Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-CA-QP-YT-GTVT-KH&CN của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tiêu chuẩn và lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, đèn của xe ưu tiên

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ CÔNG AN – BỘ QUỐC PHÒNG – BỘ Y TẾ – BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI – BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỐ 02/2008/TTLT-CA-QP-YT-GTVT-KH&CN NGÀY 31 THÁNG 03 NĂM 2008

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN VÀ LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG TÍN HIỆU CÒI,

ĐÈN CỦA XE ƯU TIÊN

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;

Căn cứ Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ;

Liên Bộ: Công an – Quốc phòng – Y tế – Giao thông vận tải – Khoa học và Công nghệ, thống nhất quy định về tiêu chuẩn và lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, đèn của xe ưu tiên, như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định cụ thể về tiêu chuẩn và lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, đèn của xe ưu tiên.

2. Đối tượng áp dụng: Xe chữa cháy; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; xe cứu thương; xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu nạn giao thông.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Tiêu chuẩn còi, đèn của xe ưu tiên

1.1. Tiêu chuẩn còi ưu tiên của xe ôtô:

STT

Loại xe ưu tiên

Chu kỳ tín hiệu (ms)

Tần số điều chế (Hz)

Biên độ tín hiệu (Vpp)

Công suất ra (W)

Cường độ âm thanh (dB)

Chu kỳ còi phát ra (lần/phút)

Chế độ còi ưu tiên

1

Xe chữa cháy

20

580 ÷ 1400

100

70

125 ÷ 135

120

Báo động (WALL)

2

Xe quân sự, xe công an làm nhiệm vụ khẩn cấp

10

500 ÷ 850

100

50

120 ÷ 125

180

Khẩn cấp (YELP)

3

Xe cứu thương

20

600 ÷ 800

100

50

125 ÷ 130

60

Còi y tế (YEOW)

4

Xe cảnh sát dẫn đường

30

580 ÷ 1400

100

70

120 ÷ 125

120

Hú dài (SIREN)

5

Xe cứu nạn giao thông

20

600 ÷ 800

100

50

120 ÷ 125

40

Cao thấp (HI-LO)

1.2. Tiêu chuẩn còi ưu tiên của xe mô tô (2 hoặc 3 bánh):

STT

Loại xe ưu tiên

Chu kỳ tín hiệu (ms)

Tần số điều chế (Hz)

Biên độ tín hiệu (Vpp)

Công suất ra (W)

Cường độ âm thanh (dB)

Chu kỳ còi phát ra (lần/phút)

Chế độ còi ưu tiên

1

Xe quân sự, xe công an làm nhiệm vụ khẩn cấp

10

500 ÷ 850

100

30

120 ÷ 125

180

Khẩn cấp (YELP)

2

Xe cảnh sát dẫn đường

30

580 ÷ 1400

100

30

120 ÷ 125

120

Hú dài (SIREN)

1.3. Tiêu chuẩn đèn ưu tiên của xe ô tô:

STT

Loại xe ưu tiên

Mầu sắc

Đèn đơn

Đèn kép

Tốc độ quay của chao đèn hoặc tần số chớp (vòng hoặc lần/phút)

Công suất (W)

Cường độ sáng (cd)

Công suất (W)

Cường độ sáng (cd)

1

Xe chữa cháy

Đỏ

55

48

110

96

60 ÷ 120

Xanh

21

12

42

24

2

Xe quân sự làm nhiệm vụ khẩn cấp

Đỏ

55

48

110

96

60 ÷ 120

3

Xe công an làm nhiệm vụ khẩn cấp

Xanh

21

12

42

24

60 ÷ 120

Đỏ

55

48

110

96

4

Xe cứu thương

Đỏ

55

48

110

96

60 ÷ 120

5

Xe cảnh sát dẫn đường

Xanh-đỏ

110 ÷ 220

96 ÷ 192

60 ÷ 120

6

Xe cứu nạn giao thông

Vàng

21

12

42

24

60 ÷ 120

1.4. Tiêu chuẩn đèn ưu tiên của xe mô tô (2 hoặc 3 bánh):

STT

Loại xe ưu tiên

Mầu sắc

Đèn đơn

Tốc độ quay của chao đèn hoặc tần số chớp (vòng hoặc lần/phút)

Công suất (W)

Cường độ sáng (cd)

1

Xe quân sự làm nhiệm vụ khẩn cấp

Đỏ

55

48

60 ÷ 120

2

Xe công an làm nhiệm vụ khẩn cấp; Xe cảnh sát dẫn đường

Đỏ

55

48

60 ÷ 120

Xanh

21

12

60 ÷ 120

1.5. Phân loại và hình dạng của đèn ưu tiên:

1.5.1. Phân loại:

Đèn ưu tiên được phân thành các loại và kiểu cụ thể như sau:

STT

Loại

Kiểu

1

Đèn đơn

Đèn ưu tiên dạng hình tròn

Đèn ưu tiên dạng hình trụ

2

Đèn kép

Đèn ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật loại 2 bóng đèn

Đèn ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật loại 4 bóng đèn

1.5.2. Hình dạng:

Hình dạng đèn xe ưu tiên thể hiện trong các hình từ Hình 1 đến Hình 4.

Chú thích: Các hình nêu trên chỉ dùng để minh họa, không thể hiện kết cấu của đèn ưu tiên.

16. Còi, đèn xe ưu tiên phải bảo đảm đúng yêu cầu quy định tại tiết 1.1 đến tiết 1.5 điểm 1 Mục này và được kiểm định chất lượng tại tổ chức kiểm định cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Việc lắp dặt, sử dụng:

2.1. Các Bộ quy định cụ thể và hướng dẫn thống nhất (từ Bộ đến địa phương) việc lắp đặt, sử dụng còi, đèn của xe ưu tiên thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.

2.2. Các xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp được lắp đặt và sử dụng còi, đèn của xe ưu tiên quy định tại điểm 1, Mục II của Thông tư này, bao gồm:

2.2.1. Đối với xe quân sự: Xe làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự, xe làm nhiệm vụ kiểm tra xe quân sự, xe làm nhiệm vụ bảo vệ đoàn, xe chỉ huy chữa cháy, xe chỉ huy cứu hộ, cứu nạn, xe chỉ huy tác chiến, xe thông tin làm nhiệm vụ hoả tốc, xe chỉ huy đoàn hành quân thuộc Bộ Quốc phòng, tổng cục, quân khu, quân đoàn, quân binh chủng khi thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp.

2.2.2. Đối với xe công an: Xe đi bắt, khám xét hoặc tiến hành các hoạt động điều tra, xe chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông, xe tuần tra kiểm soát giao thông, xe cảnh sát 113, xe cảnh sát trật tự, xe cảnh sát cơ động, xe cảnh sát bảo vệ, xe dẫn giải phạm nhân, xe giao liên, xe chở tài liệu mật, xe chở vũ khí, khí tài và các hoạt động khẩn cấp khác.

2.3. Khi lắp đặt còi, đèn của xe ưu tiên phải đúng đối tượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, chế độ còi và màu sắc đèn của từng loại xe ưu tiên theo quy định tạ Nghị định 14/2003/NĐ-CP của Chính phủ và quy định tại điểm 1, Mục II của Thông tư này.

2.4. Các xe ưu tiên theo quy định đã được lắp đặt còi, đèn ưu tiên nhưng do xe bị hư hỏng, cũ nát, thanh lý hoặc chuyển đổi xe để sử đụng vào mục đích khác thì phải tháo gỡ thu hồi còi, đèn của xe ưu tiên để quản lý.

2.5. Việc lắp đặt còi, đèn của xe ưu tiên phải đúng vị trí. Trên cơ sở kích thước của từng loại xe để xác định vị trí lắp đặt (kể cả các loại xe được lắp đặt cố định hoặc xe được lắp trong trường hợp đột xuất): đèn ưu tiên trên nóc xe; còi phát tín hiệu ưu tiên ở trong xe hoặc trên nóc xe cho phù hợp. Tín hiệu còi, đèn của xe ưu tiên khi phát ra phải đủ điều kiện (âm thanh, ánh sáng) để người và các phương tiện tham gia giao thông nhận biết được:

2.5.1. Xe ô tô: Đèn ưu tiên lắp trên nóc xe, phía trên người lái; còi phát tín hiệu ưu tiên lắp ở trong xe hoặc trên nóc xe.

2.5.2. Xe mô tô: Đèn ưu tiên lắp ở càng xe bên phải, phía trước hoặc phía sau; còi phát tín hiệu ưu tiên lắp ở phía trước, đầu xe.

2.6. Tín hiệu còi, đèn của xe ưu tiên chỉ được sử dụng khi đi làm nhiệm vụ theo quy định tại Điều 20 Luật Giao thông đường bộ, Điều 14 Nghị định 14/2003/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định tại Thông tư này.

2.7. Nghiêm cấm các xe không được ưu tiên lắp đặt, sử dụng còi, đèn của xe ưu tiên; các xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng còi, đèn của xe ưu tiên trái quy định.

III. KIỂM TRA XỬ LÝ VI PHẠM

1. Các Bộ có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, rà soát xử lý các vi phạm về lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, đèn của xe ưu tiên thuộc thẩm quyền quản lý; nếu phát hiện có vi phạm phải tháo gỡ thu hồi và xử lý nghiêm khắc cá nhân, đơn vị vi phạm.

2. Các lực lượng Công an, Kiểm soát quân sự và lực lượng khác trong phạm vi chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được giao khi thi hành nhiệm vụ có trách nhiệm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về lắp đặt, sử dụng tín hiệu (còi, đèn, cờ) của xe ưu tiên theo quy định của pháp luật.

3. Đối với các trường hợp vi phạm về lắp đặt, sử dụng tín hiệu (còi, đèn, cờ) của xe ưu tiên, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo đến các Bộ, ngành, đơn vị có xe vi phạm biết để quản lý.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao có trách nhiệm tổ chức triển khai và phối hợp thực hiện nghiêm túc việc lắp đặt, sử dụng còi, đèn của xe ưu tiên theo đúng quy định tại Thông tư này.

2. BỘ Công an (Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt) là cơ quan thường trực theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng xe ưu tiên phản ảnh kịp thời về các Bộ: Công an, Quốc phòng, Y tế, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ để hướng dẫn giải quyết.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

THỨ TRƯỞNG

Phan Trung Kiên

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

THỨ TRƯỞNG

Trần Đại Quang

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Xuyên

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT

THỨ TRƯỞNG

Trần Doãn Thọ

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THỨ TRƯỞNG

Trần Quốc Thắng

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-CA-QP-YT-GTVT-KH&CN của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tiêu chuẩn và lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, đèn của xe ưu tiên
Cơ quan ban hành: Bộ Công an; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Quốc phòng; Bộ Y tế Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 02/2008/TTLT-CA-QP-YT-GTVT-KH&CN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Bùi Bá Bổng; Trần Doãn Thọ; Nguyễn Thị Xuyên; Trần Quốc Thắng; Trần Đại Quang; Nguyễn Cẩm Tú
Ngày ban hành: 31/03/2008 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giao thông
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ CÔNG AN – BỘ QUỐC PHÒNG – BỘ Y TẾ – BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI – BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỐ 02/2008/TTLT-CA-QP-YT-GTVT-KH&CN NGÀY 31 THÁNG 03 NĂM 2008

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN VÀ LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG TÍN HIỆU CÒI,

ĐÈN CỦA XE ƯU TIÊN

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;

Căn cứ Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ;

Liên Bộ: Công an – Quốc phòng – Y tế – Giao thông vận tải – Khoa học và Công nghệ, thống nhất quy định về tiêu chuẩn và lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, đèn của xe ưu tiên, như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định cụ thể về tiêu chuẩn và lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, đèn của xe ưu tiên.

2. Đối tượng áp dụng: Xe chữa cháy; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; xe cứu thương; xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu nạn giao thông.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Tiêu chuẩn còi, đèn của xe ưu tiên

1.1. Tiêu chuẩn còi ưu tiên của xe ôtô:

STT

Loại xe ưu tiên

Chu kỳ tín hiệu (ms)

Tần số điều chế (Hz)

Biên độ tín hiệu (Vpp)

Công suất ra (W)

Cường độ âm thanh (dB)

Chu kỳ còi phát ra (lần/phút)

Chế độ còi ưu tiên

1

Xe chữa cháy

20

580 ÷ 1400

100

70

125 ÷ 135

120

Báo động (WALL)

2

Xe quân sự, xe công an làm nhiệm vụ khẩn cấp

10

500 ÷ 850

100

50

120 ÷ 125

180

Khẩn cấp (YELP)

3

Xe cứu thương

20

600 ÷ 800

100

50

125 ÷ 130

60

Còi y tế (YEOW)

4

Xe cảnh sát dẫn đường

30

580 ÷ 1400

100

70

120 ÷ 125

120

Hú dài (SIREN)

5

Xe cứu nạn giao thông

20

600 ÷ 800

100

50

120 ÷ 125

40

Cao thấp (HI-LO)

1.2. Tiêu chuẩn còi ưu tiên của xe mô tô (2 hoặc 3 bánh):

STT

Loại xe ưu tiên

Chu kỳ tín hiệu (ms)

Tần số điều chế (Hz)

Biên độ tín hiệu (Vpp)

Công suất ra (W)

Cường độ âm thanh (dB)

Chu kỳ còi phát ra (lần/phút)

Chế độ còi ưu tiên

1

Xe quân sự, xe công an làm nhiệm vụ khẩn cấp

10

500 ÷ 850

100

30

120 ÷ 125

180

Khẩn cấp (YELP)

2

Xe cảnh sát dẫn đường

30

580 ÷ 1400

100

30

120 ÷ 125

120

Hú dài (SIREN)

1.3. Tiêu chuẩn đèn ưu tiên của xe ô tô:

STT

Loại xe ưu tiên

Mầu sắc

Đèn đơn

Đèn kép

Tốc độ quay của chao đèn hoặc tần số chớp (vòng hoặc lần/phút)

Công suất (W)

Cường độ sáng (cd)

Công suất (W)

Cường độ sáng (cd)

1

Xe chữa cháy

Đỏ

55

48

110

96

60 ÷ 120

Xanh

21

12

42

24

2

Xe quân sự làm nhiệm vụ khẩn cấp

Đỏ

55

48

110

96

60 ÷ 120

3

Xe công an làm nhiệm vụ khẩn cấp

Xanh

21

12

42

24

60 ÷ 120

Đỏ

55

48

110

96

4

Xe cứu thương

Đỏ

55

48

110

96

60 ÷ 120

5

Xe cảnh sát dẫn đường

Xanh-đỏ

110 ÷ 220

96 ÷ 192

60 ÷ 120

6

Xe cứu nạn giao thông

Vàng

21

12

42

24

60 ÷ 120

1.4. Tiêu chuẩn đèn ưu tiên của xe mô tô (2 hoặc 3 bánh):

STT

Loại xe ưu tiên

Mầu sắc

Đèn đơn

Tốc độ quay của chao đèn hoặc tần số chớp (vòng hoặc lần/phút)

Công suất (W)

Cường độ sáng (cd)

1

Xe quân sự làm nhiệm vụ khẩn cấp

Đỏ

55

48

60 ÷ 120

2

Xe công an làm nhiệm vụ khẩn cấp; Xe cảnh sát dẫn đường

Đỏ

55

48

60 ÷ 120

Xanh

21

12

60 ÷ 120

1.5. Phân loại và hình dạng của đèn ưu tiên:

1.5.1. Phân loại:

Đèn ưu tiên được phân thành các loại và kiểu cụ thể như sau:

STT

Loại

Kiểu

1

Đèn đơn

Đèn ưu tiên dạng hình tròn

Đèn ưu tiên dạng hình trụ

2

Đèn kép

Đèn ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật loại 2 bóng đèn

Đèn ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật loại 4 bóng đèn

1.5.2. Hình dạng:

Hình dạng đèn xe ưu tiên thể hiện trong các hình từ Hình 1 đến Hình 4.

Chú thích: Các hình nêu trên chỉ dùng để minh họa, không thể hiện kết cấu của đèn ưu tiên.

16. Còi, đèn xe ưu tiên phải bảo đảm đúng yêu cầu quy định tại tiết 1.1 đến tiết 1.5 điểm 1 Mục này và được kiểm định chất lượng tại tổ chức kiểm định cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Việc lắp dặt, sử dụng:

2.1. Các Bộ quy định cụ thể và hướng dẫn thống nhất (từ Bộ đến địa phương) việc lắp đặt, sử dụng còi, đèn của xe ưu tiên thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.

2.2. Các xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp được lắp đặt và sử dụng còi, đèn của xe ưu tiên quy định tại điểm 1, Mục II của Thông tư này, bao gồm:

2.2.1. Đối với xe quân sự: Xe làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự, xe làm nhiệm vụ kiểm tra xe quân sự, xe làm nhiệm vụ bảo vệ đoàn, xe chỉ huy chữa cháy, xe chỉ huy cứu hộ, cứu nạn, xe chỉ huy tác chiến, xe thông tin làm nhiệm vụ hoả tốc, xe chỉ huy đoàn hành quân thuộc Bộ Quốc phòng, tổng cục, quân khu, quân đoàn, quân binh chủng khi thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp.

2.2.2. Đối với xe công an: Xe đi bắt, khám xét hoặc tiến hành các hoạt động điều tra, xe chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông, xe tuần tra kiểm soát giao thông, xe cảnh sát 113, xe cảnh sát trật tự, xe cảnh sát cơ động, xe cảnh sát bảo vệ, xe dẫn giải phạm nhân, xe giao liên, xe chở tài liệu mật, xe chở vũ khí, khí tài và các hoạt động khẩn cấp khác.

2.3. Khi lắp đặt còi, đèn của xe ưu tiên phải đúng đối tượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, chế độ còi và màu sắc đèn của từng loại xe ưu tiên theo quy định tạ Nghị định 14/2003/NĐ-CP của Chính phủ và quy định tại điểm 1, Mục II của Thông tư này.

2.4. Các xe ưu tiên theo quy định đã được lắp đặt còi, đèn ưu tiên nhưng do xe bị hư hỏng, cũ nát, thanh lý hoặc chuyển đổi xe để sử đụng vào mục đích khác thì phải tháo gỡ thu hồi còi, đèn của xe ưu tiên để quản lý.

2.5. Việc lắp đặt còi, đèn của xe ưu tiên phải đúng vị trí. Trên cơ sở kích thước của từng loại xe để xác định vị trí lắp đặt (kể cả các loại xe được lắp đặt cố định hoặc xe được lắp trong trường hợp đột xuất): đèn ưu tiên trên nóc xe; còi phát tín hiệu ưu tiên ở trong xe hoặc trên nóc xe cho phù hợp. Tín hiệu còi, đèn của xe ưu tiên khi phát ra phải đủ điều kiện (âm thanh, ánh sáng) để người và các phương tiện tham gia giao thông nhận biết được:

2.5.1. Xe ô tô: Đèn ưu tiên lắp trên nóc xe, phía trên người lái; còi phát tín hiệu ưu tiên lắp ở trong xe hoặc trên nóc xe.

2.5.2. Xe mô tô: Đèn ưu tiên lắp ở càng xe bên phải, phía trước hoặc phía sau; còi phát tín hiệu ưu tiên lắp ở phía trước, đầu xe.

2.6. Tín hiệu còi, đèn của xe ưu tiên chỉ được sử dụng khi đi làm nhiệm vụ theo quy định tại Điều 20 Luật Giao thông đường bộ, Điều 14 Nghị định 14/2003/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định tại Thông tư này.

2.7. Nghiêm cấm các xe không được ưu tiên lắp đặt, sử dụng còi, đèn của xe ưu tiên; các xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng còi, đèn của xe ưu tiên trái quy định.

III. KIỂM TRA XỬ LÝ VI PHẠM

1. Các Bộ có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, rà soát xử lý các vi phạm về lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, đèn của xe ưu tiên thuộc thẩm quyền quản lý; nếu phát hiện có vi phạm phải tháo gỡ thu hồi và xử lý nghiêm khắc cá nhân, đơn vị vi phạm.

2. Các lực lượng Công an, Kiểm soát quân sự và lực lượng khác trong phạm vi chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được giao khi thi hành nhiệm vụ có trách nhiệm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về lắp đặt, sử dụng tín hiệu (còi, đèn, cờ) của xe ưu tiên theo quy định của pháp luật.

3. Đối với các trường hợp vi phạm về lắp đặt, sử dụng tín hiệu (còi, đèn, cờ) của xe ưu tiên, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo đến các Bộ, ngành, đơn vị có xe vi phạm biết để quản lý.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao có trách nhiệm tổ chức triển khai và phối hợp thực hiện nghiêm túc việc lắp đặt, sử dụng còi, đèn của xe ưu tiên theo đúng quy định tại Thông tư này.

2. BỘ Công an (Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt) là cơ quan thường trực theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng xe ưu tiên phản ảnh kịp thời về các Bộ: Công an, Quốc phòng, Y tế, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ để hướng dẫn giải quyết.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

THỨ TRƯỞNG

Phan Trung Kiên

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

THỨ TRƯỞNG

Trần Đại Quang

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Xuyên

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT

THỨ TRƯỞNG

Trần Doãn Thọ

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THỨ TRƯỞNG

Trần Quốc Thắng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-CA-QP-YT-GTVT-KH&CN của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tiêu chuẩn và lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, đèn của xe ưu tiên”