Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư quy định chế độ quản lý tài chính đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 14/1999/TT-BTC NGÀY 3 THÁNG 2 NĂM 1999 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Căn cứ Quyết định số 310/TTg ngày 29 tháng 6 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về quan hệ công tác của các cơ quan chính quyền với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 315/TTg ngày 12 tháng 5 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuẩn y Điều lệ hoạt động sửa đổi của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 601/TTg ngày 1 tháng 8 năm năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan;

Sau khi trao đổi thống nhất với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (sau đây gọi tắt là Phòng Thương mại ); Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ quản lý tài chính đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam như sau:

I – NGUYÊN TẮC CHUNG:

1- Hoạt động của Phòng Thương mại phải phân định và hạch toán rõ theo hai loại hoạt động:

– Các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư để thực hiện chủ trương mở rộng và phát triển kinh tế của đất nước, hoặc để thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao

– Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác.

Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hoạt động thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao được miễn nghĩa vụ nộp thuế theo các chế độ quy định hiện hành. Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí đối với hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư khi nguồn thu không đủ bù đắp chi phí và cấp kinh phí cho các hoạt động của nhiệm vụ được Nhà nước giao (Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan… ).

Đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác Phòng Thương mại phải tự đảm bảo kinh phí, tuân thủ các quy định chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ, hạch toán riêng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo Luật định.

2- Phòng Thương mại thực hiện chế độ tế toán, tài chính theo Pháp lệnh Kế toán Thống kê của Nhà nước và chịu sự kiểm tra, giám sát về tài chính của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Tài chính.

II – NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÒNG THƯƠNG MẠI

A – ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ:

1- Hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư bao gồm:

– Tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tư vấn cho Nhà nước các vấn đề về luật pháp, chính sách kinh tế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

– Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn kinh tế pháp lý, đầu tư, tuyên truyền giới thiệu tiềm năng kinh tế của Việt Nam.

– Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như: Tổ chức Hội chợ triển lãm, trưng bày, giới thiệu các mẫu hàng hoá sản phẩm của Việt Nam và tổ chức cho các doanh nghiệp đi khảo sát, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước; cung cấp thông tin và tư vấn kinh tế thương mại cho doanh nghiệp.

– Hoạt động của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam.

– Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua việc cung cấp các ấn phẩm thông tin kinh tế và các hình thức thích hợp.

– Thực hiện các dự án và chương trình hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ đầu tư và xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam.

– Tổ chức các khoá đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam về lĩnh vực quản lý, kinh doanh và các lĩnh vực khác có liên quan.

– Thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư khác do Chính phủ giao.

2- Kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư:

Các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư được thực hiện bằng các nguồn kinh phí sau:

– Nguồn thu từ lệ phí hội viên.

– Nguồn thu từ các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

– Thu từ các khoản tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế.

– Thu từ các khoản quà tặng, quà biếu do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, ủng hộ, các khoản viện trợ được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận và sử dụng.

– Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

3- Nội dung chi cho các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư:

– Chi tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn kinh tế ở trong và ngoài nước nhằm tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước.

– Chi cho các hoạt động nhằm tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng kinh tế của Việt Nam ở trong và ngoài nước.

– Chi cho hoạt động thu thập và tổng hợp ý kiến của cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và tiếp xúc giữa các cơ quan Nhà nước với đại diện cộng đồng doanh nghiệp để báo cáo Chính phủ nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.

– Chi cho hoạt động phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Luật lệ, chủ trương chính sách của Nhà nước và xúc tiến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với nước ngoài.

– Chi đóng góp hội phí và tham dự các hoạt động của các tổ chức quốc tế có liên quan theo yêu cầu hội nhập quốc tế của Nhà nước.

– Chi cho việc thu thập, nghiên cứu và phổ biến các thông tin kinh tế trong nước, trong khu vực và thế giới phục vụ cho doanh nghiệp và báo cáo Chính phủ.

– Chi cho tổ chức tiếp đón các doanh nhân, các đoàn thương mại nước ngoài vào Việt nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, xúc tiến thương mại.

– Chi cho việc tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt nam đi nghiên cứu, khảo sát thị trường nước ngoài.

– Chi thuê trụ sở và kinh phí hoạt động cho đại diện của Phòng Thương mại ở trong và ngoài nước.

– Chi cho công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức các khoá đào tạo cho doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao kiến thức về quản lý và kinh doanh.

– Chi cho việc xuất bản tạp chí và các ấn phẩm thông tin kinh tế khác.

– Chi trả lương và kinh phí hoạt động cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại và đầu tư thuộc Phòng Thương mại.

– Chi mua sắm trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

– Chi cho các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư khác mà Chính phủ yêu cầu.

4- Kinh phí hoạt động của Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ kinh phí hoạt động của Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan do Ngân sách Nhà nước đảm bảo ( thực chất là một bộ phận của cơ quan Nhà nước trong quan hệ với Đài loan )

a- Nguồn thu:

Kinh phí cuả Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan bao gồm các nguồn thu sau:

– Thu từ tài trợ của các tổ chức quốc tế cho Uỷ ban.

– Thu từ kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm.

b- Chi phí hoạt động:

Các khoản chi phí của Uỷ ban bao gồm:

– Chi trả lương, bảo hiểm xã hội cho cán bộ văn phòng Uỷ ban.

– Chi phụ cấp trách nhiệm cho các thành viên kiêm nhiệm của Uỷ ban.

– Chi trả tiền thuê trụ sở hoạt động.

– Chi mua trang thiết bị làm việc cho Văn phòng Uỷ ban.

– Các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động của Uỷ ban như: tiền điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm…

– Chi cho các đoàn ra, vào phục vụ cho hoạt động của Uỷ ban theo nhiệm vụ Chính phủ giao.

– Các khoản chi khác theo quy định của Chính phủ.

5- Phương thức quản lý tài chính:

Hàng năm, Phòng Thương mại lập dự toán thu, chi tài chính phục vụ cho các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, kinh phí hoạt động của Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ quyết định. Việc lập, chấp hành và quyết toán tài chính đối với hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, kinh phí hoạt động của Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan ( có thuyết minh cụ thể nội dung thu, chi ), Phòng Thương mại phải thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính.

– Phòng Thương mại phải mở sổ kế toán theo dõi riêng các hoạt động này và báo cáo quyết toán định kỳ hàng quý, năm ( phản ánh đầy đủ nội dung thu chi nói ở điểm 2, 3, 4 phần II của Thông tư này ) gửi Bộ Tài chính theo chế độ hiện hành.

– Trong trường hợp cần thiết mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư hoặc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của Phòng Thương mại nhằm đáp ứng các nhiệm vụ Chính phủ giao, Phòng Thương mại phải lập dự án trình Chính phủ xem xét để hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác từ nguồn Ngân sách Nhà nước.

B – ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ.

1- Các loại hình kinh doanh dịch vụ thương mại bao gồm:

– Cho thuê văn phòng làm việc, cho thuê xe ô tô.

– Đại lý bán vé máy bay cho các hãng hàng không trong và ngoài nước.

– Hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu.

– Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho các lô hàng xuất khẩu của Việt nam.

– Dịch vụ tư vấn cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

– Thu về dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ, công nghiệp và chuyển giao công nghệ.

– Các dịch vụ phục vụ các hội chợ, triển lãm, quảng cáo thương mại ở trong và ngoài nước.

– Một số loại hình kinh doanh dịch vụ khác.

2- Nguồn vốn hoạt động:

Nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động dịch vụ nói trên là toàn bộ số vốn cố định, vốn lưu động và các nguồn vốn khác đã được Nhà nước giao cho Phòng Thương mại.

Ngoài ra, khi cần thiết, Phòng thương mại có thể vay vốn Ngân hàng hoặc huy động từ nguồn khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình.

Phòng Thương mại có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn đã được Nhà nước giao. Việc sử dụng, quản lý, chuyển giao, thanh lý tài sản phải thực hiện theo đúng chế độ tài chính hiện hành.

3- Chế độ tài chính và phương thức hoạt động

– Phòng Thương mại phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động tài chính của các loại hình kinh doanh và dịch vụ thương mại.

– Tất cả các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nói trên phải được hạch toán riêng, phản ánh đầy đủ doanh thu và chi phí trên sổ kế toán, chứng từ kế toán theo chế độ quy định.

– Đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ và thương mại thực hiện chế độ quản lý tài chính và hạch toán kế toán theo quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước.

– Phòng Thương mại có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về nộp các loại thuế theo luật định đối với loại hình kinh doanh, dịch vụ nói điểm 1, mục B, phần II của Thông tư này. Số lợi tức sau khi nộp thuế được trích lập các quỹ xí nghiệp theo quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước.

III – ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này thay thế Thông tư số 549 TC/TCTN ngày 12/3/1994 của Bộ Tài chính về việc quy định tạm thời chế độ quản lý tài chính đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Thông tư quy định chế độ quản lý tài chính đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 14/1999/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 03/02/1999 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 14/1999/TT-BTC NGÀY 3 THÁNG 2 NĂM 1999 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Căn cứ Quyết định số 310/TTg ngày 29 tháng 6 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về quan hệ công tác của các cơ quan chính quyền với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 315/TTg ngày 12 tháng 5 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuẩn y Điều lệ hoạt động sửa đổi của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 601/TTg ngày 1 tháng 8 năm năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan;

Sau khi trao đổi thống nhất với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (sau đây gọi tắt là Phòng Thương mại ); Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ quản lý tài chính đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam như sau:

I – NGUYÊN TẮC CHUNG:

1- Hoạt động của Phòng Thương mại phải phân định và hạch toán rõ theo hai loại hoạt động:

– Các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư để thực hiện chủ trương mở rộng và phát triển kinh tế của đất nước, hoặc để thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao

– Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác.

Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hoạt động thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao được miễn nghĩa vụ nộp thuế theo các chế độ quy định hiện hành. Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí đối với hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư khi nguồn thu không đủ bù đắp chi phí và cấp kinh phí cho các hoạt động của nhiệm vụ được Nhà nước giao (Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan… ).

Đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác Phòng Thương mại phải tự đảm bảo kinh phí, tuân thủ các quy định chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ, hạch toán riêng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo Luật định.

2- Phòng Thương mại thực hiện chế độ tế toán, tài chính theo Pháp lệnh Kế toán Thống kê của Nhà nước và chịu sự kiểm tra, giám sát về tài chính của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Tài chính.

II – NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÒNG THƯƠNG MẠI

A – ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ:

1- Hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư bao gồm:

– Tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tư vấn cho Nhà nước các vấn đề về luật pháp, chính sách kinh tế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

– Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn kinh tế pháp lý, đầu tư, tuyên truyền giới thiệu tiềm năng kinh tế của Việt Nam.

– Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như: Tổ chức Hội chợ triển lãm, trưng bày, giới thiệu các mẫu hàng hoá sản phẩm của Việt Nam và tổ chức cho các doanh nghiệp đi khảo sát, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước; cung cấp thông tin và tư vấn kinh tế thương mại cho doanh nghiệp.

– Hoạt động của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam.

– Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua việc cung cấp các ấn phẩm thông tin kinh tế và các hình thức thích hợp.

– Thực hiện các dự án và chương trình hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ đầu tư và xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam.

– Tổ chức các khoá đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam về lĩnh vực quản lý, kinh doanh và các lĩnh vực khác có liên quan.

– Thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư khác do Chính phủ giao.

2- Kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư:

Các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư được thực hiện bằng các nguồn kinh phí sau:

– Nguồn thu từ lệ phí hội viên.

– Nguồn thu từ các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

– Thu từ các khoản tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế.

– Thu từ các khoản quà tặng, quà biếu do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, ủng hộ, các khoản viện trợ được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận và sử dụng.

– Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

3- Nội dung chi cho các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư:

– Chi tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn kinh tế ở trong và ngoài nước nhằm tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước.

– Chi cho các hoạt động nhằm tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng kinh tế của Việt Nam ở trong và ngoài nước.

– Chi cho hoạt động thu thập và tổng hợp ý kiến của cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và tiếp xúc giữa các cơ quan Nhà nước với đại diện cộng đồng doanh nghiệp để báo cáo Chính phủ nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.

– Chi cho hoạt động phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Luật lệ, chủ trương chính sách của Nhà nước và xúc tiến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với nước ngoài.

– Chi đóng góp hội phí và tham dự các hoạt động của các tổ chức quốc tế có liên quan theo yêu cầu hội nhập quốc tế của Nhà nước.

– Chi cho việc thu thập, nghiên cứu và phổ biến các thông tin kinh tế trong nước, trong khu vực và thế giới phục vụ cho doanh nghiệp và báo cáo Chính phủ.

– Chi cho tổ chức tiếp đón các doanh nhân, các đoàn thương mại nước ngoài vào Việt nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, xúc tiến thương mại.

– Chi cho việc tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt nam đi nghiên cứu, khảo sát thị trường nước ngoài.

– Chi thuê trụ sở và kinh phí hoạt động cho đại diện của Phòng Thương mại ở trong và ngoài nước.

– Chi cho công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức các khoá đào tạo cho doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao kiến thức về quản lý và kinh doanh.

– Chi cho việc xuất bản tạp chí và các ấn phẩm thông tin kinh tế khác.

– Chi trả lương và kinh phí hoạt động cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại và đầu tư thuộc Phòng Thương mại.

– Chi mua sắm trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

– Chi cho các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư khác mà Chính phủ yêu cầu.

4- Kinh phí hoạt động của Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ kinh phí hoạt động của Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan do Ngân sách Nhà nước đảm bảo ( thực chất là một bộ phận của cơ quan Nhà nước trong quan hệ với Đài loan )

a- Nguồn thu:

Kinh phí cuả Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan bao gồm các nguồn thu sau:

– Thu từ tài trợ của các tổ chức quốc tế cho Uỷ ban.

– Thu từ kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm.

b- Chi phí hoạt động:

Các khoản chi phí của Uỷ ban bao gồm:

– Chi trả lương, bảo hiểm xã hội cho cán bộ văn phòng Uỷ ban.

– Chi phụ cấp trách nhiệm cho các thành viên kiêm nhiệm của Uỷ ban.

– Chi trả tiền thuê trụ sở hoạt động.

– Chi mua trang thiết bị làm việc cho Văn phòng Uỷ ban.

– Các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động của Uỷ ban như: tiền điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm…

– Chi cho các đoàn ra, vào phục vụ cho hoạt động của Uỷ ban theo nhiệm vụ Chính phủ giao.

– Các khoản chi khác theo quy định của Chính phủ.

5- Phương thức quản lý tài chính:

Hàng năm, Phòng Thương mại lập dự toán thu, chi tài chính phục vụ cho các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, kinh phí hoạt động của Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ quyết định. Việc lập, chấp hành và quyết toán tài chính đối với hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, kinh phí hoạt động của Uỷ ban chuyên trách quan hệ với Đài loan ( có thuyết minh cụ thể nội dung thu, chi ), Phòng Thương mại phải thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính.

– Phòng Thương mại phải mở sổ kế toán theo dõi riêng các hoạt động này và báo cáo quyết toán định kỳ hàng quý, năm ( phản ánh đầy đủ nội dung thu chi nói ở điểm 2, 3, 4 phần II của Thông tư này ) gửi Bộ Tài chính theo chế độ hiện hành.

– Trong trường hợp cần thiết mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư hoặc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của Phòng Thương mại nhằm đáp ứng các nhiệm vụ Chính phủ giao, Phòng Thương mại phải lập dự án trình Chính phủ xem xét để hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác từ nguồn Ngân sách Nhà nước.

B – ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ.

1- Các loại hình kinh doanh dịch vụ thương mại bao gồm:

– Cho thuê văn phòng làm việc, cho thuê xe ô tô.

– Đại lý bán vé máy bay cho các hãng hàng không trong và ngoài nước.

– Hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu.

– Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho các lô hàng xuất khẩu của Việt nam.

– Dịch vụ tư vấn cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

– Thu về dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ, công nghiệp và chuyển giao công nghệ.

– Các dịch vụ phục vụ các hội chợ, triển lãm, quảng cáo thương mại ở trong và ngoài nước.

– Một số loại hình kinh doanh dịch vụ khác.

2- Nguồn vốn hoạt động:

Nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động dịch vụ nói trên là toàn bộ số vốn cố định, vốn lưu động và các nguồn vốn khác đã được Nhà nước giao cho Phòng Thương mại.

Ngoài ra, khi cần thiết, Phòng thương mại có thể vay vốn Ngân hàng hoặc huy động từ nguồn khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình.

Phòng Thương mại có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn đã được Nhà nước giao. Việc sử dụng, quản lý, chuyển giao, thanh lý tài sản phải thực hiện theo đúng chế độ tài chính hiện hành.

3- Chế độ tài chính và phương thức hoạt động

– Phòng Thương mại phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động tài chính của các loại hình kinh doanh và dịch vụ thương mại.

– Tất cả các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nói trên phải được hạch toán riêng, phản ánh đầy đủ doanh thu và chi phí trên sổ kế toán, chứng từ kế toán theo chế độ quy định.

– Đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ và thương mại thực hiện chế độ quản lý tài chính và hạch toán kế toán theo quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước.

– Phòng Thương mại có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về nộp các loại thuế theo luật định đối với loại hình kinh doanh, dịch vụ nói điểm 1, mục B, phần II của Thông tư này. Số lợi tức sau khi nộp thuế được trích lập các quỹ xí nghiệp theo quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước.

III – ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này thay thế Thông tư số 549 TC/TCTN ngày 12/3/1994 của Bộ Tài chính về việc quy định tạm thời chế độ quản lý tài chính đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư quy định chế độ quản lý tài chính đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”