THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 80/2000/TT-BTC NGÀY 31 THÁNG 07 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ THUỐC LÁ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
KHÔNGDÁN TEM BỊ TỊCH THU
Căn cứ Quyết định số 175/1999/QĐ-TTg ngày 25/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc dán tem thuốc lá sản xuất trong nước;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 133/1999/TTLT-BTC-BTM-BCN ngày 16/11/1999 của Liên Bộ: Tài chính, Thương mại, Công nghiệp về việc dán tem thuốc lá sản xuất trong nước;
Sau khi đã có ý kiến thống nhất của Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại, Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý thuốc lá sản xuất trong nước không dán tem bị tịch thu như sau:
I. QUẢN LÝ THUỐC LÁ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
KHÔNG DÁN TEM BỊ TỊCH THU
Theo quy định tại tiết 1.1 điểm 1 Phần III Thông tư liên tịch số 133/1999/TTLT-BTC-BTM-BCN ngày 16/11/1999 của Liên Bộ: Tài chính, Thương mại, Công nghiệp về việc dán tem thuốc lá sản xuất trong nước thì từ 1/7/2000 thuốc lá sản xuất trong nước lưu thông trên thị trường không dán tem đều bị xử lý tịch thu.
Thuốc lá sản xuất trong nước không dán tem bị tịch thu là tài sản nhà nước quản lý. Các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường phát hiện thuốc lá sản xuất trong nước không dán tem được ra quyết định tịch thu theo quy định tại Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 03/01/1995 của Chính phủ về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Thuốc lá đã tịch thu được quản lý theo Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1766/1998/QĐ-BTC ngày 07/12/1998 và Quyết định số 29/2000/QĐ-BTC ngày 29/02/2000 về việc sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý và xử lý tài sản nói trên của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
II. XỬ LÝ THUỐC LÁ TỊCH THU
1. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp sản xuất thuốc lá không dán tem thì cơ quan kiểm soát ra quyết định phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa. Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá không dán tem bị tịch thu phải mua lại toàn bộ số thuốc lá không dán tem, giá mua thuốc lá không dán tem bằng giá thuốc lá cùng loại doanh nghiệp bán ra trên thị trường tại thời điểm phát hiện.
2. Đối với các trường hợp kiểm tra trên thị trường phát hiện thuốc lá không dán tem thì tổ chức và cá nhân kinh doanh thuốc lá không dán tem bị phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa. Số thuốc lá đã tịch thu được xử lý như sau:
– Trường hợp xác định được nguồn gốc sản xuất thuốc lá không dán tem thì doanh nghiệp sản xuất sẽ bị phạt vi phạm hành chính, bị tịch thu toàn bộ số tiền bán thuốc lá không dán tem và phải mua lại toàn bộ số thuốc lá không dán tem này, giá mua thuốc lá tịch thu phải bằng giá thuốc lá cùng loại doanh nghiệp bán ra cùng thời điểm.
– Trường hợp không xác định được nguồn gốc sản xuất số thuốc lá này sau khi tịch thu phải tổ chức tiêu hủy theo quy định tại điểm 6.2 Mục V theo Thông tư Liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Liên Bộ Thương mại, Tài chính, Công an, Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
3. Trong mọi trường hợp phát hiện được doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ thuốc lá không dán tem hoặc qua kiểm tra trên thị trường phát hiện thuốc lá sản xuất trong nước không dán tem mà xác định được nguồn gốc sản xuất, doanh nghiệp sản xuất phải đến địa điểm Hội đồng xử lý thông báo để tiếp nhận. Đối với thuốc lá đã kém phẩm chất doanh nghiệp sản xuất cũng phải tiếp nhận để tự tiêu hủy hoặc tái chế.
4. Đối với những trường hợp vi phạm với số lượng thuốc lá không dán tem lớn hoặc tái phạm, doanh nghiệp sản xuất thuốc lá và các tổ chức, cá nhân tiêu thụ ngoài việc bị xử lý phạt vi phạm hành chính, tịch thu hàng hóa, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.
III. QUẢN LÝ TIỀN PHẠT, TIỀN BÁN THUỐC LÁ TỊCH THU
VÀ TRÍCH THƯỞNG
Thực hiện theo quy định tại Mục VI Thông tư Liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM- BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Liên Bộ Thương mại, Tài chính, Công an, Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn, bổ sung.
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 80/2000/TT-BTC NGÀY 31 THÁNG 07 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ THUỐC LÁ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
KHÔNGDÁN TEM BỊ TỊCH THU
Căn cứ Quyết định số 175/1999/QĐ-TTg ngày 25/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc dán tem thuốc lá sản xuất trong nước;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 133/1999/TTLT-BTC-BTM-BCN ngày 16/11/1999 của Liên Bộ: Tài chính, Thương mại, Công nghiệp về việc dán tem thuốc lá sản xuất trong nước;
Sau khi đã có ý kiến thống nhất của Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại, Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý thuốc lá sản xuất trong nước không dán tem bị tịch thu như sau:
I. QUẢN LÝ THUỐC LÁ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
KHÔNG DÁN TEM BỊ TỊCH THU
Theo quy định tại tiết 1.1 điểm 1 Phần III Thông tư liên tịch số 133/1999/TTLT-BTC-BTM-BCN ngày 16/11/1999 của Liên Bộ: Tài chính, Thương mại, Công nghiệp về việc dán tem thuốc lá sản xuất trong nước thì từ 1/7/2000 thuốc lá sản xuất trong nước lưu thông trên thị trường không dán tem đều bị xử lý tịch thu.
Thuốc lá sản xuất trong nước không dán tem bị tịch thu là tài sản nhà nước quản lý. Các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường phát hiện thuốc lá sản xuất trong nước không dán tem được ra quyết định tịch thu theo quy định tại Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 03/01/1995 của Chính phủ về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Thuốc lá đã tịch thu được quản lý theo Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1766/1998/QĐ-BTC ngày 07/12/1998 và Quyết định số 29/2000/QĐ-BTC ngày 29/02/2000 về việc sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý và xử lý tài sản nói trên của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
II. XỬ LÝ THUỐC LÁ TỊCH THU
1. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp sản xuất thuốc lá không dán tem thì cơ quan kiểm soát ra quyết định phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa. Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá không dán tem bị tịch thu phải mua lại toàn bộ số thuốc lá không dán tem, giá mua thuốc lá không dán tem bằng giá thuốc lá cùng loại doanh nghiệp bán ra trên thị trường tại thời điểm phát hiện.
2. Đối với các trường hợp kiểm tra trên thị trường phát hiện thuốc lá không dán tem thì tổ chức và cá nhân kinh doanh thuốc lá không dán tem bị phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa. Số thuốc lá đã tịch thu được xử lý như sau:
– Trường hợp xác định được nguồn gốc sản xuất thuốc lá không dán tem thì doanh nghiệp sản xuất sẽ bị phạt vi phạm hành chính, bị tịch thu toàn bộ số tiền bán thuốc lá không dán tem và phải mua lại toàn bộ số thuốc lá không dán tem này, giá mua thuốc lá tịch thu phải bằng giá thuốc lá cùng loại doanh nghiệp bán ra cùng thời điểm.
– Trường hợp không xác định được nguồn gốc sản xuất số thuốc lá này sau khi tịch thu phải tổ chức tiêu hủy theo quy định tại điểm 6.2 Mục V theo Thông tư Liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Liên Bộ Thương mại, Tài chính, Công an, Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
3. Trong mọi trường hợp phát hiện được doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ thuốc lá không dán tem hoặc qua kiểm tra trên thị trường phát hiện thuốc lá sản xuất trong nước không dán tem mà xác định được nguồn gốc sản xuất, doanh nghiệp sản xuất phải đến địa điểm Hội đồng xử lý thông báo để tiếp nhận. Đối với thuốc lá đã kém phẩm chất doanh nghiệp sản xuất cũng phải tiếp nhận để tự tiêu hủy hoặc tái chế.
4. Đối với những trường hợp vi phạm với số lượng thuốc lá không dán tem lớn hoặc tái phạm, doanh nghiệp sản xuất thuốc lá và các tổ chức, cá nhân tiêu thụ ngoài việc bị xử lý phạt vi phạm hành chính, tịch thu hàng hóa, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.
III. QUẢN LÝ TIỀN PHẠT, TIỀN BÁN THUỐC LÁ TỊCH THU
VÀ TRÍCH THƯỞNG
Thực hiện theo quy định tại Mục VI Thông tư Liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM- BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Liên Bộ Thương mại, Tài chính, Công an, Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn, bổ sung.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.