Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư hướng dẫn thực hiện về chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể và gia đình sản xuất kinh doanh khai thác, nuôi trồng, chế biến, hậu cần dịch vụ thuỷ sản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 1-TS/TT NGÀY 11-4-1990
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC
ĐƠN VỊ KINH TẾ TẬP THỂ VÀ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN, HẬU CẦN DỊCH VỤ THUỶ SẢN

Căn cứ Nghị định số 181-HĐBT ngày 8-11-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành điều lệ mẫu hợp tác xã thuỷ sản; các Nghị định số 28, 29-HĐBT ngày 9-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể và gia đình sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải.

Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện các quy định về chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể và gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh trong khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ thuỷ sản như sau:

I- ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ

A- Về một số quy định chung

1- Kinh tế tập thể nghề cá là thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa do đó phải tiếp tục củng cố đổi mới và nâng cao chất lượng của các tổ chức kinh tế này, để thực hiện được vài trò nòng cốt trong nghề cá nhân dân.

2- Các đơn vị kinh tế tập thể nghề cá là đơn vị kinh tế tự quản của tập thể xã viên, có tư liệu sản xuất và các vốn khác dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau, tự quyết định mọi vấn đề sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về tài chính, thu nhập và lỗ lãi.

3- Các đơn vị kinh tế tập thể nghề cá có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách của Nhà nước và nộp thuế đúng quy định, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.

4- Các đơn vị kinh tế tập thể nghề cá phải có đăng ký kinh doanh mới được phép hoạt động và phạt hoạt động đúng ngành nghề, loại sản phẩm đã đăng ký, nếu có thay đổi phải xin đăng ký lại.

Phải thực hiện đầy đủ thủ tục và các điều kiện đăng ký kinh doanh:

– Phải làm đơn xin đăng ký nói rõ ngành nghề phương tiện ngư cụ, loại sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đăng ký sản xuất kinh doanh do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xét cấp.

– Đối với nghề khai thác phải làm thủ tục đăng kiểm tàu thuyền, phương tiện khai thác theo sự quy định của cơ quan đăng kiểm tầu cá và đăng ký phương tiện, ngư cụ khai thác với cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện các quy định về pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

– Đối với nghề gia công chế biến sản phẩm mang tính chất sản xuất hàng loạt phải đăng ký chất lượng sản phẩm với cơ quan đo lường chất lượng sản phẩm và chịu sự kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng của ngành hoặc của Nhà nước đã ban hành.

5- Cơ cấu nghề nghiệp, các loại sản phẩm được sản xuất kinh doanh và các điều kiện cần thiết:

a) Khai thác thuỷ sản

Tất cả các loại nghề khai thác đang được áp dụng trong nghề cá ở nước ta, các loại nghề mới du nhập hoặc mới sáng tạo ra không trái với các quy định trong Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

– Các phương tiện khai thác phải bảo đảm đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của đăng kiểm tầu cá.

– Các ngư cụ khai thác phải bảo đảm đúng các quy định về tiêu chuẩn phù hợp với các quy định trong Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

– Phát triển các ngành nghề khai thác theo đúng phương hướng quy hoạch của ngành, của địa phương trên các vùng biển, các ngư trường.

b) Nuôi trồng thuỷ sản

– Trên tất cả các loại mặt nước (mặn, lợ, ngọt) nếu được các chủ quản lý, sử dụng cho phép theo những hợp đồng thoả thuận giữa các bên để sản xuất các loại sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

– Phải tôn trọng quy hoạch chung của ngành, của địa phương không gây trở ngại và ảnh hưởng xấu đến các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, thuỷ lợi, xây dựng, giao thông vận tải.

c) Chế biến thuỷ sản

Được sản xuất gia công chế biến tất cả các mặt hàng theo đơn đặt hàng của các tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể… theo nhu cầu tiêu dùng ở trong nước và xuất khẩu, đồng thời được tổ chức sản xuất thử các mặt hàng mới.

– Sản phẩm sản xuất ra phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và luôn luôn nâng cao giá trị sử dụng của các sản phẩm đó.

d) Hậu cần dịch vụ

Được sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong các lĩnh vực đóng mới hoặc sửa chữa tầu thuyền, các loại máy móc thiết bị, tìm kiếm hoặc sản xuất các loại nguyên liệu, vật tư để cung ứng phục vụ cho khai thác nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.

– Phải tôn trọng quy hoạch chung của ngành, của địa phương về phân công phân cấp về sắp xếp tổ chức lại màng lưới hậu cần dịch vụ tránh trùng lắp, chồng chéo nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ thuỷ sản.

B- Về những quy định cụ thể

1- Về kế hoạch và hợp đồng kinh tế, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.

– Công tác kế hoạch trong các hợp tác xã được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế và các hợp tác xã có quyền ký hợp đồng kinh tế với bất cứ tổ chức sản xuất kinh doanh nào của trung ương và địa phương.

– Mối quan hệ giữa các tổ chức kinh tế quốc doanh, các tổ chức kinh tế khác với các hợp tác xã là mối quan hệ bình đẳng trên cơ sở hợp đồng kinh tế, hai bên đều có lợi.

– Các hợp tác xã có thể tự tổ chức khai thác thêm các nguồn nguyên liệu vật tư cần thiết cho sản xuất có ở trong nước như gỗ, bương, luồng tre, nâu, song, mây… trên cơ sở chấp hành đúng các thủ tục, điều kiện, các quy chế chung về khai thác của các Bộ quản lý chuyên ngành.

– Các hợp tác xã có thể tự tìm kiếm thêm vật tư từ các nguồn liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác trong và ngoài địa phương và được mua trên thị trường các loại nguyên liệu vật tư cần thiết cho yêu cầu sản xuất kinh doanh.

– Các xã viên có thể trực tiếp nhận hoặc uỷ quyền cho Ban quản lý hợp tác xã nhận những vật tư máy móc, thiết bị, ngoại tệ của thân nhân họ từ nước ngoài gửi về theo sự quy định của Nhà nước.

– Các hợp tác xã được tiêu thụ các loại sản phẩm làm ra theo các hợp đồng đã ký, phần còn lại được tiêu thụ ngoài thị trường.

Dùng sản phẩm của mình để liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác trong và ngoài địa phương để lấy vật tư, hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Mở cửa hàng tiêu thụ sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm của mình ở thị trường nào có lợi nhất.

2- Về tạo nguồn vốn và sử dụng vốn

– Các hợp tác xã được gọi vốn của tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể và tư nhân dưới nhiều hình thức: cho vay vốn, hùn vốn, góp cổ phần, gọi cổ đông để sản xuất kinh doanh. Người cho vay, góp cổ phần, cổ đông được hưởng lãi hoặc chia lợi nhuận theo sự thoả thuận giữa đơn vị hợp tác xã với những người cho vay và góp vốn.

– Các hợp tác xã được vay vốn của thân nhân xã viên ở nước ngoài gửi qua ngân hàng ngoại thương để phát triển sản xuất kinh doanh và được phép trả khoản vay đó bằng nguồn ngoại tệ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị hoặc bằng sản phẩm hàng hoá của mình được phép xuất khẩu theo những quy định của Nhà nước.

– Các hợp tác xã được toàn quyền sử dụng các loại vốn gửi của mình một cách linh hoạt vào mục đích sản xuất và đời sống nhưng phải bảo đảm nguyên tắc hoàn trả và hạch toán kế toán.

– Các hợp tác xã hàng năm phải xem xét, điều chỉnh lại giá trị tài sản cố định, giá trị hao mòn thực tế và giá trị còn lại của tài sản cố định phù hợp với mặt hàng giá mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tạo và đổi mới tài sản cố định. Giá trị hao mòn của tài sản cố định phải thu hồi có thể quy ra sản phẩm, hiện vật (cá, vàng…) để phù hợp với những biến động về giá cả, tiền tệ (nếu có).

– Các hợp tác xã được lựa chọn một cơ sở ngân hàng thuận lợi nhất trong phạm vi tỉnh, thành phố, đặc khu để mở tài khoản, được quyền sử dụng các loại vốn có tại tài khoản tiền gửi của mình, được rút tiền từ tài khoản tiền gửi của đơn vị ở ngân hàng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, được vay vốn ở ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh theo những điều kiện tín dụng của ngân hàng.

3- Về xuất nhập khẩu

Nhà nước khuyến khích các hợp tác xã phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến… những sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu và được quyền:

– Được sử dụng ngoại tệ theo quy định của Nhà nước và dùng ngoại tệ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình để hợp đồng với tổ chức xuất nhập khẩu đặt mua nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hoá… theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

– Được tự nguyện gia nhập các tổ chức liên doanh, liên kết sản xuất hoặc chế biến hàng xuất khẩu; được trực tiếp hợp tác kinh doanh với Việt Kiều hoặc người nước ngoài theo luật đầu tư.

4- Về khoa học kỹ thuật

Các hợp tác xã được quyền:

– Ký hợp đồng gửi cán bộ, xã viên đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ trong các trường của Nhà nước do hợp tác xã chịu kinh phí và tuân theo quy chế của Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

– Nếu đăng ký với cơ quan chức năng của Nhà nước về các thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ của đơn vị và cá nhân sẽ được giữ bản quyền và được khen thưởng theo quy chế chung về phát minh sáng chế và được các đơn vị sử dụng đãi ngộ theo chế độ của Nhà nước.

– Sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, sản phẩm xuất khẩu của các hợp tác xã được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước như các sản phẩm tương ứng của khu vực quốc doanh.

II- ĐỐI VỚI KINH TẾ GIA ĐÌNH

Kinh tế gia đình là một bộ phận kinh tế nằm trong hộ gia đình xã viên, cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, là một bộ phận hợp thành của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Phát triển tốt kinh tế gia đình sẽ hỗ trợ thiết thực cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nghề cá.

Những xã viên, cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, trong thời gian không phải làm việc cho tập thể, xí nghiệp cơ quan và những xã viên già hết tuổi lao động, những cán bộ, công nhân viên chức nghỉ hưu, nghỉ mất sức, được mua sắm tư liệu sản xuất để làm các nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ… không thuộc loại hình kinh tế tư doanh, cá thể được coi là kinh tế gia đình.

Nhà nước và tập thể khuyến khích, giúp đỡ các xã viên, cán bộ công nhân viên đầu tư phát triển kinh tế gia đình các ngành nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến, nông, lâm, diêm, tiểu thủ công nghiệp… dưới nhiều hình thức kể cả hùn vốn, liên doanh… với các tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể, tư nhân, cá thể…

Đối với các hợp tác xã nghề cá ở bãi ngang có đất nông nghiệp cần giải quyết đất phần trăm cho các gia đình xã viên, nơi có điều kiện thì có thể giao đất, giao rừng, mặt nước… theo quy định chung để phát triển thêm kinh tế gia đình.

Những người là kinh tế gia đình sản xuất kinh doanh các ngành nghề khai thác, chế biến sản phẩm thuỷ sản… phải xin đăng ký kinh doanh do Uỷ ban nhân dân xã, phường xét cấp và phải làm nghĩa vụ nộp thuế, trong trường hợp được miễn thuế kinh doanh sẽ theo quy định của Nhà nước.

Những người làm kinh tế gia đình có quyền lợi và nghĩa vụ:

– Được mua nguyên liệu, vật tư của Nhà nước, của tập thể và cá thể để sản xuất, chế biến;

– Được nhận gia công đặt hàng, chế biến sản phẩm… với các tổ chức kinh doanh của Nhà nước, của tập thể…

– Được vay vốn và mở tài khoản ở một ngân hàng.

– Được tự do tiêu thụ các loại sản phẩm ngoài mức hợp đồng đã ký và các sản phẩm khác làm ra.

– Được ký hợp đồng với các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu hoặc tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu để bán hoặc uỷ thác xuất sản phẩm do mình làm ra, mua vật tư để tái sản xuất kể cả vật tư nhập khẩu.

– Việc mua vật tư, bán sản phẩm hoặc gia công đặt hàng chế biến sản phẩm… phải thể hiện bằng hoá đơn hoặc hợp đồng kinh tế đúng chế độ hợp đồng do Nhà nước quy định.

– Uỷ ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm giám sát, giúp đỡ những người làm kinh tế gia đình chấp hành đúng luật pháp và những quy định của Nhà nước, nhưng không can thiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của họ.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu chỉ đạo Sở Thuỷ sản hoặc Sở nông – lâm – ngư thực hiện Thông tư này.

– Sở Thuỷ sản hoặc Sở nông – lâm – ngư giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện.

– Việc triển khai thực hiện Thông tư này cần gắn với việc triển khai thực hiện điều lệ mẫu hợp tác xã thuỷ sản ban hành theo Nghị định số 181-HĐBT ngày 8-11-1989 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 2 ngày 18-2-1989 của Bộ hướng dẫn thực hiện điều lệ mẫu hợp tác xã thuỷ sản.

– Trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện những vấn đề khó khăn trở ngại thuộc phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của ngành nào, cấp nào, thì ngành và cấp đó phải giải quyết. Những vấn đề cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung thì báo cáo kịp thời về Bộ.

– Thông tư này được phổ biến đến cán bộ, xã viên hợp tác xã thuỷ sản, các đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ của ngành.

– Thông tư này thay thế cho Thông tư số 4 ngày 8-6-1988 của Bộ Thuỷ sản.

Thuộc tính văn bản
Thông tư hướng dẫn thực hiện về chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể và gia đình sản xuất kinh doanh khai thác, nuôi trồng, chế biến, hậu cần dịch vụ thuỷ sản
Cơ quan ban hành: Bộ Thủy sản Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 1-TS/TT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Tấn Trịnh
Ngày ban hành: 11/04/1990 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 1-TS/TT NGÀY 11-4-1990
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC
ĐƠN VỊ KINH TẾ TẬP THỂ VÀ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN, HẬU CẦN DỊCH VỤ THUỶ SẢN

Căn cứ Nghị định số 181-HĐBT ngày 8-11-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành điều lệ mẫu hợp tác xã thuỷ sản; các Nghị định số 28, 29-HĐBT ngày 9-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể và gia đình sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải.

Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện các quy định về chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể và gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh trong khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ thuỷ sản như sau:

I- ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ

A- Về một số quy định chung

1- Kinh tế tập thể nghề cá là thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa do đó phải tiếp tục củng cố đổi mới và nâng cao chất lượng của các tổ chức kinh tế này, để thực hiện được vài trò nòng cốt trong nghề cá nhân dân.

2- Các đơn vị kinh tế tập thể nghề cá là đơn vị kinh tế tự quản của tập thể xã viên, có tư liệu sản xuất và các vốn khác dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau, tự quyết định mọi vấn đề sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về tài chính, thu nhập và lỗ lãi.

3- Các đơn vị kinh tế tập thể nghề cá có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách của Nhà nước và nộp thuế đúng quy định, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.

4- Các đơn vị kinh tế tập thể nghề cá phải có đăng ký kinh doanh mới được phép hoạt động và phạt hoạt động đúng ngành nghề, loại sản phẩm đã đăng ký, nếu có thay đổi phải xin đăng ký lại.

Phải thực hiện đầy đủ thủ tục và các điều kiện đăng ký kinh doanh:

– Phải làm đơn xin đăng ký nói rõ ngành nghề phương tiện ngư cụ, loại sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đăng ký sản xuất kinh doanh do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xét cấp.

– Đối với nghề khai thác phải làm thủ tục đăng kiểm tàu thuyền, phương tiện khai thác theo sự quy định của cơ quan đăng kiểm tầu cá và đăng ký phương tiện, ngư cụ khai thác với cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện các quy định về pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

– Đối với nghề gia công chế biến sản phẩm mang tính chất sản xuất hàng loạt phải đăng ký chất lượng sản phẩm với cơ quan đo lường chất lượng sản phẩm và chịu sự kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng của ngành hoặc của Nhà nước đã ban hành.

5- Cơ cấu nghề nghiệp, các loại sản phẩm được sản xuất kinh doanh và các điều kiện cần thiết:

a) Khai thác thuỷ sản

Tất cả các loại nghề khai thác đang được áp dụng trong nghề cá ở nước ta, các loại nghề mới du nhập hoặc mới sáng tạo ra không trái với các quy định trong Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

– Các phương tiện khai thác phải bảo đảm đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của đăng kiểm tầu cá.

– Các ngư cụ khai thác phải bảo đảm đúng các quy định về tiêu chuẩn phù hợp với các quy định trong Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

– Phát triển các ngành nghề khai thác theo đúng phương hướng quy hoạch của ngành, của địa phương trên các vùng biển, các ngư trường.

b) Nuôi trồng thuỷ sản

– Trên tất cả các loại mặt nước (mặn, lợ, ngọt) nếu được các chủ quản lý, sử dụng cho phép theo những hợp đồng thoả thuận giữa các bên để sản xuất các loại sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

– Phải tôn trọng quy hoạch chung của ngành, của địa phương không gây trở ngại và ảnh hưởng xấu đến các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, thuỷ lợi, xây dựng, giao thông vận tải.

c) Chế biến thuỷ sản

Được sản xuất gia công chế biến tất cả các mặt hàng theo đơn đặt hàng của các tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể… theo nhu cầu tiêu dùng ở trong nước và xuất khẩu, đồng thời được tổ chức sản xuất thử các mặt hàng mới.

– Sản phẩm sản xuất ra phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và luôn luôn nâng cao giá trị sử dụng của các sản phẩm đó.

d) Hậu cần dịch vụ

Được sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong các lĩnh vực đóng mới hoặc sửa chữa tầu thuyền, các loại máy móc thiết bị, tìm kiếm hoặc sản xuất các loại nguyên liệu, vật tư để cung ứng phục vụ cho khai thác nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.

– Phải tôn trọng quy hoạch chung của ngành, của địa phương về phân công phân cấp về sắp xếp tổ chức lại màng lưới hậu cần dịch vụ tránh trùng lắp, chồng chéo nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ thuỷ sản.

B- Về những quy định cụ thể

1- Về kế hoạch và hợp đồng kinh tế, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.

– Công tác kế hoạch trong các hợp tác xã được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế và các hợp tác xã có quyền ký hợp đồng kinh tế với bất cứ tổ chức sản xuất kinh doanh nào của trung ương và địa phương.

– Mối quan hệ giữa các tổ chức kinh tế quốc doanh, các tổ chức kinh tế khác với các hợp tác xã là mối quan hệ bình đẳng trên cơ sở hợp đồng kinh tế, hai bên đều có lợi.

– Các hợp tác xã có thể tự tổ chức khai thác thêm các nguồn nguyên liệu vật tư cần thiết cho sản xuất có ở trong nước như gỗ, bương, luồng tre, nâu, song, mây… trên cơ sở chấp hành đúng các thủ tục, điều kiện, các quy chế chung về khai thác của các Bộ quản lý chuyên ngành.

– Các hợp tác xã có thể tự tìm kiếm thêm vật tư từ các nguồn liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác trong và ngoài địa phương và được mua trên thị trường các loại nguyên liệu vật tư cần thiết cho yêu cầu sản xuất kinh doanh.

– Các xã viên có thể trực tiếp nhận hoặc uỷ quyền cho Ban quản lý hợp tác xã nhận những vật tư máy móc, thiết bị, ngoại tệ của thân nhân họ từ nước ngoài gửi về theo sự quy định của Nhà nước.

– Các hợp tác xã được tiêu thụ các loại sản phẩm làm ra theo các hợp đồng đã ký, phần còn lại được tiêu thụ ngoài thị trường.

Dùng sản phẩm của mình để liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác trong và ngoài địa phương để lấy vật tư, hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Mở cửa hàng tiêu thụ sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm của mình ở thị trường nào có lợi nhất.

2- Về tạo nguồn vốn và sử dụng vốn

– Các hợp tác xã được gọi vốn của tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể và tư nhân dưới nhiều hình thức: cho vay vốn, hùn vốn, góp cổ phần, gọi cổ đông để sản xuất kinh doanh. Người cho vay, góp cổ phần, cổ đông được hưởng lãi hoặc chia lợi nhuận theo sự thoả thuận giữa đơn vị hợp tác xã với những người cho vay và góp vốn.

– Các hợp tác xã được vay vốn của thân nhân xã viên ở nước ngoài gửi qua ngân hàng ngoại thương để phát triển sản xuất kinh doanh và được phép trả khoản vay đó bằng nguồn ngoại tệ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị hoặc bằng sản phẩm hàng hoá của mình được phép xuất khẩu theo những quy định của Nhà nước.

– Các hợp tác xã được toàn quyền sử dụng các loại vốn gửi của mình một cách linh hoạt vào mục đích sản xuất và đời sống nhưng phải bảo đảm nguyên tắc hoàn trả và hạch toán kế toán.

– Các hợp tác xã hàng năm phải xem xét, điều chỉnh lại giá trị tài sản cố định, giá trị hao mòn thực tế và giá trị còn lại của tài sản cố định phù hợp với mặt hàng giá mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tạo và đổi mới tài sản cố định. Giá trị hao mòn của tài sản cố định phải thu hồi có thể quy ra sản phẩm, hiện vật (cá, vàng…) để phù hợp với những biến động về giá cả, tiền tệ (nếu có).

– Các hợp tác xã được lựa chọn một cơ sở ngân hàng thuận lợi nhất trong phạm vi tỉnh, thành phố, đặc khu để mở tài khoản, được quyền sử dụng các loại vốn có tại tài khoản tiền gửi của mình, được rút tiền từ tài khoản tiền gửi của đơn vị ở ngân hàng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, được vay vốn ở ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh theo những điều kiện tín dụng của ngân hàng.

3- Về xuất nhập khẩu

Nhà nước khuyến khích các hợp tác xã phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến… những sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu và được quyền:

– Được sử dụng ngoại tệ theo quy định của Nhà nước và dùng ngoại tệ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình để hợp đồng với tổ chức xuất nhập khẩu đặt mua nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hoá… theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

– Được tự nguyện gia nhập các tổ chức liên doanh, liên kết sản xuất hoặc chế biến hàng xuất khẩu; được trực tiếp hợp tác kinh doanh với Việt Kiều hoặc người nước ngoài theo luật đầu tư.

4- Về khoa học kỹ thuật

Các hợp tác xã được quyền:

– Ký hợp đồng gửi cán bộ, xã viên đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ trong các trường của Nhà nước do hợp tác xã chịu kinh phí và tuân theo quy chế của Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

– Nếu đăng ký với cơ quan chức năng của Nhà nước về các thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ của đơn vị và cá nhân sẽ được giữ bản quyền và được khen thưởng theo quy chế chung về phát minh sáng chế và được các đơn vị sử dụng đãi ngộ theo chế độ của Nhà nước.

– Sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, sản phẩm xuất khẩu của các hợp tác xã được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước như các sản phẩm tương ứng của khu vực quốc doanh.

II- ĐỐI VỚI KINH TẾ GIA ĐÌNH

Kinh tế gia đình là một bộ phận kinh tế nằm trong hộ gia đình xã viên, cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, là một bộ phận hợp thành của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Phát triển tốt kinh tế gia đình sẽ hỗ trợ thiết thực cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nghề cá.

Những xã viên, cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, trong thời gian không phải làm việc cho tập thể, xí nghiệp cơ quan và những xã viên già hết tuổi lao động, những cán bộ, công nhân viên chức nghỉ hưu, nghỉ mất sức, được mua sắm tư liệu sản xuất để làm các nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ… không thuộc loại hình kinh tế tư doanh, cá thể được coi là kinh tế gia đình.

Nhà nước và tập thể khuyến khích, giúp đỡ các xã viên, cán bộ công nhân viên đầu tư phát triển kinh tế gia đình các ngành nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến, nông, lâm, diêm, tiểu thủ công nghiệp… dưới nhiều hình thức kể cả hùn vốn, liên doanh… với các tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể, tư nhân, cá thể…

Đối với các hợp tác xã nghề cá ở bãi ngang có đất nông nghiệp cần giải quyết đất phần trăm cho các gia đình xã viên, nơi có điều kiện thì có thể giao đất, giao rừng, mặt nước… theo quy định chung để phát triển thêm kinh tế gia đình.

Những người là kinh tế gia đình sản xuất kinh doanh các ngành nghề khai thác, chế biến sản phẩm thuỷ sản… phải xin đăng ký kinh doanh do Uỷ ban nhân dân xã, phường xét cấp và phải làm nghĩa vụ nộp thuế, trong trường hợp được miễn thuế kinh doanh sẽ theo quy định của Nhà nước.

Những người làm kinh tế gia đình có quyền lợi và nghĩa vụ:

– Được mua nguyên liệu, vật tư của Nhà nước, của tập thể và cá thể để sản xuất, chế biến;

– Được nhận gia công đặt hàng, chế biến sản phẩm… với các tổ chức kinh doanh của Nhà nước, của tập thể…

– Được vay vốn và mở tài khoản ở một ngân hàng.

– Được tự do tiêu thụ các loại sản phẩm ngoài mức hợp đồng đã ký và các sản phẩm khác làm ra.

– Được ký hợp đồng với các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu hoặc tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu để bán hoặc uỷ thác xuất sản phẩm do mình làm ra, mua vật tư để tái sản xuất kể cả vật tư nhập khẩu.

– Việc mua vật tư, bán sản phẩm hoặc gia công đặt hàng chế biến sản phẩm… phải thể hiện bằng hoá đơn hoặc hợp đồng kinh tế đúng chế độ hợp đồng do Nhà nước quy định.

– Uỷ ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm giám sát, giúp đỡ những người làm kinh tế gia đình chấp hành đúng luật pháp và những quy định của Nhà nước, nhưng không can thiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của họ.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu chỉ đạo Sở Thuỷ sản hoặc Sở nông – lâm – ngư thực hiện Thông tư này.

– Sở Thuỷ sản hoặc Sở nông – lâm – ngư giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện.

– Việc triển khai thực hiện Thông tư này cần gắn với việc triển khai thực hiện điều lệ mẫu hợp tác xã thuỷ sản ban hành theo Nghị định số 181-HĐBT ngày 8-11-1989 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 2 ngày 18-2-1989 của Bộ hướng dẫn thực hiện điều lệ mẫu hợp tác xã thuỷ sản.

– Trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện những vấn đề khó khăn trở ngại thuộc phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của ngành nào, cấp nào, thì ngành và cấp đó phải giải quyết. Những vấn đề cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung thì báo cáo kịp thời về Bộ.

– Thông tư này được phổ biến đến cán bộ, xã viên hợp tác xã thuỷ sản, các đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ của ngành.

– Thông tư này thay thế cho Thông tư số 4 ngày 8-6-1988 của Bộ Thuỷ sản.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư hướng dẫn thực hiện về chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể và gia đình sản xuất kinh doanh khai thác, nuôi trồng, chế biến, hậu cần dịch vụ thuỷ sản”