Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 195/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban quốc gia về APEC 2006

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 195/2005/QĐ-TTG
NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM 2005 VỀ VIỆC THÀNH LẬP
UỶ BAN QUỐC GIA VỀ APEC 2006

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC lần thứ 14 tổ chức tại Mê-hi-cô tháng 11 năm 2002;

Để chuẩn bị tổ chức các hội nghị và hoạt động của Năm APEC 2006 tại Việt Nam;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Uỷ ban Quốc gia chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và các hội nghị liên quan; các hoạt động bên lề (từ cấp thấp đến cấp cao), dưới đây gọi tắt là Uỷ ban Quốc gia về APEC 2006.

Điều 2. Uỷ ban Quốc gia về APEC 2006 do Phó Thủ tướng Vũ Khoan làm Chủ tịch; các Phó Chủ tịch là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển và các ủy viên Uỷ ban là các đồng chí có tên dưới đây:

1. Đ/c Nguyễn Văn Chiền, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước,

2. Đ/c Nguyễn Công Sự, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

3. Đ/c Vũ Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao,

4. Đ/cLê Thị Băng Tâm, Thứ trưởng Bộ Tài chính,

5. Đ/c Nguyễn Bích Đạt, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

6. Đ/c Nguyễn Huy Hiệu, Thứtrưởng Bộ Quốc phòng,

7. Đ/c Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng Bộ Công an,

8. Đ/c Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ Thương mại,

9. Đ/c Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin,

10. Đ/c Trần Đức Lai, Thứ trưởng Bộ Bưu chính, viễn thông,

11. Đ/c Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

12. Đ/c Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp,

13. Đ/c Trần Văn Nhung, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

14. Đ/c Trần Doãn Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

15. Đ/c Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

16. Đ/c Lê Ngọc Trọng, Thứ trưởng Bộ Y tế,

17. Đ/c Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

18. Đ/c Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp,

19. Đ/c Lương Lê Phương, Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản,

20. Đ/c Nguyễn Lương Trào, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

21. Đ/c Phạm Từ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,

22. Đ/c Hà Thị Khiết, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ,

23. Đ/c Nguyễn Hoà Bình, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

24. Đ/c Trần Quốc Trượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ,

25. Đ/c Đoàn Văn Thái, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,

26. Đ/c Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,

27. Đ/c Vũ Văn Ninh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội,

28. Đ/c Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài danh sách trên còn có các ủy viên là lãnh đạo các Bộ, cơ quan, địa phương nơi diễn ra các hội nghị, hoạt động của APEC, do Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về APEC chỉ định sau khi quyết định địa điểm diễn ra các hoạt động liên quan đến APEC 2006.

Điều 3. Uỷ ban Quốc gia về APEC 2006 có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, điều hành, đôn đốc và phối hợp hoạt động của tất cả các Bộ, ngành, địa phương nơi diễn ra các hoạt động, các hội nghị APEC 2006 tại Việt Nam.

Điều 4. Uỷ ban Quốc gia về APEC 2006 gồm 5 Tiểu ban:

– Tiểu ban Nội dung: do Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại đồng chủ trì; các cơ quan thành viên là Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, cơ quan liên quan đến quá trình chuẩn bị tài liệu, xây dựng văn kiện.

– Tiểu ban Vật chất – Hậu cần: do Văn phòng Chính phủ chủ trì; thành viên là các cơ quan: Tài chính, Ngoại giao, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tổng cục Du lịch, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các địa phương Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

– Tiểu ban An ninh: do Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và Uỷ ban nhân dân các địa phương nơi diễn ra các hoạt động APEC 2006.

– Tiểu ban Tuyên truyền – Văn hoá: do Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ Ngoại giao đồng chủ trì; thành viên gồm các cơ quan: Bộ Bưu chính, viễn thông, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Uỷ ban nhân dân các địa phương liên quan và Văn phòng Chủ tịch nước.

– Tiểu ban Lễ tân: do Bộ Ngoại giao chủ trì và thành viên gồm các cơ quan: Bé Công an, Bé Văn hoá – Thông tin, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các địa phương liên quan.

Các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì, đồng chủ trì các Tiểu ban nêu trên khẩn trương soạn thảo quyết định thành lập các Tiểu ban, nội dung Quyõt định nêu rõ thành phần cơ quan tham gia, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, chế độ công tác, cơ chế phối hợp… trình Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia xem xét, quyết định vào trung tuần tháng 8 năm 2005.

Điều 5. Bộ phận thường trực giúp việc cho Uỷ ban Quốc gia về APEC 2006 là Ban Thư ký APEC 2006 đặt tại Bộ Ngoại giao và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban.

Ban Thư ký APEC có các nhiệm vụ:

– Giúp Uỷ ban Quốc gia lập kế hoạch, chương trình công tác, chỉ đạo thực hiện các công việc có liên quan đến quá trình chuẩn bị cho các hội nghị; các hoạt động của năm APEC 2006; điều hoà và phối hợp hoạt động của các Tiểu ban; đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện; chuẩn bị và xây dựng các dự thảo văn kiện, chương trình nghị sự…

– Là cơ quan đầu mối đối ngoại của Việt Nam với Ban Thư ký APEC và các nền kinh tế thành viên.

– Trưởng Ban Thư ký APEC 2006 là một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đồng thời là Chủ tịch SOM (SOM Chair); bộ máy giúp việc Trưởng Ban Thư ký là cán bộ, chuyên viên của Bộ Ngoại giao và do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định. Ngoài ra, còn có cán bộ, chuyên viên của Bộ Thương mại và các Bộ, cơ quan liên quan biệt phái làm việc tại Ban Thư ký theo đề nghị của Trưởng ban Thư ký APEC.

– Trưởng SOM APEC của Việt Nam (SOM Leader) là một cán bộ cấp Vụ của Bộ Thương mại do Bộ trưởng Bộ Thương mại chỉ định.

– Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trao đổi với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan về việc cử cán bộ, chuyên viên biệt phái làm việc tại Ban Thư ký APEC. Trưởng Ban Thư ký chịu trách nhiệm phân công, sắp xếp công việc hợp lý cho cán bộ biệt phái và phân chia thành các nhóm chuyên đề (Task Force). Trưởng nhóm Task Force là các cán bộ có chuyên môn của các Bộ, ngành (gồm cả Bộ Ngoại giao) và chịu sự phân công của Trưởng Ban Thư ký.

– Giao Bộ Ngoại giao chủ trì, cùng với Bộ Thương mại soạn thảo Quy chế làm việc cụ thể của Uỷ ban Quèc gia về APEC 2006, bao gồm cả mối quan hệ công tác giữa Chủ tịch SOM và Trưởng SOM, trình Chủ tịch Uỷ banxem xét, quyết định vào trung tuần tháng 8 năm 2005.

Điều 6. Uỷ ban Quốc gia về APEC 2006 tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ tổ chức Năm APEC 2006 tại Việt Nam.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các đồng chí có tên nêu tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 195/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban quốc gia về APEC 2006
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 195/2005/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 05/08/2005 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Ngoại giao , Cơ cấu tổ chức
Tóm tắt văn bản

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 195/2005/QĐ-TTG
NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM 2005 VỀ VIỆC THÀNH LẬP
UỶ BAN QUỐC GIA VỀ APEC 2006

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC lần thứ 14 tổ chức tại Mê-hi-cô tháng 11 năm 2002;

Để chuẩn bị tổ chức các hội nghị và hoạt động của Năm APEC 2006 tại Việt Nam;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Uỷ ban Quốc gia chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và các hội nghị liên quan; các hoạt động bên lề (từ cấp thấp đến cấp cao), dưới đây gọi tắt là Uỷ ban Quốc gia về APEC 2006.

Điều 2. Uỷ ban Quốc gia về APEC 2006 do Phó Thủ tướng Vũ Khoan làm Chủ tịch; các Phó Chủ tịch là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển và các ủy viên Uỷ ban là các đồng chí có tên dưới đây:

1. Đ/c Nguyễn Văn Chiền, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước,

2. Đ/c Nguyễn Công Sự, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

3. Đ/c Vũ Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao,

4. Đ/cLê Thị Băng Tâm, Thứ trưởng Bộ Tài chính,

5. Đ/c Nguyễn Bích Đạt, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

6. Đ/c Nguyễn Huy Hiệu, Thứtrưởng Bộ Quốc phòng,

7. Đ/c Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng Bộ Công an,

8. Đ/c Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ Thương mại,

9. Đ/c Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin,

10. Đ/c Trần Đức Lai, Thứ trưởng Bộ Bưu chính, viễn thông,

11. Đ/c Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

12. Đ/c Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp,

13. Đ/c Trần Văn Nhung, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

14. Đ/c Trần Doãn Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

15. Đ/c Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

16. Đ/c Lê Ngọc Trọng, Thứ trưởng Bộ Y tế,

17. Đ/c Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

18. Đ/c Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp,

19. Đ/c Lương Lê Phương, Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản,

20. Đ/c Nguyễn Lương Trào, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

21. Đ/c Phạm Từ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,

22. Đ/c Hà Thị Khiết, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ,

23. Đ/c Nguyễn Hoà Bình, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

24. Đ/c Trần Quốc Trượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ,

25. Đ/c Đoàn Văn Thái, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,

26. Đ/c Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,

27. Đ/c Vũ Văn Ninh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội,

28. Đ/c Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài danh sách trên còn có các ủy viên là lãnh đạo các Bộ, cơ quan, địa phương nơi diễn ra các hội nghị, hoạt động của APEC, do Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về APEC chỉ định sau khi quyết định địa điểm diễn ra các hoạt động liên quan đến APEC 2006.

Điều 3. Uỷ ban Quốc gia về APEC 2006 có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, điều hành, đôn đốc và phối hợp hoạt động của tất cả các Bộ, ngành, địa phương nơi diễn ra các hoạt động, các hội nghị APEC 2006 tại Việt Nam.

Điều 4. Uỷ ban Quốc gia về APEC 2006 gồm 5 Tiểu ban:

– Tiểu ban Nội dung: do Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại đồng chủ trì; các cơ quan thành viên là Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, cơ quan liên quan đến quá trình chuẩn bị tài liệu, xây dựng văn kiện.

– Tiểu ban Vật chất – Hậu cần: do Văn phòng Chính phủ chủ trì; thành viên là các cơ quan: Tài chính, Ngoại giao, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tổng cục Du lịch, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các địa phương Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

– Tiểu ban An ninh: do Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và Uỷ ban nhân dân các địa phương nơi diễn ra các hoạt động APEC 2006.

– Tiểu ban Tuyên truyền – Văn hoá: do Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ Ngoại giao đồng chủ trì; thành viên gồm các cơ quan: Bộ Bưu chính, viễn thông, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Uỷ ban nhân dân các địa phương liên quan và Văn phòng Chủ tịch nước.

– Tiểu ban Lễ tân: do Bộ Ngoại giao chủ trì và thành viên gồm các cơ quan: Bé Công an, Bé Văn hoá – Thông tin, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các địa phương liên quan.

Các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì, đồng chủ trì các Tiểu ban nêu trên khẩn trương soạn thảo quyết định thành lập các Tiểu ban, nội dung Quyõt định nêu rõ thành phần cơ quan tham gia, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, chế độ công tác, cơ chế phối hợp… trình Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia xem xét, quyết định vào trung tuần tháng 8 năm 2005.

Điều 5. Bộ phận thường trực giúp việc cho Uỷ ban Quốc gia về APEC 2006 là Ban Thư ký APEC 2006 đặt tại Bộ Ngoại giao và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban.

Ban Thư ký APEC có các nhiệm vụ:

– Giúp Uỷ ban Quốc gia lập kế hoạch, chương trình công tác, chỉ đạo thực hiện các công việc có liên quan đến quá trình chuẩn bị cho các hội nghị; các hoạt động của năm APEC 2006; điều hoà và phối hợp hoạt động của các Tiểu ban; đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện; chuẩn bị và xây dựng các dự thảo văn kiện, chương trình nghị sự…

– Là cơ quan đầu mối đối ngoại của Việt Nam với Ban Thư ký APEC và các nền kinh tế thành viên.

– Trưởng Ban Thư ký APEC 2006 là một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đồng thời là Chủ tịch SOM (SOM Chair); bộ máy giúp việc Trưởng Ban Thư ký là cán bộ, chuyên viên của Bộ Ngoại giao và do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định. Ngoài ra, còn có cán bộ, chuyên viên của Bộ Thương mại và các Bộ, cơ quan liên quan biệt phái làm việc tại Ban Thư ký theo đề nghị của Trưởng ban Thư ký APEC.

– Trưởng SOM APEC của Việt Nam (SOM Leader) là một cán bộ cấp Vụ của Bộ Thương mại do Bộ trưởng Bộ Thương mại chỉ định.

– Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trao đổi với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan về việc cử cán bộ, chuyên viên biệt phái làm việc tại Ban Thư ký APEC. Trưởng Ban Thư ký chịu trách nhiệm phân công, sắp xếp công việc hợp lý cho cán bộ biệt phái và phân chia thành các nhóm chuyên đề (Task Force). Trưởng nhóm Task Force là các cán bộ có chuyên môn của các Bộ, ngành (gồm cả Bộ Ngoại giao) và chịu sự phân công của Trưởng Ban Thư ký.

– Giao Bộ Ngoại giao chủ trì, cùng với Bộ Thương mại soạn thảo Quy chế làm việc cụ thể của Uỷ ban Quèc gia về APEC 2006, bao gồm cả mối quan hệ công tác giữa Chủ tịch SOM và Trưởng SOM, trình Chủ tịch Uỷ banxem xét, quyết định vào trung tuần tháng 8 năm 2005.

Điều 6. Uỷ ban Quốc gia về APEC 2006 tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ tổ chức Năm APEC 2006 tại Việt Nam.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các đồng chí có tên nêu tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 195/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban quốc gia về APEC 2006”