Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 25/2008/TTLT-BTC-BVHTTDL của Bộ Tài chính và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn mức chi và quản lý kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Văn hóa giai đoạn 2006 đến 2010

THÔNG TƯ­­­ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH – BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

SỐ 25/2008/TTLT-BTC-BVHTTDL NGÀY 25 THÁNG 03 NĂM 2008

HƯ­ỚNG DẪN NỘI DUNG, MỨC CHI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VĂN HOÁ

GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN 2010

Căn cứ Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ “Về quản lý, điều hành các Ch­­ư­ơng trình mục tiêu Quốc gia” và Thông tư­­­ Liên tịch số 01/2003/TTLT/BKH-BTC ngày 06/01/2003 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư­­­ và Bộ Tài chính h­­­ướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ/TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chư­­­ơng trình mục tiêu Quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 – 2010”.

Liên Bộ Tài chính và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hư­­­ớng dẫn nội dung, mức chi và quản lý kinh phí thực hiện Chư­­­­ơng trình mục tiêu Quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 đến 2010 như­­­ sau :

A. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 – 2010. Nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá đến năm 2010 đ­­­ược thực hiện theo Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

2.Tổng mức vốn đầu tư của Chương trình: 4.542 tỷ đồng

3. Nguồn kinh phí thực hiện Ch­­­ương trình:

– Ngân sách Trung ương: 2.496 tỷ đồng; bao gồm:

+ Vốn đầu tư phát triển: 1.531 tỷ đồng.

+ Ngân sách sự nghiệp:965 tỷ đồng.

– Ngân sách địa phương: 1.098 tỷ đồng.

– Vốn huy động khác:948 tỷ đồng.

Kinh phí thưc hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 – 2010 được cân đối trong dự toán chi lĩnh vực văn hoá theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Các Bộ, ngành, địa phương phải chủ động bố trí nguồn lực đối ứng để thực hiện dự án theo nội dung công việc và quy mô của dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Việc lập, phân bổ dự toán; quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá được thực hiện theo quy định củaLuật ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầuvà các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hiện hành, các quy định về hướng dẫn quản lý vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định tại Thông tư này, cụ thể như sau:

B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Đối tượng, phạm vi và nội dung chi của các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá:

Căn cứ Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chư­­­ơng trình mục tiêu Quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 – 2010”, Chương trình bao gồm 9 dự án thành phần. Đối tượng, phạm vi, nội dung chi và nguyên tắc hỗ trợ kinh phí đối với từng dự án được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Dự án Chống xuống cấp và tôn tạo các di tích:

1.1 Đối tượng, phạm vi: Các di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt quan trọng trên phạm vi toàn quốc. Trong đó ưu tiên đầu tư cho các di tích đang đầu tư dở dang, di tích Cách mạng, di tích Kháng chiến, các di tích có nguy cơ bị huỷ hoại, mất di tích, các ditích có ý nghĩa lịch sử, phát huy được tiềm năng văn hoá, du lịch.

1.2 Nội dung chi

– Chi đầu tư tôn tạo tổng thể di tích theo dự án.

– Chi chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết di tích (tu bổ đối với một số hạng mục của di tích).

– Chi bảo quản, duy tu thường xuyên bằng hoá chất để phòng chống tiêu âm, mối, mọt.

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch đầu tư, tôn tạo, bảo dưỡng các di tích quốc gia thuộc trách nhiệm quản lý, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các Dự án chống xuống cấp và tôn tạo các di tích quốc gia cùng dự toán kinh phí gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thẩm định theo quy định và làm căn cứ để tổng hợp kế hoạch vốn gửi các Bộ liên quan, trình Chính phủ cân đối trong ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá. Việc xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án phải tuân thủ theo Luật Xây dựng, các qui định về xây dựng cơ bản và Luật Di sản văn hoá.

Mức hỗ trợ cụ thể từ ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá cho từng dự án do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định trên cơ sở kết quả thẩm định nội dung và dự toán kinh phí của từng dự án.

2. Dự án S­­­ưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc Việt Nam:

2.1 Đối tượng, phạm vi: Các di sản văn hoá tiêu biểu của 54 dân tộc Việt Nam trên phạm vi toàn quốc.

2.2 Nội dung chi:

– Chi công tác hệ thống hoá các di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương: điều tra, thống kê, lập bản đồ di sản văn hoá phi vật thể của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chi hỗ trợ điều tra, sưu tầm toàn diện, ghi chép, lưu giữ dưới dạng các ấn phẩm băng, đĩa (cả hình và tiếng), tài liệu viết, in sách, trang phục, đạo cụ…

– Chi nghiên cứu, phục dựng: gồm xây dựng đề cương, bối cảnh, trang phục đạo cụ, kịch bản, đạo diễn, hoá trang, thù lao, nhuận bút, trả công ngư­ời cung cấp thông tin, chuyên gia hoặc nghệ nhân tư­­ vấn và phổ biến một số loại hình sinh hoạt văn hoá- nghệ thuật truyền thống, mua các hiện vật quý hiếm.

– Chi bổ sung hoàn thiện ngân hàng dữ liệu về văn hoá phi vật thể: như­­ chi trả công lao động ngư­­ời nhập số liệu, xây dựng th­­­ư mục để l­­­ưu trữ các giá trị văn hoá phi vật thể đã sư­­­u tầm đ­­­ược, trang thiết bị bảo quản kho ngân hàng dữ liệu, xây dựng 15 cơ sở vệ tinh của ngân hàng dữ liệu văn hoá phi vật thể tại 15 địa phương.

– Chi hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hoá phi vật thể trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh, Đài truyền hình, báo chí) và in sách, các ấn phẩm là băng, đĩa hình,…

– Đối với các nội dung thuộc dự án s­­­ưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc Việt Nam, do địa phương thực hiện được sử dụng từ nguồn ngân sách sự nghiệp văn hoá của địa phương. Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng cho mỗi dự án, tuỳ theo qui mô và nội dung của từng dự án và do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định.

– Đối với các nội dung công việc thuộc dự án s­­­ưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc Việt Nam do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện, mức kinh phí do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định trong phạm vi dự toán ngân sách Trung ương bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá giao hàng năm cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

3. Dự án điều tra, nghiên cứu, bảo tồn một số Làng, Bản, Buôn tiêu biểu và Lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người

3.1 Đối tượng, phạm vi: Các Làng, Bản, Buôn cổ tiêu biểu mang đậm bản sắc của dân tộc ít người:

3.2 Nội dung chi:

– Chi điều tra và lập hồ sơ một số Làng, Bản, Buôn tiêu biểu của dân tộc ít ngư­­­ời hiện còn giữ đư­­­ợc nhiều đặc trư­­ng văn hoá cổ truyền.

– Chi xây dựng và thực hiện dự án bảo tồn các Làng, Bản, Buôn cổ tiêu biểu của dân tộc ít người.

Mức hỗ trợ ngân sách Trung ương từ Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt, trên cơ sở quy mô, yêu cầu công việc và dự toán kinh phí của từng dự án.

– Chi tổ chức Lễ hội truyền thống, đặc sắc của một số dân tộc ít người: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương có Lễ hội truyền thống, tiến hành tổ chức Lễ hội hàng năm. Ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/một lễ hội/năm.

4. Dự án xây dựng xã điển hình triển khai hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá:

4.1 Đối tượng: Là các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn,vùng đồng bào dân tộc, tập trung cho 10 tỉnh thuộc 5 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải Trung Bộ.

4.2 Nội dung chi:

– Chi xây dựng và cung cấp trang thiết bị, giúp đỡ dàn dựng, tập huấn về các chương trình hoạt động cho các nhà văn hoá xã: Hàng năm, căn cứ chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, các chính quyền địa phương đề xuất phương án xây dựng các nhà văn hoá xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngân sách Trung ương hỗ trợ một lần tối đa không quá 100 triệu đồng cho 01 nhà văn hoá xã thuộc đối tượng triển khai của Dự án trong cả giai đoạn 2006 -2010.

– Chi tổ chức tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia về Văn hoá, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cân đối kinh phí cho công tác tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Ngân sách Trung ương hỗ trợ 50 triệu đồng trong 1 năm cho 1 tỉnh thuộc đối tượng triển khai của Dự án.

– Chi tổ chức khen thưởng, biểu dương các làng, bản, ấp văn hoá đạt danh hiệu cấp tỉnh 3 năm liền. Ngân sách Trung ương hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/ một làng thuộc đối tượng triển khai của Dự án.

5. Dự án tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở vùng sâu, vùng xa:

5.1 Đối tượng, phạm vi: Xây dựng thiết chế văn hoá thông tin, các đội thông tin lưu động chuyên nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện. Dự án tập trung vào các tỉnh chưa có Trung tâm văn hoá thông tin, các huyện và xã mới thành lập chưa có nhà văn hoá, các địa phương vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

5.2 Nội dung chi:

Chi xây dựng thiết chế văn hoá thông tin cơ sở ở các làng, thôn, bản, buôn.

Chithực hiện việc trang cấp trang, thiết bị phục vụ cho hoạt động của nhà văn hoá các cấp, làng văn hoá, đội thông tin l­­­ưu động.

Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá: không quá 85 triệu đồng cho nhà văn hoá tỉnh; không quá40 triệu đồng cho nhà văn hoá cấp Huyện; không quá 20 triệu đồng cho nhà văn hoá cấp xã; không quá 15 triệu đồng cho nhà văn hoá thôn, bản, ấp; không quá 50 triệu đồng cho đội thông tin lưu động cấp tỉnh; không quá 30 triệu đồng cho đội thông tin lưu động cấp huyện;

Chi hỗ trợ mua xe ô tô thông tin lưu động tổng hợp chuyên dùng cho các đội thông tin l­­­ưu động của huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mức chi cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định trên cơ sở tiêu chuẩn, thiết bị chuyên dụng của xe thông tin lưu động theo giá đấu thầu hàng năm. Ngân sách Trung ương hỗ trợ không quá 400 triệu đồng/01 xe.

Chi hỗ trợ xây dựng cụm thông tin cổ động tại các vùng giáp ranh, cửa khẩu biên giới Quốc gia: như pa nô, tranh cổ động mang biểu trưng văn hoá Việt Nam và đặc trưng văn hoá của tỉnh có cửa khẩu biên giới…Ngân sách Trung ương chi hỗ trợ không quá 350 triệu đồng cho xây dựng 01 cụm thông tin cổ động tại các cửa khẩu biên giới Quốc gia.

– Chi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hoá thông tin cơ sở.

6. Dự án Làng, Bản, Buôn có hoàn cảnh đặc biệt (sau đây gọi là Làng):

6.1 Đối tượng, phạm vi: Là các làng có hoàn cảnh đặc biệt theo danh mục do Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì phối hợp với Uỷ ban dân tộc công bố.

6.2 Nội dung chi:

– Chi xây dựng tụ điểm văn hoá: Mức kinh phí hỗ trợ cho xây dựng một tụ điểm văn hoá ở mỗi Làng không quá 600 triệu đồng được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Chương tình mục tiêu quốc gia về văn hoá

– Chi hỗ trợ kinh phí cho tổ chức các hoạt động văn hoá thông tin tại các Làng: Mức kinh phí hỗ trợ 15 triệu đồng/Làng/năm.

– Chi tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý tụ điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng: Hàng năm, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý tụ điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định, nhưng không quá 100 triệu đồng/1 năm.

7. Dự án củng cố và phát triển hệ thống thư viện công cộng.

7.1 Đối tượng, phạm vi: Là thư viện công cộng các cấp, tủ sách cơ sở trên phạm vi toàn quốc, trong đó ưu tiên cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

7.2 Nội dung chi:

– Chi hỗ trợ xây dựng thư viện huyện ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn: Hàng năm, căn cứ vào các đối tượng thuộc diện được thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá, các địa phương có trách nhiệm cân đối ngân sách để thực hiện việc củng cố và phát triển hệ thống thư viện công cộng. Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá là 500 triệu đồng/01 thư viện thuộc đối tượng hưởng lợi từ Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá trong cả giai đoạn thực hiện Chương trình.

– Chi hỗ trợ mua trang thiết bị cần thiết, như thiết bị bảo quản, phục chế tài liệu và các thiết bị khác theo qui định cho các kho sách thư viện tỉnh. Mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng cho 01 thư viện, trong cả giai đoạn thực hiện Chương trình.

– Chi hỗ trợ mua sách cho thư viện các cấp, mức hỗ trợ cụ thể hàng năm do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịchxem xét, quyết định, theo nguyên tắc 50% sẽ cấp bằng hiện vật và 50% kinh phí được cân đối về ngân sách địa phương để địa phương chủ động mua sách bổ sung cho thư viện tỉnh, huyện. Đối với phần kinh phí 50% cấp bằng hiện vật, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức tuyển chọn các loại sách phù hợp với mục tiêu của dự án thuộc Chương trình; tổ chức đấu thầu mua sách và cung cấp về thư viện các địa phương thông qua mạng lưới Bưu điện. Thư viện các địa phương có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý tài sản hiện hành.

– Chi đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thư viện.

8. Dự án cấp trang thiết bị và sản phẩm văn hoá thông tin cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tuyến biên giới và hải đảo:

8.1 Đối tượng, phạm vi: Các xã, các đội thông tin lưu động, các trường dân tộc nội trú, các Đồn Biên phòng tuyến biên giới, quần đảo Trường Sa, Hoàng sa, tuyến đảo ven bờ và các trạm dịch vụ khoa học kỹ thuật trên thềm lục địa phía Nam.

8.2 Nội dung chi:

– Chi hỗ trợ mua trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ … cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các Đồn Biên phòng tuyến biên giới và hải đảo. Mức hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định, nhưng không quá 15 triệu đồng/xã cho cả giai đoạn thực hiện Chương trình .

Chi đặt hàng, sản xuất và cung cấp sản phẩm văn hoá thông tin cho các xã đặc biệt khó khăn, các trư­­ờng dân tộc nội trú bao gồm: sách (song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc), băng, đĩa có chương trình, văn hoá phẩm (không bao gồm báo, tạp chí)… theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hàng năm;

– Chi bồi dưỡng, tập huấn, trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác văn hoá thông tin cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số.

9. Dự án nâng cao năng lực phổ biến phim, đào tạo nâng cao trình độ sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và phổ biến phim ở vùng sâu vùng xa:

9.1. Đối tượng, phạm vi: Các đơn vị chiếu bóng ở trung ương và địa phương trên địa bàn cả nước.

9.2 Nội dung chi:

– Chi hỗ trợ mua trang bị máy chiếu phim âm thanh lập thể cho các rạp, cụm rạp ở một số Trung tâm văn hoá các tỉnh, huyện đặc biệt khó khăn: Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Chương trình cho cả giai đoạn là 700 triệu đồng/rạp, số kinh phí còn lại do ngân sách của địa phương bố trí hoặc nguồn của đơn vị được cấp máy chi trả theo qui định hiện hành. Danh sách các tỉnh, huyện đặc biệt khó khăn được quy định tại Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

– Chi hỗ trợ mua trang thiết bị cho các đội chiếu bóng lưu động, như xe ô tô chiếu bóng lưu động, máy chiếu lưu động 35mm, video 100 Inch. Mức hỗ trợ cụ thể từ ngân sách Trung ương của Chương trình văn hoá do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định trên cơ sở giá đấu thầu của thiết bị chuyên dụng, nhưng không quá 350 triệu đồng/01 xe chiếu bóng lưu động; 100 triệu đồng cho 01 máy chiếu lưu động 35mm, và 60 triệu đồng cho 01 máy video 100 Inch.

– Chi gửi cán bộ chuyên môn trong sản xuất và lư­­­u trữ phim đi đào tạo ngắn hạn ở nư­­­ớc ngoài: Mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước hoặc do hợp đồng thoả thuận được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

II. Một số mức chi của các dự án thuộc Ch­­­ương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá:

1. Đối với việc lập, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phải tuân thủ theo các quy định hiện hành về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

2. Chi tổ chức biên soạn và dịch tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của từng Dự án, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn quản lý và thực hiện Chương trình. Mức chi theo quy định tại Thông tư số 100/2006/TT-BTC ngày 23/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

3. Chi đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ: Mức chi theo qui định hiện hành của Nhà nư­­ớc về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước quy định tại Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.

4. Chi đào tạo, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm ở nư­­­ớc ngoài do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định trên cơ sở đề xuất của Chủ nhiệm Chương trình. Mức chi theo qui định tại Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.

5. Chi mua sắm các trang thiết bị cung cấp cho các đối t­­­ượng thuộc phạm vi điều chỉnh của các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 – 2010, sau khi đ­­­ược cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo kết quả đấu thầu quy định tại Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/06/2007 và Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước.

6. Chi điều tra, sư­­­u tầm theo các nội dung chuyên môn của từng dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nội dung và mức chi cụ thể áp dụngThông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hư­­­ớng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Nhà n­­­ước;

7. Chi vốn đối ứng trong nư­­­ớc, đối với các dự án vay vốn ODA, viện trợ nước ngoài (nếu có) đã đ­­­ược quy định trong Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các n­­­ước hoặc tổ chức quốc tế.

8. Đối với các nội dung chi khác liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá chưa có quy định cụ thể về mức chi thì Thủ trưởng đơn vị được vận dụng các mức chi cho các công việc tương đương đã được quy định tại các văn bản của Nhà nước hoặc tự quyết định theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp kết quả thực hiện. Cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, (đối với đơn vị trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), báo cáo các Bộ, ngành trung ương (đối với các đơn vị trực thuộc trung ương), các Bộ, ngành trung ương và UBND tỉnh, thành phố tổng hợp tình hình báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính để xem xét bổ sung các mức chi cho phù hợp với yêu cầu công việc thực tế .

III. Công tác kế hoạch và quản lý tài chính:

Việc quản lý, lập dự toán, cấp phát, quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá từ năm 2006 đến năm 2010, được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách các văn bản hướng dẫn hiện hành.

1. Về lập dự toán kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá:

– Ở Trung ương: Hàng năm căn cứ mục tiêu và nội dung các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá; căn cứ dự toán ngân sách hàng năm dành cho phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng dự toán ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp cân đối kinh phí trình Chính phủ, trình Quốc hộiphê duyệt.

– Ở địa phương: Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá của địa phương đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự toán ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá tại địa phương, chi tiết cho từng mục tiêu của các dự án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố để gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, thẩm tra tổng hợp gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Nguyên tắc phân bổ dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá cho các địa phương:

Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách nhà nước hàng năm đối với Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì đề xuất phương án phân bổ kinh phí cho các mục tiêu, dự án theo các tiêu chí sau:

Bố trí vốn cho các mục tiêu, dự án đã được phê duyệt của Chương trình mục tiêu quốc gia vể Văn hoá thực hiện giai đoạn 2006 – 2010, đồng thời khi thực hiện phải lồng ghép các mục tiêu của các đề án khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

– Tập trung bố trí vốn cho các dự án có đầy đủ về thủ tục quản lý theo qui định.

– Ưu tiên đầu tư cho các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền núi phía Bắc, huyện điểm văn hoá, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang và vùng đặc biệt khó khăn.

– Tăng cường phân cấp quản lý và lập dự toán kinh phí đối với các mục tiêu dự án của Chương trình cho địa phương thực hiện. Trừ một số mục tiêu do các địa phương chưa có điều kiện thực hiện, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đảm nhận, nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu tiến độ của Chương trình đã được phê duyệt.

Ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, các địa phương có trách nhiệm huy động nguồn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá tại địa phương.

3.Phân bổ và giao dự toán:

– Căn cứ vào tổng mức kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thông báo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, xây dựng phương án phân bổ kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá cho từng mục tiêu, dự án và chi tiết cho các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương, trình Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt .

– Đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương: Căn cứ vào dự toán ngân sách của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan phân bổ dự toán cho các đơn vị thực hiện theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của từng dự án và gửi kết quả phân bổ và giao dự toán về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo qui định.

– Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hàng năm, căn cứ vào dự toán ngân sách Trung ương giao Chương trình mục

tiêu quốc gia Về văn hoá, căn cứ vào khả năng bố trí, cân đối của ngân sách địa phương cho Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá, căn cứhướng dẫn phân bổ của từng mục tiêu, dự án của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, xây dựng tiêu chí, phương án phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện theo quy định.

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp kết quả phân bổ, giao dự toán cho Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài chính theo quy định.

– Đối với một số trường hợp Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định hỗ trợ các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá thông qua việc mua sắm tập trung ở trung ương và chuyển cấp bằng hiện vật về các địa phương (từ nguồn ngân sách Trung ương của Chương trình giao cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm ra Quyết định chuyển giao hiện vật, tài sản và thông báo đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết về số lượng, đơn giá từng loại hiện vật, tài sản và giá trị mỗi lần cấp, để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân phối, theo dõi và quản lý. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị được thụ hưởng ghi tăng giá trị hiện vật, tài sản được cấp vào sổ sách kế toán, quản lý và sử dụng các hiện vật, tài sản được cấp đúng mục đích, có hiệu quả.

Hàng năm, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp, quyết toán kinh phí cấp bằng hiện vật cho các địa phương cùng với quyết toán ngân sách chi Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện vào quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ, kèm theo báo cáo tổng hợp số lượng từng loại hiện vật đã cấp trong năm cho từng địa phương, gửi Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát quản lýtài sản được cấp bằng hiện vật theo chế độ quản lý tài sản hiện hành. Các địa phương không phải quyết toán giá trị hiện vật được cấp vào ngân sách địa phương.

4. Công tác hạch toán, quyết toán:

– Đối với các dự án được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư: Việc thanh toán và quyết toán vốn (bao gồm quyết toán theo niên độ và quyết toán công trình hoàn thành) được thực hiện theo quy định hiện hành.

– Đối với các dự án thực hiện bằng nguồn vốn chi thường xuyên:

+ Các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá có trách nhiệm hạch toán và quyết toán kinh phí thực hiện các dự án theo Chương, Loại, Khoản tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước; mã số của Chương trìnhmục tiêu quốc gia về văn hoá và quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hiện hành.

+ Đối với một số nội dung hoạt động của các dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá do các cơ quan, tổ chức thực hiện thông qua hình thức ký hợp đồng với cơ quan chủ trì dự án thì chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu giữ lại tại cơ quan chủ trì dự án, gồm: Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ (kèm theo dự toán chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, quyết toán kinh phí sử dụng, biên bản thanh lý hợp đồng, uỷ nhiệm chi hoặc phiếu chi, các chứng từ chi tiêu cụ thể và các tài liệu có liên quan khác.

IV. Quy định về báo cáo và kiểm tra, kiểm toán :

1. Kiểm tra, giám sát và kiểm toán:

– Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về tình hình triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung và sử dụng kinh phí của Chương trìnhmục tiêu quốc gia về Văn hoá tại các dự án thuộc các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện.

– Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư kiểm tra định kỳ, đột xuất, giám sát đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của các dự án, bảo đảm việc quản lý sử dụng kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá đúng mục đích, tiết kiệm có hiệu quả.

– Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc và các cơ quan đoàn thể các cấp, cộng đồng tham gia và phối hợp giám sát thực hiện Chương trìnhmục tiêu quốc gia về Văn hoá.

– Thực hiện kiểm toán đối với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đã được bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.

2. Chế độ báo cáo định kỳ:

– Các Bộ, ngành ở Trung ương sử dụng ngân sách của Chương trìnhmục tiêu quốc gia về Văn hoá có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung và kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoáhàng năm gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổng hợp gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu, nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá của địa phương hàng năm gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổng hợp gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nội dung và hiệu quả sử dụng kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá báo cáo Chính phủ.

Nội dung, mẫu biểu, báo cáo định kỳ thực hiện theo các quy định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế“Quản lý, điều hành các Chương trình mục tiêu Quốc gia” và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

C. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư­­­ này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 102/2003/TTLT/BTC-BVHTT ngày 30/10/2003 của Liên Bộ Tài chính – Văn hoá Thông tin hướng dẫn nội dung, mức chi và quản lý kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá đến năm 2005.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các v­­­ướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết ./.

KT. BỘ TRƯ­­­ỞNG

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

THỨ TRƯỞNG

Trần Chiến Thắng

KT. BỘ TR­­ƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 25/2008/TTLT-BTC-BVHTTDL của Bộ Tài chính và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn mức chi và quản lý kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Văn hóa giai đoạn 2006 đến 2010
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 25/2008/TTLT-BTC-BVHTTDL Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Trần Chiến Thắng; Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 25/03/2008 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí , Chính sách , Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ­­­ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH – BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

SỐ 25/2008/TTLT-BTC-BVHTTDL NGÀY 25 THÁNG 03 NĂM 2008

HƯ­ỚNG DẪN NỘI DUNG, MỨC CHI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VĂN HOÁ

GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN 2010

Căn cứ Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ “Về quản lý, điều hành các Ch­­ư­ơng trình mục tiêu Quốc gia” và Thông tư­­­ Liên tịch số 01/2003/TTLT/BKH-BTC ngày 06/01/2003 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư­­­ và Bộ Tài chính h­­­ướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ/TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chư­­­ơng trình mục tiêu Quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 – 2010”.

Liên Bộ Tài chính và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hư­­­ớng dẫn nội dung, mức chi và quản lý kinh phí thực hiện Chư­­­­ơng trình mục tiêu Quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 đến 2010 như­­­ sau :

A. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 – 2010. Nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá đến năm 2010 đ­­­ược thực hiện theo Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

2.Tổng mức vốn đầu tư của Chương trình: 4.542 tỷ đồng

3. Nguồn kinh phí thực hiện Ch­­­ương trình:

– Ngân sách Trung ương: 2.496 tỷ đồng; bao gồm:

+ Vốn đầu tư phát triển: 1.531 tỷ đồng.

+ Ngân sách sự nghiệp:965 tỷ đồng.

– Ngân sách địa phương: 1.098 tỷ đồng.

– Vốn huy động khác:948 tỷ đồng.

Kinh phí thưc hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 – 2010 được cân đối trong dự toán chi lĩnh vực văn hoá theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Các Bộ, ngành, địa phương phải chủ động bố trí nguồn lực đối ứng để thực hiện dự án theo nội dung công việc và quy mô của dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Việc lập, phân bổ dự toán; quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá được thực hiện theo quy định củaLuật ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầuvà các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hiện hành, các quy định về hướng dẫn quản lý vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định tại Thông tư này, cụ thể như sau:

B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Đối tượng, phạm vi và nội dung chi của các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá:

Căn cứ Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chư­­­ơng trình mục tiêu Quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 – 2010”, Chương trình bao gồm 9 dự án thành phần. Đối tượng, phạm vi, nội dung chi và nguyên tắc hỗ trợ kinh phí đối với từng dự án được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Dự án Chống xuống cấp và tôn tạo các di tích:

1.1 Đối tượng, phạm vi: Các di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt quan trọng trên phạm vi toàn quốc. Trong đó ưu tiên đầu tư cho các di tích đang đầu tư dở dang, di tích Cách mạng, di tích Kháng chiến, các di tích có nguy cơ bị huỷ hoại, mất di tích, các ditích có ý nghĩa lịch sử, phát huy được tiềm năng văn hoá, du lịch.

1.2 Nội dung chi

– Chi đầu tư tôn tạo tổng thể di tích theo dự án.

– Chi chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết di tích (tu bổ đối với một số hạng mục của di tích).

– Chi bảo quản, duy tu thường xuyên bằng hoá chất để phòng chống tiêu âm, mối, mọt.

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch đầu tư, tôn tạo, bảo dưỡng các di tích quốc gia thuộc trách nhiệm quản lý, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các Dự án chống xuống cấp và tôn tạo các di tích quốc gia cùng dự toán kinh phí gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thẩm định theo quy định và làm căn cứ để tổng hợp kế hoạch vốn gửi các Bộ liên quan, trình Chính phủ cân đối trong ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá. Việc xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án phải tuân thủ theo Luật Xây dựng, các qui định về xây dựng cơ bản và Luật Di sản văn hoá.

Mức hỗ trợ cụ thể từ ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá cho từng dự án do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định trên cơ sở kết quả thẩm định nội dung và dự toán kinh phí của từng dự án.

2. Dự án S­­­ưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc Việt Nam:

2.1 Đối tượng, phạm vi: Các di sản văn hoá tiêu biểu của 54 dân tộc Việt Nam trên phạm vi toàn quốc.

2.2 Nội dung chi:

– Chi công tác hệ thống hoá các di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương: điều tra, thống kê, lập bản đồ di sản văn hoá phi vật thể của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chi hỗ trợ điều tra, sưu tầm toàn diện, ghi chép, lưu giữ dưới dạng các ấn phẩm băng, đĩa (cả hình và tiếng), tài liệu viết, in sách, trang phục, đạo cụ…

– Chi nghiên cứu, phục dựng: gồm xây dựng đề cương, bối cảnh, trang phục đạo cụ, kịch bản, đạo diễn, hoá trang, thù lao, nhuận bút, trả công ngư­ời cung cấp thông tin, chuyên gia hoặc nghệ nhân tư­­ vấn và phổ biến một số loại hình sinh hoạt văn hoá- nghệ thuật truyền thống, mua các hiện vật quý hiếm.

– Chi bổ sung hoàn thiện ngân hàng dữ liệu về văn hoá phi vật thể: như­­ chi trả công lao động ngư­­ời nhập số liệu, xây dựng th­­­ư mục để l­­­ưu trữ các giá trị văn hoá phi vật thể đã sư­­­u tầm đ­­­ược, trang thiết bị bảo quản kho ngân hàng dữ liệu, xây dựng 15 cơ sở vệ tinh của ngân hàng dữ liệu văn hoá phi vật thể tại 15 địa phương.

– Chi hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hoá phi vật thể trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh, Đài truyền hình, báo chí) và in sách, các ấn phẩm là băng, đĩa hình,…

– Đối với các nội dung thuộc dự án s­­­ưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc Việt Nam, do địa phương thực hiện được sử dụng từ nguồn ngân sách sự nghiệp văn hoá của địa phương. Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng cho mỗi dự án, tuỳ theo qui mô và nội dung của từng dự án và do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định.

– Đối với các nội dung công việc thuộc dự án s­­­ưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc Việt Nam do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện, mức kinh phí do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định trong phạm vi dự toán ngân sách Trung ương bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá giao hàng năm cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

3. Dự án điều tra, nghiên cứu, bảo tồn một số Làng, Bản, Buôn tiêu biểu và Lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người

3.1 Đối tượng, phạm vi: Các Làng, Bản, Buôn cổ tiêu biểu mang đậm bản sắc của dân tộc ít người:

3.2 Nội dung chi:

– Chi điều tra và lập hồ sơ một số Làng, Bản, Buôn tiêu biểu của dân tộc ít ngư­­­ời hiện còn giữ đư­­­ợc nhiều đặc trư­­ng văn hoá cổ truyền.

– Chi xây dựng và thực hiện dự án bảo tồn các Làng, Bản, Buôn cổ tiêu biểu của dân tộc ít người.

Mức hỗ trợ ngân sách Trung ương từ Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt, trên cơ sở quy mô, yêu cầu công việc và dự toán kinh phí của từng dự án.

– Chi tổ chức Lễ hội truyền thống, đặc sắc của một số dân tộc ít người: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương có Lễ hội truyền thống, tiến hành tổ chức Lễ hội hàng năm. Ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/một lễ hội/năm.

4. Dự án xây dựng xã điển hình triển khai hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá:

4.1 Đối tượng: Là các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn,vùng đồng bào dân tộc, tập trung cho 10 tỉnh thuộc 5 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải Trung Bộ.

4.2 Nội dung chi:

– Chi xây dựng và cung cấp trang thiết bị, giúp đỡ dàn dựng, tập huấn về các chương trình hoạt động cho các nhà văn hoá xã: Hàng năm, căn cứ chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, các chính quyền địa phương đề xuất phương án xây dựng các nhà văn hoá xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngân sách Trung ương hỗ trợ một lần tối đa không quá 100 triệu đồng cho 01 nhà văn hoá xã thuộc đối tượng triển khai của Dự án trong cả giai đoạn 2006 -2010.

– Chi tổ chức tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia về Văn hoá, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cân đối kinh phí cho công tác tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Ngân sách Trung ương hỗ trợ 50 triệu đồng trong 1 năm cho 1 tỉnh thuộc đối tượng triển khai của Dự án.

– Chi tổ chức khen thưởng, biểu dương các làng, bản, ấp văn hoá đạt danh hiệu cấp tỉnh 3 năm liền. Ngân sách Trung ương hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/ một làng thuộc đối tượng triển khai của Dự án.

5. Dự án tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở vùng sâu, vùng xa:

5.1 Đối tượng, phạm vi: Xây dựng thiết chế văn hoá thông tin, các đội thông tin lưu động chuyên nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện. Dự án tập trung vào các tỉnh chưa có Trung tâm văn hoá thông tin, các huyện và xã mới thành lập chưa có nhà văn hoá, các địa phương vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

5.2 Nội dung chi:

Chi xây dựng thiết chế văn hoá thông tin cơ sở ở các làng, thôn, bản, buôn.

Chithực hiện việc trang cấp trang, thiết bị phục vụ cho hoạt động của nhà văn hoá các cấp, làng văn hoá, đội thông tin l­­­ưu động.

Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá: không quá 85 triệu đồng cho nhà văn hoá tỉnh; không quá40 triệu đồng cho nhà văn hoá cấp Huyện; không quá 20 triệu đồng cho nhà văn hoá cấp xã; không quá 15 triệu đồng cho nhà văn hoá thôn, bản, ấp; không quá 50 triệu đồng cho đội thông tin lưu động cấp tỉnh; không quá 30 triệu đồng cho đội thông tin lưu động cấp huyện;

Chi hỗ trợ mua xe ô tô thông tin lưu động tổng hợp chuyên dùng cho các đội thông tin l­­­ưu động của huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mức chi cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định trên cơ sở tiêu chuẩn, thiết bị chuyên dụng của xe thông tin lưu động theo giá đấu thầu hàng năm. Ngân sách Trung ương hỗ trợ không quá 400 triệu đồng/01 xe.

Chi hỗ trợ xây dựng cụm thông tin cổ động tại các vùng giáp ranh, cửa khẩu biên giới Quốc gia: như pa nô, tranh cổ động mang biểu trưng văn hoá Việt Nam và đặc trưng văn hoá của tỉnh có cửa khẩu biên giới…Ngân sách Trung ương chi hỗ trợ không quá 350 triệu đồng cho xây dựng 01 cụm thông tin cổ động tại các cửa khẩu biên giới Quốc gia.

– Chi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hoá thông tin cơ sở.

6. Dự án Làng, Bản, Buôn có hoàn cảnh đặc biệt (sau đây gọi là Làng):

6.1 Đối tượng, phạm vi: Là các làng có hoàn cảnh đặc biệt theo danh mục do Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì phối hợp với Uỷ ban dân tộc công bố.

6.2 Nội dung chi:

– Chi xây dựng tụ điểm văn hoá: Mức kinh phí hỗ trợ cho xây dựng một tụ điểm văn hoá ở mỗi Làng không quá 600 triệu đồng được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Chương tình mục tiêu quốc gia về văn hoá

– Chi hỗ trợ kinh phí cho tổ chức các hoạt động văn hoá thông tin tại các Làng: Mức kinh phí hỗ trợ 15 triệu đồng/Làng/năm.

– Chi tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý tụ điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng: Hàng năm, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý tụ điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định, nhưng không quá 100 triệu đồng/1 năm.

7. Dự án củng cố và phát triển hệ thống thư viện công cộng.

7.1 Đối tượng, phạm vi: Là thư viện công cộng các cấp, tủ sách cơ sở trên phạm vi toàn quốc, trong đó ưu tiên cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

7.2 Nội dung chi:

– Chi hỗ trợ xây dựng thư viện huyện ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn: Hàng năm, căn cứ vào các đối tượng thuộc diện được thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá, các địa phương có trách nhiệm cân đối ngân sách để thực hiện việc củng cố và phát triển hệ thống thư viện công cộng. Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá là 500 triệu đồng/01 thư viện thuộc đối tượng hưởng lợi từ Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá trong cả giai đoạn thực hiện Chương trình.

– Chi hỗ trợ mua trang thiết bị cần thiết, như thiết bị bảo quản, phục chế tài liệu và các thiết bị khác theo qui định cho các kho sách thư viện tỉnh. Mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng cho 01 thư viện, trong cả giai đoạn thực hiện Chương trình.

– Chi hỗ trợ mua sách cho thư viện các cấp, mức hỗ trợ cụ thể hàng năm do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịchxem xét, quyết định, theo nguyên tắc 50% sẽ cấp bằng hiện vật và 50% kinh phí được cân đối về ngân sách địa phương để địa phương chủ động mua sách bổ sung cho thư viện tỉnh, huyện. Đối với phần kinh phí 50% cấp bằng hiện vật, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức tuyển chọn các loại sách phù hợp với mục tiêu của dự án thuộc Chương trình; tổ chức đấu thầu mua sách và cung cấp về thư viện các địa phương thông qua mạng lưới Bưu điện. Thư viện các địa phương có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý tài sản hiện hành.

– Chi đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thư viện.

8. Dự án cấp trang thiết bị và sản phẩm văn hoá thông tin cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tuyến biên giới và hải đảo:

8.1 Đối tượng, phạm vi: Các xã, các đội thông tin lưu động, các trường dân tộc nội trú, các Đồn Biên phòng tuyến biên giới, quần đảo Trường Sa, Hoàng sa, tuyến đảo ven bờ và các trạm dịch vụ khoa học kỹ thuật trên thềm lục địa phía Nam.

8.2 Nội dung chi:

– Chi hỗ trợ mua trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ … cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các Đồn Biên phòng tuyến biên giới và hải đảo. Mức hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định, nhưng không quá 15 triệu đồng/xã cho cả giai đoạn thực hiện Chương trình .

Chi đặt hàng, sản xuất và cung cấp sản phẩm văn hoá thông tin cho các xã đặc biệt khó khăn, các trư­­ờng dân tộc nội trú bao gồm: sách (song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc), băng, đĩa có chương trình, văn hoá phẩm (không bao gồm báo, tạp chí)… theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hàng năm;

– Chi bồi dưỡng, tập huấn, trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác văn hoá thông tin cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số.

9. Dự án nâng cao năng lực phổ biến phim, đào tạo nâng cao trình độ sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và phổ biến phim ở vùng sâu vùng xa:

9.1. Đối tượng, phạm vi: Các đơn vị chiếu bóng ở trung ương và địa phương trên địa bàn cả nước.

9.2 Nội dung chi:

– Chi hỗ trợ mua trang bị máy chiếu phim âm thanh lập thể cho các rạp, cụm rạp ở một số Trung tâm văn hoá các tỉnh, huyện đặc biệt khó khăn: Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Chương trình cho cả giai đoạn là 700 triệu đồng/rạp, số kinh phí còn lại do ngân sách của địa phương bố trí hoặc nguồn của đơn vị được cấp máy chi trả theo qui định hiện hành. Danh sách các tỉnh, huyện đặc biệt khó khăn được quy định tại Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

– Chi hỗ trợ mua trang thiết bị cho các đội chiếu bóng lưu động, như xe ô tô chiếu bóng lưu động, máy chiếu lưu động 35mm, video 100 Inch. Mức hỗ trợ cụ thể từ ngân sách Trung ương của Chương trình văn hoá do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định trên cơ sở giá đấu thầu của thiết bị chuyên dụng, nhưng không quá 350 triệu đồng/01 xe chiếu bóng lưu động; 100 triệu đồng cho 01 máy chiếu lưu động 35mm, và 60 triệu đồng cho 01 máy video 100 Inch.

– Chi gửi cán bộ chuyên môn trong sản xuất và lư­­­u trữ phim đi đào tạo ngắn hạn ở nư­­­ớc ngoài: Mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước hoặc do hợp đồng thoả thuận được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

II. Một số mức chi của các dự án thuộc Ch­­­ương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá:

1. Đối với việc lập, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phải tuân thủ theo các quy định hiện hành về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

2. Chi tổ chức biên soạn và dịch tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của từng Dự án, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn quản lý và thực hiện Chương trình. Mức chi theo quy định tại Thông tư số 100/2006/TT-BTC ngày 23/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

3. Chi đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ: Mức chi theo qui định hiện hành của Nhà nư­­ớc về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước quy định tại Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.

4. Chi đào tạo, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm ở nư­­­ớc ngoài do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định trên cơ sở đề xuất của Chủ nhiệm Chương trình. Mức chi theo qui định tại Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.

5. Chi mua sắm các trang thiết bị cung cấp cho các đối t­­­ượng thuộc phạm vi điều chỉnh của các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 – 2010, sau khi đ­­­ược cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo kết quả đấu thầu quy định tại Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/06/2007 và Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước.

6. Chi điều tra, sư­­­u tầm theo các nội dung chuyên môn của từng dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nội dung và mức chi cụ thể áp dụngThông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hư­­­ớng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Nhà n­­­ước;

7. Chi vốn đối ứng trong nư­­­ớc, đối với các dự án vay vốn ODA, viện trợ nước ngoài (nếu có) đã đ­­­ược quy định trong Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các n­­­ước hoặc tổ chức quốc tế.

8. Đối với các nội dung chi khác liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá chưa có quy định cụ thể về mức chi thì Thủ trưởng đơn vị được vận dụng các mức chi cho các công việc tương đương đã được quy định tại các văn bản của Nhà nước hoặc tự quyết định theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp kết quả thực hiện. Cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, (đối với đơn vị trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), báo cáo các Bộ, ngành trung ương (đối với các đơn vị trực thuộc trung ương), các Bộ, ngành trung ương và UBND tỉnh, thành phố tổng hợp tình hình báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính để xem xét bổ sung các mức chi cho phù hợp với yêu cầu công việc thực tế .

III. Công tác kế hoạch và quản lý tài chính:

Việc quản lý, lập dự toán, cấp phát, quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá từ năm 2006 đến năm 2010, được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách các văn bản hướng dẫn hiện hành.

1. Về lập dự toán kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá:

– Ở Trung ương: Hàng năm căn cứ mục tiêu và nội dung các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá; căn cứ dự toán ngân sách hàng năm dành cho phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng dự toán ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp cân đối kinh phí trình Chính phủ, trình Quốc hộiphê duyệt.

– Ở địa phương: Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá của địa phương đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự toán ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá tại địa phương, chi tiết cho từng mục tiêu của các dự án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố để gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, thẩm tra tổng hợp gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Nguyên tắc phân bổ dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá cho các địa phương:

Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách nhà nước hàng năm đối với Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì đề xuất phương án phân bổ kinh phí cho các mục tiêu, dự án theo các tiêu chí sau:

Bố trí vốn cho các mục tiêu, dự án đã được phê duyệt của Chương trình mục tiêu quốc gia vể Văn hoá thực hiện giai đoạn 2006 – 2010, đồng thời khi thực hiện phải lồng ghép các mục tiêu của các đề án khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

– Tập trung bố trí vốn cho các dự án có đầy đủ về thủ tục quản lý theo qui định.

– Ưu tiên đầu tư cho các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền núi phía Bắc, huyện điểm văn hoá, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang và vùng đặc biệt khó khăn.

– Tăng cường phân cấp quản lý và lập dự toán kinh phí đối với các mục tiêu dự án của Chương trình cho địa phương thực hiện. Trừ một số mục tiêu do các địa phương chưa có điều kiện thực hiện, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đảm nhận, nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu tiến độ của Chương trình đã được phê duyệt.

Ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, các địa phương có trách nhiệm huy động nguồn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá tại địa phương.

3.Phân bổ và giao dự toán:

– Căn cứ vào tổng mức kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thông báo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, xây dựng phương án phân bổ kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá cho từng mục tiêu, dự án và chi tiết cho các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương, trình Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt .

– Đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương: Căn cứ vào dự toán ngân sách của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan phân bổ dự toán cho các đơn vị thực hiện theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của từng dự án và gửi kết quả phân bổ và giao dự toán về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo qui định.

– Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hàng năm, căn cứ vào dự toán ngân sách Trung ương giao Chương trình mục

tiêu quốc gia Về văn hoá, căn cứ vào khả năng bố trí, cân đối của ngân sách địa phương cho Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá, căn cứhướng dẫn phân bổ của từng mục tiêu, dự án của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, xây dựng tiêu chí, phương án phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện theo quy định.

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp kết quả phân bổ, giao dự toán cho Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài chính theo quy định.

– Đối với một số trường hợp Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định hỗ trợ các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá thông qua việc mua sắm tập trung ở trung ương và chuyển cấp bằng hiện vật về các địa phương (từ nguồn ngân sách Trung ương của Chương trình giao cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm ra Quyết định chuyển giao hiện vật, tài sản và thông báo đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết về số lượng, đơn giá từng loại hiện vật, tài sản và giá trị mỗi lần cấp, để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân phối, theo dõi và quản lý. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị được thụ hưởng ghi tăng giá trị hiện vật, tài sản được cấp vào sổ sách kế toán, quản lý và sử dụng các hiện vật, tài sản được cấp đúng mục đích, có hiệu quả.

Hàng năm, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp, quyết toán kinh phí cấp bằng hiện vật cho các địa phương cùng với quyết toán ngân sách chi Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện vào quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ, kèm theo báo cáo tổng hợp số lượng từng loại hiện vật đã cấp trong năm cho từng địa phương, gửi Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát quản lýtài sản được cấp bằng hiện vật theo chế độ quản lý tài sản hiện hành. Các địa phương không phải quyết toán giá trị hiện vật được cấp vào ngân sách địa phương.

4. Công tác hạch toán, quyết toán:

– Đối với các dự án được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư: Việc thanh toán và quyết toán vốn (bao gồm quyết toán theo niên độ và quyết toán công trình hoàn thành) được thực hiện theo quy định hiện hành.

– Đối với các dự án thực hiện bằng nguồn vốn chi thường xuyên:

+ Các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá có trách nhiệm hạch toán và quyết toán kinh phí thực hiện các dự án theo Chương, Loại, Khoản tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước; mã số của Chương trìnhmục tiêu quốc gia về văn hoá và quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hiện hành.

+ Đối với một số nội dung hoạt động của các dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá do các cơ quan, tổ chức thực hiện thông qua hình thức ký hợp đồng với cơ quan chủ trì dự án thì chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu giữ lại tại cơ quan chủ trì dự án, gồm: Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ (kèm theo dự toán chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, quyết toán kinh phí sử dụng, biên bản thanh lý hợp đồng, uỷ nhiệm chi hoặc phiếu chi, các chứng từ chi tiêu cụ thể và các tài liệu có liên quan khác.

IV. Quy định về báo cáo và kiểm tra, kiểm toán :

1. Kiểm tra, giám sát và kiểm toán:

– Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về tình hình triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung và sử dụng kinh phí của Chương trìnhmục tiêu quốc gia về Văn hoá tại các dự án thuộc các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện.

– Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư kiểm tra định kỳ, đột xuất, giám sát đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của các dự án, bảo đảm việc quản lý sử dụng kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá đúng mục đích, tiết kiệm có hiệu quả.

– Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc và các cơ quan đoàn thể các cấp, cộng đồng tham gia và phối hợp giám sát thực hiện Chương trìnhmục tiêu quốc gia về Văn hoá.

– Thực hiện kiểm toán đối với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đã được bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.

2. Chế độ báo cáo định kỳ:

– Các Bộ, ngành ở Trung ương sử dụng ngân sách của Chương trìnhmục tiêu quốc gia về Văn hoá có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung và kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoáhàng năm gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổng hợp gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu, nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá của địa phương hàng năm gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổng hợp gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nội dung và hiệu quả sử dụng kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá báo cáo Chính phủ.

Nội dung, mẫu biểu, báo cáo định kỳ thực hiện theo các quy định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế“Quản lý, điều hành các Chương trình mục tiêu Quốc gia” và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

C. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư­­­ này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 102/2003/TTLT/BTC-BVHTT ngày 30/10/2003 của Liên Bộ Tài chính – Văn hoá Thông tin hướng dẫn nội dung, mức chi và quản lý kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá đến năm 2005.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các v­­­ướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết ./.

KT. BỘ TRƯ­­­ỞNG

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

THỨ TRƯỞNG

Trần Chiến Thắng

KT. BỘ TR­­ƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 25/2008/TTLT-BTC-BVHTTDL của Bộ Tài chính và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn mức chi và quản lý kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Văn hóa giai đoạn 2006 đến 2010”