Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư quy định trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa ba ngành Lâm nghiệp, Kinh tế đối ngoại, Hải quan trong việc quản lý và kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản

THÔNG TƯ

CỦA LIÊN BỘ SỐ 4-TT/LB NGÀY 6-3-1990
QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN VÀ QUAN HỆ
PHỐI HỢP GIỮA BA NGÀNH LÂM NGHIỆP, KINH TẾ
ĐỐI NGOẠI, HẢI QUAN TRONG VIỆC QUẢN LÝ
VÀ KIỂM TRA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU LÂM SẢN

Căn cứ Quyết định số 99-CT ngày 24-4-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gỗ, Quyết định số 276-CT ngày 6-10-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về quản lý hạn ngạch và giấy phép xuất, nhập khẩu hàng hoá, Nghị định số 39-CT ngày 5-4-1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về săn bắt chim thú rừng, Quyết định số 34-HĐBT ngày 3-2-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sắp xếp lại tổ chức dịch vụ sản xuất và xuất, nhập khẩu lâm sản.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng ngành:

Liên Bộ, Bộ Lâm nghiệp – Bộ Kinh tế đối ngoại – Tổng cục Hải quan quy định trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa ba ngành trong việc quản lý, kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản bằng đường mậu dịch và phi mậu dịch như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1- Lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản bao gồm các loại sau đây:

a) Lâm sản: gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, đặc sản rừng, cây thuốc và thực vật quý hiếm lấy từ rừng, động vật rừng, lâm sản phụ khác.

b) Sản phẩm chế biến từ lâm sản: gồm gỗ lạng, ván sàn, đồ gỗ, hạt giống cây rừng, sản phẩm chế biến từ động vật rừng và thực vật rừng.

2- Lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản xuất khẩu, được chia thành các nhóm sau đây:

a) Nhóm cấm xuất khẩu: gỗ quý hiếm, gỗ tròn, đặc sản rừng và động vật rừng quý hiếm (phụ lục 1 đính kèm).

b) Nhóm được xuất khẩu có các điều kiện sau:

– Khả năng tài nguyên rừng có thể đáp ứng

– Có hiệu quả kinh tế

– Có thị trường tiêu thụ được thể hiện bằng kế hoạch xuất khẩu hàng năm (phụ lục 2 đính kèm).

c) Nhóm được xuất khẩu theo công ước quốc tế về buôn bán động vật và thực vật rừng quý hiếm (Cites) (phụ lục 3 đính kèm theo).

d) Lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản, nếu không thuộc ba nhóm trên đây, được xuất khẩu theo nhu cầu.

Việc chia nhóm trên đây không áp dụng đối với lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản nhập khẩu.

3- Các đơn vị kinh tế trung ương và địa phương trong và ngoài ngành lâm nghiệp (dưới đây gọi tắt là đơn vị), tư nhân Việt Nam và nước ngoài (dưới đấy gọi tắt là tư nhân) được phép xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản phải thực hiện đúng các quy định về quản lý lâm sản và quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước.

II- TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP

1- Từng thời kỳ, Bộ Lâm nghiệp công bố danh mục lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản cấm xuất khẩu và được phép xuất khẩu có điều kiện.

2- Bộ Lâm nghiệp phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tổng hợp kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản bằng đường mậu dịch của các Bộ, các ngành và các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là tỉnh) (qua đầu mối Sở nông – lâm nghiệp hoặc sở lâm nghiệp) trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng duyệt.

3- Cấp các loại giấy tờ cần thiết cho các đơn vị và tư nhân để xuất trình với Bộ Kinh tế đối ngoại hoặc Tổng cục Hải quan khi xin phép xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản:

a) Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp ký giấy chứng nhận được phép xuất khẩu đối với các loại lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản ghi tạo phụ lục 1 (mục I, mục II, mục III) đính kèm.

b) Cục trưởng Cục kiểm lâm nhân dân được Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp uỷ quyền ký giấy chứng nhận được phép xuất khẩu đối với động vật rừng và thực vật rừng quý hiếm ghi tại phụ lục 3 và phụ lục 1 (mục IV) đính kèm.

III- TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

1- Bộ Kinh tế đối ngoại cấp hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản bằng đường mậu dịch theo đúng quy định tại Quyết định 276-CT ngày 6-10-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thông tư Liên Bộ Bộ Kinh tế đối ngoại – Tổng cục Hải quan số 24 TT/LB-KTĐN-TCHQ ngày 8-11-1989 và căn cứ thông báo kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản của Bộ Lâm nghiệp.

2- Bộ Kinh tế đối ngoại cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu lầm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản cho các đơn vị theo các quy định tại Thông tư số 24 TT/LB dẫn chiếu trên và các quy định tại điểm 3 mục II Thông tư này.

IV- TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA NGÀNH HẢI QUAN

1- Tổng cục Hải quan và Hải quan cấp tỉnh cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản bằng đường phi mậu dịch theo quy định hiện hành và quy định tại điểm 3 mục II Thông tư này.

2- Hải quan cửa khẩu chỉ cho xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản theo đúng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Kinh tế đối ngoại cấp (đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường mậu dịch) hoặc của Hải quan cấp tỉnh trở lên cấp (đối với hàng xuất, nhập khẩu bằng đường phi mậu dịch) và đối với gỗ tròn, gỗ xẻ xuất khẩu (dầy từ 5 cm trở lên) phải có dấu búa kiểm lâm, lý lịch gỗ và biên lai thu tiền nuôi rừng đối với lâm sản kèm theo.

V- QUAN HỆ PHỐI HỢP

1- Bộ Lâm nghiệp thông báo cho Bộ Kinh tế đối ngoại và Tổng cục Hải quan:

a) Kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản hàng năm của các Bộ, các ngành và các tỉnh được Nhà nước duyệt;

b) Các quy định mới của Nhà nước và của ngành về quản lý lâm sản.

2- Bộ Kinh tế đối ngoại thông báo cho Bộ Lâm nghiệp và Tổng cục Hải quan hạn ngạch xuất khẩu lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản đã cấp cho các Bộ, các ngành và các tỉnh.

3- Tổng cục Hải quan thông báo cho Bộ Lâm nghiệp và Bộ Kinh tế đối ngoại:

a) Số liệu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu 6 tháng và hàng năm của các đơn vị và tư nhân;

b) Tình hình và số vụ vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật lâm nghiệp của các đơn vị và tư nhân.

4- Các cấp của ngành lâm nghiệp, hải quan khi phát hiện các đơn vị và tư nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật lâm nghiệp thì thông báo và phối hợp để cùng có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.

5- Các cấp có thẩm quyền của ngành hải quan và ngành lâm nghiệp (kiểm lâm nhân dân) thông báo và phối hợp điều tra những vụ buôn lậu lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản quan biên giới theo đúng pháp luật hiện hành.

6- Hàng năm, thủ trưởng các ngành lâm nghiệp, kinh tế đối ngoại, hải quan ở trung ương và các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương họp 1 lần để kiểm điểm, đánh giá công tác phối hợp và giải quyết những vấn đề do tình hình mới phát sinh.

VI- XỬ LÝ VI PHẠM

1- Các hành vi vi phạm chế độ cấp hạn ngạch và gấy phép xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản của các đơn vị và tư nhân thì thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ Kinh tế đối ngoại.

2- Các hành vi vi phạm pháp luật hải quan như xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản và các sản phẩm chế biến từ lâm sản không có giấy phép của Bộ Kinh tế đối ngoại (đối với xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường mậu dịch) hoặc của hải quan (đối với xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường phi mậu dịch) hoặc giấy phép quá hạn thì thuộc thẩm quyền xử lý của hải quan.

3- Khi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu mà phát hiện gỗ không có dấu búa kiểm lâm, sai với lý lịch gỗ thì Hải quan lập biên bản tạm giữ và chuyển cho cơ quan lâm nghiệp (Kiểm lâm nhân dân) cùng cấp xử lý.

4- Đối với lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu của các đơn vị và tư nhân vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật lâm nghiệp, trong khi chờ các cấp có thẩm quyền của Hải quan hoặc Lâm nghiệp (Kiểm lâm nhân dân) xử lý, thì ngành nào phát hiện vi phạm, lập biên bản thì ngành đó chịu trách nhiệm bảo quản.

5- Những cá nhân, đơn vị phát hiện những vụ vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật lâm nghiệp mà đương sự bị tịch thu tang vật hoặc bị phạt hoặc bị truy thu tiền nuôi rừng thì được trích thưởng theo quy định chung hiện hành của Nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ba ngành có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo hệ thống dọc của ngành và phổ biến, hướng dẫn các đơn vị và tư nhân có liên quan để thực hiện.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, các cấp của ngành Lâm nghiệp (Kiểm lâm nhân dân), Kinh tế đối ngoại, Hải quan gặp khó khăn vướng mắc gì thì kịp thời báo cáo Bộ Lâm nghiệp, Bộ Kinh tế đối ngoại và Tổng cục Hải quan để cùng xem xét giải quyết.

PHỤ LỤC 1

Danh mục lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản cấm xuất khẩu bằng đường mậu dịch và phi mậu dịch.

I- Gỗ quý hiếm

1- Cẩm lai (các loại) (Dalbergia)

2- Gỗ đỏ (Pahudia Cochinchinensis Pierre)

3- Gụ (sindora maritine Pierre)

4- Dáng hương (các loại) (Pterocarpus…)

5- Lát (các loại) (Chukrasia…)

6- Hoàng đàn (Cupressus Funbrio Endl)

7- Mun (các loại) (Diorpyros…)

8- Sến (Bassia paspuieri H. Lec)

9- Nghiến (Parapentace tonkinensis Ganep)

10- Sao (các loại) (Hopca…)

11- Lim xanh (Erythro phloeum Fordii Oliv)

II- Các loại gỗ tròn (trừ một số gỗ nhóm thấp, gỗ nhỏ quy định tại phụ lục 2).

III- Đặc sản rừng: Trầm hương, kỳ nam. Theo Chỉ thị 260-CT ngày 15-10-1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. (Riêng số tồn kho các năm trước do Bộ Lâm nghiệp và Bộ Kinh tế đối ngoại thoả thuận cho phép xuất khẩu).

IV- Động vật rừng

1- Công

2- Trĩ các loại

3- Gà sao

4- Gà lôi các loại

5- Tê giác

6- Heo vòi

7- Voi

8- Trâu rừng

9- Bò tót

10- Bò rừng các loại

11- Hươu sao

12- Hươu sạ

13- Cheo cheo

14- Sóc bay

15- Cày bay

16- Chồn mực

17- Cu li

18- Vượn

19- Vẹc các loại

20- Tê tê

21- Hổ

22- Báo

23- Gấu

24- Chó rừng.

PHỤ LỤC 2

Danh mục gỗ tròn được xuất khẩu theo kế hoạch do Bộ Lâm nghiệp tổng hợp chuyển cho Bộ Kinh tế đối ngoại.

Gỗ tròn từ nhóm V đến nhóm VIII

PHỤ LỤC 3

(Theo công ước quốc tế về buôn bán động và thực vật rừng quý hiếm (Cites) và uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp).

– Động vật rừng

– Sản phẩm chế biến từ động vật rừng.

Thuộc tính văn bản
Thông tư quy định trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa ba ngành Lâm nghiệp, Kinh tế đối ngoại, Hải quan trong việc quản lý và kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản
Cơ quan ban hành: Bộ Kinh tế đối ngoại; Bộ Lâm nghiệp; Tổng cục Hải quan Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 4-TT/LB Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Lâm Văn Độ; Phan Thanh Xuân; Tạ Cả
Ngày ban hành: 06/03/1990 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA LIÊN BỘ SỐ 4-TT/LB NGÀY 6-3-1990
QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN VÀ QUAN HỆ
PHỐI HỢP GIỮA BA NGÀNH LÂM NGHIỆP, KINH TẾ
ĐỐI NGOẠI, HẢI QUAN TRONG VIỆC QUẢN LÝ
VÀ KIỂM TRA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU LÂM SẢN

Căn cứ Quyết định số 99-CT ngày 24-4-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gỗ, Quyết định số 276-CT ngày 6-10-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về quản lý hạn ngạch và giấy phép xuất, nhập khẩu hàng hoá, Nghị định số 39-CT ngày 5-4-1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về săn bắt chim thú rừng, Quyết định số 34-HĐBT ngày 3-2-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sắp xếp lại tổ chức dịch vụ sản xuất và xuất, nhập khẩu lâm sản.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng ngành:

Liên Bộ, Bộ Lâm nghiệp – Bộ Kinh tế đối ngoại – Tổng cục Hải quan quy định trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa ba ngành trong việc quản lý, kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản bằng đường mậu dịch và phi mậu dịch như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1- Lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản bao gồm các loại sau đây:

a) Lâm sản: gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, đặc sản rừng, cây thuốc và thực vật quý hiếm lấy từ rừng, động vật rừng, lâm sản phụ khác.

b) Sản phẩm chế biến từ lâm sản: gồm gỗ lạng, ván sàn, đồ gỗ, hạt giống cây rừng, sản phẩm chế biến từ động vật rừng và thực vật rừng.

2- Lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản xuất khẩu, được chia thành các nhóm sau đây:

a) Nhóm cấm xuất khẩu: gỗ quý hiếm, gỗ tròn, đặc sản rừng và động vật rừng quý hiếm (phụ lục 1 đính kèm).

b) Nhóm được xuất khẩu có các điều kiện sau:

– Khả năng tài nguyên rừng có thể đáp ứng

– Có hiệu quả kinh tế

– Có thị trường tiêu thụ được thể hiện bằng kế hoạch xuất khẩu hàng năm (phụ lục 2 đính kèm).

c) Nhóm được xuất khẩu theo công ước quốc tế về buôn bán động vật và thực vật rừng quý hiếm (Cites) (phụ lục 3 đính kèm theo).

d) Lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản, nếu không thuộc ba nhóm trên đây, được xuất khẩu theo nhu cầu.

Việc chia nhóm trên đây không áp dụng đối với lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản nhập khẩu.

3- Các đơn vị kinh tế trung ương và địa phương trong và ngoài ngành lâm nghiệp (dưới đây gọi tắt là đơn vị), tư nhân Việt Nam và nước ngoài (dưới đấy gọi tắt là tư nhân) được phép xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản phải thực hiện đúng các quy định về quản lý lâm sản và quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước.

II- TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP

1- Từng thời kỳ, Bộ Lâm nghiệp công bố danh mục lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản cấm xuất khẩu và được phép xuất khẩu có điều kiện.

2- Bộ Lâm nghiệp phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tổng hợp kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản bằng đường mậu dịch của các Bộ, các ngành và các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là tỉnh) (qua đầu mối Sở nông – lâm nghiệp hoặc sở lâm nghiệp) trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng duyệt.

3- Cấp các loại giấy tờ cần thiết cho các đơn vị và tư nhân để xuất trình với Bộ Kinh tế đối ngoại hoặc Tổng cục Hải quan khi xin phép xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản:

a) Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp ký giấy chứng nhận được phép xuất khẩu đối với các loại lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản ghi tạo phụ lục 1 (mục I, mục II, mục III) đính kèm.

b) Cục trưởng Cục kiểm lâm nhân dân được Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp uỷ quyền ký giấy chứng nhận được phép xuất khẩu đối với động vật rừng và thực vật rừng quý hiếm ghi tại phụ lục 3 và phụ lục 1 (mục IV) đính kèm.

III- TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

1- Bộ Kinh tế đối ngoại cấp hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản bằng đường mậu dịch theo đúng quy định tại Quyết định 276-CT ngày 6-10-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thông tư Liên Bộ Bộ Kinh tế đối ngoại – Tổng cục Hải quan số 24 TT/LB-KTĐN-TCHQ ngày 8-11-1989 và căn cứ thông báo kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản của Bộ Lâm nghiệp.

2- Bộ Kinh tế đối ngoại cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu lầm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản cho các đơn vị theo các quy định tại Thông tư số 24 TT/LB dẫn chiếu trên và các quy định tại điểm 3 mục II Thông tư này.

IV- TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA NGÀNH HẢI QUAN

1- Tổng cục Hải quan và Hải quan cấp tỉnh cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản bằng đường phi mậu dịch theo quy định hiện hành và quy định tại điểm 3 mục II Thông tư này.

2- Hải quan cửa khẩu chỉ cho xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản theo đúng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Kinh tế đối ngoại cấp (đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường mậu dịch) hoặc của Hải quan cấp tỉnh trở lên cấp (đối với hàng xuất, nhập khẩu bằng đường phi mậu dịch) và đối với gỗ tròn, gỗ xẻ xuất khẩu (dầy từ 5 cm trở lên) phải có dấu búa kiểm lâm, lý lịch gỗ và biên lai thu tiền nuôi rừng đối với lâm sản kèm theo.

V- QUAN HỆ PHỐI HỢP

1- Bộ Lâm nghiệp thông báo cho Bộ Kinh tế đối ngoại và Tổng cục Hải quan:

a) Kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản hàng năm của các Bộ, các ngành và các tỉnh được Nhà nước duyệt;

b) Các quy định mới của Nhà nước và của ngành về quản lý lâm sản.

2- Bộ Kinh tế đối ngoại thông báo cho Bộ Lâm nghiệp và Tổng cục Hải quan hạn ngạch xuất khẩu lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản đã cấp cho các Bộ, các ngành và các tỉnh.

3- Tổng cục Hải quan thông báo cho Bộ Lâm nghiệp và Bộ Kinh tế đối ngoại:

a) Số liệu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu 6 tháng và hàng năm của các đơn vị và tư nhân;

b) Tình hình và số vụ vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật lâm nghiệp của các đơn vị và tư nhân.

4- Các cấp của ngành lâm nghiệp, hải quan khi phát hiện các đơn vị và tư nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật lâm nghiệp thì thông báo và phối hợp để cùng có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.

5- Các cấp có thẩm quyền của ngành hải quan và ngành lâm nghiệp (kiểm lâm nhân dân) thông báo và phối hợp điều tra những vụ buôn lậu lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản quan biên giới theo đúng pháp luật hiện hành.

6- Hàng năm, thủ trưởng các ngành lâm nghiệp, kinh tế đối ngoại, hải quan ở trung ương và các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương họp 1 lần để kiểm điểm, đánh giá công tác phối hợp và giải quyết những vấn đề do tình hình mới phát sinh.

VI- XỬ LÝ VI PHẠM

1- Các hành vi vi phạm chế độ cấp hạn ngạch và gấy phép xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản của các đơn vị và tư nhân thì thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ Kinh tế đối ngoại.

2- Các hành vi vi phạm pháp luật hải quan như xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản và các sản phẩm chế biến từ lâm sản không có giấy phép của Bộ Kinh tế đối ngoại (đối với xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường mậu dịch) hoặc của hải quan (đối với xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường phi mậu dịch) hoặc giấy phép quá hạn thì thuộc thẩm quyền xử lý của hải quan.

3- Khi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu mà phát hiện gỗ không có dấu búa kiểm lâm, sai với lý lịch gỗ thì Hải quan lập biên bản tạm giữ và chuyển cho cơ quan lâm nghiệp (Kiểm lâm nhân dân) cùng cấp xử lý.

4- Đối với lâm sản, sản phẩm chế biến từ lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu của các đơn vị và tư nhân vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật lâm nghiệp, trong khi chờ các cấp có thẩm quyền của Hải quan hoặc Lâm nghiệp (Kiểm lâm nhân dân) xử lý, thì ngành nào phát hiện vi phạm, lập biên bản thì ngành đó chịu trách nhiệm bảo quản.

5- Những cá nhân, đơn vị phát hiện những vụ vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật lâm nghiệp mà đương sự bị tịch thu tang vật hoặc bị phạt hoặc bị truy thu tiền nuôi rừng thì được trích thưởng theo quy định chung hiện hành của Nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ba ngành có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo hệ thống dọc của ngành và phổ biến, hướng dẫn các đơn vị và tư nhân có liên quan để thực hiện.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, các cấp của ngành Lâm nghiệp (Kiểm lâm nhân dân), Kinh tế đối ngoại, Hải quan gặp khó khăn vướng mắc gì thì kịp thời báo cáo Bộ Lâm nghiệp, Bộ Kinh tế đối ngoại và Tổng cục Hải quan để cùng xem xét giải quyết.

PHỤ LỤC 1

Danh mục lâm sản và sản phẩm chế biến từ lâm sản cấm xuất khẩu bằng đường mậu dịch và phi mậu dịch.

I- Gỗ quý hiếm

1- Cẩm lai (các loại) (Dalbergia)

2- Gỗ đỏ (Pahudia Cochinchinensis Pierre)

3- Gụ (sindora maritine Pierre)

4- Dáng hương (các loại) (Pterocarpus…)

5- Lát (các loại) (Chukrasia…)

6- Hoàng đàn (Cupressus Funbrio Endl)

7- Mun (các loại) (Diorpyros…)

8- Sến (Bassia paspuieri H. Lec)

9- Nghiến (Parapentace tonkinensis Ganep)

10- Sao (các loại) (Hopca…)

11- Lim xanh (Erythro phloeum Fordii Oliv)

II- Các loại gỗ tròn (trừ một số gỗ nhóm thấp, gỗ nhỏ quy định tại phụ lục 2).

III- Đặc sản rừng: Trầm hương, kỳ nam. Theo Chỉ thị 260-CT ngày 15-10-1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. (Riêng số tồn kho các năm trước do Bộ Lâm nghiệp và Bộ Kinh tế đối ngoại thoả thuận cho phép xuất khẩu).

IV- Động vật rừng

1- Công

2- Trĩ các loại

3- Gà sao

4- Gà lôi các loại

5- Tê giác

6- Heo vòi

7- Voi

8- Trâu rừng

9- Bò tót

10- Bò rừng các loại

11- Hươu sao

12- Hươu sạ

13- Cheo cheo

14- Sóc bay

15- Cày bay

16- Chồn mực

17- Cu li

18- Vượn

19- Vẹc các loại

20- Tê tê

21- Hổ

22- Báo

23- Gấu

24- Chó rừng.

PHỤ LỤC 2

Danh mục gỗ tròn được xuất khẩu theo kế hoạch do Bộ Lâm nghiệp tổng hợp chuyển cho Bộ Kinh tế đối ngoại.

Gỗ tròn từ nhóm V đến nhóm VIII

PHỤ LỤC 3

(Theo công ước quốc tế về buôn bán động và thực vật rừng quý hiếm (Cites) và uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp).

– Động vật rừng

– Sản phẩm chế biến từ động vật rừng.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư quy định trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa ba ngành Lâm nghiệp, Kinh tế đối ngoại, Hải quan trong việc quản lý và kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản”