Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 28/2004/TTLT-BGD&ĐT-BLĐTBXH-BNV-BQP của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng hướng dẫn về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên môn học Giáo dục quốc phòng

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – LAO ĐỘNG –
THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI – NỘI VỤ – QUỐC PHÒNG
SỐ 28/2004/TTLT-BGD&ĐT-BLĐTBXH-BNV-BQP
NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN VỀ TIÊU CHUẨN,
NHIỆM VỤ, BIÊN CHẾ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN,
GIẢNG VIÊN MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

Thi hành khoản 4 Điều 9, khoản 3 Điều 10, khoản 1, khoản 2 Điều 11 và Điều 14 Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01/5/2001 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng, được sự thống nhất của các bộ liên quan, liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo – Lao động – thương binh và Xã hội – Nội vụ – Quốc phòng hướng dẫn về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên môn học Giáo dục quốc phòng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở giáo dục như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Về cán bộ quản lý môn học Giáo dục quốc phòng:

Tại các SởGiáo dục và Đào tạo, SởLao động – Thương binh và Xã hội bố trí công chức hoặc sĩ quan biệt phái làm nhiệm vụ quản lý môn học Giáo dục quốc phòng trong các trường thuộc ngành quản lý và công tác quốc phòng địa phương trong các cơ quan, đơn vị, nhà trường trực thuộc sở.

2. Về giáo viên, giảng viên môn học Giáo dục quốc phòng ởcác cơ sở giáo dục:

– Tại các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng; các đại học, học viện, trường đại học (sau đây gọi chung là trường đại học) đều bố trí viên chức trực tiếp làm giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và giúp Ban Giám hiệu tổ chức thực hiện công tác quốc phòng của trường.

– Ở một số trường cao đẳng, trường đại học, ngoài số viên chức trên còn có sĩ quan biệt phái làm nhiệm vụ này.

3. Hình thức sử dụng lao động công chức, viên chức, sĩ quan làm công tác Giáo dục quốc phòng:

Tuyển dụng làm chuyên trách.

– Thực hiện chế độ biệt phái sĩ quan theo Nghị định số 165/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 Của Chính phủ về biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 165/2003/NĐ-CP).

– Thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm.

II. TIÊU CHUẨN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, BIÊN CHẾ
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, SĨ QUAN BIỆT PHÁI QUẢN LÝ
VÀ GIẢNG DẠY MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG:

1. Công chức, sĩ quan biệt phái làm nhiệm vụ quản lý môn học Giáo dục quốc phòng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh):

1.1. Tiêu chuẩn:

– Đủ tiêu chuẩn ngạch chuyên viên, am hiểu công tác quản lý chỉ đạo giáo dục -đào tạo, có kiến thức cần thiết về quốc phòng và Giáo dục quốc phòng.

– Cósức khoẻ, đáp ứng được yêu cầu đi cơ sở theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và phối hợp hoạt động công tác quốc phòng địa phương.

– Nếu là sĩ quan biệt phái: Đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 60/2003/QĐ-BQP, ngày 23/5/2003 của Bộtrưởng BộQuốc phòng về việc biệt phái sĩ quan sang Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trọng điểm (sau đây gọi tắt là Quyết định số 60/2003/QĐ-BQP).

1.2. Chức năng:

Giúp Giám đốc SởGiáo dục và đào tạo, SởLao động – Thương binh và xã hội (sau đây gọi chung là Giám đốc sở) quản lý và phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình môn học Giáo dục quốc phòng trong các trường thuộc ngành quản lý trên địa bàn và công tác quốc phòng địa phương trong các cơ quan, đơn vị, nhà trường trực thuộc sở.

1.3. Nhiệm vụ:

– Giúp Giám đốc sở chỉ đạo các cơ quan, nhà trường thuộc ngành triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về Giáo dục quốc phòng và công tác quốc phòng địa phương.

– Giúp Giám đốc sở theo dõi, tổng hợp và chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan của BộChỉ huy quân sự tỉnh và các ban, ngành của tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện đúng, đủ chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên các trường là trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học thuộcngành quản lý trên địa bàn.

– Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên Giáo dục quốc phòng trong các trường trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của BộGiáo dục và Đào tạo, BộLao động – Thương binh và Xã hội, BộQuốc phòng.

– Phối hợp với cơ quan BộChỉ huy quân sự tỉnh hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, nhà trường trực thuộc sở thực hiện tốt công tác quốc phòng địa phương như: quản lý đăng ký quân dự bị, tuyển quân; tổ chức và hoạt động của lực lượng tự vệ nhà trường, cơ quan.

– Giúp Giám đốc sở chỉ đạo, tổ chức kiểm tra và cùng cơ quan Giáo dục quốc phòng cấp trên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình môn học Giáo dục quốc phòng trong các trường trên địa bàn và công tác quốc phòng địa phương trong các cơ quan, đơn vị, nhà trường trực thuộc sở. Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo tình hình công tác Giáo đục quốc phòng với Hội đồng Giáo dục quốc phòng tỉnh.

– Chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc sở và sự chỉ đạo chuyên môn của cơ quan Giáo dục quốc phòng cấp trên.

Nếu là sĩ quan biệt phái còn phải chịu sự quản lý của cơ quan, đơn vị quân đội biệt phái sĩ quan theo Luật Sĩquan Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 21 tháng 12 năm 1999 (sau đây gọi tắt là Luật Sĩquan năm 1999) và Nghị định số 165/2003/NĐ-CP.

1.4. Biên chế:

1.4.1. Tại SởGiáo dục và Đao tạo:

– SởGiáo dục và Đào tạo 26 tỉnh trọng điểm (có danh sách kèm theo) bố trí 01 sĩ quan biệt phái làm cán bộ quản lý môn học Giáo dục quốc phòng theo Quyết định số 60/2003/QĐ-BQP.

– Đối với SởGiáo dục và Đào tạo các tỉnh còn lại, đều bố trí chuyên viên thuộc một phòng chức năng trong biên chế của sở để theo dõi quản lý môn học Giáo dục quốc phòng trong các trường thuộc ngành quản lý trên địa bàn tỉnh.

1.4.2. Tại SởLao động – Thương binh và Xã hội:

Phân công chuyên viên thuộc một phòng chức năng trong biên chế của sở để theo dõi quản lý môn học Giáo dục quốc phòng trong các trường dạy nghề thuộc ngành quản lý trên địa bàn tỉnh.

2. Viên chức trực tiếp làm giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng (sau đây gọi chung là giáo viên Giáo dục quốc phòng) ởtrường trung học phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề:

2.1. Tiêu chuẩn:

Ngoài các tiêu chuẩn quy định chung đối với giáo viên các trường trung học phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề (theo Điều lệ trường trung học, Điều lệ trường trung học chuyên nghiệp, Điều lệ trường dạy nghề), giáo viên Giáo dục quốc phòng các trường này còn phải đạt các tiêu chuẩn sau:

– Cókiến thức chuyên môn Giáo dục quốc phòng phù hợp (bằng tốt nghiệp đại học sư phạm ghép môn Giáo dục quốc phòng hoặc chứng chỉ giáo viên Giáo dục quốc phòng).

– Nếu là sĩ quan quân đội (tại ngũ, chuyển ngành hoặc đã nghỉ hưu, phục viên) phải có chuyên môn đào tạo phù hợp nội dung chương trình môn học Giáo dục quốc phòng, được bồi dưỡng kiến thức sư phạm theo chương trình do BộGiáo dục và Đào tạo quy định.

– Không bị thương tật hoặc bệnh mãn tính nặng, có sức khỏe đáp ứng được yêu cầu giảng dạy thực hành các động tác kỹ thuật, chiến thuật, điều lệnh.

Giáo viên Giáo dục quốc phòng hợp đồng, thỉnh giảng cũng phải đạt các tiêu chuẩn trên.

2.2. Nhiệm vụ:

– Giúp Hiệu trưởng lập kế hoạch thực hiện chương trình môn học Giáo dục quốc phòng hàng năm của trường và theo dõi quản lý, tổ chức triển khai việc thực hiện kế hoạch.

– Trực tiếp giảng dạy các nội dung trong chương trình, thực hiện việc kiểm tra, thi, đánh giá, xử lý kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng của học sinh theo quy định; tổng hợp báo cáo Hiệu trưởng nhà trường và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Hội đồng Giáo dục quốc phòng địa phương.

– Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quốc phòng địa phương của trường.

– Chịu sự quản lý toàn diện của nhà trường và sự chỉ đạo chuyên môn của cơ quan Giáo dục quốc phòng cấp trên.

2.3. Biên chế.

– Các trường trung học phổ thông công lập căn cứ quy mô của trường (số lượng học sinh, số lớp), tổng số giờ học Giáo dục quốc phòng trong chương trình (theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng cho các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng – sau đây gọi tắt là Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT) và định mức giờ giảng của giáo viên Giáo dục quốc phòng trường trung học phổ thông (theo Thông tư số 43/2003/TT-BGD&ĐT ngày 26/9/2003 của BộGiáo dục và Đao tạo hướng dẫn chế độ làm việc của giảng viên, giáo viên Giáo dục quốc phòng – sau đây gọi tắt là Thông tư số 43/2003/TT-BGD&ĐT), để biên chế đủ số giáo viên Giáo dục quốc phòng.

Trước mắt từ nay đến năm 2005 mỗi trường trung học phổ thông công lập bố trí 01 giáo viên làm nòng cốt, chủ trì phối hợp với giáo viên các bộ môn khác kiêm nhiệm và giáo viên thỉnh giảng để giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng cho học sinh của trường. Đến năm 2010 bố trí đủ số giáo viên Giáo dục quốc phòng theo quy định.

– Các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề công lập căn cứ quy mô của trường (số lượng học sinh, số lớp), tổng số giờ học Giáo dục quốc phòng trong chương trình (theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT, Quyết định số 635/2000/QĐ-BLĐTBXH, ngày 3/7/2000 của Bộ trưởng BộLao động- Thương binh và xã hội ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng cho các trường dạy nghề) và định mức giờ giảng của giáo viên Giáo dục quốc phòng trường trung học chuyên nghiệp (theo Thông tư số 43/2003/TT-BGD&ĐT), trường dạy nghề (theo Thông tư số 02/2002/TT-BLĐTBXH ngày 4/1/2002 của Bộ Lao động – thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên trường dạy nghề), để bố trí đủ số giáo viên Giáo dục quốc phòng.

– Các trường trung học phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề ngoài công lập phải bố trí giáo viên giảng dạy đúng, đủ nội dung chương trình Giáo dục quốc phòng như quy định đối với các trường công lập. Đối với những trường chưa bố trí được giáo viên Giáo dục quốc phòng thì phải hợp đồng, thỉnh giảng hoặc gửi học sinh của trường đi học môn học này tại các trung tâm, khoa, bộ môn Giáo dục quốc phòng các trường khác.

3. Viên chức, sĩ quan biệt phái trực tiếp làm giảng viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng (sau đây gọi chung là giảng viên Giáo dục quốc phòng) ở trường cao đẳng, trường đại học:

3.1. Tiêu chuẩn:

Ngoài tiêu chuẩn quy định chung đối với giảng viên trường đại học, Trường cao đẳng (theo Điều lệ trường đại học, Điều lệ trường cao đẳng), giảng viên Giáo dục quốc phòng các trường này còn phải đạt các tiêu chuẩn sau:

– Tốt nghiệp đại học trong quân đội, có chuyên môn đào tạo phù hợp nội dung chương trình Giáo dục quốc phòng, được bồi dưỡng kiến thức sư phạm theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

– Hoặc tốt nghiệp đại học sư phạm ghép môn Giáo dục quốc phòng.

– Đối với giảng viên Giáo dục quốc phòng trường cao đẳng được vận dụng theo tiêu chuẩn: tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ giáo viên Giáo dục quốc phòng.

– Không bị thương tật hoặc bệnh mạn tính nặng, có sức khỏe đáp ứng được yêu cầu giảng dạy thực hành các động tác kỹ thuật, chiến thuật, điều lệnh.

Giảng viên Giáo dục quốc phòng hợp đồng, thỉnh giảng cũng phải đạt các tiêu chuẩn trên.

3.2. Nhiệm vụ:

– Giúp Giám đốc, Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình môn học Giáo dục quốc phòng hàng năm của trường và theo dõi, quản lý tổ chức triển khai việc thực hiện kế hoạch.

– Trực tiếp giảng dạy các nội dung được phân công trong chương trình; thực hiện việc kiểm tra, thi, đánh giá, xử lý kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng của sinh viên theo quy định; tổng hợp báo cáo Giám đốc, Hiệu trưởng nhà trường và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Hội đồng Giáo dục quốc Phòng địa phương

– Tham gia nghiên cứu khoa học Giáo dục quốc phòng.

– Giúp Giám đốc, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quốc phòng địa phương của trường.

– Chịu sự quản lý toàn diện của nhà trường và sự chỉ đạo chuyên môn của cơ quan Giáo dục quốc phòng cấp trên.

Cán bộ, giảng viên làsĩ quan biệt phái còn phải chịu sự quản lý của cơ quan, đơn vị quân đội biệt phái sĩ quan theo Luật Sĩquan năm 1999 và Nghị định số 165/2003/NĐ-CP

3.3. Biên chế:

– Các trường đại học, trường cao đẳng công lập căn cứ quy mô của trường (số lượng sinh viên, số lớp), tổng số giờ học Giáo dục quốc phòng trong chương trình (theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT) và định mức giờ giảng của giảng viên Giáo dục quốc phòng trường đại học, trường cao đẳng (theo Thông tư số 43/2003/TT-BGD&ĐT), để bố trí giảng viên trong biên chế của trường hoặc sĩ quan biệt phái, để bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình môn học Giáo dục quốc phòng.

– Đối với các trường có biên chế sĩ quan biệt phái thì số sĩ quan này làm nòng cốt trong đội ngũ giảng viên Giáo dục quốc phòng.

– Các trường đại học, cao đẳng công lập, ngoài công lập chưa bố trí được giảng viên Giáo dục quốc phòng thì phải hợp đồng gửi sinh viên của trường vào các trung tâm Giáo dục quốc phòng hoặc liên kết, thỉnh giảng với khoa, bộ môn Giáo dục quốc phòng các trường khác hoặc trường quân sự trên địa bàn, để thực hiện môn học này theo chương trình quy định.


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các bộ, ngành, các tỉnh căn cứ Thông tư liên tịch này và các quy định tại mục III khoản 1 Thông tư liên tịch số 4086/2001/TTLT-BQP-BGD&ĐT-BLĐTB&XH-BTC, ngày 24/12/2001 của liên Bộ Quốc phòng – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 1/5/2001 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng” để lựa chọn bố trí giáo viên, giảng viên Giáo dục quốc phòng tại các trường: trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học thuộc bộ, ngành, địa phương quản lý.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh căn cứ Thông tư liên tịch này chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất lựa chọn, bố trí cán bộ quản lý Giáo dục quốc phòng cho phù hợp.

3. Các trường: trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học công lập và ngoài công lập, căn cứ Thông tư liên lịch này và chỉ đạo của bộ, ngành, địa phương chủ quản để lựa chọn, biên chế (bố trí) đúng, đủ giáo viên, giảng viên Giáo dục quốc phòng theo quy định.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và bãi bỏ các quy định trước đây trái với Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh về liên bộ: Giáo dục và đào tạo, Lao động – Thương binh và xã hội, Nội vụ, Quốc phòng để nghiên cứu giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 28/2004/TTLT-BGD&ĐT-BLĐTBXH-BNV-BQP của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng hướng dẫn về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên môn học Giáo dục quốc phòng
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 28/2004/TTLT-BGD&ĐT-BLĐTBXH-BNV-BQP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Nguyễn Lương Trào; Nguyễn Văn Vọng; Thang Văn Phúc; Phùng Quang Thanh
Ngày ban hành: 27/08/2004 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề , An ninh quốc gia
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – LAO ĐỘNG –
THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI – NỘI VỤ – QUỐC PHÒNG
SỐ 28/2004/TTLT-BGD&ĐT-BLĐTBXH-BNV-BQP
NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN VỀ TIÊU CHUẨN,
NHIỆM VỤ, BIÊN CHẾ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN,
GIẢNG VIÊN MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

Thi hành khoản 4 Điều 9, khoản 3 Điều 10, khoản 1, khoản 2 Điều 11 và Điều 14 Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01/5/2001 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng, được sự thống nhất của các bộ liên quan, liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo – Lao động – thương binh và Xã hội – Nội vụ – Quốc phòng hướng dẫn về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên môn học Giáo dục quốc phòng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở giáo dục như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Về cán bộ quản lý môn học Giáo dục quốc phòng:

Tại các SởGiáo dục và Đào tạo, SởLao động – Thương binh và Xã hội bố trí công chức hoặc sĩ quan biệt phái làm nhiệm vụ quản lý môn học Giáo dục quốc phòng trong các trường thuộc ngành quản lý và công tác quốc phòng địa phương trong các cơ quan, đơn vị, nhà trường trực thuộc sở.

2. Về giáo viên, giảng viên môn học Giáo dục quốc phòng ởcác cơ sở giáo dục:

– Tại các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng; các đại học, học viện, trường đại học (sau đây gọi chung là trường đại học) đều bố trí viên chức trực tiếp làm giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và giúp Ban Giám hiệu tổ chức thực hiện công tác quốc phòng của trường.

– Ở một số trường cao đẳng, trường đại học, ngoài số viên chức trên còn có sĩ quan biệt phái làm nhiệm vụ này.

3. Hình thức sử dụng lao động công chức, viên chức, sĩ quan làm công tác Giáo dục quốc phòng:

Tuyển dụng làm chuyên trách.

– Thực hiện chế độ biệt phái sĩ quan theo Nghị định số 165/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 Của Chính phủ về biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 165/2003/NĐ-CP).

– Thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm.

II. TIÊU CHUẨN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, BIÊN CHẾ
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, SĨ QUAN BIỆT PHÁI QUẢN LÝ
VÀ GIẢNG DẠY MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG:

1. Công chức, sĩ quan biệt phái làm nhiệm vụ quản lý môn học Giáo dục quốc phòng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh):

1.1. Tiêu chuẩn:

– Đủ tiêu chuẩn ngạch chuyên viên, am hiểu công tác quản lý chỉ đạo giáo dục -đào tạo, có kiến thức cần thiết về quốc phòng và Giáo dục quốc phòng.

– Cósức khoẻ, đáp ứng được yêu cầu đi cơ sở theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và phối hợp hoạt động công tác quốc phòng địa phương.

– Nếu là sĩ quan biệt phái: Đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 60/2003/QĐ-BQP, ngày 23/5/2003 của Bộtrưởng BộQuốc phòng về việc biệt phái sĩ quan sang Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trọng điểm (sau đây gọi tắt là Quyết định số 60/2003/QĐ-BQP).

1.2. Chức năng:

Giúp Giám đốc SởGiáo dục và đào tạo, SởLao động – Thương binh và xã hội (sau đây gọi chung là Giám đốc sở) quản lý và phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình môn học Giáo dục quốc phòng trong các trường thuộc ngành quản lý trên địa bàn và công tác quốc phòng địa phương trong các cơ quan, đơn vị, nhà trường trực thuộc sở.

1.3. Nhiệm vụ:

– Giúp Giám đốc sở chỉ đạo các cơ quan, nhà trường thuộc ngành triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về Giáo dục quốc phòng và công tác quốc phòng địa phương.

– Giúp Giám đốc sở theo dõi, tổng hợp và chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan của BộChỉ huy quân sự tỉnh và các ban, ngành của tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện đúng, đủ chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên các trường là trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học thuộcngành quản lý trên địa bàn.

– Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên Giáo dục quốc phòng trong các trường trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của BộGiáo dục và Đào tạo, BộLao động – Thương binh và Xã hội, BộQuốc phòng.

– Phối hợp với cơ quan BộChỉ huy quân sự tỉnh hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, nhà trường trực thuộc sở thực hiện tốt công tác quốc phòng địa phương như: quản lý đăng ký quân dự bị, tuyển quân; tổ chức và hoạt động của lực lượng tự vệ nhà trường, cơ quan.

– Giúp Giám đốc sở chỉ đạo, tổ chức kiểm tra và cùng cơ quan Giáo dục quốc phòng cấp trên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình môn học Giáo dục quốc phòng trong các trường trên địa bàn và công tác quốc phòng địa phương trong các cơ quan, đơn vị, nhà trường trực thuộc sở. Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo tình hình công tác Giáo đục quốc phòng với Hội đồng Giáo dục quốc phòng tỉnh.

– Chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc sở và sự chỉ đạo chuyên môn của cơ quan Giáo dục quốc phòng cấp trên.

Nếu là sĩ quan biệt phái còn phải chịu sự quản lý của cơ quan, đơn vị quân đội biệt phái sĩ quan theo Luật Sĩquan Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 21 tháng 12 năm 1999 (sau đây gọi tắt là Luật Sĩquan năm 1999) và Nghị định số 165/2003/NĐ-CP.

1.4. Biên chế:

1.4.1. Tại SởGiáo dục và Đao tạo:

– SởGiáo dục và Đào tạo 26 tỉnh trọng điểm (có danh sách kèm theo) bố trí 01 sĩ quan biệt phái làm cán bộ quản lý môn học Giáo dục quốc phòng theo Quyết định số 60/2003/QĐ-BQP.

– Đối với SởGiáo dục và Đào tạo các tỉnh còn lại, đều bố trí chuyên viên thuộc một phòng chức năng trong biên chế của sở để theo dõi quản lý môn học Giáo dục quốc phòng trong các trường thuộc ngành quản lý trên địa bàn tỉnh.

1.4.2. Tại SởLao động – Thương binh và Xã hội:

Phân công chuyên viên thuộc một phòng chức năng trong biên chế của sở để theo dõi quản lý môn học Giáo dục quốc phòng trong các trường dạy nghề thuộc ngành quản lý trên địa bàn tỉnh.

2. Viên chức trực tiếp làm giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng (sau đây gọi chung là giáo viên Giáo dục quốc phòng) ởtrường trung học phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề:

2.1. Tiêu chuẩn:

Ngoài các tiêu chuẩn quy định chung đối với giáo viên các trường trung học phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề (theo Điều lệ trường trung học, Điều lệ trường trung học chuyên nghiệp, Điều lệ trường dạy nghề), giáo viên Giáo dục quốc phòng các trường này còn phải đạt các tiêu chuẩn sau:

– Cókiến thức chuyên môn Giáo dục quốc phòng phù hợp (bằng tốt nghiệp đại học sư phạm ghép môn Giáo dục quốc phòng hoặc chứng chỉ giáo viên Giáo dục quốc phòng).

– Nếu là sĩ quan quân đội (tại ngũ, chuyển ngành hoặc đã nghỉ hưu, phục viên) phải có chuyên môn đào tạo phù hợp nội dung chương trình môn học Giáo dục quốc phòng, được bồi dưỡng kiến thức sư phạm theo chương trình do BộGiáo dục và Đào tạo quy định.

– Không bị thương tật hoặc bệnh mãn tính nặng, có sức khỏe đáp ứng được yêu cầu giảng dạy thực hành các động tác kỹ thuật, chiến thuật, điều lệnh.

Giáo viên Giáo dục quốc phòng hợp đồng, thỉnh giảng cũng phải đạt các tiêu chuẩn trên.

2.2. Nhiệm vụ:

– Giúp Hiệu trưởng lập kế hoạch thực hiện chương trình môn học Giáo dục quốc phòng hàng năm của trường và theo dõi quản lý, tổ chức triển khai việc thực hiện kế hoạch.

– Trực tiếp giảng dạy các nội dung trong chương trình, thực hiện việc kiểm tra, thi, đánh giá, xử lý kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng của học sinh theo quy định; tổng hợp báo cáo Hiệu trưởng nhà trường và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Hội đồng Giáo dục quốc phòng địa phương.

– Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quốc phòng địa phương của trường.

– Chịu sự quản lý toàn diện của nhà trường và sự chỉ đạo chuyên môn của cơ quan Giáo dục quốc phòng cấp trên.

2.3. Biên chế.

– Các trường trung học phổ thông công lập căn cứ quy mô của trường (số lượng học sinh, số lớp), tổng số giờ học Giáo dục quốc phòng trong chương trình (theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng cho các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng – sau đây gọi tắt là Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT) và định mức giờ giảng của giáo viên Giáo dục quốc phòng trường trung học phổ thông (theo Thông tư số 43/2003/TT-BGD&ĐT ngày 26/9/2003 của BộGiáo dục và Đao tạo hướng dẫn chế độ làm việc của giảng viên, giáo viên Giáo dục quốc phòng – sau đây gọi tắt là Thông tư số 43/2003/TT-BGD&ĐT), để biên chế đủ số giáo viên Giáo dục quốc phòng.

Trước mắt từ nay đến năm 2005 mỗi trường trung học phổ thông công lập bố trí 01 giáo viên làm nòng cốt, chủ trì phối hợp với giáo viên các bộ môn khác kiêm nhiệm và giáo viên thỉnh giảng để giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng cho học sinh của trường. Đến năm 2010 bố trí đủ số giáo viên Giáo dục quốc phòng theo quy định.

– Các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề công lập căn cứ quy mô của trường (số lượng học sinh, số lớp), tổng số giờ học Giáo dục quốc phòng trong chương trình (theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT, Quyết định số 635/2000/QĐ-BLĐTBXH, ngày 3/7/2000 của Bộ trưởng BộLao động- Thương binh và xã hội ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng cho các trường dạy nghề) và định mức giờ giảng của giáo viên Giáo dục quốc phòng trường trung học chuyên nghiệp (theo Thông tư số 43/2003/TT-BGD&ĐT), trường dạy nghề (theo Thông tư số 02/2002/TT-BLĐTBXH ngày 4/1/2002 của Bộ Lao động – thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên trường dạy nghề), để bố trí đủ số giáo viên Giáo dục quốc phòng.

– Các trường trung học phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề ngoài công lập phải bố trí giáo viên giảng dạy đúng, đủ nội dung chương trình Giáo dục quốc phòng như quy định đối với các trường công lập. Đối với những trường chưa bố trí được giáo viên Giáo dục quốc phòng thì phải hợp đồng, thỉnh giảng hoặc gửi học sinh của trường đi học môn học này tại các trung tâm, khoa, bộ môn Giáo dục quốc phòng các trường khác.

3. Viên chức, sĩ quan biệt phái trực tiếp làm giảng viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng (sau đây gọi chung là giảng viên Giáo dục quốc phòng) ở trường cao đẳng, trường đại học:

3.1. Tiêu chuẩn:

Ngoài tiêu chuẩn quy định chung đối với giảng viên trường đại học, Trường cao đẳng (theo Điều lệ trường đại học, Điều lệ trường cao đẳng), giảng viên Giáo dục quốc phòng các trường này còn phải đạt các tiêu chuẩn sau:

– Tốt nghiệp đại học trong quân đội, có chuyên môn đào tạo phù hợp nội dung chương trình Giáo dục quốc phòng, được bồi dưỡng kiến thức sư phạm theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

– Hoặc tốt nghiệp đại học sư phạm ghép môn Giáo dục quốc phòng.

– Đối với giảng viên Giáo dục quốc phòng trường cao đẳng được vận dụng theo tiêu chuẩn: tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ giáo viên Giáo dục quốc phòng.

– Không bị thương tật hoặc bệnh mạn tính nặng, có sức khỏe đáp ứng được yêu cầu giảng dạy thực hành các động tác kỹ thuật, chiến thuật, điều lệnh.

Giảng viên Giáo dục quốc phòng hợp đồng, thỉnh giảng cũng phải đạt các tiêu chuẩn trên.

3.2. Nhiệm vụ:

– Giúp Giám đốc, Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình môn học Giáo dục quốc phòng hàng năm của trường và theo dõi, quản lý tổ chức triển khai việc thực hiện kế hoạch.

– Trực tiếp giảng dạy các nội dung được phân công trong chương trình; thực hiện việc kiểm tra, thi, đánh giá, xử lý kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng của sinh viên theo quy định; tổng hợp báo cáo Giám đốc, Hiệu trưởng nhà trường và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Hội đồng Giáo dục quốc Phòng địa phương

– Tham gia nghiên cứu khoa học Giáo dục quốc phòng.

– Giúp Giám đốc, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quốc phòng địa phương của trường.

– Chịu sự quản lý toàn diện của nhà trường và sự chỉ đạo chuyên môn của cơ quan Giáo dục quốc phòng cấp trên.

Cán bộ, giảng viên làsĩ quan biệt phái còn phải chịu sự quản lý của cơ quan, đơn vị quân đội biệt phái sĩ quan theo Luật Sĩquan năm 1999 và Nghị định số 165/2003/NĐ-CP

3.3. Biên chế:

– Các trường đại học, trường cao đẳng công lập căn cứ quy mô của trường (số lượng sinh viên, số lớp), tổng số giờ học Giáo dục quốc phòng trong chương trình (theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT) và định mức giờ giảng của giảng viên Giáo dục quốc phòng trường đại học, trường cao đẳng (theo Thông tư số 43/2003/TT-BGD&ĐT), để bố trí giảng viên trong biên chế của trường hoặc sĩ quan biệt phái, để bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình môn học Giáo dục quốc phòng.

– Đối với các trường có biên chế sĩ quan biệt phái thì số sĩ quan này làm nòng cốt trong đội ngũ giảng viên Giáo dục quốc phòng.

– Các trường đại học, cao đẳng công lập, ngoài công lập chưa bố trí được giảng viên Giáo dục quốc phòng thì phải hợp đồng gửi sinh viên của trường vào các trung tâm Giáo dục quốc phòng hoặc liên kết, thỉnh giảng với khoa, bộ môn Giáo dục quốc phòng các trường khác hoặc trường quân sự trên địa bàn, để thực hiện môn học này theo chương trình quy định.


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các bộ, ngành, các tỉnh căn cứ Thông tư liên tịch này và các quy định tại mục III khoản 1 Thông tư liên tịch số 4086/2001/TTLT-BQP-BGD&ĐT-BLĐTB&XH-BTC, ngày 24/12/2001 của liên Bộ Quốc phòng – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 1/5/2001 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng” để lựa chọn bố trí giáo viên, giảng viên Giáo dục quốc phòng tại các trường: trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học thuộc bộ, ngành, địa phương quản lý.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh căn cứ Thông tư liên tịch này chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất lựa chọn, bố trí cán bộ quản lý Giáo dục quốc phòng cho phù hợp.

3. Các trường: trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học công lập và ngoài công lập, căn cứ Thông tư liên lịch này và chỉ đạo của bộ, ngành, địa phương chủ quản để lựa chọn, biên chế (bố trí) đúng, đủ giáo viên, giảng viên Giáo dục quốc phòng theo quy định.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và bãi bỏ các quy định trước đây trái với Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh về liên bộ: Giáo dục và đào tạo, Lao động – Thương binh và xã hội, Nội vụ, Quốc phòng để nghiên cứu giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 28/2004/TTLT-BGD&ĐT-BLĐTBXH-BNV-BQP của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng hướng dẫn về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên môn học Giáo dục quốc phòng”