô hàng hóa, phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

– Phát triển sản xuất giống hải sản chất lượng cao phục vụ nuôi biển.

– Phát triển sản xuất thức ăn công nghiệp thay thế sử dụng cá tạp trong nuôi biển.

– Phát triển các hệ thống, công nghệ nuôi các đối tượng nuôi trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Phát triển hệ thống bảo quản, vận chuyển các sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản trên biển để giảm thiểu thất thoát và tăng hiệu quả sản xuất.

– Xây dựng chính sách, tổ chức sản xuất, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nuôi biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

6

Đề án phát triển chế biến và thương mại thủy sản.

Đa dạng các sản phẩm chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

– Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chế biến thủy sản xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

– Nghiên cứu, dự báo, phát triển và mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực trong ngành thủy sản.

– Đầu tư chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, trong đó chú trọng đến đầu tư chế biến dược phẩm, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản.

– Rà soát cơ chế chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phát triển chế biến, thương mại thủy sản phù hợp với các định chế quốc tế.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cục Chế biến và

Phát triển thị trường nông sản đơn vị có liên quan

2021 –

2030

7

Đề án phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong ngành thủy sản.

Phát triển khoa học công nghệ hiện đại, hiệu quả theo hướng chủ động một số công nghệ nguồn; ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến. Áp dụng quản lý số dựa trên ứng dụng công nghệ mới (Bigdata), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (iCloud),… nhằm kiểm tra, giám sát và truy nguồn gốc sản phẩm thủy sản hiệu quả và bền vững.

– Nghiên cứu phát triển các giống loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu, giống tôm bố mẹ, giống nuôi biển.

– Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các công nghệ nuôi trồng thủy sản tiên tiến.

– Hợp tác, ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ nguyên liệu thủy sản.

– Nghiên cứu chủ động sản xuất thức ăn công nghiệp thay thế việc sử dụng cá tạp làm thức ăn trong nuôi thủy sản.

– Phát triển vacxin, phương pháp chuẩn đoán, phòng trị bệnh, giảm, thay thế sử dụng hóa chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

– ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng và giảm tốn thất sau thu hoạch.

– Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm trên đội tàu khai thác xa bờ, biển sâu và viễn dương.

– ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong các lĩnh vực thủy sản và quản lý thủy sản.

– Đề án nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản biển sâu (>200m).

– Xây dựng hệ thống phần mềm nhập liệu, quản lý dữ liệu online trên hệ thống internet thống nhất từ trung ương xuống địa phương, bảo đảm cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên, liên tục theo tháng, quý và theo năm phục vụ công các quản lý và hoạch định các chính sách phát triển thủy sản, giảm sự thống kê chồng chéo theo cách thống kê ghi sổ sách truyền thống hiện nay.

– Đầu tư hệ thống máy móc thiết bị tin học phục vụ lưu trữ và cập nhật dữ liệu số về thủy sản từ trung ương xuống địa phương.

– Hệ thống máy chủ, hệ thống GlS-Viễn thám giám sát hành trình, truy xuất nguồn gốc các dữ liệu số cần phải cụ thể đến tọa độ, đến sự di chuyển trong không gian, phục vụ công tác giám sát, kiểm tra và truy nguồn gốc dữ liệu thủy sản.

– Đào tạo, tập huấn cho cán bộ thống kê dữ liệu truyền chuyển đổi từ thống kê truyền thống sang thống kê dữ liệu số mới của ngành.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

8

Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản đáp ứng yêu cầu của ngành trong bối cảnh hội nhập.

– Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực thủy sản bao gồm: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến và thương mại thủy sản, đóng sửa tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá.

– Đào tạo cán bộ chất lượng cao cho các cơ sở giáo dục, nghiên cứu, cơ quan quản lý các cấp và doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

9

Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản đáp ứng yêu cầu của ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

– Rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

– Hoàn thiện hệ thống tổ chức Kiểm ngư từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

– Rà soát, bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, địa phương và đơn vị có liên

quan

2021 –

2030

10

Đề án phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ và các thủy vực nội địa gắn với du lịch sinh thái.

– Điều tra, đánh giá hiệu quả các mô hình đồng quản lý và đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã thực hiện theo các quy định mới của Luật Thủy sản 2017, bài học kinh nghiệm gồm:

+ Các mô hình đã được thực hiện với sự hỗ trợ của hợp phần Tăng cường quản lý khai thác thủy sản (SCAFI);

+ Các mô hình đã được thực hiện với sự hỗ trợ của dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD);

+ Các mô hình khác đang vận hành.

– Đề xuất sửa đổi, hoàn thiện chính sách liên quan đến đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

– Đề xuất các giải pháp hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với du lịch sinh thái.

Hỗ trợ các địa phương xây dựng thí điểm đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với du lịch sinh thái làm cơ sở để nhân rộng cả nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

11

Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.

Chủ động kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động sản xuất thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.

– Điều tra, đánh giá việc bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất thủy sản (khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và hậu cần dịch vụ).

– Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích).

– Kiểm kê, đánh giá nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

– Điều tra, đánh giá, kiểm soát nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản.

– Hướng dẫn, kiểm tra và xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản.

– Thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong sản xuất thủy sản.

– Xây dựng chính sách quy định pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất thủy sản.

– Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng đầu tư, duy trì phát triển nguồn tự nhiên thủy sản; chi trả dịch vụ hệ sinh thái thủy sản tạo nguồn tài chính bền vững cho hoạt động bảo vệ, duy trì, phát triển hệ sinh thái thủy sản.

– Truyền thông, giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 –

2030

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 339/QĐ-TTg 2021 Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2030”