THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ QUỐC PHÒNG – BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO –
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ – BỘ TÀI CHÍNH
SỐ 119/2005/TTLT-BQP-BGD&ĐT-BKH&ĐT-BTC
NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2005/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐÀO TẠO
CÁN BỘ CHO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TẠI CÁC TRƯỜNG NGOÀI QUÂN ĐỘI
Căn cứ Nghị định số 73/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về đào tạo cán bộ cho Quân đội nhân dân Việt Nam tại các trường ngoài quân đội.
Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN TUYỂN CHỌN HỌC VIÊN QUÂN ĐỘI ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG NGOÀI QUÂN ĐỘI
1. Tiêu chuẩn
Tuyển chọn những người có đủ tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; có đủ trình độ, kiến thức chuyên môn, văn hóa, tuổi đời phù hợp theo từng đối tượng đào tạo, sức khỏe tốt; tự nguyện phục vụ quân đội lâu dài, chấp hành sự phân công ngành học và điều động công tác khi tốt nghiệp.
2. Điều kiện
2.1. Đào tạo trong nước
a) Đào tạo cao đẳng, đại học
Thanh niên ngoài quân đội, quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học thuộc Bộ Quốc phòng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học xong nội dung chương trình huấn luyện đào tạo nguồn sỹ quan được xét chuyển sang đào tạo tại các trường đại học ngoài quân đội có cùng khối thi và trình độ đào tạo. Học viện cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Đại học phòng cháy chữa cháy, Học viện Kỹ thuật mật mã và các trường cao đẳng được tuyển chọn học viên chưa qua đào tạo nguồn sỹ quan.
b) Đào tạo cao đẳng, đại học theo chế độ cử tuyển
Thiếu sinh quân, quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng là người dân tộc thiểu số đủ điều kiện, tiêu chuẩn được cử tuyển vào đào tạo tại các trường ngoài quân đội theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BGD&ĐT-BTCCP-UBD&MN ngày 26 tháng 02 năm 2001 của Bộ giáo dục và đào tạo – Ban tổ chức cán bộ Chính phủ – Ủy ban Dân tộc và miền núi “Hướng dẫn tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển”.
c) Đào tạo sau đại học
– Cán bộ quân đội tốt nghiệp đại học tại các trường trong và ngoài quân đội được đăng ký dự thi vào sau đại học tại các trường ngoài quân đội, theo quy chế đào tạo sau đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Đủ điều kiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Đào tạo ở nước ngoài:
a) Đủ các điều kiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các điều kiện, yêu cầu của nước sở tại.
b) Đối tượng đào tạo đại học: Tuyển chọn học viên năm thứ nhất, thứ hai của các trường trong và ngoài quân đội.
c) Đối tượng đào tạo sau đại học: Tuyển chọn cán bộ quân đội đã tốt nghiệp đại học chính quy tại các trường trong và ngoài quân đội đúng chuyên ngành hoặc phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
II. CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
1. Đào tạo trong nước
Bộ Quốc phòng chỉ chuyển học viên quân đội sang đào tạo ở trường ngoài quân đội đối với những ngành, chuyên ngành quân đội không đào tạo, hoặc có đào tạo nhưng chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
2. Đào tạo ở nước ngoài
a) Bộ Quốc phòng trực tiếp hợp tác với các nước đối với các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù của quân đội cần đảm bảo tính bí mật hoặc có tầm quan trọng đặc biệt như: Vũ khí, khí tài, khoa học công nghệ quân sự…
b) Bộ Quốc phòng gửi đào tạo trong kế hoạch chung về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài đối với những ngành nghề phục vụ xây dựng quân đội trong lĩnh vực khoa học gắn với thực tiễn cuộc sống như: Cơ khí, điện – điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, y – sinh học, xây dựng, giao thông vận tải…và thực hiện theo quy chế tuyển sinh hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
III. LẬP KẾ HOẠCH VÀ TUYỂN CHỌN ĐÀO TẠO
1. Lập kế hoạch:
1.1. Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quân sự – quốc phòng của từng giai đoạn và những ngành, chuyên ngành quân đội có nhu cầu đào tạo ở các trường ngoài quân đội (bao gồm cả kế hoạch đào tạo do Bộ Quốc phòng trực tiếp thực hiện), Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và trường ngoài quân đội xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ở trường ngoài quân đội, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6.
1.2. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo cán bộ tại các trường ngoài quân đội của Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, cân đối trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thông báo chỉ tiêu đào tạo cho Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành và trường ngoài quân đội có liên quan trước ngày 30 tháng 11.
1.3. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho Bộ Quốc phòng chỉ tiêu và kế hoạch đào tạo cán bộ quân đội theo các chương trình, dự án và hiệp định đào tạo với nước ngoài do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
2. Tổ chức tuyển chọn và bồi dưỡng nguồn.
2.1. Căn cứ vào đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện đã được quy định tại mục I của Thông tư này và chỉ tiêu kế hoạch đào tạo được cấp có thẩm quyền thông báo, Bộ Quốc phòng tổ chức tuyển chọn học sinh gửi đào tạo tại trường ngoài quân đội và ở nước ngoài.
2.2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức đào tạo nguồn sỹ quan theo quy trình đào tạo cán bộ của quân đội và chỉ đạo các học viên, trường sỹ quan trong quân đội tổ chức cho học viên ôn tập trước khi vào học năm thứ nhất ở các trường ngoài quân đội.
IV. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC VIÊN QUÂN ĐỘI
1. Học viên quân đội học tại trường ngoài quân đội trong nước được bảo đảm sinh hoạt phí như học viên đang đào tạo tại các trường trong quân đội, bao gồm lương, phụ cấp, tiền ăn, quân trang, bảo hiểm y tế, nhà ở và các chi phí khác liên quan đến sinh hoạt.
Học viên quân đội học ở các trường ngoài quân đội nếu đủ tiêu chuẩn cấp học bổng thì được hưởng học bổng theo quy định chung của Nhà nước đối với sinh viên.
2. Học viên quân đội học ở nước ngoài được bảo đảm các chế độ: học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế, tiền vé máy bay khi đi và về nước theo mức chi quy định tại Thông tư liên tịch số 88/2001/BTC-BGD&ĐT-BNG ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Ngoại giao.
Trường hợp phía nước ngoài bảo đảm một phần hoặc toàn bộ các chế độ nêu trên, Học viên quân đội không được hưởng những chế độ đã được phía nước ngoài bảo đảm hoặc chỉ nhận được hưởng phần chênh lệch nếu mức được bảo đảm thấp hơn mức quy định tại Thông tư liên tịch số 88/2001/BTC-BGD&ĐT-BNG.
3. Trong thời gian học ở trường ngoài quân đội và học ở nước ngoài học viên quân đội được hưởng các chế độ chính sách như đối với quân nhân tại ngũ; nếu là sỹ quan, cán bộ đi học hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được xét thăng quân hàm, nâng lương theo quy định hiện hành.
4. Học viên quân đội trước khi đi học nếu là hạ sỹ quan, chiến sỹ, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng tốt nghiệp các trường ngoài quân đội và nước ngoài khi ra trường căn cứ kết quả học tập và mục tiêu đào tạo được xét phong quân hàm sỹ quan, xếp lương quân nhân chuyên nghiệp hoặc xếp lương công chức quốc phòng.
5. Sau khi tốt nghiệp học viên phải chấp hành sự phân công công tác của Bộ Quốc phòng, trường hợp không chấp hành sẽ bị xử phạt theo Điều lệnh quản lý bộ đội của Quân đội nhân dân Việt Nam và chịu trách nhiệm bồi hoàn lại toàn bộ kinh phí đã cấp, hoặc học bổng do phía nước ngoài cấp đã được hưởng trong thời gian đào tạo theo quy định tại Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ “về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức”.
6. Trường hợp học viên quân đội không thực hiện đúng cam kết theo quy định của nhà trường và bị kéo dài thời gian học tập so với Quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì học viên phải chịu mọi chi phí đào tạo cho đến khi nhận được bằng tốt nghiệp.
Trường hợp đặc biệt vì lí do khách quan dẫn tới thời gian học tập cần được kéo dài hoặc có đủ tiêu chuẩn để chuyển tiếp sinh, học viên phải có đơn trình bày gửi Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo; nếu học viên thuộc chương trình hợp tác trực tiếp của Bộ Quốc phòng thì gửi đơn về Bộ Quốc phòng và có xác nhận của nhà trường và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại (trường hợp học viên học tại nước ngoài có cơ quan đại diện) để xem xét, quyết định. Khi Bộ Quốc phòng có quyết định đồng ý cho tiếp tục học thì học viên mới được chuyển tiếp sinh, hoặc tiếp tục học tập.
V. KINH PHÍ ĐÀO TẠO
1. Nguồn kinh phí
1.1. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí đào tạo cán bộ cho quân đội bao gồm:
a) Kinh phí thuộc dự toán ngân sách được thông báo hàng năm của Bộ Quốc phòng chi cho công tác đào tạo cán bộ quân đội tại trường ngoài quân đội trong nước theo quy định tại khoản 1 và đào tạo tại nước ngoài quy định tại mục II khoản 2 điểm a Thông tư này.
b) Kinh phí thuộc nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác đào tạo ở nước ngoài do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý đối với nhiệm vụ đào tạo quy định tại mục II khoản 2 điểm b Thông tư này. Kinh phí đào tạo bố trí trong dự toán chi thực hiện Đề án “Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” hàng năm. Khi đề án kết thúc, kinh phí đào tạo cán bộ quân đội tại nước ngoài thuộc dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Quốc phòng.
1.2. Kinh phí đào tạo các học viên quân đội được các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng cử đi học do doanh nghiệp đảm bảo theo quy định hiện hành.
2. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí
2.1. Hàng năm, căn cứ kế hoạch đào tạo học viên quân đội tại các trường ngoài quân đội và nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Quốc phòng lập dự toán ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí đào tạo cho học viên quân đội và tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng, gửi Bộ Tài chính đồng thời gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo (phần kinh phí đào tạo nước ngoài do Bộ Quốc phòng trực tiếp thực hiện) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định theo quy định hiện hành.
2.2. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí cho hoạt động đào tạo cán bộ quân đội tại các trường ngoài quân đội thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/03/2004 “Hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước và quản lý tài sản nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng” của Liên Bộ Tài chính – Quốc phòng và các văn bản hiện hành có liên quan.
2.3. Căn cứ mức chi tổng hợp bình quân cả năm của mỗi học viên và tổng mức dự toán chi đào tạo được thông báo, Bộ Quốc phòng thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo và thanh toán với các cơ sở đào tạo theo hợp đồng.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm sử dụng, quyết toán và quản lý kinh phí đào tạo theo đúng các tiêu chuẩn, định mức, chế độ hiện hành.
VI. CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC VIÊN QUÂN ĐỘI
1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Bàn giao số học viên được chuyển sang đào tạo ở các trường ngoài quân đội theo kế hoạch đã thống nhất giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường ngoài quân đội.
b) Kiểm tra, nắm tình hình, chỉ đạo các đơn vị, học viện, nhà trường trong quân đội chuẩn bị nguồn để đào tạo ở các trường ngoài quân đội theo chỉ tiêu kế hoạch đã được phê duyệt.
c) Giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng làm nhiệm vụ phối hợp với các trường ngoài quân đội để thường xuyên quản lý số học viên quân đội đang học ở tại các trường.
2. Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các trường ngoài quân đội trong việc thực hiện đào tạo cán bộ quân đội.
3. Các trường ngoài quân đội có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và đào tạo học viên quân đội theo kế hoạch, chỉ tiêu được giao.
b) Thường xuyên phối hợp với cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý học viên của Bộ Quốc phòng để cùng quản lý số học viên quân đội trong quá trình học tập tại nhà trường.
c) Kết thúc năm học hoặc trong những trường hợp đột xuất, nhà trường có trách nhiệm thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý học viên của Bộ Quốc phòng về kết quả học tập, rèn luyện học viên quân đội và sau 15 ngày tính từ ngày bế giảng khoá học, có thông báo về học viên quân đội tốt nghiệp ở trường ngoài quân đội.
4. Cơ quan quản lý lưu học sinh ở nước ngoài có trách nhiệm:
a) Thông báo cho Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo về học viên quân đội có đủ tiêu chuẩn để chuyển tiếp sinh, hoặc đã học hết thời gian theo quy định nhưng chưa tốt nghiệp.
b) Thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý học viên của Bộ Quốc phòng về học viên quân đội đã hoàn thành khóa học sau 20 ngày tính từ ngày có quyết định về nước.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thuộc trách nhiệm của từng Bộ, ngành thì các cơ quan, tổ chức kịp thời phản ánh về Bộ, ngành đó để chủ trì giải quyết.
KT. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Thứ trưởng
Thượng tướng Nguyễn Văn Được
|
KT. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thứ trưởng
Bành Tiến Long
|
KT. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thứ trưởng
Phan Quang Trung
|
KT. Bộ trưởng Bộ Tài chính
Thứ trưởng
Trần Văn Tá
|
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ QUỐC PHÒNG – BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO –
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ – BỘ TÀI CHÍNH
SỐ 119/2005/TTLT-BQP-BGD&ĐT-BKH&ĐT-BTC
NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2005/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐÀO TẠO
CÁN BỘ CHO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TẠI CÁC TRƯỜNG NGOÀI QUÂN ĐỘI
Căn cứ Nghị định số 73/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về đào tạo cán bộ cho Quân đội nhân dân Việt Nam tại các trường ngoài quân đội.
Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN TUYỂN CHỌN HỌC VIÊN QUÂN ĐỘI ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG NGOÀI QUÂN ĐỘI
1. Tiêu chuẩn
Tuyển chọn những người có đủ tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; có đủ trình độ, kiến thức chuyên môn, văn hóa, tuổi đời phù hợp theo từng đối tượng đào tạo, sức khỏe tốt; tự nguyện phục vụ quân đội lâu dài, chấp hành sự phân công ngành học và điều động công tác khi tốt nghiệp.
2. Điều kiện
2.1. Đào tạo trong nước
a) Đào tạo cao đẳng, đại học
Thanh niên ngoài quân đội, quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học thuộc Bộ Quốc phòng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học xong nội dung chương trình huấn luyện đào tạo nguồn sỹ quan được xét chuyển sang đào tạo tại các trường đại học ngoài quân đội có cùng khối thi và trình độ đào tạo. Học viện cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Đại học phòng cháy chữa cháy, Học viện Kỹ thuật mật mã và các trường cao đẳng được tuyển chọn học viên chưa qua đào tạo nguồn sỹ quan.
b) Đào tạo cao đẳng, đại học theo chế độ cử tuyển
Thiếu sinh quân, quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng là người dân tộc thiểu số đủ điều kiện, tiêu chuẩn được cử tuyển vào đào tạo tại các trường ngoài quân đội theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BGD&ĐT-BTCCP-UBD&MN ngày 26 tháng 02 năm 2001 của Bộ giáo dục và đào tạo – Ban tổ chức cán bộ Chính phủ – Ủy ban Dân tộc và miền núi “Hướng dẫn tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển”.
c) Đào tạo sau đại học
– Cán bộ quân đội tốt nghiệp đại học tại các trường trong và ngoài quân đội được đăng ký dự thi vào sau đại học tại các trường ngoài quân đội, theo quy chế đào tạo sau đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Đủ điều kiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Đào tạo ở nước ngoài:
a) Đủ các điều kiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các điều kiện, yêu cầu của nước sở tại.
b) Đối tượng đào tạo đại học: Tuyển chọn học viên năm thứ nhất, thứ hai của các trường trong và ngoài quân đội.
c) Đối tượng đào tạo sau đại học: Tuyển chọn cán bộ quân đội đã tốt nghiệp đại học chính quy tại các trường trong và ngoài quân đội đúng chuyên ngành hoặc phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
II. CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
1. Đào tạo trong nước
Bộ Quốc phòng chỉ chuyển học viên quân đội sang đào tạo ở trường ngoài quân đội đối với những ngành, chuyên ngành quân đội không đào tạo, hoặc có đào tạo nhưng chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
2. Đào tạo ở nước ngoài
a) Bộ Quốc phòng trực tiếp hợp tác với các nước đối với các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù của quân đội cần đảm bảo tính bí mật hoặc có tầm quan trọng đặc biệt như: Vũ khí, khí tài, khoa học công nghệ quân sự…
b) Bộ Quốc phòng gửi đào tạo trong kế hoạch chung về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài đối với những ngành nghề phục vụ xây dựng quân đội trong lĩnh vực khoa học gắn với thực tiễn cuộc sống như: Cơ khí, điện – điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, y – sinh học, xây dựng, giao thông vận tải…và thực hiện theo quy chế tuyển sinh hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
III. LẬP KẾ HOẠCH VÀ TUYỂN CHỌN ĐÀO TẠO
1. Lập kế hoạch:
1.1. Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quân sự – quốc phòng của từng giai đoạn và những ngành, chuyên ngành quân đội có nhu cầu đào tạo ở các trường ngoài quân đội (bao gồm cả kế hoạch đào tạo do Bộ Quốc phòng trực tiếp thực hiện), Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và trường ngoài quân đội xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ở trường ngoài quân đội, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6.
1.2. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo cán bộ tại các trường ngoài quân đội của Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, cân đối trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thông báo chỉ tiêu đào tạo cho Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành và trường ngoài quân đội có liên quan trước ngày 30 tháng 11.
1.3. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho Bộ Quốc phòng chỉ tiêu và kế hoạch đào tạo cán bộ quân đội theo các chương trình, dự án và hiệp định đào tạo với nước ngoài do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
2. Tổ chức tuyển chọn và bồi dưỡng nguồn.
2.1. Căn cứ vào đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện đã được quy định tại mục I của Thông tư này và chỉ tiêu kế hoạch đào tạo được cấp có thẩm quyền thông báo, Bộ Quốc phòng tổ chức tuyển chọn học sinh gửi đào tạo tại trường ngoài quân đội và ở nước ngoài.
2.2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức đào tạo nguồn sỹ quan theo quy trình đào tạo cán bộ của quân đội và chỉ đạo các học viên, trường sỹ quan trong quân đội tổ chức cho học viên ôn tập trước khi vào học năm thứ nhất ở các trường ngoài quân đội.
IV. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC VIÊN QUÂN ĐỘI
1. Học viên quân đội học tại trường ngoài quân đội trong nước được bảo đảm sinh hoạt phí như học viên đang đào tạo tại các trường trong quân đội, bao gồm lương, phụ cấp, tiền ăn, quân trang, bảo hiểm y tế, nhà ở và các chi phí khác liên quan đến sinh hoạt.
Học viên quân đội học ở các trường ngoài quân đội nếu đủ tiêu chuẩn cấp học bổng thì được hưởng học bổng theo quy định chung của Nhà nước đối với sinh viên.
2. Học viên quân đội học ở nước ngoài được bảo đảm các chế độ: học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế, tiền vé máy bay khi đi và về nước theo mức chi quy định tại Thông tư liên tịch số 88/2001/BTC-BGD&ĐT-BNG ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Ngoại giao.
Trường hợp phía nước ngoài bảo đảm một phần hoặc toàn bộ các chế độ nêu trên, Học viên quân đội không được hưởng những chế độ đã được phía nước ngoài bảo đảm hoặc chỉ nhận được hưởng phần chênh lệch nếu mức được bảo đảm thấp hơn mức quy định tại Thông tư liên tịch số 88/2001/BTC-BGD&ĐT-BNG.
3. Trong thời gian học ở trường ngoài quân đội và học ở nước ngoài học viên quân đội được hưởng các chế độ chính sách như đối với quân nhân tại ngũ; nếu là sỹ quan, cán bộ đi học hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được xét thăng quân hàm, nâng lương theo quy định hiện hành.
4. Học viên quân đội trước khi đi học nếu là hạ sỹ quan, chiến sỹ, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng tốt nghiệp các trường ngoài quân đội và nước ngoài khi ra trường căn cứ kết quả học tập và mục tiêu đào tạo được xét phong quân hàm sỹ quan, xếp lương quân nhân chuyên nghiệp hoặc xếp lương công chức quốc phòng.
5. Sau khi tốt nghiệp học viên phải chấp hành sự phân công công tác của Bộ Quốc phòng, trường hợp không chấp hành sẽ bị xử phạt theo Điều lệnh quản lý bộ đội của Quân đội nhân dân Việt Nam và chịu trách nhiệm bồi hoàn lại toàn bộ kinh phí đã cấp, hoặc học bổng do phía nước ngoài cấp đã được hưởng trong thời gian đào tạo theo quy định tại Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ “về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức”.
6. Trường hợp học viên quân đội không thực hiện đúng cam kết theo quy định của nhà trường và bị kéo dài thời gian học tập so với Quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì học viên phải chịu mọi chi phí đào tạo cho đến khi nhận được bằng tốt nghiệp.
Trường hợp đặc biệt vì lí do khách quan dẫn tới thời gian học tập cần được kéo dài hoặc có đủ tiêu chuẩn để chuyển tiếp sinh, học viên phải có đơn trình bày gửi Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo; nếu học viên thuộc chương trình hợp tác trực tiếp của Bộ Quốc phòng thì gửi đơn về Bộ Quốc phòng và có xác nhận của nhà trường và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại (trường hợp học viên học tại nước ngoài có cơ quan đại diện) để xem xét, quyết định. Khi Bộ Quốc phòng có quyết định đồng ý cho tiếp tục học thì học viên mới được chuyển tiếp sinh, hoặc tiếp tục học tập.
V. KINH PHÍ ĐÀO TẠO
1. Nguồn kinh phí
1.1. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí đào tạo cán bộ cho quân đội bao gồm:
a) Kinh phí thuộc dự toán ngân sách được thông báo hàng năm của Bộ Quốc phòng chi cho công tác đào tạo cán bộ quân đội tại trường ngoài quân đội trong nước theo quy định tại khoản 1 và đào tạo tại nước ngoài quy định tại mục II khoản 2 điểm a Thông tư này.
b) Kinh phí thuộc nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác đào tạo ở nước ngoài do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý đối với nhiệm vụ đào tạo quy định tại mục II khoản 2 điểm b Thông tư này. Kinh phí đào tạo bố trí trong dự toán chi thực hiện Đề án “Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” hàng năm. Khi đề án kết thúc, kinh phí đào tạo cán bộ quân đội tại nước ngoài thuộc dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Quốc phòng.
1.2. Kinh phí đào tạo các học viên quân đội được các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng cử đi học do doanh nghiệp đảm bảo theo quy định hiện hành.
2. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí
2.1. Hàng năm, căn cứ kế hoạch đào tạo học viên quân đội tại các trường ngoài quân đội và nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Quốc phòng lập dự toán ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí đào tạo cho học viên quân đội và tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng, gửi Bộ Tài chính đồng thời gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo (phần kinh phí đào tạo nước ngoài do Bộ Quốc phòng trực tiếp thực hiện) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định theo quy định hiện hành.
2.2. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí cho hoạt động đào tạo cán bộ quân đội tại các trường ngoài quân đội thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/03/2004 “Hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước và quản lý tài sản nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng” của Liên Bộ Tài chính – Quốc phòng và các văn bản hiện hành có liên quan.
2.3. Căn cứ mức chi tổng hợp bình quân cả năm của mỗi học viên và tổng mức dự toán chi đào tạo được thông báo, Bộ Quốc phòng thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo và thanh toán với các cơ sở đào tạo theo hợp đồng.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm sử dụng, quyết toán và quản lý kinh phí đào tạo theo đúng các tiêu chuẩn, định mức, chế độ hiện hành.
VI. CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC VIÊN QUÂN ĐỘI
1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Bàn giao số học viên được chuyển sang đào tạo ở các trường ngoài quân đội theo kế hoạch đã thống nhất giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường ngoài quân đội.
b) Kiểm tra, nắm tình hình, chỉ đạo các đơn vị, học viện, nhà trường trong quân đội chuẩn bị nguồn để đào tạo ở các trường ngoài quân đội theo chỉ tiêu kế hoạch đã được phê duyệt.
c) Giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng làm nhiệm vụ phối hợp với các trường ngoài quân đội để thường xuyên quản lý số học viên quân đội đang học ở tại các trường.
2. Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các trường ngoài quân đội trong việc thực hiện đào tạo cán bộ quân đội.
3. Các trường ngoài quân đội có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và đào tạo học viên quân đội theo kế hoạch, chỉ tiêu được giao.
b) Thường xuyên phối hợp với cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý học viên của Bộ Quốc phòng để cùng quản lý số học viên quân đội trong quá trình học tập tại nhà trường.
c) Kết thúc năm học hoặc trong những trường hợp đột xuất, nhà trường có trách nhiệm thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý học viên của Bộ Quốc phòng về kết quả học tập, rèn luyện học viên quân đội và sau 15 ngày tính từ ngày bế giảng khoá học, có thông báo về học viên quân đội tốt nghiệp ở trường ngoài quân đội.
4. Cơ quan quản lý lưu học sinh ở nước ngoài có trách nhiệm:
a) Thông báo cho Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo về học viên quân đội có đủ tiêu chuẩn để chuyển tiếp sinh, hoặc đã học hết thời gian theo quy định nhưng chưa tốt nghiệp.
b) Thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý học viên của Bộ Quốc phòng về học viên quân đội đã hoàn thành khóa học sau 20 ngày tính từ ngày có quyết định về nước.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thuộc trách nhiệm của từng Bộ, ngành thì các cơ quan, tổ chức kịp thời phản ánh về Bộ, ngành đó để chủ trì giải quyết.
KT. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Thứ trưởng
Thượng tướng Nguyễn Văn Được
|
KT. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thứ trưởng
Bành Tiến Long
|
KT. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thứ trưởng
Phan Quang Trung
|
KT. Bộ trưởng Bộ Tài chính
Thứ trưởng
Trần Văn Tá
|
Reviews
There are no reviews yet.