Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư hướng dẫn thực hiện thí điểm trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho đơn vị cơ sở quốc doanh theo Chỉ thị số 316/CT ngày 1/9/1990 của HĐBT

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 41-TC/VKH NGÀY 18-9-1990 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TRAO QUYỀN SỬ DỤNG VÀ TRÁCH NHIỆM BẢO TOÀN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CHO ĐƠN VỊ CƠ SỎ QUỐC DOANH THEO CHỈ THỊ SỐ 316/CT NGÀY 1-9-1990 CỦA HĐBT

Để triển khai thực hiện có kết quả việc thí điểm trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho đơn vị cơ sở quốc doanh theo Chỉ thị số 316/CT của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về trình tự và kế hoạch tiến hành thí điểm như sau:

I. CHỌN XÍ NGHIỆP LÀM THÍ ĐIỂM VIỆC GIAO VỐN.

1. Mỗi Bộ chọn từ 2 đến 4 xí nghiệp đặc trưng cho hoạt động sản xuất chính của ngành; mỗi địa phương chọn từ 2 đến 4 xí nghiệp thuộc các loại hình sản xuất khác nhau như công nghiệp, thương nghiệp, xây lắp, nông nghiệp… là những ngành có nhiều đơn vị cùng sản xuất – kinh doanh.

2. Chọn xí nghiệp làm thí điểm của ngành và địa phương cần tính đến các dạng xí nghiệp có quy trình công nghệ tiên tiến; xí nghiệp công nghệ kỹ thuật lạc hậu, công suất sử dụng máy móc thiết bị thấp; xí nghiệp trung bình, công nghệ, kỹ thuật và khả năng khai thác công suất máy móc thiết bị ở mức trung bình.

3. Xí nghiệp được chọn thí điểm phải có đủ các điều kiện dưới đây:

– Đã tổ chức lại sản xuất, sản xuất kinh doanh tương đối ổn định hạch toán có lãi thực sự.

– Có truyền thống thực hiện tốt chế độ kế toán, thống kê xí nghiệp và đã áp dụng hệ thống kế toán mới ban hành theo Quyết định số 212/TC/CĐKT ngày 15-12-1989 của Bộ Tài chính.

– Thực hiện tốt kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất – kinh doanh 0 giờ ngày 1 tháng 1 năm 1990 và thực hiện xong việc thẩm định kết quả kiểm kê của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên trực tiếp và của cơ quan tài chính hữu quan.

– Đã hoàn thành quyết toán tài chính năm 1989 và đã được cơ quan quản lý cấp trên duyệt y.

II. THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH GIAO VỐN.

1. Thành lập Hội đồng giao nhận vốn.

Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên và thủ trưởng cơ quan tài chính cùng cấp chịu trách nhiệm thành lập Hội đồng giao nhận vốn. Thành phần Hội đồng giao nhận vốn gồm:

– Chủ tịch Hội đồng: đại diện cơ quan tài chính;

– Bên giao: đại diện cơ quan quản lý cấp trên;

– Bên nhận: Giám đốc xí nghiệp (hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị xí nghiệp);

– Người chứng kiến:

+ Chủ tịch Hội đồng xí nghiệp;

+ Đại diện cơ quan trọng tài kinh tế (hoặc cơ quan công chứng);

+ Kế toán trưởng xí nghiệp;

+ Chủ tịch tổ chức công đoàn xí nghiệp.

Sau khi được thành lập, Hội đồng giao nhận vốn phải tổ chức một tổ chuyên viên giúp việc Hội dồng, bao gồm những cán bộ am hiểu các lĩnh vực nghiệp vụ kỹ thuật, tài chính, kế toán, luật pháp để tiến hành những công việc chuyên môn cần thiết cho kiểm tra tính toán số liệu và chuẩn bị các tài liệu văn bản cho việc giao nhận vốn chính thức. Tổ chuyên viên gồm các cán bộ sau:

– Kế toán trưởng xí nghiệp;

– Chuyên viên Ban chỉ đạo kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh của ngành, địa phương.

– Chuyên viên tài chính kế toán của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của xí nghiệp;

– Chuyên viên của cơ quan tài chính quản lý xí nghiệp.

– 1 đại diện của tổ chức công đoàn xí nghiệp.

2. Chuẩn bị tài liệu, số liệu cho việc giao vốn.

Để đảm bảo sự chính xác của các tài liệu, số liệu làm căn cứ cho việc giao nhận vốn, tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng giao nhận vốn phải thực hiện những công việc sau đây:

– Kiểm tra toàn bộ tài liệu, số liệu kiểm kê, phát hiện các tài sản, vật tư chưa được kiểm kê hoặc đánh giá lại chưa đúng với mặt bằng giá ở thời điểm kiểm kê và những sai sót trong quá trình tổng hợp kiểm kê. Mọi sai sót phát hiện trong quá trình kiểm tra tổ chuyên viên có quyền yêu cầu xí nghiệp kiểm kê bổ sung, điều chỉnh lại số liệu hoặc sửa chữa sai sót do tính toán.

– Kiểm tra tính đúng đắn của việc hạch toán tăng giảm nguồn vốn ngân sách cấp năm 1989 và sau 01-1-1990.

– Thông báo công khai toàn bộ số liệu kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh 0 giờ ngày 1-1-1990 để công nhân viên chức của xí nghiệp biết và kiểm tra tính chính xác của tài sản, tiền vốn hiện có ở xí nghiệp. Tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng giao nhận vốn chịu trách nhiệm thu thập ý kiến quần chúng và xử lý kịp thời mọi kiến nghị.

– Kiểm tra sự khớp đúng giữa số liệu kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh 0 giờ ngày 01-1-1990 và số liệu kế toán ngày 01-1-1990 sau khi đã chuyển sang hệ thống kế toán mới vào thời điểm đầu năm bao gồm bảng tổng kết tài sản và các báo cáo kế toán khác.

– Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết cho việc tính toán vốn giao bao gồm:

+ Bảng tổng kết tài sản và các báo cáo kế toán ngày 01-1-1990 đã được chuyển sang hệ thống kế toán mới.

+ Các bảng kê chi tiết và các báo cáo chính thức kết quả kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh 0 giờ ngày 01-1-1990.

+ Tài liệu, số liệu kế toán về tăng giảm vốn từ 01-1-1990 đến thời điểm giao vốn.

3. Tính toán vốn giao cho xí nghiệp sử dụng và bảo toàn.

a) Tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp sử dụng và bảo toàn được tính theo nguyên tắc chung sau đây:

Tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp bằng (=) số tổng cộng tài sản Có của bảng tổng kết tài sản trừ (-) [nợ vay ngân hàng cộng (+) vốn của người tham gia liên doanh liên kết cộng (+) các khoản vay khác chưa trả và các khoản phải thanh toán, phải trả cộng (+) các khoản cấp phát chuyên dùng (nếu có) cộng (+) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi].

b) Lập bảng tính toán tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp.

Căn cứ vào nguyên tắc chung trên đây, tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng giao nhận vốn phải lập bảng tính toán tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp (phụ lục kèm theo).

Việc tính toán tổng số vốn Nhà nước giao được tiến hành theo trình tự dưới đây:

Bước 1: Tính toán vốn Nhà nước giao theo số liệu kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh 0 giờ ngày 01-1-1990.

+ Căn cứ vào bảng tổng kết tài sản và các báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá lại vốn đã được kiểm tra, điều chỉnh để tính toán và lấy số liệu ghi vào cột 1 của “Bảng tính toán tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp”.

+ Căn cứ vào nội dung sử dụng vốn tiến hành loại trừ các loại vốn không phải của xí nghiệp và vốn chuyên dùng thể hiện theo nguồn hình thành: nguồn vốn trong thanh toán, vốn vay, vốn nhận liên doanh liên kết, các khoản cấp phát chuyên dùng chi về y tế, đào tạo (nếu có) và quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

Các loại vốn này được ghi vào các cột 8, 7, 6, 5 tương ứng với các dòng giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản trong thanh toán được trang trải bằng các nguồn vốn đó.

+ Vốn sản xuất kinh doanh còn lại được xác định cho các nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp (cột 3), vốn xí nghiệp bổ sung (cột 4) theo quy định ở phần 3 mục I của “Quy định tạm thời về những nguyên tắc và nội dung trao quyền sử dụng, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn cho các xí nghiệp quốc doanh” (ban hành kèm theo Chỉ thị 316/CT của HĐBT).

+ Tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp tại thời điểm 0 giờ ngày 01-1-1990 bằng (=) tổng giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động (cột 2) trừ (-) các loại vốn không phải của xí nghiệp (cột 6 + 7 + 8) trừ (-) các loại vốn chuyên dùng, quỹ khen thưởng và phúc lợi (cột 5).

Bước 2: Căn cứ vào số liệu, tài liệu kế toán để xác định số vốn tăng, giảm từ 01-1-1990 đế thời điểm giao vốn.

– Số vốn tăng bao gồm: vốn ngân sách cấp phát thêm cho xí nghiệp (vốn cố định, vốn lưu động, vốn XDCB) và vốn xí nghiệp bổ sung tăng thêm.

– Số vốn giảm bao gồm: khấu hao cơ bản xí nghiệp nộp vào ngân sách, các khoản nộp khác vào ngân sách ghi giảm vốn cố định, vốn lưu động, vốn XDCB.

Bước 3: Xác định tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp sử dụng và bảo toàn đến thời điểm giao vốn:

Tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp bằng (=) tổng số vốn giao tại thời điểm 01-1-1990 cộng (+) số vốn tăng thêm trừ (-) số vốn giảm đi từ 01-1-1990 đến thời điểm giao vốn.

Sau khi tính toán vốn giao, tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng giao nhận vốn phải hình thành hồ sơ tài liệu chuẩn bị cho việc làm lễ giao nhận vốn. Hồ sơ giao nhận vốn bao gồm:

– Bảng tính toán tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp.

– Các tài liệu làm căn cứ tính toán vốn giao đã nói ở phần 2 mục II Thông tư này.

4. Kế toán tiến hành.

1. Chọn xí nghiệp thí điểm: thời gian phải xong trước 20-9-1990;

2. Chuẩn bị tài liệu, số liệu cho việc giao vốn xong trước 20-10-1990;

3. Tính toán vốn Nhà nước giao xong trước 30-10-1990;

4. Làm lễ giao nhận vốn xong trước ngày 15-11-1990;

5. Xí nghiệp tổng hợp kết quả thí điểm và gửi báo cáo lên cấp trên xong trước 30-11-1990; Bộ, tỉnh, thành phố, đặc khu tổng hợp đánh giá kết quả thí điểm kèm theo các kiến nghị rút ra từ kinh nghiệm làm thí điểm báo cáo về Bộ Tài chính trước 15-12-1990 để tổng hợp trình Hội đồng Bộ trưởng.

Đơn vị…

Ngày … tháng …. năm 199….

BẢNG TÍNH TOÁN

Tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp

Bảng 1

TT

Chỉ tiêu

Tổng số (3 + 4 + …8)

Ngân sách NN cấp

XN tự bổ sung

Vốn chuyên dùng quỹ KT quỹ P L

Vốn nhận liên doanh liên kết

Vốn vay

Nguồn vốn trong thanh toán

1

2

3

4

5

6

7

8

Giá trị TSCĐ và TSLĐ theo kiểm kê 0 giờ 01-01-1990

1

A. Tổng số (I + II + III)

2

I. Giá trị còn lại của TSCĐ

3

II. Vốn đầu tư XDCB dở dang

4

III. Tài sản lưu động

5

– Tài sản dự trữ

x

x

x

x

x

x

6

– Vốn bằng tiền

x

x

x

x

x

x

7

– Tài sản trong liên doanh liên kết

x

x

x

x

x

x

8

– Các khoản phải thu

x

x

x

x

x

x

9

– Tài sản thiếu chờ xử lý

x

x

x

x

x

x

10

B. Trong đó TSCĐ và TSLĐ không cần dùng

11

– Tài sản cố định (giá trị còn lại)

12

– Tài sản lưu động

13

C. TSCĐ và TSLĐ cần dùng (A – B)

14

– TSCĐ (giá trị còn lại)

15

– Tài sản lưu động

Giá trị TSCĐ và TSLĐ tăng, giảm từ 1-1-90 đến ngày giao nhận vốn

16

I. Tăng:

17

– TSCĐ (giá trị còn lại)

18

– Tàn sản lưu động

19

– Vốn đầu tư XDCB

20

II. Giảm

21

TSCĐ (giá trị còn lại)

22

TSLĐ

23

Vốn đầu tư XDCB

TỔNG SỐ VỐN NHÀ NƯỚC GIAO CHO XÍ NGHIỆP TÍNH ĐẾN NGÀY GIAO NHẬN VỐN

Bảng 2.

STT

Chỉ tiêu

Tổng số

Chia ra

NSNN cấp

XN bổ sung

A

B

1

2

3

1

A.Tổng số vốn Nhà nước giao cho XN

(I + II + III)

2

I. Vốn cố định

3

II. Vốn đầu tư XDCB dở dang

4

III. Vốn lưu động

5

– Vốn dự trữ

6

– Vốn bằng tiền

7

– Vốn trong liên doanh liên kết

8

– Các khoản phải thu

9

– Tài sản thiếu chờ xử lý

B. Trong đó vốn cố định và VLĐ

10

Không cần dùng

11

– Vốn cố định

12

– Vốn lưu động

13

C. Vốn sản xuất – kinh doanh cần dùng (A – B)

14

– Vốn cố định

15

– Vốn lưu động

Tổ chuyên viên

(Ký tên – Họ tên)

Ghi chú: Số liệu ghi vào bảng 2 tính từ bảng 1 như sau:

Dòng 2 (bảng 2) = Dòng 2 (bảng 1) + Dòng 17 – Dòng 21

Dòng 3 = 3 + 19 – 23

Dòng 4 = 4 + 18 – 22

Thuộc tính văn bản
Thông tư hướng dẫn thực hiện thí điểm trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho đơn vị cơ sở quốc doanh theo Chỉ thị số 316/CT ngày 1/9/1990 của HĐBT
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 41-TC/VKH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Hồ Tế
Ngày ban hành: 18/09/1990 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 41-TC/VKH NGÀY 18-9-1990 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TRAO QUYỀN SỬ DỤNG VÀ TRÁCH NHIỆM BẢO TOÀN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CHO ĐƠN VỊ CƠ SỎ QUỐC DOANH THEO CHỈ THỊ SỐ 316/CT NGÀY 1-9-1990 CỦA HĐBT

Để triển khai thực hiện có kết quả việc thí điểm trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho đơn vị cơ sở quốc doanh theo Chỉ thị số 316/CT của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về trình tự và kế hoạch tiến hành thí điểm như sau:

I. CHỌN XÍ NGHIỆP LÀM THÍ ĐIỂM VIỆC GIAO VỐN.

1. Mỗi Bộ chọn từ 2 đến 4 xí nghiệp đặc trưng cho hoạt động sản xuất chính của ngành; mỗi địa phương chọn từ 2 đến 4 xí nghiệp thuộc các loại hình sản xuất khác nhau như công nghiệp, thương nghiệp, xây lắp, nông nghiệp… là những ngành có nhiều đơn vị cùng sản xuất – kinh doanh.

2. Chọn xí nghiệp làm thí điểm của ngành và địa phương cần tính đến các dạng xí nghiệp có quy trình công nghệ tiên tiến; xí nghiệp công nghệ kỹ thuật lạc hậu, công suất sử dụng máy móc thiết bị thấp; xí nghiệp trung bình, công nghệ, kỹ thuật và khả năng khai thác công suất máy móc thiết bị ở mức trung bình.

3. Xí nghiệp được chọn thí điểm phải có đủ các điều kiện dưới đây:

– Đã tổ chức lại sản xuất, sản xuất kinh doanh tương đối ổn định hạch toán có lãi thực sự.

– Có truyền thống thực hiện tốt chế độ kế toán, thống kê xí nghiệp và đã áp dụng hệ thống kế toán mới ban hành theo Quyết định số 212/TC/CĐKT ngày 15-12-1989 của Bộ Tài chính.

– Thực hiện tốt kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất – kinh doanh 0 giờ ngày 1 tháng 1 năm 1990 và thực hiện xong việc thẩm định kết quả kiểm kê của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên trực tiếp và của cơ quan tài chính hữu quan.

– Đã hoàn thành quyết toán tài chính năm 1989 và đã được cơ quan quản lý cấp trên duyệt y.

II. THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH GIAO VỐN.

1. Thành lập Hội đồng giao nhận vốn.

Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên và thủ trưởng cơ quan tài chính cùng cấp chịu trách nhiệm thành lập Hội đồng giao nhận vốn. Thành phần Hội đồng giao nhận vốn gồm:

– Chủ tịch Hội đồng: đại diện cơ quan tài chính;

– Bên giao: đại diện cơ quan quản lý cấp trên;

– Bên nhận: Giám đốc xí nghiệp (hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị xí nghiệp);

– Người chứng kiến:

+ Chủ tịch Hội đồng xí nghiệp;

+ Đại diện cơ quan trọng tài kinh tế (hoặc cơ quan công chứng);

+ Kế toán trưởng xí nghiệp;

+ Chủ tịch tổ chức công đoàn xí nghiệp.

Sau khi được thành lập, Hội đồng giao nhận vốn phải tổ chức một tổ chuyên viên giúp việc Hội dồng, bao gồm những cán bộ am hiểu các lĩnh vực nghiệp vụ kỹ thuật, tài chính, kế toán, luật pháp để tiến hành những công việc chuyên môn cần thiết cho kiểm tra tính toán số liệu và chuẩn bị các tài liệu văn bản cho việc giao nhận vốn chính thức. Tổ chuyên viên gồm các cán bộ sau:

– Kế toán trưởng xí nghiệp;

– Chuyên viên Ban chỉ đạo kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh của ngành, địa phương.

– Chuyên viên tài chính kế toán của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của xí nghiệp;

– Chuyên viên của cơ quan tài chính quản lý xí nghiệp.

– 1 đại diện của tổ chức công đoàn xí nghiệp.

2. Chuẩn bị tài liệu, số liệu cho việc giao vốn.

Để đảm bảo sự chính xác của các tài liệu, số liệu làm căn cứ cho việc giao nhận vốn, tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng giao nhận vốn phải thực hiện những công việc sau đây:

– Kiểm tra toàn bộ tài liệu, số liệu kiểm kê, phát hiện các tài sản, vật tư chưa được kiểm kê hoặc đánh giá lại chưa đúng với mặt bằng giá ở thời điểm kiểm kê và những sai sót trong quá trình tổng hợp kiểm kê. Mọi sai sót phát hiện trong quá trình kiểm tra tổ chuyên viên có quyền yêu cầu xí nghiệp kiểm kê bổ sung, điều chỉnh lại số liệu hoặc sửa chữa sai sót do tính toán.

– Kiểm tra tính đúng đắn của việc hạch toán tăng giảm nguồn vốn ngân sách cấp năm 1989 và sau 01-1-1990.

– Thông báo công khai toàn bộ số liệu kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh 0 giờ ngày 1-1-1990 để công nhân viên chức của xí nghiệp biết và kiểm tra tính chính xác của tài sản, tiền vốn hiện có ở xí nghiệp. Tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng giao nhận vốn chịu trách nhiệm thu thập ý kiến quần chúng và xử lý kịp thời mọi kiến nghị.

– Kiểm tra sự khớp đúng giữa số liệu kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh 0 giờ ngày 01-1-1990 và số liệu kế toán ngày 01-1-1990 sau khi đã chuyển sang hệ thống kế toán mới vào thời điểm đầu năm bao gồm bảng tổng kết tài sản và các báo cáo kế toán khác.

– Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết cho việc tính toán vốn giao bao gồm:

+ Bảng tổng kết tài sản và các báo cáo kế toán ngày 01-1-1990 đã được chuyển sang hệ thống kế toán mới.

+ Các bảng kê chi tiết và các báo cáo chính thức kết quả kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh 0 giờ ngày 01-1-1990.

+ Tài liệu, số liệu kế toán về tăng giảm vốn từ 01-1-1990 đến thời điểm giao vốn.

3. Tính toán vốn giao cho xí nghiệp sử dụng và bảo toàn.

a) Tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp sử dụng và bảo toàn được tính theo nguyên tắc chung sau đây:

Tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp bằng (=) số tổng cộng tài sản Có của bảng tổng kết tài sản trừ (-) [nợ vay ngân hàng cộng (+) vốn của người tham gia liên doanh liên kết cộng (+) các khoản vay khác chưa trả và các khoản phải thanh toán, phải trả cộng (+) các khoản cấp phát chuyên dùng (nếu có) cộng (+) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi].

b) Lập bảng tính toán tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp.

Căn cứ vào nguyên tắc chung trên đây, tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng giao nhận vốn phải lập bảng tính toán tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp (phụ lục kèm theo).

Việc tính toán tổng số vốn Nhà nước giao được tiến hành theo trình tự dưới đây:

Bước 1: Tính toán vốn Nhà nước giao theo số liệu kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh 0 giờ ngày 01-1-1990.

+ Căn cứ vào bảng tổng kết tài sản và các báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá lại vốn đã được kiểm tra, điều chỉnh để tính toán và lấy số liệu ghi vào cột 1 của “Bảng tính toán tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp”.

+ Căn cứ vào nội dung sử dụng vốn tiến hành loại trừ các loại vốn không phải của xí nghiệp và vốn chuyên dùng thể hiện theo nguồn hình thành: nguồn vốn trong thanh toán, vốn vay, vốn nhận liên doanh liên kết, các khoản cấp phát chuyên dùng chi về y tế, đào tạo (nếu có) và quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

Các loại vốn này được ghi vào các cột 8, 7, 6, 5 tương ứng với các dòng giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản trong thanh toán được trang trải bằng các nguồn vốn đó.

+ Vốn sản xuất kinh doanh còn lại được xác định cho các nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp (cột 3), vốn xí nghiệp bổ sung (cột 4) theo quy định ở phần 3 mục I của “Quy định tạm thời về những nguyên tắc và nội dung trao quyền sử dụng, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn cho các xí nghiệp quốc doanh” (ban hành kèm theo Chỉ thị 316/CT của HĐBT).

+ Tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp tại thời điểm 0 giờ ngày 01-1-1990 bằng (=) tổng giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động (cột 2) trừ (-) các loại vốn không phải của xí nghiệp (cột 6 + 7 + 8) trừ (-) các loại vốn chuyên dùng, quỹ khen thưởng và phúc lợi (cột 5).

Bước 2: Căn cứ vào số liệu, tài liệu kế toán để xác định số vốn tăng, giảm từ 01-1-1990 đế thời điểm giao vốn.

– Số vốn tăng bao gồm: vốn ngân sách cấp phát thêm cho xí nghiệp (vốn cố định, vốn lưu động, vốn XDCB) và vốn xí nghiệp bổ sung tăng thêm.

– Số vốn giảm bao gồm: khấu hao cơ bản xí nghiệp nộp vào ngân sách, các khoản nộp khác vào ngân sách ghi giảm vốn cố định, vốn lưu động, vốn XDCB.

Bước 3: Xác định tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp sử dụng và bảo toàn đến thời điểm giao vốn:

Tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp bằng (=) tổng số vốn giao tại thời điểm 01-1-1990 cộng (+) số vốn tăng thêm trừ (-) số vốn giảm đi từ 01-1-1990 đến thời điểm giao vốn.

Sau khi tính toán vốn giao, tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng giao nhận vốn phải hình thành hồ sơ tài liệu chuẩn bị cho việc làm lễ giao nhận vốn. Hồ sơ giao nhận vốn bao gồm:

– Bảng tính toán tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp.

– Các tài liệu làm căn cứ tính toán vốn giao đã nói ở phần 2 mục II Thông tư này.

4. Kế toán tiến hành.

1. Chọn xí nghiệp thí điểm: thời gian phải xong trước 20-9-1990;

2. Chuẩn bị tài liệu, số liệu cho việc giao vốn xong trước 20-10-1990;

3. Tính toán vốn Nhà nước giao xong trước 30-10-1990;

4. Làm lễ giao nhận vốn xong trước ngày 15-11-1990;

5. Xí nghiệp tổng hợp kết quả thí điểm và gửi báo cáo lên cấp trên xong trước 30-11-1990; Bộ, tỉnh, thành phố, đặc khu tổng hợp đánh giá kết quả thí điểm kèm theo các kiến nghị rút ra từ kinh nghiệm làm thí điểm báo cáo về Bộ Tài chính trước 15-12-1990 để tổng hợp trình Hội đồng Bộ trưởng.

Đơn vị…

Ngày … tháng …. năm 199….

BẢNG TÍNH TOÁN

Tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp

Bảng 1

TT

Chỉ tiêu

Tổng số (3 + 4 + …8)

Ngân sách NN cấp

XN tự bổ sung

Vốn chuyên dùng quỹ KT quỹ P L

Vốn nhận liên doanh liên kết

Vốn vay

Nguồn vốn trong thanh toán

1

2

3

4

5

6

7

8

Giá trị TSCĐ và TSLĐ theo kiểm kê 0 giờ 01-01-1990

1

A. Tổng số (I + II + III)

2

I. Giá trị còn lại của TSCĐ

3

II. Vốn đầu tư XDCB dở dang

4

III. Tài sản lưu động

5

– Tài sản dự trữ

x

x

x

x

x

x

6

– Vốn bằng tiền

x

x

x

x

x

x

7

– Tài sản trong liên doanh liên kết

x

x

x

x

x

x

8

– Các khoản phải thu

x

x

x

x

x

x

9

– Tài sản thiếu chờ xử lý

x

x

x

x

x

x

10

B. Trong đó TSCĐ và TSLĐ không cần dùng

11

– Tài sản cố định (giá trị còn lại)

12

– Tài sản lưu động

13

C. TSCĐ và TSLĐ cần dùng (A – B)

14

– TSCĐ (giá trị còn lại)

15

– Tài sản lưu động

Giá trị TSCĐ và TSLĐ tăng, giảm từ 1-1-90 đến ngày giao nhận vốn

16

I. Tăng:

17

– TSCĐ (giá trị còn lại)

18

– Tàn sản lưu động

19

– Vốn đầu tư XDCB

20

II. Giảm

21

TSCĐ (giá trị còn lại)

22

TSLĐ

23

Vốn đầu tư XDCB

TỔNG SỐ VỐN NHÀ NƯỚC GIAO CHO XÍ NGHIỆP TÍNH ĐẾN NGÀY GIAO NHẬN VỐN

Bảng 2.

STT

Chỉ tiêu

Tổng số

Chia ra

NSNN cấp

XN bổ sung

A

B

1

2

3

1

A.Tổng số vốn Nhà nước giao cho XN

(I + II + III)

2

I. Vốn cố định

3

II. Vốn đầu tư XDCB dở dang

4

III. Vốn lưu động

5

– Vốn dự trữ

6

– Vốn bằng tiền

7

– Vốn trong liên doanh liên kết

8

– Các khoản phải thu

9

– Tài sản thiếu chờ xử lý

B. Trong đó vốn cố định và VLĐ

10

Không cần dùng

11

– Vốn cố định

12

– Vốn lưu động

13

C. Vốn sản xuất – kinh doanh cần dùng (A – B)

14

– Vốn cố định

15

– Vốn lưu động

Tổ chuyên viên

(Ký tên – Họ tên)

Ghi chú: Số liệu ghi vào bảng 2 tính từ bảng 1 như sau:

Dòng 2 (bảng 2) = Dòng 2 (bảng 1) + Dòng 17 – Dòng 21

Dòng 3 = 3 + 19 – 23

Dòng 4 = 4 + 18 – 22

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư hướng dẫn thực hiện thí điểm trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho đơn vị cơ sở quốc doanh theo Chỉ thị số 316/CT ngày 1/9/1990 của HĐBT”