Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 74/2003/TTLT/BTC-TLĐLĐVN của Bộ Tài chính và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc hướng dẫn phương thức thu, nộp kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ TÀI CHÍNH – TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SỐ 74/2003/TTLT/BTC-TLĐLĐVN NGÀY01 THÁNG 8 NĂM 2003
HƯỚNG DẪNPHƯƠNG THỨC THU, NỘPKINH PHÍ CÔNG ĐOÀN
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

Căn cứ vào Điều 153 Bộ Luật lao động sửa đổi ngày 02tháng 04 năm 2002;

– Căn cứ vào Điều 2 Quyết định số 1102/2002/QĐ-TTg ngày 19/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về kinh phí để trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

Để tạo điều kiện cho cơ quan công đoàn thu đủ kinh phí công đoàn đối vớicác doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Liên tịch Bộ Tài chính – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:

1. Việc thành lập tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện theo Điều 153 Chương XIII – Công đoàn của Bộ Luật Lao động sửa đổi ngày 02 tháng 04 năm 2002, cụ thể như sau: ở những doanh nghiệp đang hoạt động chưa có tổ chức công đoàn thì chậm nhất sau sáu tháng, kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động có hiệu lực và ở những doanh nghiệp mới thành lập thìsau sáu tháng kể từ ngàybắt đầu hoạt động, côngđoàn địa phương, công đoàn ngành có trách nhiệmthành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn sớm được thành lập. Trong thời gian chưa thành lập được thì công đoàn địa phương hoặc công đoàn ngành chỉ định Ban chấp hành công đoàn lâm thời để đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động.

Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thành lập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.

2. Giám đốc doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trách nhiệm tính, trích đủ 2%quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp phải trả cho người lao động chuyển cho công đoàn cơ sở củadoanh nghiệp để công đoàn cơ sở quản lý, sử dụngtheo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

3. Ban chấp hành công đoàn củadoanh nghiệp ngoài quốc doanh có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra yêu cầu doanh nghiệp trích nộp kinh phí công đoàn theo đúng qui định cho công đoàn cơ sở.

4. Trường hợp cần thiết, cơ quan công đoàn có thể thoả thuận với cơ quan thuế để phối hợp tổ chức thu hoặc đểuỷ nhiệm thu hộ kinh phí công đoàn. Chi phíthu hộ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam qui định thống nhất hướng dẫn cho các đơn vị trong ngành dọc của mình thực hiện.

5. Mức trích,căn cứ trích, phương thức trích nộp, thời điểmtrích, nộp, hạch toán kinh phí công đoàn thực hiện theo qui định tại Thông tư Liên tịch số 76/1999/TTLT/TC-TLĐ ngày 16/6/1999 của Liên tịch Bộ Tài chính – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn.

6. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướngdẫn cụ thể việc phân phối, sử dụng nguồn thu kinh phí công đoàn của hệ thống công đoàn ngoài quốc doanh.

7. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Các quy định khác về trích nộp kinh phí công đoànđược thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 76/1999/TTLT/TC-TLĐ ngày 16/6/1999 của Liên tịch Bộ Tài chính – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về việc hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghịphản ánh về Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam để nghiên cứu giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 74/2003/TTLT/BTC-TLĐLĐVN của Bộ Tài chính và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc hướng dẫn phương thức thu, nộp kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 74/2003/TTLT/BTC-TLĐLĐVN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Nguyễn An Lương; Nguyễn Công Nghiệp
Ngày ban hành: 01/08/2003 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí , Doanh nghiệp
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ TÀI CHÍNH – TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SỐ 74/2003/TTLT/BTC-TLĐLĐVN NGÀY01 THÁNG 8 NĂM 2003
HƯỚNG DẪNPHƯƠNG THỨC THU, NỘPKINH PHÍ CÔNG ĐOÀN
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

Căn cứ vào Điều 153 Bộ Luật lao động sửa đổi ngày 02tháng 04 năm 2002;

– Căn cứ vào Điều 2 Quyết định số 1102/2002/QĐ-TTg ngày 19/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về kinh phí để trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

Để tạo điều kiện cho cơ quan công đoàn thu đủ kinh phí công đoàn đối vớicác doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Liên tịch Bộ Tài chính – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:

1. Việc thành lập tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện theo Điều 153 Chương XIII – Công đoàn của Bộ Luật Lao động sửa đổi ngày 02 tháng 04 năm 2002, cụ thể như sau: ở những doanh nghiệp đang hoạt động chưa có tổ chức công đoàn thì chậm nhất sau sáu tháng, kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động có hiệu lực và ở những doanh nghiệp mới thành lập thìsau sáu tháng kể từ ngàybắt đầu hoạt động, côngđoàn địa phương, công đoàn ngành có trách nhiệmthành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn sớm được thành lập. Trong thời gian chưa thành lập được thì công đoàn địa phương hoặc công đoàn ngành chỉ định Ban chấp hành công đoàn lâm thời để đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động.

Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thành lập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.

2. Giám đốc doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trách nhiệm tính, trích đủ 2%quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp phải trả cho người lao động chuyển cho công đoàn cơ sở củadoanh nghiệp để công đoàn cơ sở quản lý, sử dụngtheo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

3. Ban chấp hành công đoàn củadoanh nghiệp ngoài quốc doanh có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra yêu cầu doanh nghiệp trích nộp kinh phí công đoàn theo đúng qui định cho công đoàn cơ sở.

4. Trường hợp cần thiết, cơ quan công đoàn có thể thoả thuận với cơ quan thuế để phối hợp tổ chức thu hoặc đểuỷ nhiệm thu hộ kinh phí công đoàn. Chi phíthu hộ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam qui định thống nhất hướng dẫn cho các đơn vị trong ngành dọc của mình thực hiện.

5. Mức trích,căn cứ trích, phương thức trích nộp, thời điểmtrích, nộp, hạch toán kinh phí công đoàn thực hiện theo qui định tại Thông tư Liên tịch số 76/1999/TTLT/TC-TLĐ ngày 16/6/1999 của Liên tịch Bộ Tài chính – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn.

6. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướngdẫn cụ thể việc phân phối, sử dụng nguồn thu kinh phí công đoàn của hệ thống công đoàn ngoài quốc doanh.

7. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Các quy định khác về trích nộp kinh phí công đoànđược thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 76/1999/TTLT/TC-TLĐ ngày 16/6/1999 của Liên tịch Bộ Tài chính – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về việc hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghịphản ánh về Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam để nghiên cứu giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 74/2003/TTLT/BTC-TLĐLĐVN của Bộ Tài chính và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc hướng dẫn phương thức thu, nộp kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh”