THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ THƯƠNG MẠI – BỘ CÔNG NGHIỆP
SỐ 07/2005/TTLT/BTM/BCN NGÀY 01 THÁNG 04 NĂM 2005 BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 04/2004/TTLT/BTM/BCN NGÀY 28/7/2004 HƯỚNG DẪN VIỆC GIAO VÀ THỰC HIỆN HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 2005
– Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16-01-2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
– Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28-05-2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
– Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủvề việc chuyển nhượng hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ tại Công văn số 1536/VPCP-KTTH ngày 28/3/2005 của Văn phòng Chính phủ;
– Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh hàng dệt may trong nước và Thế giới, đánh giá diễn biến xuất khẩu cuối năm 2004, đầu năm 2005;
– Sau khi tham khảo ý kiến của Hiệp hội dệt may Việt Nam,
Liên Bộ Thương mại – Công nghiệp bổ sung một số điểm của Thông tư Liên tịch Bộ Thương mại – Bộ Công nghiệp số 04/2004/TTLT /BTM/BCN ngày 28/7/2004hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005 như sau:
I. BỔ SUNG MỤC I.- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG, CỤ THỂ:
I.1 Khoản 1-Phạm vi áp dụng hạn ngạch: Hạn ngạch được chia làm 3nhóm:
– Nhóm I: gồm các chủng loại hàng (Cat.) được giao theo các tiêu chí quy định tại Thông tư 04/2004/TTLT/BTM/BCN và Thông tư này.
– Nhóm II: gồm các chủng loại hàng được giao trên cơ sở xem xét đăng ký hạn ngạch của thương nhân.
– Nhóm III:gồm các chủng loại hàng được áp dụng cơ chế cấp Visa tự động.
Căn cứ tình hình thực hiện hạn ngạch từng thời kỳ, Liên Bộ Thương mại – Công nghiệp sẽ có thông báo điều chỉnh Cat. giữa các nhóm trên.
I.2 Khoản 2. Đối tượng được giao và thực hiện hạn ngạch:
Thương nhân chưa được giao hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ có sở hữu tối thiểu 100 máy may công nghiệp (có văn bản xác nhận về máy móc thiết bị và năng lực sản xuất hàng dệt may của Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Thương mại chủ trì phối hợp với Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và đầu tư) được cấp visa tự động và xem xét cấp hạn ngạch hàng mẫu. Trong trường hợp ngừng cấp visa tự động, các thương nhân này cũng được xem xét cấp hạn ngạch.
II. SỬA ĐỔI MỤC II.- QUY ĐỊNH VỀ GIAO HẠN NGẠCH, CỤ THỂ:
II.1. Khoản 1. Giao hạn ngạch: Huỷ Bỏ HAI lo#i hạn ngạch thuộc hạn ngạch phát triển sau:
+ Hạn ngạch dành cho các hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may sử dụng vải/nguyên liệu sản xuất trong nước.
+ Hạn ngạch dành cho thương nhân xuất khẩu các chủng loại hàng dệt may không quản lý bằng hạn ngạch sang Hoa Kỳ từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005.
Các quy định cụ thể về hồ sơ đăng ký, thủ tục đăng ký đối với hai tiêu chí hạn ngạch trên cũng được huỷ bỏ.
6% nguồn hạn ngạch của hai tiêu chí trên được bổ sung cho các nguồn khác như sau:
+ Bổ sung 4% hạn ngạch vào nguồn hạn ngạch thành tích xuất khẩu, nâng tổng nguồn hạn ngạch thành tích lên 84% nguồn hạn ngạch.
+ Bổ sung 1% hạn ngạch vào hạn ngạch dành cho thương nhân tự nguyện tham gia liên kết chuỗi và thương nhân đầu tư các dự án dệt, nhuộm lớn, nâng tổng nguồn hạn ngạch dành cho tiêu chí này lên 5% nguồn hạn ngạch.
+ Bổ sung 1% hạn ngạch vào quỹ dự phòng, nâng tổng quỹ dự phòng lên 3% nguồn hạn ngạch.
II.2. Khoản 2– Căn cứ giao và thực hiện hạn ngạch:
– Điểm 2.1: Hạn ngạch thành tích:Hạn ngạch thành tích được chia làm 3nhóm:
Hạn ngạch thành tích được phân giao dựa trên quy định cụ thể tại Thông báo số 5226/TM-XNK ngày 14/10/2004, số 0301/TM-DM ngày 9/3/2005 và các văn bản kèm theo.
Hạn ngạch các Cat. thuộc nhóm IIđược phân giao dựa trên quy định cụ thể tại Thông báo số 0186/TM-DM ngày 1/2/2005 của Bộ Thương mại hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005.
– Điểm 2.2 – Hạn ngạch phát triển:
+ Bổ sung điểm 2.2.3: Hạn ngạch dành cho thương nhân tự nguyện tham gia liên kết chuỗi và thương nhân đầu tư các dự án dệt, nhuộm lớn theo Thông báo liên Bộ số 0319/TM-DM ngày 11/3/2005.
+ Điểm 2.2.4: Hạn ngạch dành cho thương nhân có nhà máy cách cảng Hải Phòng hoặc cảng quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh trên 500 km thực hiện theo hướng dẫn của Liên Bộ số 6044/TM-XNK ngày 16/11/2004.
+ Điểm 2.2.5: Hạn ngạch dành cho thương nhân có hợp đồng ký với khách hàng là nhà nhập khẩu lớn Hoa Kỳ và các khách hàng có thương hiệu lớn, nổi tiếng thực hiện theo hướng dẫn của Liên Bộ số 5592 ngày 30/10/2004 và 5703/TM-XNK ngày 3/11/2004.
II.3 Khoản 3 – Thời hạn giao hạn ngạch được điều chỉnh tại các văn bản hướng dẫn chi tiết của Liên Bộ về từng tiêu chí.
III. SỬA ĐỔI MỤC IV.- NHỮNG QUY ĐỊNH THỰC HIỆN, CỤ THỂ:
III.1. Khoản 1- Hiệu lực thực hiện:
– Quy định về thời hạn nộp hồ sơ được tính là ngày ghi trên dấu công văn đến Bộ Thương Mại
– Hạn ngạch giao theo một số hình thức như: chuyển đổi, bổ sung số lượng nhỏ, hàng mẫu, ứng trước v.v…được quy định thời hạn hiệu lực phù hợp với thời kỳ cụ thể của các văn bản tương ứng.
III.2. Khoản 2 – Cấp Visa và cấp visa tự động:
Quy định việc thực hiện cấp Visa tự động đối với các Cat.thuộc nhóm III: Các thương nhân đủ điều kiện nêu tại mục I.2 nêu trên (kể cả thương nhân mới chưa được giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ) được cấp Visa tự động sang Hoa Kỳ. Đối với thương nhân mới, khi làm thủ tục cấp Visa tự động cần xuất trình với Phòng Quản lý Xuất Nhập Khẩu khu vực bản xác nhận về năng lực sản xuất của Đoàn kiểm tra Liên ngành.
Căn cứ tình hình thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong từng thời kỳ, liên Bộ Thương mại – Bộ Công nghiệp có thể điều chỉnh danh mục các chủng loại hàng được thực hiện phân giao hạn ngạch và các chủng loại hàng được áp dụng cơ chế cấp visa tự động.
Các lô hàng sản xuất/gia công tại Việt Nam có sử dụng một số bán thành phẩm nhập khẩu được cấp Visa xuất khẩu sang Hoa Kỳ khi lụ hàng đó được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ Việt nam, đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoỏ của Hoa Kỳ.
III.3. Khoản 3. Hoàn trả
Việc hoàn trả, các hình thức gia hạn, cấp lại hoặc phạt trả chậm của những hạn ngạch có thời hạn hiệu lực ngắn hơnmười hai tháng được quy định cụ thể trong văn bản khi cấp hạn ngạch này và hướng dẫn của Liên Bộ.
Việc chuyển nhượng hạn ngạch được thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch hướng dẫn.
III.4 Khoản 4. Chuyển đổi hạn ngạch
Trường hợp có nhu cầu chuyển đổi hạn ngạch giữa các chủng loại hàng (Cat.) để trực tiếp xuất khẩu, thương nhân có văn bản gửi Bộ Thương mại đề nghị giải quyết. Liên Bộ giải quyết đề nghị chuyển đổi hạn ngạch của thương nhân dựa trên quy định của Hiệp định, nguồn hạn ngạch và tỷ lệ chuyển đổi phù hợp giữa các cat. tại thời điểm chuyển đổi.
III.5. Khoản 5. Uỷ thác và nhận uỷ thác:
Thành tích thực hiện hạn ngạch uỷ thác sẽ tính vào thành tích xuất khẩu của thương nhân uỷ thác.
IV. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỤC V.- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH,
CỤ THỂ:
IV.1. Khoản 2, bổ sung:
Tổ giám sát hàng dệt may Liên Bộ (Thành lập tại Quyết định số 1379/2004/QĐ-BTM ngày 27 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại) chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc phân giao hạn ngạch và tình hình thực hiện hạn ngạch để đảm bảo việc quản lý, phân bổ hạn ngạch công bằng, công khai minh bạch, sử dụng hạn ngạch hợp lý và có hiệu quả.
Tổ chức soát xét lại việc phân bổ hạn ngạch hàng dệt may trong năm 2005 trên cơ sở thành tích xuất khẩu năm 2004 của các doanh nghiệp sản xuất; trường hợp nào phân bổ không đúng thì phải thu hồi lại hạn ngạch đã cấp và xử lý theo quy định hiện hành.
Trường hợp phát hiện chuyển tải hàng hoá nước ngoài sử dụng hạn ngạch và xuất xứ hàng Việt Nam và các vi phạm khác sẽ được Liên Bộ xử lý nghiêm minh và/hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan bảo vệ pháp luật.
Các quy định tại Thông tư Liên tịch Bộ Thương mại – Bộ Công nghiệp số 04/2004/TTLT/BTM /BCN ngày 28/7/2004hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005 không được bổ sung tại Thông tư này vẫn giữ nguyên hiệu lực.
Liên Bộ căn cứ vào tình hình thực tiễn sản xuất, kinh doanh của từng thời kỳ để tiếp tục ban hành các văn bản bằng hình thức thông tư liên tịch, văn bản liên tịch, hướng dẫn, quy định chi tiết, thông báođiều hành hạn ngạch năm 2005.
Thông tư Liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Reviews
There are no reviews yet.