Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư số 130/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 130/2004/TT-BTC NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH

SỐ 161/2004/NĐ-CP NGÀY 07/9/2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN

VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;

Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;

Căn cứ Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng
1.1. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức), có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì sẽ áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
1.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng;
b) Vi phạm các quy định về niêm yết chứng khoán trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán;
c) Vi phạm các quy định về giao dịch chứng khoán;
d) Vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh, đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán;
đ) Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo, công bố thông tin;
e) Vi phạm các quy định làm cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoặc không thực hiện kiến nghị của tổ chức thanh tra, kiểm tra.
2. áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính
2.1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây gọi chung là Nghị định 161/2004/NĐ-CP).
2.2. Người ra quyết định xử phạt phải căn cứ vào hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, hình thức và mức xử phạt quy định tại Chương II Nghị định 161/2004/ NĐ-CP và các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 6 Nghị định 161/2004/NĐ-CP để quyết định áp dụng hình thức xử phạt, mức phạt, kể cả hình thức xử phạt bổ sung hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho tương ứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm đó.
2.3. Việc áp dụng mức phạt tiền, kể cả khi vận dụng các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, đều không được thấp hơn hoặc vượt quá khung phạt tiền đã quy định. Việc xác định mức trung bình của khung tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2.4. Đối với một hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Các hình thức xử phạt bổ sung không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
3. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
3.1. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 6 Nghị định 161/2004/NĐ-CP.
3.2. Một số tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với một số tình tiết giảm nhẹ, như: chủ động ngăn chặn vi phạm tiếp diễn, làm giảm bớt thiệt hại; tự nguyện khắc phục hậu quả; tự nguyện bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính của mình gây ra sẽ do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét, quyết định; vi phạm do thiếu hiểu biết; do bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần, do bị xúi giục, lôi kéo, ép buộc thì phải có cơ sở, bằng chứng để chứng minh.
b) Đối với một số tình tiết tăng nặng, như: vi phạm nhiều lần là trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng trước đó chưa bị xử phạt hành chính; tái phạm là trường hợp trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa đến “thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”, mà lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong cùng một lĩnh vực đó.
II. HÀNH VI VI PHẠM
Một số hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 161/2004/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Điểm a – Khoản 1 – Điều 8: “Hồ sơ đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thực”, là việc tổ chức phát hành, tổ chức tư vấn phát hành cung cấp những thông tin không chính xác hoặc có sự che dấu sự thật trong hồ sơ đăng ký phát hành về những nội dung liên quan đến báo cáo tài chính, mức vốn điều lệ đã góp, quyết định của đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành, bản cáo bạch, cam kết bảo lãnh phát hành.
2. Điểm b – Khoản 1 – Điều 8: “Sử dụng các thông tin ngoài bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép phát hành chứng khoán ra công chúng”, là việc tổ chức phát hành và các đối tượng liên quan, sử dụng thông tin ngoài bản cáo bạch hoặc những thông tin không chính xác với nội dung bản cáo bạch để quảng cáo, chào mời về chứng khoán phát hành trước khi được phép phát hành chứng khoán ra công chúng.
3. Khoản 2 – Điều 8: “Tổ chức phát hành, tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức kiểm toán tham gia soạn thảo hồ sơ phát hành chứng khoán ra công chúng có sự giả tạo trong hồ sơ đăng ký phát hành”, là việc cố ý tạo ra những số liệu không đúng về mức vốn điều lệ đã góp, tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức đăng ký phát hành. Những số liệu này gây ảnh hưởng đến quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký phát hành chứng khoán của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và sự đánh giá, quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư.
4. Điểm a – Khoản 1 – Điều 9: “Hồ sơ xin cấp phép niêm yết gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật”, là việc tổ chức niêm yết, tổ chức tư vấn niêm yết cung cấp những thông tin không chính xác hoặc có sự che dấu sự thật trong hồ sơ xin cấp phép niêm yết về những nội dung liên quan đến báo cáo tài chính; mức vốn điều lệ đã góp; quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị về niêm yết cổ phiếu, trái phiếu; bản cáo bạch; cam kết bảo lãnh phát hành; số lượng cổ đông ngoài tổ chức phát hành và tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cổ đông này.
5. Khoản 2 – Điều 8: “Tổ chức niêm yết, tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán tham gia soạn thảo hồ sơ niêm yết có sự giả tạo trong hồ sơ niêm yết”, là việc cố ý tạo ra những số liệu không đúng về mức vốn điều lệ đã góp, tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức xin phép niêm yết. Những số liệu này gây ảnh hưởng đến quyết định cấp phép niêm yết của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và sự đánh giá, quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư.
6. Điểm b – Khoản 3 – Điều 10: “Giao dịch chứng khoán mà không thay đổi quyền sở hữu chứng khoán”, là việc một nhà đầu tư mở nhiều tài khoản giao dịch hoặc nhờ người khác đứng tên mở tài khoản giao dịch và tiến hành mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra các giao dịch chứng khoán giả tạo trên thị trường, nhưng thực chất thì không làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán.
7. Điểm c – Khoản 3 – Điều 10: “Thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo cung, cầu giả tạo”, là việc các nhà đầu tư mặc dù không có mục đích mua, bán chứng khoán nhưng muốn tạo ra sự cung – cầu giả tạo chứng khoán trên thị trường nên đã cùng nhau thoả thuận, thống nhất việc mua và bán chứng khoán cùng loại: thoả thuận bên mua, bên bán; loại chứng khoán giao dịch; giá cả, khối lượng, thời gian đặt lệnh giao dịch chứng khoán.
8. Điểm g – Khoản 3 – Điều 10: “Bán chứng khoán dưới mọi hình thức khi không sở hữu chứng khoán vào thời điểm giao dịch”, là việc nhà đầu tư bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán hoặc sở hữu số lượng chứng khoán ít hơn số lượng chứng khoán đặt bán.
9. Điểm b – Khoản 2 – Điều 18: “Không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi xảy ra các sự kiện bất thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán: là việc công ty chứng khoán không thực hiện báo cáo bằng văn bản cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra các sự kiện quy định tại Khoản 4 Điều 56 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ; công ty quản lý quỹ không thực hiện báo cáo bằng văn bản cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra các sự kiện quy định tại Khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ; tổ chức lưu ký không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi xảy ra các sự kiện bất thường theo quy định của pháp luật.
10. Khoản 1 – Điều 20 quy định về “Hành vi đối phó, không cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản, tài liệu, chứng từ, số liệu nhằm trì hoãn, trốn tránh yêu cầu của tổ chức thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên khi đang làm nhiệm vụ”, là việc không cung cấp hoặc cố tình kéo dài thời gian cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, thanh tra; không bố trí, bố trí không kịp thời hoặc bố trí người không có trách nhiệm làm việc với đoàn kiểm tra, thanh tra; không cung cấp đúng với thực tế các thông tin, báo cáo, chứng từ, sổ kế toán và những hồ sơ, tài liệu khác theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, thanh tra; các hành vi trì hoãn, lẩn tránh hoặc thủ đoạn đối phó khác theo quy định của pháp luật.
III. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1.1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 161/2004/NĐ-CP là Chánh Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
1.2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định 161/2004/NĐ-CP là Thanh tra viên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
1.3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 161/2004/NĐ-CP, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
2. Quyết định xử phạt
2.1. Quyết định xử phạt phải do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ký và đóng dấu.
2.2. Trường hợp một tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều loại hành vi vi phạm hành chính khác nhau, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chỉ ra một quyết định xử phạt. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của từng tổ chức, cá nhân để ra quyết định xử phạt riêng đối với từng tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm.
2.3. Trong trường hợp hình thức, mức xử phạt vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu về vi phạm lên người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất hồ sơ vi phạm.
3. Đình chỉ hành vi vi phạm
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong đoàn thanh tra phải có văn bản ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính theo qui định tại Điều 23 Nghị định 161/2004/NĐ-CP. Nếu các thành viên trong đoàn thanh tra, kiểm tra không có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm thì Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phải báo cáo ngay bằng văn bản cho người có thẩm quyền để ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm.
4. Chuyển giao vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
4.1. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra đối với các cá nhân, tổ chức nếu phát hiện có vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhưng không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc và đề xuất xử lý bằng văn bản tới Bộ Tài chính (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) để giải quyết. Hồ sơ bao gồm: biên bản về việc vi phạm hành chính (bản gốc), các chứng cứ, tài liệu, dữ liệu, tang vật… có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thu thập được trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra.
4.2. Trong trường hợp các vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật chuyển đến, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ tài liệu về vụ việc vi phạm hành chính đó. Trong trường hợp hồ sơ tài liệu, biên bản vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan khác chuyển đến không đúng thủ tục quy định tại Điều 24 Nghị định 161/2004/NĐ-CP hoặc nội dung biên bản không phù hợp với quy định tại Điều 25 Nghị định 161/2004/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn này thì Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chuyển trả lại hồ sơ, tài liệu cho cơ quan lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu sửa đổi, bổ sung đầy đủ.
b) Qua xem xét nếu thấy hồ sơ, tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính thì Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể thanh tra, kiểm tra, xác minh, bổ sung chứng cứ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu thấy có đầy đủ cơ sở chứng minh, kết luận về hành vi vi phạm hành chính.
5. Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Sau khi người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc thanh tra viên phải hoàn thiện hồ sơ xử phạt để bàn giao cho bộ phận có chức năng giám sát, thanh tra để theo dõi việc chấp hành Quyết định xử phạt, hồ sơ gồm:
– Biên bản về vi phạm hành chính (bản gốc);
– Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính (bản gốc);
– Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm đó;
– Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);
– Các tài liệu cần thiết khác.
6. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002, Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 161/2004/NĐ-CP và các hướng dẫn trong Thông tư này.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân trong tổ chức thanh tra chuyên ngành chứng khoán quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc xử phạt vi phạm hành chính.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.
Thuộc tính văn bản
Thông tư số 130/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 130/2004/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 29/12/2004 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Vi phạm hành chính , Chứng khoán
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 130/2004/TT-BTC NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH

SỐ 161/2004/NĐ-CP NGÀY 07/9/2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN

VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;

Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;

Căn cứ Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng
1.1. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức), có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì sẽ áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
1.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng;
b) Vi phạm các quy định về niêm yết chứng khoán trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán;
c) Vi phạm các quy định về giao dịch chứng khoán;
d) Vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh, đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán;
đ) Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo, công bố thông tin;
e) Vi phạm các quy định làm cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoặc không thực hiện kiến nghị của tổ chức thanh tra, kiểm tra.
2. áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính
2.1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây gọi chung là Nghị định 161/2004/NĐ-CP).
2.2. Người ra quyết định xử phạt phải căn cứ vào hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, hình thức và mức xử phạt quy định tại Chương II Nghị định 161/2004/ NĐ-CP và các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 6 Nghị định 161/2004/NĐ-CP để quyết định áp dụng hình thức xử phạt, mức phạt, kể cả hình thức xử phạt bổ sung hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho tương ứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm đó.
2.3. Việc áp dụng mức phạt tiền, kể cả khi vận dụng các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, đều không được thấp hơn hoặc vượt quá khung phạt tiền đã quy định. Việc xác định mức trung bình của khung tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2.4. Đối với một hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Các hình thức xử phạt bổ sung không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
3. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
3.1. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 6 Nghị định 161/2004/NĐ-CP.
3.2. Một số tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với một số tình tiết giảm nhẹ, như: chủ động ngăn chặn vi phạm tiếp diễn, làm giảm bớt thiệt hại; tự nguyện khắc phục hậu quả; tự nguyện bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính của mình gây ra sẽ do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét, quyết định; vi phạm do thiếu hiểu biết; do bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần, do bị xúi giục, lôi kéo, ép buộc thì phải có cơ sở, bằng chứng để chứng minh.
b) Đối với một số tình tiết tăng nặng, như: vi phạm nhiều lần là trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng trước đó chưa bị xử phạt hành chính; tái phạm là trường hợp trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa đến “thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”, mà lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong cùng một lĩnh vực đó.
II. HÀNH VI VI PHẠM
Một số hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 161/2004/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Điểm a – Khoản 1 – Điều 8: “Hồ sơ đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thực”, là việc tổ chức phát hành, tổ chức tư vấn phát hành cung cấp những thông tin không chính xác hoặc có sự che dấu sự thật trong hồ sơ đăng ký phát hành về những nội dung liên quan đến báo cáo tài chính, mức vốn điều lệ đã góp, quyết định của đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành, bản cáo bạch, cam kết bảo lãnh phát hành.
2. Điểm b – Khoản 1 – Điều 8: “Sử dụng các thông tin ngoài bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép phát hành chứng khoán ra công chúng”, là việc tổ chức phát hành và các đối tượng liên quan, sử dụng thông tin ngoài bản cáo bạch hoặc những thông tin không chính xác với nội dung bản cáo bạch để quảng cáo, chào mời về chứng khoán phát hành trước khi được phép phát hành chứng khoán ra công chúng.
3. Khoản 2 – Điều 8: “Tổ chức phát hành, tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức kiểm toán tham gia soạn thảo hồ sơ phát hành chứng khoán ra công chúng có sự giả tạo trong hồ sơ đăng ký phát hành”, là việc cố ý tạo ra những số liệu không đúng về mức vốn điều lệ đã góp, tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức đăng ký phát hành. Những số liệu này gây ảnh hưởng đến quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký phát hành chứng khoán của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và sự đánh giá, quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư.
4. Điểm a – Khoản 1 – Điều 9: “Hồ sơ xin cấp phép niêm yết gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật”, là việc tổ chức niêm yết, tổ chức tư vấn niêm yết cung cấp những thông tin không chính xác hoặc có sự che dấu sự thật trong hồ sơ xin cấp phép niêm yết về những nội dung liên quan đến báo cáo tài chính; mức vốn điều lệ đã góp; quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị về niêm yết cổ phiếu, trái phiếu; bản cáo bạch; cam kết bảo lãnh phát hành; số lượng cổ đông ngoài tổ chức phát hành và tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cổ đông này.
5. Khoản 2 – Điều 8: “Tổ chức niêm yết, tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán tham gia soạn thảo hồ sơ niêm yết có sự giả tạo trong hồ sơ niêm yết”, là việc cố ý tạo ra những số liệu không đúng về mức vốn điều lệ đã góp, tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức xin phép niêm yết. Những số liệu này gây ảnh hưởng đến quyết định cấp phép niêm yết của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và sự đánh giá, quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư.
6. Điểm b – Khoản 3 – Điều 10: “Giao dịch chứng khoán mà không thay đổi quyền sở hữu chứng khoán”, là việc một nhà đầu tư mở nhiều tài khoản giao dịch hoặc nhờ người khác đứng tên mở tài khoản giao dịch và tiến hành mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra các giao dịch chứng khoán giả tạo trên thị trường, nhưng thực chất thì không làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán.
7. Điểm c – Khoản 3 – Điều 10: “Thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo cung, cầu giả tạo”, là việc các nhà đầu tư mặc dù không có mục đích mua, bán chứng khoán nhưng muốn tạo ra sự cung – cầu giả tạo chứng khoán trên thị trường nên đã cùng nhau thoả thuận, thống nhất việc mua và bán chứng khoán cùng loại: thoả thuận bên mua, bên bán; loại chứng khoán giao dịch; giá cả, khối lượng, thời gian đặt lệnh giao dịch chứng khoán.
8. Điểm g – Khoản 3 – Điều 10: “Bán chứng khoán dưới mọi hình thức khi không sở hữu chứng khoán vào thời điểm giao dịch”, là việc nhà đầu tư bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán hoặc sở hữu số lượng chứng khoán ít hơn số lượng chứng khoán đặt bán.
9. Điểm b – Khoản 2 – Điều 18: “Không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi xảy ra các sự kiện bất thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán: là việc công ty chứng khoán không thực hiện báo cáo bằng văn bản cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra các sự kiện quy định tại Khoản 4 Điều 56 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ; công ty quản lý quỹ không thực hiện báo cáo bằng văn bản cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra các sự kiện quy định tại Khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ; tổ chức lưu ký không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi xảy ra các sự kiện bất thường theo quy định của pháp luật.
10. Khoản 1 – Điều 20 quy định về “Hành vi đối phó, không cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản, tài liệu, chứng từ, số liệu nhằm trì hoãn, trốn tránh yêu cầu của tổ chức thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên khi đang làm nhiệm vụ”, là việc không cung cấp hoặc cố tình kéo dài thời gian cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, thanh tra; không bố trí, bố trí không kịp thời hoặc bố trí người không có trách nhiệm làm việc với đoàn kiểm tra, thanh tra; không cung cấp đúng với thực tế các thông tin, báo cáo, chứng từ, sổ kế toán và những hồ sơ, tài liệu khác theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, thanh tra; các hành vi trì hoãn, lẩn tránh hoặc thủ đoạn đối phó khác theo quy định của pháp luật.
III. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1.1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 161/2004/NĐ-CP là Chánh Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
1.2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định 161/2004/NĐ-CP là Thanh tra viên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
1.3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 161/2004/NĐ-CP, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
2. Quyết định xử phạt
2.1. Quyết định xử phạt phải do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ký và đóng dấu.
2.2. Trường hợp một tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều loại hành vi vi phạm hành chính khác nhau, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chỉ ra một quyết định xử phạt. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của từng tổ chức, cá nhân để ra quyết định xử phạt riêng đối với từng tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm.
2.3. Trong trường hợp hình thức, mức xử phạt vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu về vi phạm lên người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất hồ sơ vi phạm.
3. Đình chỉ hành vi vi phạm
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong đoàn thanh tra phải có văn bản ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính theo qui định tại Điều 23 Nghị định 161/2004/NĐ-CP. Nếu các thành viên trong đoàn thanh tra, kiểm tra không có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm thì Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phải báo cáo ngay bằng văn bản cho người có thẩm quyền để ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm.
4. Chuyển giao vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
4.1. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra đối với các cá nhân, tổ chức nếu phát hiện có vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhưng không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc và đề xuất xử lý bằng văn bản tới Bộ Tài chính (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) để giải quyết. Hồ sơ bao gồm: biên bản về việc vi phạm hành chính (bản gốc), các chứng cứ, tài liệu, dữ liệu, tang vật… có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thu thập được trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra.
4.2. Trong trường hợp các vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật chuyển đến, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ tài liệu về vụ việc vi phạm hành chính đó. Trong trường hợp hồ sơ tài liệu, biên bản vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan khác chuyển đến không đúng thủ tục quy định tại Điều 24 Nghị định 161/2004/NĐ-CP hoặc nội dung biên bản không phù hợp với quy định tại Điều 25 Nghị định 161/2004/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn này thì Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chuyển trả lại hồ sơ, tài liệu cho cơ quan lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu sửa đổi, bổ sung đầy đủ.
b) Qua xem xét nếu thấy hồ sơ, tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính thì Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể thanh tra, kiểm tra, xác minh, bổ sung chứng cứ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu thấy có đầy đủ cơ sở chứng minh, kết luận về hành vi vi phạm hành chính.
5. Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Sau khi người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc thanh tra viên phải hoàn thiện hồ sơ xử phạt để bàn giao cho bộ phận có chức năng giám sát, thanh tra để theo dõi việc chấp hành Quyết định xử phạt, hồ sơ gồm:
– Biên bản về vi phạm hành chính (bản gốc);
– Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính (bản gốc);
– Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm đó;
– Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);
– Các tài liệu cần thiết khác.
6. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002, Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 161/2004/NĐ-CP và các hướng dẫn trong Thông tư này.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân trong tổ chức thanh tra chuyên ngành chứng khoán quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc xử phạt vi phạm hành chính.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư số 130/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán”