Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 15/2002/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự, kinh phí để lại cho Uỷ ban nhân dân xã, phường tham gia thực hiện công tác thi hành án đã thu nộp vào ngân sách Nhà nước

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ TÀI CHÍNH – BỘ TƯ PHÁP SỐ 15/2002/TTLT-BTC-BTP NGÀY 8 THÁNG 2 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VỀ KINH PHÍ TỔ CHỨC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, KINH PHÍ ĐỂ LẠI CHO UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG THAM GIA THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN ĐÃ THU ĐƯỢC NỘP VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 69-CP ngày18/10/1993 của Chính phủ quy định thủ tục thi hành án dân sự;

Thực hiện điểm 8 Chỉ Thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự; Liên Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án, kinh phí để lại cho Uỷ ban nhân dân xã, phường tham gia thực hiện công tác thi hành án đã thu được nộp vào ngân sách Nhà nước như sau:

I. VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH KINH PHÍ TỔ CHỨC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN:
1.1- Chi phí cho việc cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu. Người phải thi hành án phải nộp chi phí cưỡng chế thi hành án cho cơ quan thi hành án theo nội dung chi, mức chi quy định tại điểm 2, điểm 3 dưới đây, do chấp hành viên tính toán, được thủ trưởng cơ quan thi hành án duyệt và thông báo cho người phải thi hành án biết hoặc được khấu trừ vào tiền bán đấu giá tài sản đã bị kê biên hoặc khấu trừ vào tài sản của người phải thi hành án đang do người khác giữ, thuê, vay, mượn, sửa chữa.
Trường hợp chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án phải chịu nhưng cơ quan thi hành án chưa thu được, cơ quan thi hành án được phép tạm ứng kinh phí từ nguồn thu hoạt động thi hành án phải nộp Ngân sách nhưng chưa nộp, mức tạm ứng không quá 30 triệu đồng đối với Phòng Thi hành án, tạm ứng không quá 10 triệu đồng đối với Đội thi hành án. Đối với những vụ án có mức chi phí cưỡng chế lớn, số tiền được phép tạm ứng sử dụng không đủ thì cơ quan Thi hành án báo cáo Bộ Tư pháp tổng hợp gửi Bộ Tài chính để xem xét giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
Cơ quan thi hành án có trách nhiệm đôn đốc thu hồi để hoàn tạm ứng. Cuối quý, cuối năm báo cáo quyết toán kinh phí tạm ứng với cơ quan tài chính cùng cấp. Sở Tài chính – Vật giá có trách nhiệm theo dõi quản lý việc tạm ứng kinh phí và hoàn trả kinh phí tạm ứng.
II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC VỤ THI HÀNH ÁN DO UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRỰC TIẾP ĐÔN ĐỐC THI HÀNH:
1/ Đối với các vụ phải thi hành án có số thu có giá trị không quá 500.000 đồng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành và uỷ nhiệm cho UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp đôn đốc thi hành án; Số tiền UBND xã đã thu được xử lý như sau:
a/ Đối với các vụ thi hành án mà số tiền, tài sản thu được phải trả cho người được thi hành án thì sau khi thu được UBND xã, phường nộp 100% số tiền đã thu được của vụ án đó cho cơ quan thi hành án để thực hiện chi trả cho người được thi hành án.
b/ Đối với các vụ thi hành án có số thu phải nộp ngân sách Nhà nước, sau khi đối chiếu và có xác nhận của cơ quan thi hành án, UBND xã, phường được để lại 100% số thu đó để thực hiện chi hỗ trợ công tác thi hành án ở cơ sở dưới sự giám sát của cơ quan thi hành án gồm các nội dung chi sau:
– Chi trả thù lao cho những đối tượng tham gia vào việc đôn đốc thu về thi hành án dân sự như: chi cho công tác xác minh về tài sản thi hành án, chi thực hiện việc tống đạt các quyết định, thông báo về thi hành án hoặc tham gia vào việc xác minh điều kiện thi hành án của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn. Mức chi trả thù lao cụ thể do UBND xã, phường quyết định nhưng không quá 50.000 đồng/vụ.
– Chi tổ chức họp sơ kết, tổng kết về công tác thi hành án ở cơ sở.
– Chi mua văn phòng phẩm phục vụ công tác thi hành án.
– Chi khác ( nếu có).
c/ Đối với các vụ thi hành án có số thu bằng hiện vật có giá trị không quá 500.000 đồng, cơ quan thi hành án phối hợp với UBND xã tổ chức việc bán đấu giá tài sản theo đúng quy định hiện hành. Tiền thu bán đấu giá tài sản được xử lý như điểm a, điểm b nêu trên.
2/ Việc thu, chi tiền và xuất nhập tài sản thi hành án, UBND xã, phường phải lập chứng từ và mở sổ sách theo dõi, quản lý đúng chế độ quy định theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Cuối tháng UBND xã, phường phải lập báo cáo kết quả thực hiện công tác thi hành án tại cơ sở chi tiết theo từng vụ án; Cuối quý, cuối năm lập báo cáo quyết toán số tiền đã thu, số tiền được để lại chi, số tiền đã chi, số tiền đã giao cho cơ quan thi hành án gửi Đội thi hành án cấp quận, huyện để tổng hợp báo cáo, đồng thời gửi báo cáo quý, năm cho cơ quan tài chính cấp trên để theo dõi quản lý.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp để xem xét hướng dẫn kịp thời./.

Lê Thị Thu Ba

(Đã ký)

Nguyễn Thị Kim Ngân

(Đã ký)

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 15/2002/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự, kinh phí để lại cho Uỷ ban nhân dân xã, phường tham gia thực hiện công tác thi hành án đã thu nộp vào ngân sách Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 15/2002/TTLT-BTC-BTP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Lê Thị Thu Ba; Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 08/02/2002 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ TÀI CHÍNH – BỘ TƯ PHÁP SỐ 15/2002/TTLT-BTC-BTP NGÀY 8 THÁNG 2 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VỀ KINH PHÍ TỔ CHỨC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, KINH PHÍ ĐỂ LẠI CHO UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG THAM GIA THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN ĐÃ THU ĐƯỢC NỘP VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 69-CP ngày18/10/1993 của Chính phủ quy định thủ tục thi hành án dân sự;

Thực hiện điểm 8 Chỉ Thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự; Liên Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án, kinh phí để lại cho Uỷ ban nhân dân xã, phường tham gia thực hiện công tác thi hành án đã thu được nộp vào ngân sách Nhà nước như sau:

I. VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH KINH PHÍ TỔ CHỨC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN:
1.1- Chi phí cho việc cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu. Người phải thi hành án phải nộp chi phí cưỡng chế thi hành án cho cơ quan thi hành án theo nội dung chi, mức chi quy định tại điểm 2, điểm 3 dưới đây, do chấp hành viên tính toán, được thủ trưởng cơ quan thi hành án duyệt và thông báo cho người phải thi hành án biết hoặc được khấu trừ vào tiền bán đấu giá tài sản đã bị kê biên hoặc khấu trừ vào tài sản của người phải thi hành án đang do người khác giữ, thuê, vay, mượn, sửa chữa.
Trường hợp chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án phải chịu nhưng cơ quan thi hành án chưa thu được, cơ quan thi hành án được phép tạm ứng kinh phí từ nguồn thu hoạt động thi hành án phải nộp Ngân sách nhưng chưa nộp, mức tạm ứng không quá 30 triệu đồng đối với Phòng Thi hành án, tạm ứng không quá 10 triệu đồng đối với Đội thi hành án. Đối với những vụ án có mức chi phí cưỡng chế lớn, số tiền được phép tạm ứng sử dụng không đủ thì cơ quan Thi hành án báo cáo Bộ Tư pháp tổng hợp gửi Bộ Tài chính để xem xét giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
Cơ quan thi hành án có trách nhiệm đôn đốc thu hồi để hoàn tạm ứng. Cuối quý, cuối năm báo cáo quyết toán kinh phí tạm ứng với cơ quan tài chính cùng cấp. Sở Tài chính – Vật giá có trách nhiệm theo dõi quản lý việc tạm ứng kinh phí và hoàn trả kinh phí tạm ứng.
II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC VỤ THI HÀNH ÁN DO UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRỰC TIẾP ĐÔN ĐỐC THI HÀNH:
1/ Đối với các vụ phải thi hành án có số thu có giá trị không quá 500.000 đồng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành và uỷ nhiệm cho UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp đôn đốc thi hành án; Số tiền UBND xã đã thu được xử lý như sau:
a/ Đối với các vụ thi hành án mà số tiền, tài sản thu được phải trả cho người được thi hành án thì sau khi thu được UBND xã, phường nộp 100% số tiền đã thu được của vụ án đó cho cơ quan thi hành án để thực hiện chi trả cho người được thi hành án.
b/ Đối với các vụ thi hành án có số thu phải nộp ngân sách Nhà nước, sau khi đối chiếu và có xác nhận của cơ quan thi hành án, UBND xã, phường được để lại 100% số thu đó để thực hiện chi hỗ trợ công tác thi hành án ở cơ sở dưới sự giám sát của cơ quan thi hành án gồm các nội dung chi sau:
– Chi trả thù lao cho những đối tượng tham gia vào việc đôn đốc thu về thi hành án dân sự như: chi cho công tác xác minh về tài sản thi hành án, chi thực hiện việc tống đạt các quyết định, thông báo về thi hành án hoặc tham gia vào việc xác minh điều kiện thi hành án của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn. Mức chi trả thù lao cụ thể do UBND xã, phường quyết định nhưng không quá 50.000 đồng/vụ.
– Chi tổ chức họp sơ kết, tổng kết về công tác thi hành án ở cơ sở.
– Chi mua văn phòng phẩm phục vụ công tác thi hành án.
– Chi khác ( nếu có).
c/ Đối với các vụ thi hành án có số thu bằng hiện vật có giá trị không quá 500.000 đồng, cơ quan thi hành án phối hợp với UBND xã tổ chức việc bán đấu giá tài sản theo đúng quy định hiện hành. Tiền thu bán đấu giá tài sản được xử lý như điểm a, điểm b nêu trên.
2/ Việc thu, chi tiền và xuất nhập tài sản thi hành án, UBND xã, phường phải lập chứng từ và mở sổ sách theo dõi, quản lý đúng chế độ quy định theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Cuối tháng UBND xã, phường phải lập báo cáo kết quả thực hiện công tác thi hành án tại cơ sở chi tiết theo từng vụ án; Cuối quý, cuối năm lập báo cáo quyết toán số tiền đã thu, số tiền được để lại chi, số tiền đã chi, số tiền đã giao cho cơ quan thi hành án gửi Đội thi hành án cấp quận, huyện để tổng hợp báo cáo, đồng thời gửi báo cáo quý, năm cho cơ quan tài chính cấp trên để theo dõi quản lý.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp để xem xét hướng dẫn kịp thời./.

Lê Thị Thu Ba

(Đã ký)

Nguyễn Thị Kim Ngân

(Đã ký)

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 15/2002/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự, kinh phí để lại cho Uỷ ban nhân dân xã, phường tham gia thực hiện công tác thi hành án đã thu nộp vào ngân sách Nhà nước”