Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 1148/NHNN-TTr của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn một số điểm khi giải quyết khiếu nại tố cáo ở các ngân hàng

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 1148/NHNN-TTR
NGÀY 21 THÁNG 9 NĂM 2001 “VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM
KHI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở CÁC NGÂN HÀNG"

Kính gửi: – Thủ trưởng Vụ, Cục và các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

– Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

– Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng
Nhà nước, Tổng Công ty vàng bạc đá quý.

Thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo, ngày 19/12/2000 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Chỉ thị số 12/2000/CT-NHNN3 về tăng cường công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các Ngân hàng.

Để các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố), các Vụ, Cục và đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổng công ty vàng bạc đá quý thực hiện tốt các văn bản trên trong quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Ngân hàng có thẩm quyền, khi giải quyết khiếu nại, tố cáo lưu ý một số điểm sau đây:

I. VIỆC GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
THEO PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO:

1. Trách nhiệm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của các Ngân hàng

1.1. Tại Điều 71 của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP quy định: “khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các doanh nghiệp Nhà nước được áp dụng theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định này”.

Như vậy Ngân hàng Nhà nước (bao gồm các Vụ Cục, các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố), các tổ chức tín dụng Nhà nước (gồm cả đơn vị trực thuộc), hệ thống Tổng Công ty vàng bạc đá quý (sau đây gọi chung là các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng) có nhiệm vụ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật khiếu nại, tố cáo.

1.2. Căn cứ quy định tại các Điều 21, 24, 25, 75, 76 Luật khiếu nại, tố cáo và các Điều 51, 52 Nghị định của Chính phủ số 67/1999/NĐ-CP, trách nhiệm tiếp công dân thuộc Ngân hàng Nhà nước, các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Văn phòng đại diện của Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước. các đơn vị này phải có phòng tiếp công dân theo đúngquy định của pháp luật, Thủ trưởng đơn vị phải trực tiếp, tiếp công dân theo định kỳ và khi có yêu cầu khẩn cấp.

Đối với các tổ chức tín dụng Nhà nước và Tổng công ty vàng bạc, đá quý, nếu có công dân đến trụ sở ngân hàng để khiếu nại, đề nghị, phản ánh hoặc tố cáo thì phải ghi nhận và xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Phạm vi, đối tượng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cả các Ngân hàng:

2.1. Theo Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo, các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ công chức có thể bị khiếu nại.

Các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng khi xem xét đơn phải phân loại chính xác để giải quyết đơn theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

2.2. Căn cứ Điều 71 Nghị định của Chính phủ số 67/1999/NĐ-CP, các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng không giải quyết theo Luật khiếu nại, tố cáo đối với các khiếu nại liên quan đến việc thực hiện hợp đồng lao động; các khiếu nại quyết định hành chính trong hoạt động quản lý, điều hành của cấp trên đối với cấp dưới theo thứ bậc hành chính.

2.3. Đối với các đơn thư không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật khiếu nại, tố cáo như đơn thư mà nội dung phản ánh các tranh chấp hợp đồng lao động, hợp đồng tín dụng, hợp đồng nhận tiền gửi, các hợp đồng cam kết về bảo lãnh, hợp đồng thế chấp tài sản khi vay vốn…, các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng phải căn cứ các quy định pháp luật có liên quan như Luật Lao động, Luật dân sự… để giải quyết các đơn thư trên.

Đối với các tổ chức tín dụng khi có phát sinh đơn thư mà nội dung phản ánh khiếu nại liên quan đến tranh chấp các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và hợp đồng lao động thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về các tổ chức tín dụng phải có nghĩa vụ chứng minh, giải thích đối với người có đơn thư này với tư cách là một chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng về quyền và nghĩa vụ; trường hợp không đi đến thống nhất thì có thể khởi kiện ra Toà án theo quy định của pháp luật.

Một số trường hợp Chi nhánh tổ chức tín dụng Nhà nước áp dụng pháp luật khiếu nại, tố cáo, đơn phương áp đặt ý chí một bên để ra quyết định giải quyết các đơn thư nêu trên là không đúng với các quy định của pháp luật.

3. Về thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các Ngân hàng:

3.1. Về khiếu nại:

Đối với khiếu nại lần đầu, thẩm quyền giải quyết thuộc Thủ trưởng đơn vị, nơi phát sinh quyết định hành chính, hành vi hành chính trực tiếp xâm hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định này, tiếp tục khiếu nại thì Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết phải giải quyết.

3.2. Về tố cáo:

3.2.1. Căn cứ Điều 59 Luật khiếu nại, tố cáo, đơn tố cáo các chức danh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, thẩm quyền giải quyết thuộc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Các chức danh khác do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và các cấp lãnh đạo tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổng công ty vàng bạc đá quý giải quyết.

3.2.2. Căn cứ Điều 60 Luật khiếu nại, tố cáo, đơn tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động Ngân hàng, thẩm quyền giải quyết như sau:

a. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động Ngân hàng của cán bộ, nhân viên hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý của các tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổng công ty Vàng bạc đá quý thì giải quyết như đã nêu tại tiết 3.2.1 trên đây.

b. Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức khác có hoạt động Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước các cấp giải quyết theo phân cấp uỷ quyền. Cụ thể như sau:

– Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải quyết các đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng của Thủ trưởng các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng liên doanh, Công ty Tài chính cổ phần, liên doanh, Công ty cho thuê Tài chính (các công ty do tổ chức tín dụng Nhà nước thành lập có tư cách pháp nhân thuộc trách nhiệm tổ chức tín dụng Nhà nước giải quyết), Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

– Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có thẩm quyền giải quyết các đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc các Ngân hàng thương mại cổ phần, Quỹ tín dụng nhân dân khu vực, cơ sở; Trưởng Văn phòng đại diện của các Ngân hàng nước ngoài; đơn tố cáo các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng; các trường hợp khác khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền.

– Trong trường hợp cần thiết, để việc giải quyết đơn thư tố cáo trên đây có hiệu quả, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có thể ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra nội dung vụ việc tố cáo để xử lý vi phạm theo các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

3.3. Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Chánh Thanh tra Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố không có thẩm quyền ra quyết định giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Theo quy định tại các Điều 27, 61, 62 Luật khiếu nại, tố cáo, khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (ở Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước là Giám đốc) giao nhiệm vụ, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (ở Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước là Chánh Thanh tra Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước) có trách nhiệm thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (ở Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước là Giám đốc) ra quyết định giải quyết khiếu nại văn bản kết luận và xử lý tố cáo.

II. QUY TRÌNH XEM XÉT GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO:

1. Khi nhận được đơn thư cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm:

a. Phân loại đơn và xử lý như sau:

Đối với các đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị thì xử lý theo quy định tại tiết b, điểm này. Đối với các đơn khiếu nại, không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị thì trả lại cho người viết đơn. Đối với các đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị thì chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

b. Đơn vị chức năng hoặc cán bộ được giao thụ lý giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu kỹ nội dung đơn và làm tờ trình Thủ trưởng xem xét các nội dung sau:

– Nói rõ những căn cứ khẳng định đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị. Đối với các đơn tố cáo không ghi danh theo Điều 43 Nghị định số 67/1999/NĐ-CP thì cần trình rõ lý do để Thủ trưởng xem xét, quyết định;

– Nội dung khiếu nại, tố cáo;

– Kiến nghị cách giải quyết (cử cán bộ xem xét, lập tổ hoặc đoàn công tác…); dự kiến thời gian xem xét; chuẩn bị các quyết định của Thủ trưởng đơn vị về cử người xem xét, xác minh đơn thư…

2. Thời gian xem xét một đơn thư khiếu nại, tố cáo phải tuân thủ các quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo. Cụ thể như sau:

a. Thời gian xử lý đơn thuộc thẩm quyền thực hiện đúng quy định tại các Điều 34, 41, 66 Luật khiếu nại, tố cáo.

b. Thời gian thụ lý để giải quyết đơn thư được quy định tại các Điều 36, 43, 67 Luật khiếu nại, tố cáo. Trong quá trình thụ lý đơn thư cần chú ý: có một số Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố căn cứ vào thời gian quy định tại Nghị định số 61/1998/NĐ-CP, ngày 15-8-1998 của Chính phủ về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp để thụ lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là không phù hợp với quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

3. Hình thức ra văn bản giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo:

thiếu trang

4.2. Kết luận thẩm tra, xác minh đơn thư khiếu nại, tố cáo là một tài liệu dùng để báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định thẩm tra, xác minh; là căn cứ để Thủ trưởng đơn vị Ngân hàng ban hành các quyết định giải quyết hoặc xử lý người vi phạm. Các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố không được dùng kết luận này thay thế cho kết luận thanh tra của Thanh tra chuyên ngành Ngân hàng để buộc đơn vị phải chấp hành.

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành Ngân hàng đúng thời gian quy định tại Điều 62 Nghị định số 67/1999/NĐ-CP, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chi Nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổng Công ty vàng bạc đá quý gửi báo cáo về Ngân hàng Nhà nước (qua Thanh tra Ngân hàng Nhà nước) theo thời gian quy định tại điểm 21, mục VII Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 04/2000/TT-NHNN3 ngày 28-3-2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4-9-1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng.

2. Biểu mẫu về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có phụ biểu đính kèm.

Từ các vấn đề hướng dẫn trên đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổng công ty Vàng bạc đá quý nghiên cứu sâu rộng, tổ chức học tập trong đơn vị để thực hiện việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng quy định của Pháp luật.


DANH MỤC
BIỂU MẪU VỀ CÔNG TÁC XÉT KHIẾU TỐ

1. Mẫu số 1: Sổ tiếp dân khiếu nại, tố cáo.

2. Mẫu số 2: Sổ nhận chuyển đơn khiếu nại, tố cáo.

3. Mẫu số 3: Sổ theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

4. Mẫu số 4: Hướng dẫn người khiếu nại (đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền).

5. Mẫu số 5: Chuyển đơn tố cáo đến các đơn vị, cơ quan trong ngành Ngân hàng có thẩm quyền giải quyết.

6. Mẫu số 6: Báo tin cho người tố cáo biết về việc chuyển hoặc thụ lý đơn tố cáo (chỉ báo tin cho người tố cáo khi họ yêu cầu).

7. Mẫu số 7: Quyết định cử người thẩm tra, xác minh.

8. Mẫu số 8: Giấy mời.

9. Mẫu số 9: Biên bản làm việc

10. Mẫu số 10: Giấy biên nhận các tài liệu do người khiếu nại, tố cáo cung cấp.

11. Mẫu số 11: Báo cáo kết quả xác minh khiếu nại

12. Mẫu số 12: Báo cáo kết quả xác minh tố cáo.

13. Mẫu số 13: Quyết định giải quyết khiếu nại.

14. Mẫu số 14: Văn bản về việc giải quyết tố cáo.

15. Mẫu số 15: Biểu thống kê nội dung các vụ việc đã giải quyết thuộc thẩm quyền trong kỳ báo cáo.

16. Mẫu số 16: Biểu thống kê tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo theo định kỳ.

Thuộc tính văn bản
Công văn 1148/NHNN-TTr của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn một số điểm khi giải quyết khiếu nại tố cáo ở các ngân hàng
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1148/NHNN-TTr Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 21/09/2001 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Khiếu nại-Tố cáo

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 1148/NHNN-TTR
NGÀY 21 THÁNG 9 NĂM 2001 “VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM
KHI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở CÁC NGÂN HÀNG"

Kính gửi: – Thủ trưởng Vụ, Cục và các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

– Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

– Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng
Nhà nước, Tổng Công ty vàng bạc đá quý.

Thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo, ngày 19/12/2000 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Chỉ thị số 12/2000/CT-NHNN3 về tăng cường công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các Ngân hàng.

Để các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố), các Vụ, Cục và đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổng công ty vàng bạc đá quý thực hiện tốt các văn bản trên trong quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Ngân hàng có thẩm quyền, khi giải quyết khiếu nại, tố cáo lưu ý một số điểm sau đây:

I. VIỆC GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
THEO PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO:

1. Trách nhiệm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của các Ngân hàng

1.1. Tại Điều 71 của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP quy định: “khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các doanh nghiệp Nhà nước được áp dụng theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định này”.

Như vậy Ngân hàng Nhà nước (bao gồm các Vụ Cục, các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố), các tổ chức tín dụng Nhà nước (gồm cả đơn vị trực thuộc), hệ thống Tổng Công ty vàng bạc đá quý (sau đây gọi chung là các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng) có nhiệm vụ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật khiếu nại, tố cáo.

1.2. Căn cứ quy định tại các Điều 21, 24, 25, 75, 76 Luật khiếu nại, tố cáo và các Điều 51, 52 Nghị định của Chính phủ số 67/1999/NĐ-CP, trách nhiệm tiếp công dân thuộc Ngân hàng Nhà nước, các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Văn phòng đại diện của Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước. các đơn vị này phải có phòng tiếp công dân theo đúngquy định của pháp luật, Thủ trưởng đơn vị phải trực tiếp, tiếp công dân theo định kỳ và khi có yêu cầu khẩn cấp.

Đối với các tổ chức tín dụng Nhà nước và Tổng công ty vàng bạc, đá quý, nếu có công dân đến trụ sở ngân hàng để khiếu nại, đề nghị, phản ánh hoặc tố cáo thì phải ghi nhận và xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Phạm vi, đối tượng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cả các Ngân hàng:

2.1. Theo Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo, các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ công chức có thể bị khiếu nại.

Các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng khi xem xét đơn phải phân loại chính xác để giải quyết đơn theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

2.2. Căn cứ Điều 71 Nghị định của Chính phủ số 67/1999/NĐ-CP, các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng không giải quyết theo Luật khiếu nại, tố cáo đối với các khiếu nại liên quan đến việc thực hiện hợp đồng lao động; các khiếu nại quyết định hành chính trong hoạt động quản lý, điều hành của cấp trên đối với cấp dưới theo thứ bậc hành chính.

2.3. Đối với các đơn thư không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật khiếu nại, tố cáo như đơn thư mà nội dung phản ánh các tranh chấp hợp đồng lao động, hợp đồng tín dụng, hợp đồng nhận tiền gửi, các hợp đồng cam kết về bảo lãnh, hợp đồng thế chấp tài sản khi vay vốn…, các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng phải căn cứ các quy định pháp luật có liên quan như Luật Lao động, Luật dân sự… để giải quyết các đơn thư trên.

Đối với các tổ chức tín dụng khi có phát sinh đơn thư mà nội dung phản ánh khiếu nại liên quan đến tranh chấp các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và hợp đồng lao động thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về các tổ chức tín dụng phải có nghĩa vụ chứng minh, giải thích đối với người có đơn thư này với tư cách là một chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng về quyền và nghĩa vụ; trường hợp không đi đến thống nhất thì có thể khởi kiện ra Toà án theo quy định của pháp luật.

Một số trường hợp Chi nhánh tổ chức tín dụng Nhà nước áp dụng pháp luật khiếu nại, tố cáo, đơn phương áp đặt ý chí một bên để ra quyết định giải quyết các đơn thư nêu trên là không đúng với các quy định của pháp luật.

3. Về thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các Ngân hàng:

3.1. Về khiếu nại:

Đối với khiếu nại lần đầu, thẩm quyền giải quyết thuộc Thủ trưởng đơn vị, nơi phát sinh quyết định hành chính, hành vi hành chính trực tiếp xâm hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định này, tiếp tục khiếu nại thì Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết phải giải quyết.

3.2. Về tố cáo:

3.2.1. Căn cứ Điều 59 Luật khiếu nại, tố cáo, đơn tố cáo các chức danh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, thẩm quyền giải quyết thuộc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Các chức danh khác do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và các cấp lãnh đạo tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổng công ty vàng bạc đá quý giải quyết.

3.2.2. Căn cứ Điều 60 Luật khiếu nại, tố cáo, đơn tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động Ngân hàng, thẩm quyền giải quyết như sau:

a. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động Ngân hàng của cán bộ, nhân viên hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý của các tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổng công ty Vàng bạc đá quý thì giải quyết như đã nêu tại tiết 3.2.1 trên đây.

b. Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức khác có hoạt động Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước các cấp giải quyết theo phân cấp uỷ quyền. Cụ thể như sau:

– Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải quyết các đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng của Thủ trưởng các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng liên doanh, Công ty Tài chính cổ phần, liên doanh, Công ty cho thuê Tài chính (các công ty do tổ chức tín dụng Nhà nước thành lập có tư cách pháp nhân thuộc trách nhiệm tổ chức tín dụng Nhà nước giải quyết), Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

– Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có thẩm quyền giải quyết các đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc các Ngân hàng thương mại cổ phần, Quỹ tín dụng nhân dân khu vực, cơ sở; Trưởng Văn phòng đại diện của các Ngân hàng nước ngoài; đơn tố cáo các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng; các trường hợp khác khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền.

– Trong trường hợp cần thiết, để việc giải quyết đơn thư tố cáo trên đây có hiệu quả, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có thể ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra nội dung vụ việc tố cáo để xử lý vi phạm theo các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

3.3. Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Chánh Thanh tra Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố không có thẩm quyền ra quyết định giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Theo quy định tại các Điều 27, 61, 62 Luật khiếu nại, tố cáo, khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (ở Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước là Giám đốc) giao nhiệm vụ, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (ở Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước là Chánh Thanh tra Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước) có trách nhiệm thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (ở Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước là Giám đốc) ra quyết định giải quyết khiếu nại văn bản kết luận và xử lý tố cáo.

II. QUY TRÌNH XEM XÉT GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO:

1. Khi nhận được đơn thư cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm:

a. Phân loại đơn và xử lý như sau:

Đối với các đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị thì xử lý theo quy định tại tiết b, điểm này. Đối với các đơn khiếu nại, không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị thì trả lại cho người viết đơn. Đối với các đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị thì chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

b. Đơn vị chức năng hoặc cán bộ được giao thụ lý giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu kỹ nội dung đơn và làm tờ trình Thủ trưởng xem xét các nội dung sau:

– Nói rõ những căn cứ khẳng định đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị. Đối với các đơn tố cáo không ghi danh theo Điều 43 Nghị định số 67/1999/NĐ-CP thì cần trình rõ lý do để Thủ trưởng xem xét, quyết định;

– Nội dung khiếu nại, tố cáo;

– Kiến nghị cách giải quyết (cử cán bộ xem xét, lập tổ hoặc đoàn công tác…); dự kiến thời gian xem xét; chuẩn bị các quyết định của Thủ trưởng đơn vị về cử người xem xét, xác minh đơn thư…

2. Thời gian xem xét một đơn thư khiếu nại, tố cáo phải tuân thủ các quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo. Cụ thể như sau:

a. Thời gian xử lý đơn thuộc thẩm quyền thực hiện đúng quy định tại các Điều 34, 41, 66 Luật khiếu nại, tố cáo.

b. Thời gian thụ lý để giải quyết đơn thư được quy định tại các Điều 36, 43, 67 Luật khiếu nại, tố cáo. Trong quá trình thụ lý đơn thư cần chú ý: có một số Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố căn cứ vào thời gian quy định tại Nghị định số 61/1998/NĐ-CP, ngày 15-8-1998 của Chính phủ về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp để thụ lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là không phù hợp với quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

3. Hình thức ra văn bản giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo:

thiếu trang

4.2. Kết luận thẩm tra, xác minh đơn thư khiếu nại, tố cáo là một tài liệu dùng để báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định thẩm tra, xác minh; là căn cứ để Thủ trưởng đơn vị Ngân hàng ban hành các quyết định giải quyết hoặc xử lý người vi phạm. Các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố không được dùng kết luận này thay thế cho kết luận thanh tra của Thanh tra chuyên ngành Ngân hàng để buộc đơn vị phải chấp hành.

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành Ngân hàng đúng thời gian quy định tại Điều 62 Nghị định số 67/1999/NĐ-CP, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chi Nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổng Công ty vàng bạc đá quý gửi báo cáo về Ngân hàng Nhà nước (qua Thanh tra Ngân hàng Nhà nước) theo thời gian quy định tại điểm 21, mục VII Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 04/2000/TT-NHNN3 ngày 28-3-2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4-9-1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng.

2. Biểu mẫu về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có phụ biểu đính kèm.

Từ các vấn đề hướng dẫn trên đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổng công ty Vàng bạc đá quý nghiên cứu sâu rộng, tổ chức học tập trong đơn vị để thực hiện việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng quy định của Pháp luật.


DANH MỤC
BIỂU MẪU VỀ CÔNG TÁC XÉT KHIẾU TỐ

1. Mẫu số 1: Sổ tiếp dân khiếu nại, tố cáo.

2. Mẫu số 2: Sổ nhận chuyển đơn khiếu nại, tố cáo.

3. Mẫu số 3: Sổ theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

4. Mẫu số 4: Hướng dẫn người khiếu nại (đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền).

5. Mẫu số 5: Chuyển đơn tố cáo đến các đơn vị, cơ quan trong ngành Ngân hàng có thẩm quyền giải quyết.

6. Mẫu số 6: Báo tin cho người tố cáo biết về việc chuyển hoặc thụ lý đơn tố cáo (chỉ báo tin cho người tố cáo khi họ yêu cầu).

7. Mẫu số 7: Quyết định cử người thẩm tra, xác minh.

8. Mẫu số 8: Giấy mời.

9. Mẫu số 9: Biên bản làm việc

10. Mẫu số 10: Giấy biên nhận các tài liệu do người khiếu nại, tố cáo cung cấp.

11. Mẫu số 11: Báo cáo kết quả xác minh khiếu nại

12. Mẫu số 12: Báo cáo kết quả xác minh tố cáo.

13. Mẫu số 13: Quyết định giải quyết khiếu nại.

14. Mẫu số 14: Văn bản về việc giải quyết tố cáo.

15. Mẫu số 15: Biểu thống kê nội dung các vụ việc đã giải quyết thuộc thẩm quyền trong kỳ báo cáo.

16. Mẫu số 16: Biểu thống kê tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo theo định kỳ.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 1148/NHNN-TTr của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn một số điểm khi giải quyết khiếu nại tố cáo ở các ngân hàng”