TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11486:2016
MALT – XÁC ĐỊNH CỠ HẠT
Malt – Determination of the particle size distribution
Lời nói đầu
TCVN 11486:2016 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đồ uống châu Âu EBC Method 4.22 (2005) Sieving test for malt,
TCVN 11486:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MALT – XÁC ĐỊNH CỠ HẠT
Malt – Determination of the particle size distribution
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sàng để xác định cỡ hạt của các loại malt.
Phương pháp này cũng được dùng để xác định độ đồng đều, hạt vỡ và chất ngoại lai của malt.
2 Nguyên tắc
Mẫu malt được phân riêng theo cỡ hạt trong máy lắc có 3 sàng với độ rộng lỗ sàng khác nhau.
3 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:
3.1 Bộ chia mẫu.
3.2 Sàng, kích thước: dài 43 cm và rộng 15 cm, làm bằng đồng đã tôi, dày 1,3 mm ± 0,1 mm với các lỗ được đột có dung sai 0,03 mm. Các lỗ sàng dài 25 mm đối với sàng trên và 22 mm đối với sàng dưới. Chiều rộng lỗ sàng ở sàng I là 2,8 mm, sàng II là 2,5 mm và sàng III là 2,2 mm. Số lượng lỗ sàng đối với sàng I là 28 x 13 mm, sàng II là 30 x 13 mm và sàng III là 32 x 13 mm.
3.3 Máy lắc, kiểu Steinecker1), chạy bằng động cơ điện, có ba sàng cách nhau từ 12 mm đến 25 mm, có nắp đậy và máng hứng. Chiều cao tổng cộng là 8 cm đến 10 cm.
Yêu cầu kỹ thuật: Tốc độ lắc là 300 r/min đến 320 r/min, tổng chiều dài của hành trình trên mặt phẳng là 18 mm đến 22 mm. Bề mặt sàng phải nằm ngang ở cả hai chiều và đường kính lỗ sàng phải được kiểm tra định kì bằng thước cặp (calip).
3.4 Cân, có thể cân chính xác đến 0,01 g.
4 Lấy mẫu
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc không bị thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 10787:2015 [1].
5 Cách tiến hành
Dùng bộ chia mẫu (3.1) để lấy 100 g mẫu malt và cân, chính xác đến 0,01 g. Đưa mẫu lên sàng trên cùng của bộ sàng (3.2) và cho sàng chuyển động, sử dụng máy lắc (3.3). Thời gian sàng là 5 min ± 10 s.
Mở máy, gom và kiểm tra bốn phân đoạn đối với hạt vỡ và hạt ngũ cốc khác, hạt ngoại lai. Hạt được coi là hạt vỡ nếu hạt đó nhỏ hơn % so với hạt nguyên.
Gom các hạt vỡ và hạt ngoại lai, kể cả các hạt ngũ cốc khác trong các phân đoạn riêng rẽ. Cân bốn phân đoạn malt, hạt vỡ và hạt ngoại lai, chính xác đến 0,01 g.
6 Tính và biểu thị kết quả
Tính mỗi phân đoạn malt (từ I đến IV), hạt vỡ và hạt ngoại lai theo phần trăm khối lượng tổng số.
Biểu thị kết quả đến một chữ số thập phân.
7 Độ chụm
Các giá trị độ chụm dưới đây được xác định từ dữ liệu phân tích 6 mẫu malt ở 4 mức trong dải sau đây:
Phân đoạn |
Dải, % |
I và II |
86,8 đến 97,2 |
IV |
0,18 đến 3,27 |
V (hạt vỡ) |
0,41 đến 6,37 |
VI (hạt ngoại lai) |
0,02 đến 0,38 |
Các giá trị độ chụm này có thể không áp dụng được cho các dải nồng độ và nền mẫu khác với dải nồng độ và nền mẫu đã nêu.
7.1 Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm độc lập, đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, trên vật liệu thử giống hệt nhau, trong cùng một phòng thử nghiệm, do cùng một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, trong cùng một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp lớn hơn giá trị r95 sau đây:
Phân đoạn |
r95, % |
I và II |
1,44 |
IV |
0,63 |
V (hạt vỡ) |
0,34 m |
VI (hoạt ngoại lai) |
0,27 |
Trong đó m là giá trị trung bình.
7.2 Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng một phươngpháp, trên vật liệu thử giống hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng thiết bị khác nhau, không quá 5 % các trường hợp lớn hơn giá trị R95 sau đây:
Phân đoạn |
R95, % |
I và II |
25,51 –0,25 m |
IV |
1,30 |
V (hạt vỡ) |
0,09 + 1,05 m |
VI (hạt ngoại lai) |
0,14 + 2,02m |
Trong đó m là giá trị trung bình.
8 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) mọi chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy chọn, cùng với mọi tình huống bất thường khác có thể ảnh hưởng đến kết quả;
e) kết quả thử nghiệm thu được, hoặc nếu thỏa mãn yêu cầu về độ lặp lại thì nêu kết quả cuối cùng thu được.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 10787:2015, Malt – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
1) Ví dụ về sản phẩm thích hợp có bán sẵn. Thông tin này được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định sử dụng các sản phẩm này. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho kết quả tương đương.
|
Reviews
There are no reviews yet.