THÔNG TƯ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 593/TTG
NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1957 VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐỐI VỚI
CÁC TRƯỜNG LỚP CỦA CÁC TÔN GIÁO
Đối với các trường lớp của các tôn giáo, Sắc lệnh số 234/SL ngày 14-6-1955 về chính sách tôn giáo đã quy định:
“Các tôn giáo được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của mình” (Điều 5, chương I).
“Các tôn giáo được phép mở trường tư thục. Các trường đó phải dạy theo chương trình giáo dục của Chính phủ. Ngoài giờ dạy theo chương trình giáo dục của Chính phủ, có thể dạy thêm giáo lý cho những học sinh nào muốn học” (Điều 9, chương II).
“Các tổ chức tôn giáo phải tuân theo luật pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà như mọi tổ chức khác của nhân dân” (Điều 14, chương IV).
Đề đảm bảo việc chấp hành đúng đắn chính sách tôn giáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định những chi tiết thi hành các điều khoản nói trên như sau:
1. Các tôn giáo muốn mở trường tư thục thì phải theo đúng những điều quy định của Bộ Giáo dục đối với các trường tư thục khác như: thể lệ xin mở trường, điều kiện trường sở, điều kiện giáo viên, chương trình và nội dung giảng dạy, chế độ báo cáo v.v…
Nếu muốn dạy thêm giáo lý cho học sinh nào muốn học thì phải theo đúng những điều quy định của Bộ Giáo dục về vấn đề này, như việc đảm bảo sức khoẻ cho học sinh, việc học sinh theo học là do hoàn toàn tự nguyện, v. v…
2. Các tôn giáo muốn mở trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo của mình, thì gửi đơn xin mở trường đến Uỷ ban hành chính tỉnh nơi định mở trường chứng thực, để chuyển lên Uỷ ban hành chính khu xét và cấp giấy công nhận. Đối với những trường hiện có thì vẫn được tiếp tục giảng dạy nhưng phải khai báo để được sự công nhận chính thức của Uỷ ban hành chính khu.
Khi di chuyển trường đi nơi khác hoặc muốn giải tán trường phải báo trước một tháng với Uỷ ban hành chính khu.
Để đảm bảo sức khoẻ cho học sinh, điều kiện trường sở của các trường này cũng phải theo đúng những điều kiện quy định như trường dạy văn hoá.
Về nội dung giảng dạy, thì môn giáo lý, do các tôn giáo phụ trách, nhưng nội dung các môn đó không được chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại pháp luật của Nhà nước, chống lại sự nghiệp củng cố hoà bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ của nhân dân Việt Nam, không được tuyên truyền chia rẽ, không được tuyên truyền chiến tranh.
Việc dạy văn hoá ở các trường này thì phải theo chương trình của Bộ Giáo dục, nhưng có thể châm chước từng phần, châm chước về thời gian, sự châm chước ấy phải được sự chấp thuận của Ty giáo dục.
Ty giáo dục có trách nhiệm giúp đỡ các trường này về tài liệu giáo khoa, về phương pháp giảng dạy văn hoá, và về việc phổ biến những chính sách lớn của Chính phủ.
3. Đối với các lớp giáo lý thỉnh thoảng tổ chức ngắn kỳ và đối với những lớp kinh bổn đều phải xin phép trước. Những lớp đó không được cản trở việc làm ăn sinh sống và nghĩa vụ công dân của tín đồ. Nếu tổ chức học kinh bổn cho tín đồ là thiếu nhi thì không được cản trở việc học tập văn hoá và sinh hoạt đoàn thể của các em.
Đối với các hình thức trường hạ của Phật giáo, cấm phòng linh mục, tu sĩ của Thiên chúa giáo, Đại hội đồng của Tin lành giáo, v.v… thì không phải xin phép trước, nhưng phải báo trước.
Nhận được Thông tư này, Ban Tôn giáo Trung ương và Uỷ ban hành chính các cấp nghiên cứu kỹ để thi hành.
THÔNG TƯ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 593/TTG
NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1957 VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐỐI VỚI
CÁC TRƯỜNG LỚP CỦA CÁC TÔN GIÁO
Đối với các trường lớp của các tôn giáo, Sắc lệnh số 234/SL ngày 14-6-1955 về chính sách tôn giáo đã quy định:
“Các tôn giáo được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của mình” (Điều 5, chương I).
“Các tôn giáo được phép mở trường tư thục. Các trường đó phải dạy theo chương trình giáo dục của Chính phủ. Ngoài giờ dạy theo chương trình giáo dục của Chính phủ, có thể dạy thêm giáo lý cho những học sinh nào muốn học” (Điều 9, chương II).
“Các tổ chức tôn giáo phải tuân theo luật pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà như mọi tổ chức khác của nhân dân” (Điều 14, chương IV).
Đề đảm bảo việc chấp hành đúng đắn chính sách tôn giáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định những chi tiết thi hành các điều khoản nói trên như sau:
1. Các tôn giáo muốn mở trường tư thục thì phải theo đúng những điều quy định của Bộ Giáo dục đối với các trường tư thục khác như: thể lệ xin mở trường, điều kiện trường sở, điều kiện giáo viên, chương trình và nội dung giảng dạy, chế độ báo cáo v.v…
Nếu muốn dạy thêm giáo lý cho học sinh nào muốn học thì phải theo đúng những điều quy định của Bộ Giáo dục về vấn đề này, như việc đảm bảo sức khoẻ cho học sinh, việc học sinh theo học là do hoàn toàn tự nguyện, v. v…
2. Các tôn giáo muốn mở trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo của mình, thì gửi đơn xin mở trường đến Uỷ ban hành chính tỉnh nơi định mở trường chứng thực, để chuyển lên Uỷ ban hành chính khu xét và cấp giấy công nhận. Đối với những trường hiện có thì vẫn được tiếp tục giảng dạy nhưng phải khai báo để được sự công nhận chính thức của Uỷ ban hành chính khu.
Khi di chuyển trường đi nơi khác hoặc muốn giải tán trường phải báo trước một tháng với Uỷ ban hành chính khu.
Để đảm bảo sức khoẻ cho học sinh, điều kiện trường sở của các trường này cũng phải theo đúng những điều kiện quy định như trường dạy văn hoá.
Về nội dung giảng dạy, thì môn giáo lý, do các tôn giáo phụ trách, nhưng nội dung các môn đó không được chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại pháp luật của Nhà nước, chống lại sự nghiệp củng cố hoà bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ của nhân dân Việt Nam, không được tuyên truyền chia rẽ, không được tuyên truyền chiến tranh.
Việc dạy văn hoá ở các trường này thì phải theo chương trình của Bộ Giáo dục, nhưng có thể châm chước từng phần, châm chước về thời gian, sự châm chước ấy phải được sự chấp thuận của Ty giáo dục.
Ty giáo dục có trách nhiệm giúp đỡ các trường này về tài liệu giáo khoa, về phương pháp giảng dạy văn hoá, và về việc phổ biến những chính sách lớn của Chính phủ.
3. Đối với các lớp giáo lý thỉnh thoảng tổ chức ngắn kỳ và đối với những lớp kinh bổn đều phải xin phép trước. Những lớp đó không được cản trở việc làm ăn sinh sống và nghĩa vụ công dân của tín đồ. Nếu tổ chức học kinh bổn cho tín đồ là thiếu nhi thì không được cản trở việc học tập văn hoá và sinh hoạt đoàn thể của các em.
Đối với các hình thức trường hạ của Phật giáo, cấm phòng linh mục, tu sĩ của Thiên chúa giáo, Đại hội đồng của Tin lành giáo, v.v… thì không phải xin phép trước, nhưng phải báo trước.
Nhận được Thông tư này, Ban Tôn giáo Trung ương và Uỷ ban hành chính các cấp nghiên cứu kỹ để thi hành.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.