Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 84/TTLB của Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hoá-Thông tin về việc hướng dẫn thi hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

THÔNG TƯ

CỦA LIÊN BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN – NGOẠI GIAO SỐ 84/TTLB NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, BÁO CHÍ CỦA PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI, CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 67/CP ngày 31/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

Liên Bộ Văn hoá – Thông tin và Ngoại giao ra Thông tư hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể như sau:

I. CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ CẤP PHÉP CỦA
BỘ VĂN HOÁ – THÔNG TIN VÀ BỘ NGOẠI GIAO

Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Chính phủ uỷ nhiệm thực hiện chức năng quản lý và cấp phép cho các hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam theo sự phân công sau:

1. Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý và cấp phép đối với các hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài và Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam nêu tại khoản 1, Điều 1 và khoản 1, Điều 2 của Quy chế, phóng viên nước ngoài đi cùng với các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam nêu tại khoản 4 và khoản 5, Điều 2 của Quy chế bao gồm các việc:

– Xem xét và cấp phép cho phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động báo chí;

– Xem xét và cấp phép cho các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài mở Văn phòng thường trú tại Việt Nam;

– Quản lý và hướng dẫn hoạt động báo chí và giải quyết các yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài và Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam như: thuê người Việt Nam làm nhân viên Văn phòng, xuất nhập các phương tiện kỹ thuật và các sản phẩm báo chí…

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hoá – Thông tin trong việc giải quyết các yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ nêu trong khoản 2, Điều 1 và khoản 2, Điều 2 của Quy chế và các hoạt động thông tin, báo chí của các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Ngoại giao nêu trong khoản 4, Điều 2 của Quy chế.

2. Bộ Văn hoá – Thông tin thực hiện chức năng quản lý và cấp phép đối với các hoạt động xuất bản, lưu hành bản tin, tài liệu bằng tiếng Việt Nam hay các thứ tiếng khác, họp báo, hội thảo, trưng bày tủ thông tin, chiếu phim, triển lãm, phát biểu hoặc đăng bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động thông tin, báo chí của các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam, các tổ chức phi Chính phủ, kinh tế, văn hoá, khoa học, tư vấn nước ngoài; công ty, xí nghiệp của nước ngoài tại Việt Nam và các hoạt động thông tin báo chí của các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam nêu trong khoản 4 và 5, Điều 2 của Quy chế.

II. PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI, VĂN PHÒNG BÁO CHÍ
NƯỚC NGOÀI THƯỜNG TRÚ TẠI VIỆT NAM

A. PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI:

1. Phóng viên nước ngoài nêu trong Quy chế này là những người làm báo chuyên nghiệp đang là phóng viên cho một hãng tin hoặc các loại hình báo nói, báo viết, báo hình, báo ảnh, báo điện tử… hoặc là nhà báo tự do có yêu cầu vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động báo chí như quay him, chụp ảnh, thu thập tư liệu, phỏng vấn, ghi âm, ghi hình, đi các địa phương, cơ sở để làm tin, viết bài, làm phóng sự. .. về tình hình và các sự kiện diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Phóng viên nước ngoài vào Việt Nam với các mục đích khác như du lịch, thăm hoặc sống cùng với thân nhân, kinh doanh, trao đổi nghiệp vụ, hợp tác kỹ thuật, làm việc cho các cơ quan báo chí Việt Nam tại Việt Nam… và những người nước ngoài không phải là phóng viên thì không được phép tiến hành các hoạt động báo chí với tư cách phóng viên nước ngoài. Trường hợp đặc biệt phải xin phép và được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao.

B. PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
NGẮN HẠN TẠI VIỆT NAM:

1. Sơ lược lý lịch của phóng viên nước ngoài muốn (hoặc được các cơ quan tổ chức Việt Nam mời) vào Việt Nam hoạt động báo chí ngắn hạn nêu trong Điều 6 của Quy chế cần nêu rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, cơ quan truyền thông đại chúng mà họ là nhân viên.

Trường hợp phóng viên mang hộ chiếu miễn thị thực của nước có ký kết Hiệp định miễn thị thực với Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì không phải làm thủ tục xin cấp thị thực, nhưng vẫn phải làm đơn xin phép hoạt động báo chí như trên.

Nếu yêu cầu hoạt động báo chí được chấp thuận, phóng viên sẽ được Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực nhập – xuất cảnh (trường hợp cần có thị thực) hoặc được Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thông báo chấp thuận (trường hợp miễn thị thực). Phóng viên có thể được cấp thị thực nhập – xuất cảnh có giá trị một lần hoặc nhiều lần và có thể được gia hạn theo các quy định của Việt Nam về nhập – xuất cảnh.

2. Cơ quan chuyên trách của Việt Nam hướng dẫn phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động báo chí ngắn hạn nêu trong Điều 7 của Quy chế là một cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp nhận. Phóng viên tự chịu mọi chi phí có liên quan đến việc thực hiện chương trình.

C. VĂN PHÒNG BÁO CHÍ, PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI
THƯỜNG TRÚ:

1. Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú là Văn phòng đại diện của các cơ quan thông tấn, báo viết, báo hình nước ngoài được phép đặt trụ sở tại Hà Nội để tiến hành các hoạt động báo chí tại Việt Nam.

2. Phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam là phóng viên làm việc chính thức và thường xuyên tại một Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

3. Đơn xin lập Văn phòng báo chí thường trú tại Việt Nam nêu trong Điều 8 của Quy chế gửi đến Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao hoặc qua các Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Người đứng đầu cơ quan thông tấn, báo chí liên quan có thể uỷ quyền cho một người có trách nhiệm ký đơn. Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao sẽ có trả lời trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được đơn.

4. Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú cần bảo đảm sự hoạt động thường xuyên, liên tục. Nếu Văn phòng không có phóng viên thường trú trong thời gian 180 ngày liên tục thì Giấy phép mở Văn phòng cũng sẽ mặc nhiên mất hiệu lực.

5. Về việc thay thế hoặc thay đổi số lượng phóng viên nêu trong Điều 10 của Quy chế, trường hợp cần có phóng viên thay thế hoặc tăng cường tạm thời cho Văn phòng, Văn phòng cần có đơn xin phép gửi Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao. Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao sẽ xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.

6. Thẻ phóng viên nước ngoài nêu trong Điều 12 của Quy chế được cấp phù hợp với thời hạn thị thực nhập – xuất cảnh của phóng viên. Phóng viên thường trú được cấp thị thực nhập – xuất cảnh Việt Nam có thời hạn 6 tháng, có giá trị nhiều lần và sẽ được gia hạn nếu phóng viên tiếp tục làm phóng viên thường trú tại Việt Nam. Chậm nhất 15 ngày trước khi thị thực nhập – xuất cảnh hết hạn, phóng viên phải làm thủ tục gia hạn nếu tiếp tục làm phóng viên thường trú tại Việt Nam. Trường hợp bị mất Thẻ phóng viên nước ngoài, phóng viên phải thông báo ngay cho Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao và xin cấp lại Thẻ.

7. Khi thực hiện các hoạt động báo chí như nêu trong Điều 13 của Quy chế, phóng viên phải mang theo Thẻ phóng viên nước ngoài và Giấy phép hoạt động báo chí và xuất trình cho các nhà chức trách khi cần thiết. Khi đến các địa phương ngoài Hà Nội, phóng viên phải tiếp xúc với các cơ quan ngoại vụ địa phương trước khi tiến hành các hoạt động báo chí.

Những yêu cầu hoạt động báo chí đột xuất của phóng viên sẽ được Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao xem xét từng trường hợp một.

Đối với các hoạt động báo chí phát sinh tại chỗ ngoài nội dung đã được cấp phép, phóng viên phải tuân theo các quy định và sự chỉ dẫn của các nhà chức trách tại chỗ.

8. Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài Bộ Ngoại giao là cơ quan duy nhất được phép giới thiệu, ký hợp đồng cung cấp phiên dịch, trợ lý Văn phòng làm việc cho các Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam nêu trong Điều 14 của Quy chế. Phiên dịch, trợ lý của các Văn phòng không được hưởng Quy chế phóng viên, không được phép tiến hành các hoạt động báo chí với tư cách phóng viên của Văn phòng.

9. Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú có yêu cầu làm con dấu riêng phục vụ cho các hoạt động của mình cần gửi đơn đến Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao để giới thiệu với các cơ quan chức năng Việt Nam làm các thủ tục cần thiết theo đúng các quy định của Việt Nam.

D. PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI ĐI THEO CÁC ĐOÀN ĐẠI BIỂU THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM THEO LỜI MỜI CỦA LàNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HOẶC BỘ NGOẠI GIAO; PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI ĐI CÙNG CÁC ĐOÀN ĐẠI BIỂU NƯỚC NGOÀI THĂM, LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM THEO LỜI MỜI
CỦA CÁC CƠ QUAN VIỆT NAM KHÁC.

1. Phóng viên nước ngoài đi theo các Đoàn đại biểu thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước hoặc Bộ Ngoại giao để đưa tin về chuyến thăm được coi là thành viên không chính thức của Đoàn. Cơ quan chủ quản phía Việt Nam tiến hành các thủ tục nhập – xuất cảnh cần thiết và thông báo cho Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao biết để phối hợp quản lý phóng viên trong thời gian ở Việt Nam.

2. Đối với phóng viên nước ngoài đi theo các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm chính thức hoặc làm việc với các cơ quan Việt Nam khác để đưa tin về chuyến thăm, cơ quan chủ quan Việt Nam cần làm thủ tục với Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao như đối với phóng viên nước ngoài vào hoạt động báo chí ngắn hạn tại Việt Nam.

3. Phóng viên phải tuân thủ sự hướng dẫn của Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài Bộ Ngoại giao hoặc của cơ quan chủ quản đón đoàn nếu được Bộ Ngoại giao chấp nhận.

E. XUẤT NHẬP CÁC PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ CỦA CÁC VĂN PHÒNG BÁO CHÍ THƯỜNG TRÚ VÀ PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI.

1. Ngoài những quy định nêu trong Điều 18 của Quy chế, các Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú cần nhập, lắp đặt, sử dụng các phương tiện thu tin, hình trực tiếp qua vệ tinh, cần gửi yêu cầu đến Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao giới thiệu để Bộ Văn hoá Thông tin xem xét cấp giấy phép.

2. Đối với các loại sản phẩm khác ngoài quy định trong Điều 19, phóng viên phải làm thủ tục xin xuất nhập với các cơ quan chức năng của Việt Nam.

III. HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

A. XUẤT BẢN VÀ LƯU HÀNH BẢN TIN,
TÀI LIỆU, ẤN PHẨM.

Việc xuất bản, lưu hành bản tin, ấn phẩm của các đối tượng nêu trong điều này, phải được tiến hành phù hợp với Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các Quy định hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1. “Cơ quan đại diện nước ngoài” có nhu cầu xuất bản, lưu hành tài liệu, sách báo, tranh ảnh, bản tin hay phụ trương bản tin, băng ghi âm, ghi hình, các chương trình phần mềm… có nội dung thông tin, báo chí bằng tiếng Việt Nam hoặc các thứ tiếng khác phải làm đơn xin phép Bộ Văn hoá – Thông tin (Vụ Báo chí), đồng thông báo cho Bộ Ngoại giao (Vụ Thông tin báo chí). Đơn xin phép cần ghi rõ: mục đích, nội dung, tên gọi, định kỳ hay không định kỳ, ngôn ngữ, khuôn khổ, nơi in, số lượng đối tượng nhận.

2. “Cơ quan nước ngoài” có nhu cầu xuất bản, lưu hành tài liệu sách báo, tranh ảnh, bản tin, hay phụ trương bản tin, băng ghi âm hay ghi hình, các chương trình phần mềm… có nội dung thông tin, báo chí bằng tiếng Việt Nam hoặc các thứ tiếng khác phải làm đơn xin phép Bộ Văn hoá – Thông tin (Vụ Báo chí). Đơn cần ghi rõ mục đích, nội dung, tên gọi, định kỳ hay không định kỳ, khuôn khổ, nơi in, số lượng, đối tượng nhận.

Việc xuất bản lưu hành các loại tài liệu ấn phẩm nói trên của các đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 điều này chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của Bộ Văn hoá Thông tin.

B. HỌP BÁO CÓ MỜI CÔNG DÂN VIỆT NAM THAM DỰ:

Họp báo được hiểu là:

Các cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân người nước ngoài mời đại diện cơ quan báo chí, phóng viên Việt Nam, công dân Việt Nam họp hoặc gặp mặt để công bố, giải thích, tuyên bố một vấn đề thuộc thẩm quyền, có liên quan đến nhiệm vụ và lợi ích của mình.

1. “Cơ quan đại diện nước ngoài” có nhu cầu tổ chức họp báo phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Văn hoá – Thông tin, đồng thông báo cho Bộ Ngoại giao về nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần dự, người chủ trì và các chi tiết khác có liên quan như trưng bày tài liệu, hiện vật, chiếu phim, văn nghệ…

Trường hợp “Cơ quan đại diện nước ngoài” có trụ sở ở các địa phương ngoài Hà Nội thì thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin) đồng thông báo cho Sở Ngoại vụ.

2. “Cơ quan nước ngoài” và cá nhân người nước ngoài có nhu cầu tổ chức họp báo ở khu vực địa phận nào phải đăng ký bằng văn bản với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin) chậm nhất trước 48 giờ.

Sau 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản thông báo, Bộ Văn hoá – Thông tin hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin) không có ý kiến thì cuộc họp báo coi như được chấp thuận.

Bộ Văn hoá – Thông tin, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền không chấp thuận hoặc đình chỉ cuộc họp báo nếu thấy có dấu hiệu vi phạm Luật Báo chí, các quy định của Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1992, Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 67/CP ngày 31/10/1996 và Thông tư này.

3. Họp báo của các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc Bộ Ngoại giao được thực hiện theo chương trình của Đoàn. Cơ quan chủ quản Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Bộ Văn hoá – Thông tin để phối hợp quản lý.

Việc tổ chức họp báo của các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của các cơ quan Việt Nam khác: cơ quan chủ quan Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Bộ Văn hoá – Thông tin hoặc Sở Văn hoá – Thông tin được uỷ quyền.

C. PHÁT BIỂU, ĐĂNG BÀI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN
THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG.

1. “Cơ quan đại diện nước ngoài” có nhu cầu đăng, phát song bài phát biểu trên các báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương phải thông báo bằng văn bản kèm theo nội dung bài viết hoặc phát biểu cho Bộ Văn hoá – Thông tin (Vụ Báo chí), đồng thông báo cho Bộ Ngoại giao (Vụ Thông tin báo chí) chậm nhất trước 48 giờ. Thông báo cần ghi rõ: mục đích, nội dung, người phát biểu, người viết, cơ quan báo chí sẽ đăng, phát sóng, thời gian đăng phát sóng. “Cơ quan đại diện nước ngoài” đăng, phát sóng bài phát biểu trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình địa phương phải thông báo cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin), đồng thông báo cho Sở Ngoại vụ.

2. “Cơ quan nước ngoài” có nhu cầu đăng, phát sóng bài phát biểu trên các báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương phải thông báo bằng văn bản kèm nội dung bài viết hoặc phát biểu cho Bộ Văn hoá – Thông tin (Vụ Báo chí) chậm nhất trước 48 giờ. Thông báo cần ghi rõ: mục đích, nội dung, người phát biểu, người viết, cơ quan báo chí sẽ đăng, phát sóng, thời gian đăng phát sóng. “Cơ quan nước ngoài” đăng, phát sóng bài phát biểu trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình địa phương phải thông báo cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin).

D. TRƯNG BÀY TỦ THÔNG TIN TRƯỚC TRỤ SỞ.

1. “Cơ quan đại diện nước ngoài” có nhu cầu đặt tủ thông tin trước trụ sở của mình phải có đơn xin phép Bộ Văn hoá – Thông tin, đồng thông báo cho Bộ Ngoại giao. Đơn xin phép ghi rõ: mục đích, nội dung, kích thước, nơi đặt tủ thông tin.

Trường hợp “Cơ quan đại diện nước ngoài” có trụ sở ở các địa phương ngoài Hà Nội thì thông báo bằng văn bản cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin) đồng thông báo cho Sở Ngoại vụ.

2. “Cơ quan đại diện nước ngoài” quy định tại khoản 2, Điều 23 của Quy chế có nhu cầu đặt tủ thông tin, biển hiệu trước trụ sở của mình phải làm đơn xin phép UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin).

Đơn xin phép cần ghi rõ: mục đích, nội dung, kích thước, nơi đặt. Chỉ được thực hiện việc lắp đặt tủ thông tin, biển hiệu sau khi có giấy phép của Bộ Văn hoá – Thông tin hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định.

Mọi sự thay đổi khác với giấy phép phải được sự chấp thuận của cơ quan đã cấp giấy phép.

E. CHIẾU PHIM, TRIỂN LàM, HỘI THẢO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THÔNG TIN BÁO CHÍ.

1. “Cơ quan đại diện nước ngoài” có nhu cầu chiếu phim, triển lãm, hội thảo và tổ chức các hoạt động khác liên quan đến thông tin báo chí có mời công dân Việt Nam tham dự phải có đơn xin phép Bộ Văn hoá – Thông tin, đồng thông báo cho Bộ Ngoại giao. Văn bản thông báo cần ghi rõ: nội dung, địa điểm, thời gian tổ chức, khách mời.

Trường hợp “Cơ quan đại diện nước ngoài” có trụ sở ở các địa phương ngoài Hà Nội thì thông báo bằng văn bản cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin) đồng thông báo cho Sở Ngoại vụ.

2. “Các cơ quan nước ngoài” quy định tại khoản 2, Điều 24 của Quy chế có nhu cầu tổ chức chiếu phim, triển lãm, hội thảo và tổ chức các hoạt động khác liên quan đến thông tin, báo chí có mời công dân Việt Nam tham dự phải xin phép UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin) nơi định tổ chức.

Đơn xin phép ghi rõ: mục đích, nội dung, địa điểm, thời gian tổ chức, khách mời.

Các hoạt động chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Bộ Văn hoá – Thông tin hoặc của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin).

Bộ Văn hoá – Thông tin, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền không chấp thuận, đình chỉ toàn bộ hoặc một phần nội dung nếu thấy có dấu hiệu vi phạm Luật báo chí, Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1992, Nghị định 67/CP ngày 31/10/1996 và Thông tư này.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phổ biến Thông tư này đến các đối tượng có liên quan, đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan Trung ương và địa phương để quản lý thực hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

2. Các đối tượng liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung hướng dẫn trong Thông tư này. Nếu sai phạm, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành của Luật pháp Việt Nam.

3. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Những văn bản trước đây của Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ Ngoại giao trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 84/TTLB của Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hoá-Thông tin về việc hướng dẫn thi hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hoá-Thông tin Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 84/TTLB Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Lưu Trần Tiêu; Vũ Khoan
Ngày ban hành: 31/12/1996 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Ngoại giao , Thông tin-Truyền thông
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA LIÊN BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN – NGOẠI GIAO SỐ 84/TTLB NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, BÁO CHÍ CỦA PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI, CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 67/CP ngày 31/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

Liên Bộ Văn hoá – Thông tin và Ngoại giao ra Thông tư hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể như sau:

I. CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ CẤP PHÉP CỦA
BỘ VĂN HOÁ – THÔNG TIN VÀ BỘ NGOẠI GIAO

Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Chính phủ uỷ nhiệm thực hiện chức năng quản lý và cấp phép cho các hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam theo sự phân công sau:

1. Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý và cấp phép đối với các hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài và Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam nêu tại khoản 1, Điều 1 và khoản 1, Điều 2 của Quy chế, phóng viên nước ngoài đi cùng với các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam nêu tại khoản 4 và khoản 5, Điều 2 của Quy chế bao gồm các việc:

– Xem xét và cấp phép cho phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động báo chí;

– Xem xét và cấp phép cho các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài mở Văn phòng thường trú tại Việt Nam;

– Quản lý và hướng dẫn hoạt động báo chí và giải quyết các yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài và Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam như: thuê người Việt Nam làm nhân viên Văn phòng, xuất nhập các phương tiện kỹ thuật và các sản phẩm báo chí…

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hoá – Thông tin trong việc giải quyết các yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ nêu trong khoản 2, Điều 1 và khoản 2, Điều 2 của Quy chế và các hoạt động thông tin, báo chí của các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Ngoại giao nêu trong khoản 4, Điều 2 của Quy chế.

2. Bộ Văn hoá – Thông tin thực hiện chức năng quản lý và cấp phép đối với các hoạt động xuất bản, lưu hành bản tin, tài liệu bằng tiếng Việt Nam hay các thứ tiếng khác, họp báo, hội thảo, trưng bày tủ thông tin, chiếu phim, triển lãm, phát biểu hoặc đăng bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động thông tin, báo chí của các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam, các tổ chức phi Chính phủ, kinh tế, văn hoá, khoa học, tư vấn nước ngoài; công ty, xí nghiệp của nước ngoài tại Việt Nam và các hoạt động thông tin báo chí của các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam nêu trong khoản 4 và 5, Điều 2 của Quy chế.

II. PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI, VĂN PHÒNG BÁO CHÍ
NƯỚC NGOÀI THƯỜNG TRÚ TẠI VIỆT NAM

A. PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI:

1. Phóng viên nước ngoài nêu trong Quy chế này là những người làm báo chuyên nghiệp đang là phóng viên cho một hãng tin hoặc các loại hình báo nói, báo viết, báo hình, báo ảnh, báo điện tử… hoặc là nhà báo tự do có yêu cầu vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động báo chí như quay him, chụp ảnh, thu thập tư liệu, phỏng vấn, ghi âm, ghi hình, đi các địa phương, cơ sở để làm tin, viết bài, làm phóng sự. .. về tình hình và các sự kiện diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Phóng viên nước ngoài vào Việt Nam với các mục đích khác như du lịch, thăm hoặc sống cùng với thân nhân, kinh doanh, trao đổi nghiệp vụ, hợp tác kỹ thuật, làm việc cho các cơ quan báo chí Việt Nam tại Việt Nam… và những người nước ngoài không phải là phóng viên thì không được phép tiến hành các hoạt động báo chí với tư cách phóng viên nước ngoài. Trường hợp đặc biệt phải xin phép và được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao.

B. PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
NGẮN HẠN TẠI VIỆT NAM:

1. Sơ lược lý lịch của phóng viên nước ngoài muốn (hoặc được các cơ quan tổ chức Việt Nam mời) vào Việt Nam hoạt động báo chí ngắn hạn nêu trong Điều 6 của Quy chế cần nêu rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, cơ quan truyền thông đại chúng mà họ là nhân viên.

Trường hợp phóng viên mang hộ chiếu miễn thị thực của nước có ký kết Hiệp định miễn thị thực với Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì không phải làm thủ tục xin cấp thị thực, nhưng vẫn phải làm đơn xin phép hoạt động báo chí như trên.

Nếu yêu cầu hoạt động báo chí được chấp thuận, phóng viên sẽ được Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực nhập – xuất cảnh (trường hợp cần có thị thực) hoặc được Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thông báo chấp thuận (trường hợp miễn thị thực). Phóng viên có thể được cấp thị thực nhập – xuất cảnh có giá trị một lần hoặc nhiều lần và có thể được gia hạn theo các quy định của Việt Nam về nhập – xuất cảnh.

2. Cơ quan chuyên trách của Việt Nam hướng dẫn phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động báo chí ngắn hạn nêu trong Điều 7 của Quy chế là một cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp nhận. Phóng viên tự chịu mọi chi phí có liên quan đến việc thực hiện chương trình.

C. VĂN PHÒNG BÁO CHÍ, PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI
THƯỜNG TRÚ:

1. Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú là Văn phòng đại diện của các cơ quan thông tấn, báo viết, báo hình nước ngoài được phép đặt trụ sở tại Hà Nội để tiến hành các hoạt động báo chí tại Việt Nam.

2. Phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam là phóng viên làm việc chính thức và thường xuyên tại một Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

3. Đơn xin lập Văn phòng báo chí thường trú tại Việt Nam nêu trong Điều 8 của Quy chế gửi đến Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao hoặc qua các Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Người đứng đầu cơ quan thông tấn, báo chí liên quan có thể uỷ quyền cho một người có trách nhiệm ký đơn. Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao sẽ có trả lời trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được đơn.

4. Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú cần bảo đảm sự hoạt động thường xuyên, liên tục. Nếu Văn phòng không có phóng viên thường trú trong thời gian 180 ngày liên tục thì Giấy phép mở Văn phòng cũng sẽ mặc nhiên mất hiệu lực.

5. Về việc thay thế hoặc thay đổi số lượng phóng viên nêu trong Điều 10 của Quy chế, trường hợp cần có phóng viên thay thế hoặc tăng cường tạm thời cho Văn phòng, Văn phòng cần có đơn xin phép gửi Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao. Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao sẽ xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.

6. Thẻ phóng viên nước ngoài nêu trong Điều 12 của Quy chế được cấp phù hợp với thời hạn thị thực nhập – xuất cảnh của phóng viên. Phóng viên thường trú được cấp thị thực nhập – xuất cảnh Việt Nam có thời hạn 6 tháng, có giá trị nhiều lần và sẽ được gia hạn nếu phóng viên tiếp tục làm phóng viên thường trú tại Việt Nam. Chậm nhất 15 ngày trước khi thị thực nhập – xuất cảnh hết hạn, phóng viên phải làm thủ tục gia hạn nếu tiếp tục làm phóng viên thường trú tại Việt Nam. Trường hợp bị mất Thẻ phóng viên nước ngoài, phóng viên phải thông báo ngay cho Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao và xin cấp lại Thẻ.

7. Khi thực hiện các hoạt động báo chí như nêu trong Điều 13 của Quy chế, phóng viên phải mang theo Thẻ phóng viên nước ngoài và Giấy phép hoạt động báo chí và xuất trình cho các nhà chức trách khi cần thiết. Khi đến các địa phương ngoài Hà Nội, phóng viên phải tiếp xúc với các cơ quan ngoại vụ địa phương trước khi tiến hành các hoạt động báo chí.

Những yêu cầu hoạt động báo chí đột xuất của phóng viên sẽ được Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao xem xét từng trường hợp một.

Đối với các hoạt động báo chí phát sinh tại chỗ ngoài nội dung đã được cấp phép, phóng viên phải tuân theo các quy định và sự chỉ dẫn của các nhà chức trách tại chỗ.

8. Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài Bộ Ngoại giao là cơ quan duy nhất được phép giới thiệu, ký hợp đồng cung cấp phiên dịch, trợ lý Văn phòng làm việc cho các Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam nêu trong Điều 14 của Quy chế. Phiên dịch, trợ lý của các Văn phòng không được hưởng Quy chế phóng viên, không được phép tiến hành các hoạt động báo chí với tư cách phóng viên của Văn phòng.

9. Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú có yêu cầu làm con dấu riêng phục vụ cho các hoạt động của mình cần gửi đơn đến Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao để giới thiệu với các cơ quan chức năng Việt Nam làm các thủ tục cần thiết theo đúng các quy định của Việt Nam.

D. PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI ĐI THEO CÁC ĐOÀN ĐẠI BIỂU THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM THEO LỜI MỜI CỦA LàNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HOẶC BỘ NGOẠI GIAO; PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI ĐI CÙNG CÁC ĐOÀN ĐẠI BIỂU NƯỚC NGOÀI THĂM, LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM THEO LỜI MỜI
CỦA CÁC CƠ QUAN VIỆT NAM KHÁC.

1. Phóng viên nước ngoài đi theo các Đoàn đại biểu thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước hoặc Bộ Ngoại giao để đưa tin về chuyến thăm được coi là thành viên không chính thức của Đoàn. Cơ quan chủ quản phía Việt Nam tiến hành các thủ tục nhập – xuất cảnh cần thiết và thông báo cho Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao biết để phối hợp quản lý phóng viên trong thời gian ở Việt Nam.

2. Đối với phóng viên nước ngoài đi theo các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm chính thức hoặc làm việc với các cơ quan Việt Nam khác để đưa tin về chuyến thăm, cơ quan chủ quan Việt Nam cần làm thủ tục với Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao như đối với phóng viên nước ngoài vào hoạt động báo chí ngắn hạn tại Việt Nam.

3. Phóng viên phải tuân thủ sự hướng dẫn của Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài Bộ Ngoại giao hoặc của cơ quan chủ quản đón đoàn nếu được Bộ Ngoại giao chấp nhận.

E. XUẤT NHẬP CÁC PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ CỦA CÁC VĂN PHÒNG BÁO CHÍ THƯỜNG TRÚ VÀ PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI.

1. Ngoài những quy định nêu trong Điều 18 của Quy chế, các Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú cần nhập, lắp đặt, sử dụng các phương tiện thu tin, hình trực tiếp qua vệ tinh, cần gửi yêu cầu đến Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao giới thiệu để Bộ Văn hoá Thông tin xem xét cấp giấy phép.

2. Đối với các loại sản phẩm khác ngoài quy định trong Điều 19, phóng viên phải làm thủ tục xin xuất nhập với các cơ quan chức năng của Việt Nam.

III. HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

A. XUẤT BẢN VÀ LƯU HÀNH BẢN TIN,
TÀI LIỆU, ẤN PHẨM.

Việc xuất bản, lưu hành bản tin, ấn phẩm của các đối tượng nêu trong điều này, phải được tiến hành phù hợp với Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các Quy định hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1. “Cơ quan đại diện nước ngoài” có nhu cầu xuất bản, lưu hành tài liệu, sách báo, tranh ảnh, bản tin hay phụ trương bản tin, băng ghi âm, ghi hình, các chương trình phần mềm… có nội dung thông tin, báo chí bằng tiếng Việt Nam hoặc các thứ tiếng khác phải làm đơn xin phép Bộ Văn hoá – Thông tin (Vụ Báo chí), đồng thông báo cho Bộ Ngoại giao (Vụ Thông tin báo chí). Đơn xin phép cần ghi rõ: mục đích, nội dung, tên gọi, định kỳ hay không định kỳ, ngôn ngữ, khuôn khổ, nơi in, số lượng đối tượng nhận.

2. “Cơ quan nước ngoài” có nhu cầu xuất bản, lưu hành tài liệu sách báo, tranh ảnh, bản tin, hay phụ trương bản tin, băng ghi âm hay ghi hình, các chương trình phần mềm… có nội dung thông tin, báo chí bằng tiếng Việt Nam hoặc các thứ tiếng khác phải làm đơn xin phép Bộ Văn hoá – Thông tin (Vụ Báo chí). Đơn cần ghi rõ mục đích, nội dung, tên gọi, định kỳ hay không định kỳ, khuôn khổ, nơi in, số lượng, đối tượng nhận.

Việc xuất bản lưu hành các loại tài liệu ấn phẩm nói trên của các đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 điều này chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của Bộ Văn hoá Thông tin.

B. HỌP BÁO CÓ MỜI CÔNG DÂN VIỆT NAM THAM DỰ:

Họp báo được hiểu là:

Các cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân người nước ngoài mời đại diện cơ quan báo chí, phóng viên Việt Nam, công dân Việt Nam họp hoặc gặp mặt để công bố, giải thích, tuyên bố một vấn đề thuộc thẩm quyền, có liên quan đến nhiệm vụ và lợi ích của mình.

1. “Cơ quan đại diện nước ngoài” có nhu cầu tổ chức họp báo phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Văn hoá – Thông tin, đồng thông báo cho Bộ Ngoại giao về nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần dự, người chủ trì và các chi tiết khác có liên quan như trưng bày tài liệu, hiện vật, chiếu phim, văn nghệ…

Trường hợp “Cơ quan đại diện nước ngoài” có trụ sở ở các địa phương ngoài Hà Nội thì thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin) đồng thông báo cho Sở Ngoại vụ.

2. “Cơ quan nước ngoài” và cá nhân người nước ngoài có nhu cầu tổ chức họp báo ở khu vực địa phận nào phải đăng ký bằng văn bản với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin) chậm nhất trước 48 giờ.

Sau 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản thông báo, Bộ Văn hoá – Thông tin hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin) không có ý kiến thì cuộc họp báo coi như được chấp thuận.

Bộ Văn hoá – Thông tin, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền không chấp thuận hoặc đình chỉ cuộc họp báo nếu thấy có dấu hiệu vi phạm Luật Báo chí, các quy định của Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1992, Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 67/CP ngày 31/10/1996 và Thông tư này.

3. Họp báo của các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc Bộ Ngoại giao được thực hiện theo chương trình của Đoàn. Cơ quan chủ quản Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Bộ Văn hoá – Thông tin để phối hợp quản lý.

Việc tổ chức họp báo của các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của các cơ quan Việt Nam khác: cơ quan chủ quan Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Bộ Văn hoá – Thông tin hoặc Sở Văn hoá – Thông tin được uỷ quyền.

C. PHÁT BIỂU, ĐĂNG BÀI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN
THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG.

1. “Cơ quan đại diện nước ngoài” có nhu cầu đăng, phát song bài phát biểu trên các báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương phải thông báo bằng văn bản kèm theo nội dung bài viết hoặc phát biểu cho Bộ Văn hoá – Thông tin (Vụ Báo chí), đồng thông báo cho Bộ Ngoại giao (Vụ Thông tin báo chí) chậm nhất trước 48 giờ. Thông báo cần ghi rõ: mục đích, nội dung, người phát biểu, người viết, cơ quan báo chí sẽ đăng, phát sóng, thời gian đăng phát sóng. “Cơ quan đại diện nước ngoài” đăng, phát sóng bài phát biểu trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình địa phương phải thông báo cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin), đồng thông báo cho Sở Ngoại vụ.

2. “Cơ quan nước ngoài” có nhu cầu đăng, phát sóng bài phát biểu trên các báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương phải thông báo bằng văn bản kèm nội dung bài viết hoặc phát biểu cho Bộ Văn hoá – Thông tin (Vụ Báo chí) chậm nhất trước 48 giờ. Thông báo cần ghi rõ: mục đích, nội dung, người phát biểu, người viết, cơ quan báo chí sẽ đăng, phát sóng, thời gian đăng phát sóng. “Cơ quan nước ngoài” đăng, phát sóng bài phát biểu trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình địa phương phải thông báo cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin).

D. TRƯNG BÀY TỦ THÔNG TIN TRƯỚC TRỤ SỞ.

1. “Cơ quan đại diện nước ngoài” có nhu cầu đặt tủ thông tin trước trụ sở của mình phải có đơn xin phép Bộ Văn hoá – Thông tin, đồng thông báo cho Bộ Ngoại giao. Đơn xin phép ghi rõ: mục đích, nội dung, kích thước, nơi đặt tủ thông tin.

Trường hợp “Cơ quan đại diện nước ngoài” có trụ sở ở các địa phương ngoài Hà Nội thì thông báo bằng văn bản cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin) đồng thông báo cho Sở Ngoại vụ.

2. “Cơ quan đại diện nước ngoài” quy định tại khoản 2, Điều 23 của Quy chế có nhu cầu đặt tủ thông tin, biển hiệu trước trụ sở của mình phải làm đơn xin phép UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin).

Đơn xin phép cần ghi rõ: mục đích, nội dung, kích thước, nơi đặt. Chỉ được thực hiện việc lắp đặt tủ thông tin, biển hiệu sau khi có giấy phép của Bộ Văn hoá – Thông tin hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định.

Mọi sự thay đổi khác với giấy phép phải được sự chấp thuận của cơ quan đã cấp giấy phép.

E. CHIẾU PHIM, TRIỂN LàM, HỘI THẢO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THÔNG TIN BÁO CHÍ.

1. “Cơ quan đại diện nước ngoài” có nhu cầu chiếu phim, triển lãm, hội thảo và tổ chức các hoạt động khác liên quan đến thông tin báo chí có mời công dân Việt Nam tham dự phải có đơn xin phép Bộ Văn hoá – Thông tin, đồng thông báo cho Bộ Ngoại giao. Văn bản thông báo cần ghi rõ: nội dung, địa điểm, thời gian tổ chức, khách mời.

Trường hợp “Cơ quan đại diện nước ngoài” có trụ sở ở các địa phương ngoài Hà Nội thì thông báo bằng văn bản cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin) đồng thông báo cho Sở Ngoại vụ.

2. “Các cơ quan nước ngoài” quy định tại khoản 2, Điều 24 của Quy chế có nhu cầu tổ chức chiếu phim, triển lãm, hội thảo và tổ chức các hoạt động khác liên quan đến thông tin, báo chí có mời công dân Việt Nam tham dự phải xin phép UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin) nơi định tổ chức.

Đơn xin phép ghi rõ: mục đích, nội dung, địa điểm, thời gian tổ chức, khách mời.

Các hoạt động chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Bộ Văn hoá – Thông tin hoặc của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hoá – Thông tin).

Bộ Văn hoá – Thông tin, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền không chấp thuận, đình chỉ toàn bộ hoặc một phần nội dung nếu thấy có dấu hiệu vi phạm Luật báo chí, Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1992, Nghị định 67/CP ngày 31/10/1996 và Thông tư này.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phổ biến Thông tư này đến các đối tượng có liên quan, đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan Trung ương và địa phương để quản lý thực hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

2. Các đối tượng liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung hướng dẫn trong Thông tư này. Nếu sai phạm, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành của Luật pháp Việt Nam.

3. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Những văn bản trước đây của Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ Ngoại giao trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 84/TTLB của Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hoá-Thông tin về việc hướng dẫn thi hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam”