Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị quyết 407a/2017/UBTVQH14 thí điểm chế độ với công chức Viện Nghiên cứu lập pháp

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
——-
Nghị quyết số: 407a/2017/UBTVQH14
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2017
NGHỊ QUYẾT
THÍ ĐIỂM THỰC HIỆN MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
——————–
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 1050/2015/UBTVQH13 ngày 09 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Chế độ chi
Thực hiện chế độ khoán chi phục vụ hoạt động của Quốc hội; chế độ chi may lễ phục, trang phục của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp (không áp dụng đối với đại biểu Quốc hội làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp), cụ thể như sau:
1. Chế độ khoán chi phục vụ hoạt động của Quốc hội
a) Người hưởng lương chức danh hoặc người có hệ số phụ cấp chức vụ trên 1.0 được khoán theo mức 5.000.000 đồng/người/tháng;
b) Người giữ chức danh lãnh đạo cấp vụ, nghiên cứu viên cao cấp, chuyên viên cao cấp và tương đương: 4.000.000 đồng/người/tháng;
c) Người giữ chức danh lãnh đạo cấp phòng, nghiên cứu viên chính, chuyên viên chính và tương đương: 3.500.000 đồng/người/tháng;
d) Các đối tượng là công chức, viên chức không thuộc các trường hợp nêu tại điểm a, b và c khoản này, nghiên cứu viên, chuyên viên và tương đương: 2.800.000 đồng/người/tháng;
đ) Các đối tượng còn lại (nhân viên phục vụ, lao động hợp đồng): 2.000.000 đồng/người/tháng.
e) Công chức, viên chức, người lao động đi học trong nước, ngoài nước có thời gian tập trung liên tục từ 01 tháng trở lên thì thời gian đi học không thực hiện khoán chi tại Nghị quyết này. Các trường hợp đi học theo đợt, định kỳ ngắn hạn có thời gian tập trung liên tục từ 16 ngày đến dưới 30 ngày (hoặc có thời gian làm việc ít hơn 50% số ngày làm việc của tháng) được hưởng 50% các mức trên;
g) Không áp dụng chi bồi dưỡng họp cho các đối tượng nêu tại điểm a, b c, d, đ, e của khoản này, trừ các cuộc họp của Hội đồng khoa học sử dụng kinh phí khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ.
2. Chế độ chi may lễ phục, trang phục
Công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp được cấp tiền may 01 bộ lễ phục với mức chi cao nhất không quá 5.000.000 đồng/bộ, áp dụng trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14.
3. Việc hỗ trợ kinh phí xây dựng luật, pháp lệnh cho Viện Nghiên cứu lập pháp thực hiện theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ (nếu có).
Điều 2. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với công chức, viên chức, người lao động quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này thuộc kinh phí hoạt động thường xuyên của Viện Nghiên cứu lập pháp do ngân sách nhà nước cấp trong kinh phí hoạt động của Quốc hội theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
2. Viện Nghiên cứu lập pháp có nhiệm vụ xây dựng Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập về cơ chế tài chính để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định để thực hiện cho giai đoạn sau năm 2018 theo quy định của pháp luật.
3. Viện Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH

Nguyễn Thị Kim Ngân

Thuộc tính văn bản
Nghị quyết 407a/2017/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm thực hiện một số chế độ áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 407a/2017/UBTVQH14 Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 11/07/2017 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương , Cán bộ-Công chức-Viên chức
Tóm tắt văn bản

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
——-
Nghị quyết số: 407a/2017/UBTVQH14
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2017
NGHỊ QUYẾT
THÍ ĐIỂM THỰC HIỆN MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
——————–
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 1050/2015/UBTVQH13 ngày 09 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Chế độ chi
Thực hiện chế độ khoán chi phục vụ hoạt động của Quốc hội; chế độ chi may lễ phục, trang phục của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp (không áp dụng đối với đại biểu Quốc hội làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp), cụ thể như sau:
1. Chế độ khoán chi phục vụ hoạt động của Quốc hội
a) Người hưởng lương chức danh hoặc người có hệ số phụ cấp chức vụ trên 1.0 được khoán theo mức 5.000.000 đồng/người/tháng;
b) Người giữ chức danh lãnh đạo cấp vụ, nghiên cứu viên cao cấp, chuyên viên cao cấp và tương đương: 4.000.000 đồng/người/tháng;
c) Người giữ chức danh lãnh đạo cấp phòng, nghiên cứu viên chính, chuyên viên chính và tương đương: 3.500.000 đồng/người/tháng;
d) Các đối tượng là công chức, viên chức không thuộc các trường hợp nêu tại điểm a, b và c khoản này, nghiên cứu viên, chuyên viên và tương đương: 2.800.000 đồng/người/tháng;
đ) Các đối tượng còn lại (nhân viên phục vụ, lao động hợp đồng): 2.000.000 đồng/người/tháng.
e) Công chức, viên chức, người lao động đi học trong nước, ngoài nước có thời gian tập trung liên tục từ 01 tháng trở lên thì thời gian đi học không thực hiện khoán chi tại Nghị quyết này. Các trường hợp đi học theo đợt, định kỳ ngắn hạn có thời gian tập trung liên tục từ 16 ngày đến dưới 30 ngày (hoặc có thời gian làm việc ít hơn 50% số ngày làm việc của tháng) được hưởng 50% các mức trên;
g) Không áp dụng chi bồi dưỡng họp cho các đối tượng nêu tại điểm a, b c, d, đ, e của khoản này, trừ các cuộc họp của Hội đồng khoa học sử dụng kinh phí khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ.
2. Chế độ chi may lễ phục, trang phục
Công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp được cấp tiền may 01 bộ lễ phục với mức chi cao nhất không quá 5.000.000 đồng/bộ, áp dụng trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14.
3. Việc hỗ trợ kinh phí xây dựng luật, pháp lệnh cho Viện Nghiên cứu lập pháp thực hiện theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ (nếu có).
Điều 2. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với công chức, viên chức, người lao động quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này thuộc kinh phí hoạt động thường xuyên của Viện Nghiên cứu lập pháp do ngân sách nhà nước cấp trong kinh phí hoạt động của Quốc hội theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
2. Viện Nghiên cứu lập pháp có nhiệm vụ xây dựng Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập về cơ chế tài chính để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định để thực hiện cho giai đoạn sau năm 2018 theo quy định của pháp luật.
3. Viện Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH

Nguyễn Thị Kim Ngân

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị quyết 407a/2017/UBTVQH14 thí điểm chế độ với công chức Viện Nghiên cứu lập pháp”