Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư về định mức đào tạo giáo dục nghề nghiệp

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

————

Số: ……/2020/TT-BLĐTBXH

DỰ THẢO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

THÔNG TƯ

Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2017/TT-BLĐTBXH

ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

————————

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2017/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2017/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

1. Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Định mức kinh tế – kỹ thuật của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là địa phương): Là định mức kinh tế – kỹ thuật đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới ba tháng do các địa phương tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành đối với các nghề được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo. Định mức kinh tế – kỹ thuật của địa phương chỉ có hiệu lực áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương. Các địa phương có thể xem xét áp dụng định mức kinh tế – kỹ thuật ngành và định mức kinh tế – kỹ thuật của các địa phương khác đã ban hành.”

2. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 6. Căn cứ xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật

1. Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; chương trình đào tạo (tùy theo loại định mức kinh tế – kỹ thuật quy định tại Điều 4 của Thông tư này mà cơ quan tổ chức xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật có thể lựa chọn một hoặc một số các căn cứ trên)

2. Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

3. Quy định pháp luật hiện hành về chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

4. Điều kiện thực tế hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

5. Số liệu thống kê hàng năm và các tài liệu có liên quan”.

3. Điểm c Khoản 1 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Tiêu chuẩn đối với thành viên Ban chủ nhiệm

– Có trình độ chuyên môn từ độ đại học trở lên với thành viên Ban chủ nhiệm xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên đối với thành viên Ban Chủ nhiệm xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

– Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong ngành, nghề cần xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật và hiện đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành, nghề đó”.

4. Điểm c Khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng thẩm định

– Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên đối với thành viên Hội đồng thẩm định định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên đối với thành viên Hội đồng thẩm định định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

– Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong ngành, nghề cần xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật và hiện đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành, nghề đó;

– Không tham gia làm thành viên Ban Chủ nhiệm xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật của ngành, nghề cần thẩm định.”

5. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 10. Quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật

Bước 1: Chuẩn bị

Cơ quan được giao tổ chức xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật tập huấn về phương pháp, quy trình xây dựng, thẩm định cho Ban chủ nhiệm và Hội đồng thẩm định.

Bước 2: Xây dựng đề cương tổng hợp và đề cương chi tiết

Ban chủ nhiệm chủ trì triển khai:

– Xây dựng đề cương tổng hợp và đề cương chi tiết;

– Tổ chức các cuộc họp, thảo luận xây dựng đề cương, xây dựng kế hoạch thực hiện.

Bước 3: Trên cơ sở các căn cứ quy định tại Điều 6 của Thông tư này Ban chủ nhiệm triển khai việc xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật theo các nội dung quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

a) Đối với đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng: xây dựng định mức kinh tế kỹ-thuật đối với từng nội dung đào tạo chi tiết (công việc, môn học, mô đun, tín chỉ hoặc năng lực thực hiện) cho từng trình độ đào tạo của ngành, nghề cần xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật.

b) Đối với đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng:

– Xây dựng định mức kinh tế kỹ-thuật đối với từng nội dung đào tạo chi tiết (công việc, môn học, mô đun, tín chỉ hoặc năng lực thực hiện) cho nghề cần xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật.

– Xây dựng định mức kinh tế kỹ-thuật đối với các hoạt động tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ và quản lý hoạt động đào tạo.

Bước 4: Thực hiện việc lấy ý kiến cho dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật

– Tổ chức hội thảo (tối thiểu 20 người) để hoàn thiện định mức kinh tế – kỹ thuật;

– Lấy ý kiến chuyên gia độc lập (tối thiểu 15 chuyên gia) về định mức kinh tế – kỹ thuật.

Bước 5: Khảo sát để đánh giá, hoàn thiện dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật

Ban chủ nhiệm tổ chức khảo sát tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (ít nhất 15 cơ sở).

Bước 6: Chỉnh sửa và biên tập tổng thể dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật

Trên cơ sở ý kiến chuyên gia và kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn, Ban chủ nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện và biên tập tổng thể định mức kinh tế – kỹ thuật theo mẫu định dạng (phụ lục 1 và phụ lục 2 kèm theo).

Bước 7: Thẩm định định mức kinh tế – kỹ thuật

Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật tổ chức việc thẩm định dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật

– Lập kế hoạch thẩm định và gửi tài liệu đến các thành viên.

– Các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật và các tài liệu liên quan để chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) đối với dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định.

– Thông báo tới Ban chủ nhiệm về thời gian, địa điểm và nội dung cuộc họp thẩm định định mức kinh tế – kỹ thuật của Hội đồng.

Bước 8: Nội dung cuộc họp thẩm định

– Ban chủ nhiệm báo cáo dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật;

– Ban chủ nhiệm giải đáp các câu hỏi của Hội đồng thẩm định;

– Các thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá công khai về dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật;

– Các thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá chất lượng của dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật bằng phương pháp bỏ phiếu kín theo các mức sau:

Mức 1: Đạt yêu cầu đề nghị ban hành;

Mức 2: Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa trước khi đề nghị ban hành;

Mức 3: Không đạt yêu cầu phải xây dựng lại.

– Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến đánh giá của các thành viên Hội đồng và kết luận về chất lượng của định mức trên cơ sở đồng thuận của tất cả các thành viên Hội đồng thẩm định tham gia cuộc họp (theo một trong ba mức quy định trên). Nếu dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật phải chỉnh sửa thì Chủ tịch Hội đồng sẽ yêu cầu chi tiết việc chỉnh sửa. Trường hợp dự thảo không đạt yêu cầu phải xây dựng lại thì Chủ tịch Hội đồng sẽ quyết định phương án tổ chức thẩm định lại để Ban chủ nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của Chủ tịch hội đồng thẩm định;

– Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp, báo cáo cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật về kết quả thẩm định.

Bước 9: Ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật.

Căn cứ biên bản thẩm định, kết luận thẩm định và báo cáo chỉnh sửa (nếu có), Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp ký ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật theo thẩm quyền.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng, thẩm định định mức kinh tế – kỹ thuật.

4. Phụ lục 02 được sửa đổi, bổ sung như Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2020.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các Ban Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– HĐND, UBND, sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Công báo, Website Chính phủ;
– Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
– Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

BỘ TRƯỞNG

Đào Ngọc Dung

Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung

Thuộc tính Dự thảo
Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 14/2017/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
  • Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • Loại dự thảo: Thông tư
  • Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
  • Trạng thái:Đã biết

Nội dung tóm lược

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

————

Số: ……/2020/TT-BLĐTBXH

DỰ THẢO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

THÔNG TƯ

Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2017/TT-BLĐTBXH

ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

————————

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2017/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2017/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

1. Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Định mức kinh tế – kỹ thuật của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là địa phương): Là định mức kinh tế – kỹ thuật đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới ba tháng do các địa phương tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành đối với các nghề được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo. Định mức kinh tế – kỹ thuật của địa phương chỉ có hiệu lực áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương. Các địa phương có thể xem xét áp dụng định mức kinh tế – kỹ thuật ngành và định mức kinh tế – kỹ thuật của các địa phương khác đã ban hành.”

2. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 6. Căn cứ xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật

1. Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; chương trình đào tạo (tùy theo loại định mức kinh tế – kỹ thuật quy định tại Điều 4 của Thông tư này mà cơ quan tổ chức xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật có thể lựa chọn một hoặc một số các căn cứ trên)

2. Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

3. Quy định pháp luật hiện hành về chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

4. Điều kiện thực tế hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

5. Số liệu thống kê hàng năm và các tài liệu có liên quan”.

3. Điểm c Khoản 1 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Tiêu chuẩn đối với thành viên Ban chủ nhiệm

– Có trình độ chuyên môn từ độ đại học trở lên với thành viên Ban chủ nhiệm xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên đối với thành viên Ban Chủ nhiệm xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

– Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong ngành, nghề cần xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật và hiện đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành, nghề đó”.

4. Điểm c Khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng thẩm định

– Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên đối với thành viên Hội đồng thẩm định định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên đối với thành viên Hội đồng thẩm định định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

– Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong ngành, nghề cần xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật và hiện đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành, nghề đó;

– Không tham gia làm thành viên Ban Chủ nhiệm xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật của ngành, nghề cần thẩm định.”

5. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 10. Quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật

Bước 1: Chuẩn bị

Cơ quan được giao tổ chức xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật tập huấn về phương pháp, quy trình xây dựng, thẩm định cho Ban chủ nhiệm và Hội đồng thẩm định.

Bước 2: Xây dựng đề cương tổng hợp và đề cương chi tiết

Ban chủ nhiệm chủ trì triển khai:

– Xây dựng đề cương tổng hợp và đề cương chi tiết;

– Tổ chức các cuộc họp, thảo luận xây dựng đề cương, xây dựng kế hoạch thực hiện.

Bước 3: Trên cơ sở các căn cứ quy định tại Điều 6 của Thông tư này Ban chủ nhiệm triển khai việc xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật theo các nội dung quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

a) Đối với đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng: xây dựng định mức kinh tế kỹ-thuật đối với từng nội dung đào tạo chi tiết (công việc, môn học, mô đun, tín chỉ hoặc năng lực thực hiện) cho từng trình độ đào tạo của ngành, nghề cần xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật.

b) Đối với đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng:

– Xây dựng định mức kinh tế kỹ-thuật đối với từng nội dung đào tạo chi tiết (công việc, môn học, mô đun, tín chỉ hoặc năng lực thực hiện) cho nghề cần xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật.

– Xây dựng định mức kinh tế kỹ-thuật đối với các hoạt động tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ và quản lý hoạt động đào tạo.

Bước 4: Thực hiện việc lấy ý kiến cho dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật

– Tổ chức hội thảo (tối thiểu 20 người) để hoàn thiện định mức kinh tế – kỹ thuật;

– Lấy ý kiến chuyên gia độc lập (tối thiểu 15 chuyên gia) về định mức kinh tế – kỹ thuật.

Bước 5: Khảo sát để đánh giá, hoàn thiện dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật

Ban chủ nhiệm tổ chức khảo sát tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (ít nhất 15 cơ sở).

Bước 6: Chỉnh sửa và biên tập tổng thể dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật

Trên cơ sở ý kiến chuyên gia và kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn, Ban chủ nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện và biên tập tổng thể định mức kinh tế – kỹ thuật theo mẫu định dạng (phụ lục 1 và phụ lục 2 kèm theo).

Bước 7: Thẩm định định mức kinh tế – kỹ thuật

Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật tổ chức việc thẩm định dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật

– Lập kế hoạch thẩm định và gửi tài liệu đến các thành viên.

– Các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật và các tài liệu liên quan để chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) đối với dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định.

– Thông báo tới Ban chủ nhiệm về thời gian, địa điểm và nội dung cuộc họp thẩm định định mức kinh tế – kỹ thuật của Hội đồng.

Bước 8: Nội dung cuộc họp thẩm định

– Ban chủ nhiệm báo cáo dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật;

– Ban chủ nhiệm giải đáp các câu hỏi của Hội đồng thẩm định;

– Các thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá công khai về dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật;

– Các thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá chất lượng của dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật bằng phương pháp bỏ phiếu kín theo các mức sau:

Mức 1: Đạt yêu cầu đề nghị ban hành;

Mức 2: Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa trước khi đề nghị ban hành;

Mức 3: Không đạt yêu cầu phải xây dựng lại.

– Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến đánh giá của các thành viên Hội đồng và kết luận về chất lượng của định mức trên cơ sở đồng thuận của tất cả các thành viên Hội đồng thẩm định tham gia cuộc họp (theo một trong ba mức quy định trên). Nếu dự thảo định mức kinh tế – kỹ thuật phải chỉnh sửa thì Chủ tịch Hội đồng sẽ yêu cầu chi tiết việc chỉnh sửa. Trường hợp dự thảo không đạt yêu cầu phải xây dựng lại thì Chủ tịch Hội đồng sẽ quyết định phương án tổ chức thẩm định lại để Ban chủ nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của Chủ tịch hội đồng thẩm định;

– Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp, báo cáo cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật về kết quả thẩm định.

Bước 9: Ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật.

Căn cứ biên bản thẩm định, kết luận thẩm định và báo cáo chỉnh sửa (nếu có), Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp ký ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật theo thẩm quyền.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng, thẩm định định mức kinh tế – kỹ thuật.

4. Phụ lục 02 được sửa đổi, bổ sung như Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2020.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các Ban Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– HĐND, UBND, sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Công báo, Website Chính phủ;
– Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
– Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

BỘ TRƯỞNG

Đào Ngọc Dung

Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư về định mức đào tạo giáo dục nghề nghiệp”