I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào đặc điểm tình hình tệ nạn xã hội, số lượng đối tượng mại dâm, nghiện ma tuý (gọi tắt là đối tượng 05, 06) kể cả đối tượng 05, 06 bị nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn, quyết định thành lập hoặc giải thể Cơ sở chữa bệnh (gọi là Trung tâm giáo dục – lao động xã hội).
2. Trung tâm giáo dục – lao động xã hội (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp có thu; trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; có tư cách pháp nhân, con dấu, tải khoản; được nhà nước giao biên chế khung và cấp kinh phí hoạt động.
3. Trung tâm có chức năng giáo dục – lao động xã hội đối với đối tượng 05, 06 và thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm 1 phần II của Thông tư này.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nhiệm vụ của Trung tâm:
a) Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ, chăm sóc, tư vấn cho đối tượng 05, 06 (kể cả đối tượng tự nguyện) theo quy trình quy định;
b) Tổ chức lao động trị liệu, lao động sản xuất, hướng nghiệp, tạo việc làm cho đối tượng. Tổ chức dạy nghề phù hợp với điều kiện của Trung tâm và trình độ của đối tượng hoặc gửi đến các cơ sở dạy nghề ở địa phương.
Thực hiện các dự án về việc làm, xoá đói giảm nghèo, các chương trình kinh tế xã hội khác, tạo điều kiện cho đối tượng hoà nhập cộng đồng;
c) Tổ chức giáo dục pháp luật, đạo đức; rèn luyện thể chất, phục hồi hành vi, nhân cách; thể dục, thể thao, học văn hoá cho đối tượng.
Hướng dẫn, tư vấn cho đối tượng, gia đình về cai nghiện, chữa trị, quản lý, giáo dục;
d) Tổ chức quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự an toàn xã hội tại Trung tâm;
đ) Nghiên cứu thực nghiệm mô hình cai nghiện, chữa trị, phục hồi; phương pháp, quy trình chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề và tổ chức lao động;
e) Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực cho công chức và nhân viên nghiệp vụ;
f) Quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng pháp luật các nguồn kinh phí kể cả nguồn kinh phí được phép thu theo quy định;
g) Hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực được giao;
2. Tổ chức bộ máy của Trung tâm:
Bộ máy của Trung tâm gồm có:
– Phòng Y tế – Phục hồi sức khoẻ;
– Phòng Dạy nghề – Lao động sản xuất;
– Phòng Giáo dục – hoà nhập cộng đồng;
– Phòng Tổ chức – Hành chính – Kế toán;
– Phòng Bảo vệ.
Tuỳ theo quy mô Trung tâm, số lượng, đặc điểm, tính chất của đối tượng, khối lượng công việc và đặc thù của từng địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cơ cấu tổ chức bộ máy cho phù hợp.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ do Giám đốc Trung tâm quy định.
3. Nhân sự của Trung tâm
a) Các chức danh quản lý của Trung tâm gồm:
– Giám đốc phụ trách và các phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm về các hoạt động của Trung tâm; Phó giám đốc thực hiện một số nhiệm vụ do giám đốc phân công;
– Các phòng nghiệp vụ có Trưởng phòng, phó phòng và các công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ;
b) Việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo như sau:
– Giám đốc Trung tâm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và ý kiến thẩm định của Trưởng ban – Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố;
– Phó giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Trung tâm;
– Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, Phó phòng của Trung tâm.
c) Định mức cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả cán bộ quản lý) của Trung tâm:
– Trung tâm có đối tượng 05, 06 dưới 100 người, thực hiện định mức 1 cán bộ, công chức, viên chức quản lý 5-6 đối tượng;
– Trung tâm có đối tượng 05, 06 từ 100 đến dưới 200 người, thực hiện định mức 1 cán bộ, công chức, viên chức quản lý 7-8 đối tượng;
– Trung tâm có đối tượng 05, 06 từ 200 đến dưới 500 người, thực hiện định mức 1 cán bộ, công chức, viên chức quản lý 9 – 10 đối tượng;
– Trung tâm có đối tượng 05, 06 từ 500 người trở lên, thực hiện định mức 1 cán bộ, công chức, viên chức quản lý 11-15 đối tượng.
Định mức nêu trên làm căn cứ để xác định kinh phí hoạt động thường xuyên của Trung tâm.
d) Cán bộ, công chức, viên chức của Trung tâm gồm:
– Biên chế khung do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định trong tổng biên chế của Sở được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao.
Biên chế khung gồm cán bộ, công chức giữ các chức vụ: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, Phó phòng và những người được xếp ngạch chuyên viên có trình độ đại học, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp trở lên.
Việc quản lý cán bộ, công chức trong biên chế khung thực hiện theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức.
– Lao động hợp đồng: Căn cứ vào nhu cầu công việc và định mức cán bộ, công chức, viên chức nêu tại điểm c trên (sau khi đã trừ số lượng biên chế khung) Giám đốc Trung tâm được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danh để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.
Những người được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn được hưởng quyền lợi và có nghĩa vụ như cán bộ công chức nhà nước.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Trưởng ban Ban Tổ chức Chính quyền:
a) Chỉ đạo Giám đốc Trung tâm cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ; xây dựng phương án tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đủ cơ cấu chức danh, đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và số lượng lao động hợp đồng theo định mức đã được quy định;
b) Hướng dẫn Trung tâm xây dựng quy chế làm việc, cơ chế phối hợp và mối quan hệ công tác của các ngành tại địa phương để tổ chức, quản lý Trung tâm;
c) Tổ chức kiểm tra, duy trì các hoạt động của Trung tâm.
2. Giám đốc Trung tâm căn cứ phương án sắp xếp tổ chức, lao động và quy chế làm việc của Trung tâm đã được Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội duyệt có trách nhiệm triển khai và phối hợp với các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Thông tư này đều baic bỏ.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị các tỉnh, thành phố phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào đặc điểm tình hình tệ nạn xã hội, số lượng đối tượng mại dâm, nghiện ma tuý (gọi tắt là đối tượng 05, 06) kể cả đối tượng 05, 06 bị nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn, quyết định thành lập hoặc giải thể Cơ sở chữa bệnh (gọi là Trung tâm giáo dục – lao động xã hội).
2. Trung tâm giáo dục – lao động xã hội (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp có thu; trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; có tư cách pháp nhân, con dấu, tải khoản; được nhà nước giao biên chế khung và cấp kinh phí hoạt động.
3. Trung tâm có chức năng giáo dục – lao động xã hội đối với đối tượng 05, 06 và thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm 1 phần II của Thông tư này.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nhiệm vụ của Trung tâm:
a) Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ, chăm sóc, tư vấn cho đối tượng 05, 06 (kể cả đối tượng tự nguyện) theo quy trình quy định;
b) Tổ chức lao động trị liệu, lao động sản xuất, hướng nghiệp, tạo việc làm cho đối tượng. Tổ chức dạy nghề phù hợp với điều kiện của Trung tâm và trình độ của đối tượng hoặc gửi đến các cơ sở dạy nghề ở địa phương.
Thực hiện các dự án về việc làm, xoá đói giảm nghèo, các chương trình kinh tế xã hội khác, tạo điều kiện cho đối tượng hoà nhập cộng đồng;
c) Tổ chức giáo dục pháp luật, đạo đức; rèn luyện thể chất, phục hồi hành vi, nhân cách; thể dục, thể thao, học văn hoá cho đối tượng.
Hướng dẫn, tư vấn cho đối tượng, gia đình về cai nghiện, chữa trị, quản lý, giáo dục;
d) Tổ chức quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự an toàn xã hội tại Trung tâm;
đ) Nghiên cứu thực nghiệm mô hình cai nghiện, chữa trị, phục hồi; phương pháp, quy trình chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề và tổ chức lao động;
e) Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực cho công chức và nhân viên nghiệp vụ;
f) Quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng pháp luật các nguồn kinh phí kể cả nguồn kinh phí được phép thu theo quy định;
g) Hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực được giao;
2. Tổ chức bộ máy của Trung tâm:
Bộ máy của Trung tâm gồm có:
– Phòng Y tế – Phục hồi sức khoẻ;
– Phòng Dạy nghề – Lao động sản xuất;
– Phòng Giáo dục – hoà nhập cộng đồng;
– Phòng Tổ chức – Hành chính – Kế toán;
– Phòng Bảo vệ.
Tuỳ theo quy mô Trung tâm, số lượng, đặc điểm, tính chất của đối tượng, khối lượng công việc và đặc thù của từng địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cơ cấu tổ chức bộ máy cho phù hợp.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ do Giám đốc Trung tâm quy định.
3. Nhân sự của Trung tâm
a) Các chức danh quản lý của Trung tâm gồm:
– Giám đốc phụ trách và các phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm về các hoạt động của Trung tâm; Phó giám đốc thực hiện một số nhiệm vụ do giám đốc phân công;
– Các phòng nghiệp vụ có Trưởng phòng, phó phòng và các công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ;
b) Việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo như sau:
– Giám đốc Trung tâm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và ý kiến thẩm định của Trưởng ban – Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố;
– Phó giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Trung tâm;
– Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, Phó phòng của Trung tâm.
c) Định mức cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả cán bộ quản lý) của Trung tâm:
– Trung tâm có đối tượng 05, 06 dưới 100 người, thực hiện định mức 1 cán bộ, công chức, viên chức quản lý 5-6 đối tượng;
– Trung tâm có đối tượng 05, 06 từ 100 đến dưới 200 người, thực hiện định mức 1 cán bộ, công chức, viên chức quản lý 7-8 đối tượng;
– Trung tâm có đối tượng 05, 06 từ 200 đến dưới 500 người, thực hiện định mức 1 cán bộ, công chức, viên chức quản lý 9 – 10 đối tượng;
– Trung tâm có đối tượng 05, 06 từ 500 người trở lên, thực hiện định mức 1 cán bộ, công chức, viên chức quản lý 11-15 đối tượng.
Định mức nêu trên làm căn cứ để xác định kinh phí hoạt động thường xuyên của Trung tâm.
d) Cán bộ, công chức, viên chức của Trung tâm gồm:
– Biên chế khung do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định trong tổng biên chế của Sở được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao.
Biên chế khung gồm cán bộ, công chức giữ các chức vụ: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, Phó phòng và những người được xếp ngạch chuyên viên có trình độ đại học, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp trở lên.
Việc quản lý cán bộ, công chức trong biên chế khung thực hiện theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức.
– Lao động hợp đồng: Căn cứ vào nhu cầu công việc và định mức cán bộ, công chức, viên chức nêu tại điểm c trên (sau khi đã trừ số lượng biên chế khung) Giám đốc Trung tâm được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danh để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.
Những người được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn được hưởng quyền lợi và có nghĩa vụ như cán bộ công chức nhà nước.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Trưởng ban Ban Tổ chức Chính quyền:
a) Chỉ đạo Giám đốc Trung tâm cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ; xây dựng phương án tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đủ cơ cấu chức danh, đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và số lượng lao động hợp đồng theo định mức đã được quy định;
b) Hướng dẫn Trung tâm xây dựng quy chế làm việc, cơ chế phối hợp và mối quan hệ công tác của các ngành tại địa phương để tổ chức, quản lý Trung tâm;
c) Tổ chức kiểm tra, duy trì các hoạt động của Trung tâm.
2. Giám đốc Trung tâm căn cứ phương án sắp xếp tổ chức, lao động và quy chế làm việc của Trung tâm đã được Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội duyệt có trách nhiệm triển khai và phối hợp với các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Thông tư này đều baic bỏ.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị các tỉnh, thành phố phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.
Reviews
There are no reviews yet.