Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn sức khoẻ và điều kiện làm việc của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 319/2000/TT-BGTVT
NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VỀ TIÊU CHUẨN
SỨC KHOẺ VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ, về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị; Quyết định 70/TTg ngày 06/7/1962, của Thủ tướng Chính phủ, ban hành “Điều lệ quy định điều kiện sức khoẻ cho người lái các loại phương tiện giao thông đường bộ có động cơ”; Thông tư 22/BYT-TT ngày 14/8/1991, của Bộ Y tế, hướng dẫn thực hiện: “Quy định về tuổi của người lái xe cơ giới đường bộ” và Thông tư 13/BYT-TT ngày 21/10/1996, của Bộ Y tế, hướng dẫn thực hiện: “Quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp”.

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn sức khoẻ và các điều kiện liên quan đến việc hành nghề đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (CGĐB) như sau:

1. Quy định về tuổi của người điều khiển phương tiện CGĐB:

Bảng 1

Hạng giấy phép lái xe

Loại phương tiện giao thông được điều khiển

Tuổi của người điều khiển

Giấy chứng nhận (đã học luật lệ giao thông đường bộ)

Xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3

16 tuổi trở lên

A1

Xe máy, mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3

18 tuổi trở lên

A2

Xe máy, mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3 trở lên

18 tuổi trở lên

A3

Mô tô 3 bánh, xelam, xích lô máy

18 tuổi trở lên

A4

Máy kéo có trọng tải đến 1000kg

18 tuổi trở lên

B1 (Không chuyên nghiệp)

Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả ghế lái và ô tô chở hàng đến dưới 3500kg

18 tuổi trở lên

B2

Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả ghế lái và ô tô chở hàng đến dưới 3500kg

18 tuổi đến 60 tuổi

C

Xe ô tô chở hàng, đầu kéo, sơ mi rơ moóc và xe chuyên dùng có trọng tải, sức nâng từ 3500kg trở lên

20 tuổi đến 60 tuổi

D

Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả ghế lái

25 tuổi đến 60 tuổi

E

Xe ô tô chở người từ 31 chỗ ngồi trở lên, kể cả ghế lái

25 tuổi đến 55 đối với nam, đến 50 đối với nữ

F

Các loại xe quy định cho hạng B2-C-D-E kéo rơ moóc có trọng tải lớn hơn 750kg

Tuổi tương ứng với quy định cho người điều khiển loại phương tiện CGĐB được sử dụng để kéo moóc

Ghi chú: Các cơ sở đào tạo lái xe căn cứ quy định tại bảng 1 để tuyển sinh các khoá đào tạo lái xe cho phù hợp.

2. Quy định về điều kiện nâng hạng Giấy phép lái xe:

Bảng 2

Chuyển hạng giấy phép lái xe

Điều kiện thi nâng hạngGPLX

Km lái xe an toàn

Thâm niên hành nghề lái xe

Từ B1 lên B2

Đủ 1 năm trở lên

Từ B2 lên C

Đủ 1 năm trở lên

Từ B1 lên C

Đủ 2 năm trở lên

Từ C lên D

30.000km

Đủ 1 năm trở lên

Từ B2 lên D

50.000km

Đủ 2 năm trở lên

Từ D lên E

30.000km

Đủ 1 năm trở lên

Từ C lên E

50.000km

Đủ 2 năm trở lên

Từ các hạng GPLX lên hạng F tương ứng

30.000km

Đủ 1 năm trở lên

Ghi chú: Điều kiện thi nâng hạng GPLX quy định tại bảng 2 phải do cơ quan, doanh nghiệp sử dụng người lái xe xác nhận. Trường hợp người lái xe đồng thời là người chủ sở hữu phương tiện giao thông thì do chính quyền cấp xã, phường nơi thường trú xác nhận.

3. Các quy định khác về sức khoẻ:

Các yêu cầu khác liên quan đến sức khoẻ của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như: Tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, về các giác quan, về khám sức khoẻ định kỳ… áp dụng theo quy định tại các văn bản:

– Quyết định 70/TTg ngày 06/7/1962, của Thủ tướng Chính phủ.

– Thông tư 22/BYT-TT ngày 14/8/1991, của Bộ Y tế.

– Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ.

– Thông tư 13/BYT ngày 21/10/1996, của Bộ Y tế.

4. Quy định về chế độ làm việc của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ:

4.1. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng người điều khiển phương tiện CGĐB phải thi hành đầy đủ những quy định về chế độ làm việc của người lao động được quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản liên quan khác của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội nhằm bảo đảm sức khoẻ cho người điều khiển phương tiện CGĐB.

4.2. Tổng số giờ điều khiển phương tiện của người điều khiển phương tiện CGĐB không được quá 6 giờ trong 1 ca làm việc. Ngoài ra đối với người điều khiển các xe kinh doanh vận tải khách không được điều khiển phương tiện liên tục quá 3 giờ.

4.3. Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải khách ngoài việc thực hiện nghiêm túc các quy định trên còn phải bố trí ca, kíp làm việc và cung, chặng vận chuyển hợp lý… tạo điều kiện thuận lợi cho người lái xe khách được nghỉ ngơi, đảm bảo sức khoẻ phục vụ hành khách an toàn. Đặc biệt là trên các luồng, tuyến vận tải hành khách qua các vùng đèo, dốc nguy hiểm; Vận chuyển ban đêm; Vận chuyển đường dài; Vận chuyển trong mùa mưa bão… phải có biện pháp cụ thể để đề phòng và ngăn chặn những tìnhhuống làm cho người lái xe vì mệt mỏi, căng thẳng, hoặc lao động quá sức… dẫn đến tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

5. Các quy định trước đây trái với Thông tư này không còn giá trị.

Thuộc tính văn bản
Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn sức khoẻ và điều kiện làm việc của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 319/2000/TT-BGTVT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Lã Ngọc Khuê
Ngày ban hành: 17/08/2000 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 319/2000/TT-BGTVT
NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VỀ TIÊU CHUẨN
SỨC KHOẺ VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ, về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị; Quyết định 70/TTg ngày 06/7/1962, của Thủ tướng Chính phủ, ban hành “Điều lệ quy định điều kiện sức khoẻ cho người lái các loại phương tiện giao thông đường bộ có động cơ”; Thông tư 22/BYT-TT ngày 14/8/1991, của Bộ Y tế, hướng dẫn thực hiện: “Quy định về tuổi của người lái xe cơ giới đường bộ” và Thông tư 13/BYT-TT ngày 21/10/1996, của Bộ Y tế, hướng dẫn thực hiện: “Quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp”.

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn sức khoẻ và các điều kiện liên quan đến việc hành nghề đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (CGĐB) như sau:

1. Quy định về tuổi của người điều khiển phương tiện CGĐB:

Bảng 1

Hạng giấy phép lái xe

Loại phương tiện giao thông được điều khiển

Tuổi của người điều khiển

Giấy chứng nhận (đã học luật lệ giao thông đường bộ)

Xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3

16 tuổi trở lên

A1

Xe máy, mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3

18 tuổi trở lên

A2

Xe máy, mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3 trở lên

18 tuổi trở lên

A3

Mô tô 3 bánh, xelam, xích lô máy

18 tuổi trở lên

A4

Máy kéo có trọng tải đến 1000kg

18 tuổi trở lên

B1 (Không chuyên nghiệp)

Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả ghế lái và ô tô chở hàng đến dưới 3500kg

18 tuổi trở lên

B2

Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả ghế lái và ô tô chở hàng đến dưới 3500kg

18 tuổi đến 60 tuổi

C

Xe ô tô chở hàng, đầu kéo, sơ mi rơ moóc và xe chuyên dùng có trọng tải, sức nâng từ 3500kg trở lên

20 tuổi đến 60 tuổi

D

Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả ghế lái

25 tuổi đến 60 tuổi

E

Xe ô tô chở người từ 31 chỗ ngồi trở lên, kể cả ghế lái

25 tuổi đến 55 đối với nam, đến 50 đối với nữ

F

Các loại xe quy định cho hạng B2-C-D-E kéo rơ moóc có trọng tải lớn hơn 750kg

Tuổi tương ứng với quy định cho người điều khiển loại phương tiện CGĐB được sử dụng để kéo moóc

Ghi chú: Các cơ sở đào tạo lái xe căn cứ quy định tại bảng 1 để tuyển sinh các khoá đào tạo lái xe cho phù hợp.

2. Quy định về điều kiện nâng hạng Giấy phép lái xe:

Bảng 2

Chuyển hạng giấy phép lái xe

Điều kiện thi nâng hạngGPLX

Km lái xe an toàn

Thâm niên hành nghề lái xe

Từ B1 lên B2

Đủ 1 năm trở lên

Từ B2 lên C

Đủ 1 năm trở lên

Từ B1 lên C

Đủ 2 năm trở lên

Từ C lên D

30.000km

Đủ 1 năm trở lên

Từ B2 lên D

50.000km

Đủ 2 năm trở lên

Từ D lên E

30.000km

Đủ 1 năm trở lên

Từ C lên E

50.000km

Đủ 2 năm trở lên

Từ các hạng GPLX lên hạng F tương ứng

30.000km

Đủ 1 năm trở lên

Ghi chú: Điều kiện thi nâng hạng GPLX quy định tại bảng 2 phải do cơ quan, doanh nghiệp sử dụng người lái xe xác nhận. Trường hợp người lái xe đồng thời là người chủ sở hữu phương tiện giao thông thì do chính quyền cấp xã, phường nơi thường trú xác nhận.

3. Các quy định khác về sức khoẻ:

Các yêu cầu khác liên quan đến sức khoẻ của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như: Tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, về các giác quan, về khám sức khoẻ định kỳ… áp dụng theo quy định tại các văn bản:

– Quyết định 70/TTg ngày 06/7/1962, của Thủ tướng Chính phủ.

– Thông tư 22/BYT-TT ngày 14/8/1991, của Bộ Y tế.

– Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ.

– Thông tư 13/BYT ngày 21/10/1996, của Bộ Y tế.

4. Quy định về chế độ làm việc của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ:

4.1. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng người điều khiển phương tiện CGĐB phải thi hành đầy đủ những quy định về chế độ làm việc của người lao động được quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản liên quan khác của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội nhằm bảo đảm sức khoẻ cho người điều khiển phương tiện CGĐB.

4.2. Tổng số giờ điều khiển phương tiện của người điều khiển phương tiện CGĐB không được quá 6 giờ trong 1 ca làm việc. Ngoài ra đối với người điều khiển các xe kinh doanh vận tải khách không được điều khiển phương tiện liên tục quá 3 giờ.

4.3. Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải khách ngoài việc thực hiện nghiêm túc các quy định trên còn phải bố trí ca, kíp làm việc và cung, chặng vận chuyển hợp lý… tạo điều kiện thuận lợi cho người lái xe khách được nghỉ ngơi, đảm bảo sức khoẻ phục vụ hành khách an toàn. Đặc biệt là trên các luồng, tuyến vận tải hành khách qua các vùng đèo, dốc nguy hiểm; Vận chuyển ban đêm; Vận chuyển đường dài; Vận chuyển trong mùa mưa bão… phải có biện pháp cụ thể để đề phòng và ngăn chặn những tìnhhuống làm cho người lái xe vì mệt mỏi, căng thẳng, hoặc lao động quá sức… dẫn đến tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

5. Các quy định trước đây trái với Thông tư này không còn giá trị.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn sức khoẻ và điều kiện làm việc của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ”