Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 150/LB-TT của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 794/TTg ngày 5/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế

THÔNG TƯ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 794/TTG NGÀY 5 THÁNG 2 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ

Thi hành Quyết định số 794/TTg ngày 5-2-1995 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành Y tế.

Ban Tổ chức – cán bộ Chính phủ – Bộ Tài chính – Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC PHỤ CẤP:

1. Phụ cấp phẫu thuât:

Áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn Y tế trực tiếp làm công tác phẫu thuật.

Mức phụ cấp:

Đối tượng

Mức (đồng/ca mổ)

Ca mổ loại I

Ca mổ loại II

Ca mổ loại III

– Người mổ chính

15.000 đ

10.000 đ

7.500 đ

– Người phụ mổ

10.000 đ

7.500 đ

5.000 đ

– Người giúp việc ca mổ

7.500 đ

5.000 đ

2.500 đ

– Các chức danh gây mê và châm tê chính được hưởng phụ cấp như người mổ chính, các chức danh gây mê và châm tê phụ được hưởng phụ cấp như người phụ mổ.

– Việc phân loại danh mục phẫu thuật tạm thời thực hiện theo Thông tư 21/BYT-TT ngày 28-7-1981 của Bộ Y tế. Thời gian cho ca mổ loại I là 3 giờ, loại II là 2 giờ, loại III là 1 giờ; Đối với ca mổ khó khăn phức tạp phải xử lý kỹ thuật chuyên môn rất căng thẳng thì mỗi giờ kéo dài được tính bằng ca mổ loại I.

2. Phụ cấp thường trực:

Áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn y tế phải trực ngoài giờ tiêu chuẩn 24/24 giờ (sau khi hoàn thành giờ tiêu chuẩn 1 ngà làm việc, phải trực 16 giờ tiếp theo ngoài giờ tiêu chuẩn).

2.1. Các mức phụ cấp:

2.1.1. Mức phụ cấp 7.000 đồng cho ca trực được áp dụng đối với:

– Công chức, viên chức ngành y tế làm ở các bệnh viện, viện có giường bệnh hạng 1, các bệnh viện lao, phong, tâm thần.

– Công chức, viên chức ngành y tế làm ở các khoa: ngoại, sản, nhi, lây nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, hồi sức cấp cứu, (kể cả bộ phận hồi sức cấp cứu ở các khoa khác) tại bệnh viện, viện có giường còn lại và trung tâm y tế quận, huyện.

– Công chức, viên chức ngành y tế làm ở nhà hộ sinh thuộc khu vực Nhà nước quản lý.

– Công chức, viên chức ngành y tế phải trực chống dịch tại các cơ sở y tế thuộc Nhà nước quản lý trong thời gian có dịch.

2.1.2. Mức phụ cấp 5.000 đồng cho ca trực được áp dụng đối với công chức, viên chức ngành y tế làm ở các đơn vị ngoài quy định nêu ở điểm 2.1.1 trên của các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, quận, viện có giường bệnh, viện điều dưỡng được Nhà nước giao chỉ tiêu, các phòng khám đa khoa khu vực.

2.1.3. Mức phụ cấp 3.000 đồng được áp dụng cho đối tượng chuyên môn y tế làm ở các trạm y tế cơ sở.

2.2. Công chức, viên chức ngành y tế sau buổi trực được bố trí nghỉ bù một ngày và được hưởng tiền lương như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 61 của Bộ Luật Lao động.

3. Phụ cấp chống dịch:

Áp dụng đối với công chức, viên chức ngành y tế trực tiếp tham gia dập tắt ổ dịch (bao gồm trực tiếp và phục vụ phát hiện dịch, chữa bệnh, làm vệ sinh môi trường, thực phẩm, bao vây dịch và tổ chức thực hiện các biện pháp dập tắt ổ dịch).

– Mức phụ cấp 12.000 đồng được áp dụng cho một ngày làm việc (8 giờ) thực tế tham gia dập tắt ổ dịch.

II. NGUỒN KINH PHÍ VÀ HÌNH THỨC CHI TRẢ PHỤ CẤP:

1. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp nêu trên thực hiện theo phân cấp quản lý Ngân sách hiện hành.

2. Hình thức chi trả:

– Đối với phụ cấp ca mổ, thường trực trả theo kỳ lương hàng tháng.

– Đối với phụ cấp dập dịch, chi trả ngay sau khi dập dịch.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Hàng năm các cơ sở y tế lập kế hoạch dự trù kinh phí cho các khoản phụ cấp nêu trên để báo và tổng hợp theo quy trình lập kế hoạch vào Ngân sách hàng năm ngành y tế.

2. Ban tổ chức chính quyền Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Y tế và Sở Tài chính Vật giá hướng dẫn kiểm tra thực hiện Thông tư này và báo cáo kết quả về Liên Bộ.

Thông tư này được thực hiện từ ngày 1-1-1996. Các quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 150/LB-TT của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 794/TTg ngày 5/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế
Cơ quan ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ; Bộ Tài chính; Bộ Y tế Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 150/LB-TT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Lê Ngọc Trọng; Tô Tử Hạ; Tào Hữu Phùng
Ngày ban hành: 16/04/1996 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương , Y tế-Sức khỏe
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 794/TTG NGÀY 5 THÁNG 2 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ

Thi hành Quyết định số 794/TTg ngày 5-2-1995 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành Y tế.

Ban Tổ chức – cán bộ Chính phủ – Bộ Tài chính – Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC PHỤ CẤP:

1. Phụ cấp phẫu thuât:

Áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn Y tế trực tiếp làm công tác phẫu thuật.

Mức phụ cấp:

Đối tượng

Mức (đồng/ca mổ)

Ca mổ loại I

Ca mổ loại II

Ca mổ loại III

– Người mổ chính

15.000 đ

10.000 đ

7.500 đ

– Người phụ mổ

10.000 đ

7.500 đ

5.000 đ

– Người giúp việc ca mổ

7.500 đ

5.000 đ

2.500 đ

– Các chức danh gây mê và châm tê chính được hưởng phụ cấp như người mổ chính, các chức danh gây mê và châm tê phụ được hưởng phụ cấp như người phụ mổ.

– Việc phân loại danh mục phẫu thuật tạm thời thực hiện theo Thông tư 21/BYT-TT ngày 28-7-1981 của Bộ Y tế. Thời gian cho ca mổ loại I là 3 giờ, loại II là 2 giờ, loại III là 1 giờ; Đối với ca mổ khó khăn phức tạp phải xử lý kỹ thuật chuyên môn rất căng thẳng thì mỗi giờ kéo dài được tính bằng ca mổ loại I.

2. Phụ cấp thường trực:

Áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn y tế phải trực ngoài giờ tiêu chuẩn 24/24 giờ (sau khi hoàn thành giờ tiêu chuẩn 1 ngà làm việc, phải trực 16 giờ tiếp theo ngoài giờ tiêu chuẩn).

2.1. Các mức phụ cấp:

2.1.1. Mức phụ cấp 7.000 đồng cho ca trực được áp dụng đối với:

– Công chức, viên chức ngành y tế làm ở các bệnh viện, viện có giường bệnh hạng 1, các bệnh viện lao, phong, tâm thần.

– Công chức, viên chức ngành y tế làm ở các khoa: ngoại, sản, nhi, lây nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, hồi sức cấp cứu, (kể cả bộ phận hồi sức cấp cứu ở các khoa khác) tại bệnh viện, viện có giường còn lại và trung tâm y tế quận, huyện.

– Công chức, viên chức ngành y tế làm ở nhà hộ sinh thuộc khu vực Nhà nước quản lý.

– Công chức, viên chức ngành y tế phải trực chống dịch tại các cơ sở y tế thuộc Nhà nước quản lý trong thời gian có dịch.

2.1.2. Mức phụ cấp 5.000 đồng cho ca trực được áp dụng đối với công chức, viên chức ngành y tế làm ở các đơn vị ngoài quy định nêu ở điểm 2.1.1 trên của các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, quận, viện có giường bệnh, viện điều dưỡng được Nhà nước giao chỉ tiêu, các phòng khám đa khoa khu vực.

2.1.3. Mức phụ cấp 3.000 đồng được áp dụng cho đối tượng chuyên môn y tế làm ở các trạm y tế cơ sở.

2.2. Công chức, viên chức ngành y tế sau buổi trực được bố trí nghỉ bù một ngày và được hưởng tiền lương như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 61 của Bộ Luật Lao động.

3. Phụ cấp chống dịch:

Áp dụng đối với công chức, viên chức ngành y tế trực tiếp tham gia dập tắt ổ dịch (bao gồm trực tiếp và phục vụ phát hiện dịch, chữa bệnh, làm vệ sinh môi trường, thực phẩm, bao vây dịch và tổ chức thực hiện các biện pháp dập tắt ổ dịch).

– Mức phụ cấp 12.000 đồng được áp dụng cho một ngày làm việc (8 giờ) thực tế tham gia dập tắt ổ dịch.

II. NGUỒN KINH PHÍ VÀ HÌNH THỨC CHI TRẢ PHỤ CẤP:

1. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp nêu trên thực hiện theo phân cấp quản lý Ngân sách hiện hành.

2. Hình thức chi trả:

– Đối với phụ cấp ca mổ, thường trực trả theo kỳ lương hàng tháng.

– Đối với phụ cấp dập dịch, chi trả ngay sau khi dập dịch.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Hàng năm các cơ sở y tế lập kế hoạch dự trù kinh phí cho các khoản phụ cấp nêu trên để báo và tổng hợp theo quy trình lập kế hoạch vào Ngân sách hàng năm ngành y tế.

2. Ban tổ chức chính quyền Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Y tế và Sở Tài chính Vật giá hướng dẫn kiểm tra thực hiện Thông tư này và báo cáo kết quả về Liên Bộ.

Thông tư này được thực hiện từ ngày 1-1-1996. Các quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 150/LB-TT của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 794/TTg ngày 5/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế”