THÔNG TƯ
SỐ 69/TT-LB NGÀY 12-8-1993 CỦA LIÊN BỘ TÀI CHÍNH- TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH
133-HĐBT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG ĐOÀN
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 133/HĐBT ngày 20-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về hướng dẫn thi hành Luật công đoàn, Bộ Tài chính – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tài sản công đoàn như sau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Tài sản công đoàn là tài sản XHCN, do tổ chức công đoàn quản lý và sử dụng để phục vụ các hoạt động của công đoàn.
2. Tài sản công đoàn phải được quản lý thống nhất. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là chủ sở hữu, các công đoàn cấp dưới là cấp trực tiếp quản lý và sử dụng theo sự phân cấp của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
3. Phân định quyền sở hữu và sử dụng tài sản là dựa vào nguồn kinh phí hình thành tài sản.
II. PHÂN ĐỊNH QUYỀN SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG
TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN
1. Tài sản thuộc sở hữu công đoàn: Bao gồm:
a) Tài sản được mua sắm, xây dựng bằng các nguồn quỹ do công đoàn quản lý.
b) Tài sản do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ công đoàn.
c) Tài sản do các cơ sở sản xuất, kinh doanh của công đoàn tạo nên.
d) Tài sản hình thành từ nguồn kinh phí công đoàn và nguồn Ngân sách Nhà nước cấp tính đến 30-6-1994 không phân biệt tỷ lệ phần % đóng góp của mỗi nguồn.
Từ 1-7-1994 trở đi nếu tài sản từ nguồn kinh phí của công đoàn chiếm tỷ lệ từ 50% trở lên thì thuộc quyền sở hữu công đoàn.
2.Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước: Bao gồm:
a) Tài sản do Nhà nước cấp kinh phí xây dựng hoặc mua sắm.
b) Nhà vắng chủ đã được xác định quyền sở hữu hợp pháp của Nhà nước theo Quyết định 297/CT ngày 2-10-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
c) Trụ sở, nhà ở, vật kiến trúc thuộc quyền quản lý của cơ quan nhà đất, hiện đang cho cơ quan công đoàn thuê mượn.
d) Đất đai gắn với tài sản mà các cơ quan công đoàn đang quản lý sử dụng.
e) Tính từ 1-7-1994 trở đi, tài sản thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước cấp chiếm tỉ lệ trên 50% thì thuộc sở hữu Nhà nước.
Những tài sản nói trên, công đoàn tiếp tục quản lý và sử dụng theo pháp luật hiện hành để phục vụ người lao động.
III. THỦ TỤC XÁC ĐỊNH QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN SỬ
DỤNG TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN
1. Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu công đoàn, cơ quan công đoàn cần lập hồ sơ tài sản nêu tại điểm a, b, c, d phần II trên đây, gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp kiểm tra , xem xét, xác nhận và gửi tổng liên đoàn lao động Việt Nam đểcùng Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giao quyền sở hữu cho Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Sau khi có ý kiến phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ giao quyền sử dụng tài sản cho các cấp công đoàn.
2. Đối với các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, cơ quan công đoàn cần làm việc với cơ quan quản lý tài sản (cơ quan nhà đất hoặc cơ quan xây dựng…) để tiến hành làm thủ tục thuê mượn và giấy phép sử dụng. Trường hợp không rõ cơ quan quản lý tài sản thì báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (đối với cơ quan công đoàn ở địa phương) hoặc với Văn phòng Chính phủ (đối với cơ quan công đoàn ở trung ương) để chỉ định cơ quan quản lý.
3. Đối với tài sản chưa rõ nguồn kinh phí hình thành để xác định quyền sở hữu thuộc sở hữu Nhà nước hay thuộc sở hữu công đoàn, hoặc đang có sự tranh chấp, thì cơ quan công đoàn phối hợp với cơ quan tài chính xác minh. Nếu quá 12 tháng kể từ ngày ký Thông tư này mà vẫn không xác minh được thì xếp vào loại “thuộc sở hữu Nhà nước” và xử lý theo các qui định tại các điểm 2 phần II và III của Thông tư này.
4. Thời gian hoàn tất các thủ tục ở địa phương, chậm nhất là 1-7-1994 phải báo cáo về Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để xem xét, giải quyết.
THÔNG TƯ
SỐ 69/TT-LB NGÀY 12-8-1993 CỦA LIÊN BỘ TÀI CHÍNH- TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH
133-HĐBT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG ĐOÀN
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 133/HĐBT ngày 20-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về hướng dẫn thi hành Luật công đoàn, Bộ Tài chính – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tài sản công đoàn như sau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Tài sản công đoàn là tài sản XHCN, do tổ chức công đoàn quản lý và sử dụng để phục vụ các hoạt động của công đoàn.
2. Tài sản công đoàn phải được quản lý thống nhất. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là chủ sở hữu, các công đoàn cấp dưới là cấp trực tiếp quản lý và sử dụng theo sự phân cấp của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
3. Phân định quyền sở hữu và sử dụng tài sản là dựa vào nguồn kinh phí hình thành tài sản.
II. PHÂN ĐỊNH QUYỀN SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG
TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN
1. Tài sản thuộc sở hữu công đoàn: Bao gồm:
a) Tài sản được mua sắm, xây dựng bằng các nguồn quỹ do công đoàn quản lý.
b) Tài sản do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ công đoàn.
c) Tài sản do các cơ sở sản xuất, kinh doanh của công đoàn tạo nên.
d) Tài sản hình thành từ nguồn kinh phí công đoàn và nguồn Ngân sách Nhà nước cấp tính đến 30-6-1994 không phân biệt tỷ lệ phần % đóng góp của mỗi nguồn.
Từ 1-7-1994 trở đi nếu tài sản từ nguồn kinh phí của công đoàn chiếm tỷ lệ từ 50% trở lên thì thuộc quyền sở hữu công đoàn.
2.Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước: Bao gồm:
a) Tài sản do Nhà nước cấp kinh phí xây dựng hoặc mua sắm.
b) Nhà vắng chủ đã được xác định quyền sở hữu hợp pháp của Nhà nước theo Quyết định 297/CT ngày 2-10-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
c) Trụ sở, nhà ở, vật kiến trúc thuộc quyền quản lý của cơ quan nhà đất, hiện đang cho cơ quan công đoàn thuê mượn.
d) Đất đai gắn với tài sản mà các cơ quan công đoàn đang quản lý sử dụng.
e) Tính từ 1-7-1994 trở đi, tài sản thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước cấp chiếm tỉ lệ trên 50% thì thuộc sở hữu Nhà nước.
Những tài sản nói trên, công đoàn tiếp tục quản lý và sử dụng theo pháp luật hiện hành để phục vụ người lao động.
III. THỦ TỤC XÁC ĐỊNH QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN SỬ
DỤNG TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN
1. Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu công đoàn, cơ quan công đoàn cần lập hồ sơ tài sản nêu tại điểm a, b, c, d phần II trên đây, gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp kiểm tra , xem xét, xác nhận và gửi tổng liên đoàn lao động Việt Nam đểcùng Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giao quyền sở hữu cho Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Sau khi có ý kiến phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ giao quyền sử dụng tài sản cho các cấp công đoàn.
2. Đối với các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, cơ quan công đoàn cần làm việc với cơ quan quản lý tài sản (cơ quan nhà đất hoặc cơ quan xây dựng…) để tiến hành làm thủ tục thuê mượn và giấy phép sử dụng. Trường hợp không rõ cơ quan quản lý tài sản thì báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (đối với cơ quan công đoàn ở địa phương) hoặc với Văn phòng Chính phủ (đối với cơ quan công đoàn ở trung ương) để chỉ định cơ quan quản lý.
3. Đối với tài sản chưa rõ nguồn kinh phí hình thành để xác định quyền sở hữu thuộc sở hữu Nhà nước hay thuộc sở hữu công đoàn, hoặc đang có sự tranh chấp, thì cơ quan công đoàn phối hợp với cơ quan tài chính xác minh. Nếu quá 12 tháng kể từ ngày ký Thông tư này mà vẫn không xác minh được thì xếp vào loại “thuộc sở hữu Nhà nước” và xử lý theo các qui định tại các điểm 2 phần II và III của Thông tư này.
4. Thời gian hoàn tất các thủ tục ở địa phương, chậm nhất là 1-7-1994 phải báo cáo về Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để xem xét, giải quyết.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.