THÔNG TƯ
CỦA TRƯỞNG BAN BAN TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ SỐ 477-TCCP NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1981
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 112 -HĐBT NGÀY 15-10-1981 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
Ngày 15 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 112-HĐBT quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của chính quyền cấp xã.
Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản về kiện toàn chính quyền cấp xã, song việc thực hiện chưa thống nhất. Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng lần này là cơ sở pháp lý đối với việc củng cố, kiện toàn chính quyền cấp xã trong phạm vi cả nước.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương căn cứ vào quy định của Đảng và Nhà nước mà chi tiết, cụ thể việc phân công phân nhiệm, lề lối làm việc và mối quan hệ công tác của Uỷ ban nhân dân, các ban chuyên môn ở xã cho sát, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.
Để giúp các địa phương và các ngành thực hiện quyết định trên, Ban tổ chức của Chính phủ hướng dẫn và nhấn mạnh một số điểm sau đây.
I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
Uỷ ban nhân dân xã là cấp chính quyền cơ sở, đại diện cho Nhà nước ở nông thôn, quản lý mọi mặt công tác Nhà nước ở xã là sợi dây nối liền nhân dân với Đảng và Nhà nước, là cấp tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên xuống tận nhân dân, cho nên sự hoạt động của chính quyền xã phải trực tiếp và sát dân.
Trong hoạt động của mình, chính quyền xã cần nắm vững hai chức năng chủ yếu (điều 121 của Hiến pháp):
– Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ:
a) Triệu tập Hội đồng nhân dân xã đúng như luật định, chuẩn bị tốt báo cáo, đề án công tác và các vấn đề cần đưa ra hội nghị, chuẩn bị tốt nội dung và các điều kiện cần thiết phục vụ hội nghị.
b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã. Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân;
c) Tạo điều kiện thuận lợi để các đại biểu Hội đồng nhân dân xã hoạt động.
– Là cơ quan quản lý Nhà nước ở xã:
Quyết định số 112-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định 12 nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền cấp xã. Uỷ ban nhân dân xã phải chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các cơ quan Nhà nước cấp trên. Quản lý mọi mặt công tác Nhà nước ở xã về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thỉnh thị Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã và chịu trách nhiệm trước cấp trên về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Trong khi thực hiện, chính quyền xã cần chú ý một số điểm sau:
a) Về việc xây dựng và tham gia xây dựng kế hoạch:
Chính quyền xã phải nắm kế hoạch phát triển sản xuất, sự nghiệp văn hoá, giáo dục y tế, xã hội, đời sống và mọi mặt công tác khác của xã một cách chính xác, đầy đủ, khả năng vật chất, kỹ thuật hiện tại và khả năng tiềm tàng của xã để nghiên cứu xây dựng kế hoạch, tham gia ý kiến với cấp trên trong việc xác định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã, hợp tác xã.
b) Về quản lý dân:
Chính quyền xã phải quản lý và nắm được đầy đủ tình hình nhân khẩu của xã, tình hình phát triển dân số. Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của dân, quản lý tình hình làm ăn, sinh hoạt, đời sống của họ, có kế hoạch phân loại để quản lý. Xây dựng phong trào bảo mật phòng gian, quản lý công tác an ninh chính trị, trật tự xã hội, chống chiến tranh tâm lý của địch… bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân.
c. Về quản lý đất đai:
Chính quyền xã phải nắm đầy đủ, chính xác tình hình ruộng đất, rừng, bãi biển và các tài nguyên thiên nhiên khác của xã để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân. Không để tình trạng sử dụng lấn chiếm ruộng đất của tập thể, của Nhà nước. Thu hồi những ruộng đất bị lấn chiếm để giao lại cho hợp tác xã, hoặc để làm nguồn thu cho ngân sách xã.
d) Về quản lý ngân sách xã:
Chính quyền xã thống nhất quản lý các nguồn thu chi thuộc ngân sách xã. Phải xây dựng ngân sách xã, chấp hành kế hoạch và quản lý ngân sách xã theo hướng tận dụng các nguồn thu đúng chính sách để tăng cho ngân sách xã. Quản lý tài sản công cộng của xã gồm đất đai, đầm, hồ ao, cây lưu niên, nhà cửa… theo Điều 5 của điều lệ ngân sách xã do Bộ Tài chính ban hành. Xây dựng quan điểm tự lực cánh sinh, chống tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, làm tốt xây dựng và quản lý ngân sách xã để tự giải quyết dần những yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hoá, trả trợ cấp yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hoá, trả trợ cấp cho cán bộ xã, tiến tới bớt dần phần trợ cấp cho cán bộ xã, tiến tới bớt dần phần trợ cấp do ngân sách Nhà nước đài thọ (Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể).
II. VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC
a) Về tổ chức bộ máy:
Uỷ ban nhân dân xã có các ban chuyên môn giúp việc được sắp xếp thống nhất trong cả nước như đã quy định tại Điều 7 của Quyết định số 112-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Khi thực hiện cần tránh xu hướng tuỳ tiện, cần quán triệt phương châm là tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, có hiệu lực thực sự. Vì vậy, phải kiện toàn cán bộ cho các ban chuyên môn có đủ sức làm việc gồm những người có trình độ chính trị, có năng lực chuyên môn thích hợp, bố trí kiêm chức, kiêm việc để mọi công tác ở xã đều có người phụ trách phù hợp với yêu cầu. Đồng thời tổ chức để quần chúng nhân dân tham gia xây dựng và quản lý công việc ở xã như tổ thanh tra nhân dân, tổ hoà giải, hội mẹ chiến sĩ, tổ quản lý thị trường, tổ kẻ vẽ thông tin…
Các ban chuyên môn ở xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan tương ứng cấp trên.
b) Về lề lối làm việc:
Uỷ ban nhân dân xã phải xây dựng cách làm việc phù hợp với tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương, chống lối làm việc bàn giấy tại trụ sở, hội họp quá nhiều, ảnh hưởng đến sản xuất. Phải chuyển cách làm việc xuống trực tiếp với dân, thông qua các thành viên Uỷ ban nhân dân phụ trách từng khu vực dân cư để giải quyết cụ thể, kịp thời những vấn đề cần phải giải quyết, đồng thời làm nhiệm vụ:
– Truyền đạt, phổ biến đến từng bản, làng, thôn, ấp, xóm, giải thích cho nhân dân hiểu các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, của Nhà nước, tổ chức cho nhân dân thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã và chỉ thị của cấp trên;
– Nắm chắc tình hình mọi mặt, tâm tư nguyện vọng của nhân dân ở khu vực đó;
– Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các mặt công tác Nhà nước, giải quyết tại chỗ công việc hoặc đề xuất với Uỷ ban nhân dân xã, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ thuộc các ban chuyên môn của xã.
Đối với các thành viên trong Uỷ ban nhân dân và các ban chuyên môn, phải được phân công, phân nhiệm cụ thể, quy định chế độ trách nhiệm rõ ràng đối với mỗi người. Làm việc phải có chương trình kế hoạch công tác và thông báo cho nhân dân biết thời gian làm việc, lịch tiếp dân…
Ngoài thời gian đi họp ở huyện, thị xã, đi công tác ở các khu vực dân cư, các thành viên của Uỷ ban nhân dân xã phải bảo đảm thời gian làm việc tại trụ sở. Trong trường hợp khẩn cấp, đột xuất như chiến đấu, chống dịch, chữa cháy, chống bão, lũ lụt, truy lùng địch… thì không kể thời gian, chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thư ký và cán bộ phụ trách công tác đó phải kịp thời có mặt ở nơi quy định để giải quyết công việc.
Khi tiếp xúc với nhân dân và giải quyết công việc, chính quyền xã phải thể hiện được là chính quyền của dân, do dân bầu ra làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước, chống các biểu hiện lệch lạc như quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch, trù úm dân.
Trong hoạt động của mình, chính quyền xã phải dựa vào sự cộng tác chặt chẽ của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và sự tham gia rộng rãi của công dân để làm cho hiên pháp, pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh ở xã.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương cần có kế hoạch cụ thể triển khai ngay việc thực hiện Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, đưa việc kiện toàn chính quyền cấp xã trong cả nước vào nền nếp.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề mới cần bổ sung thì các ngành, các cấp gửi văn bản cho Ban tổ chức của Chính phủ tổng hợp trình Hội đồng Bộ trưởng xét quyết định mới được thi hành, trường hợp gặp khó khăn trở ngại gì thì kịp thời trao đổi ngay với Ban Tổ chức của Chính phủ.
Các ngành Trung ương trước khi ra văn bản hướng dẫn cho cấp xã cần trao đổi thống nhất với Ban Tổ chức của Chính phủ.
Song song với việc thực hiện quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, các địa phương cần có kế hoạch tiến hành sơ kết, tổng kết cuộc vận động xây dựng chính quyền xã.
Từ ngày 1 tháng 6 năm 1982 đến ngày 15 tháng 6 năm 1982, các ban tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình thực hiện quyết định của Hội đồng Bộ trưởng cho Ban tổ chức của Chính phủ để tổng hợp báo cáo lên Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng.
THÔNG TƯ
CỦA TRƯỞNG BAN BAN TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ SỐ 477-TCCP NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1981
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 112 -HĐBT NGÀY 15-10-1981 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
Ngày 15 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 112-HĐBT quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của chính quyền cấp xã.
Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản về kiện toàn chính quyền cấp xã, song việc thực hiện chưa thống nhất. Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng lần này là cơ sở pháp lý đối với việc củng cố, kiện toàn chính quyền cấp xã trong phạm vi cả nước.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương căn cứ vào quy định của Đảng và Nhà nước mà chi tiết, cụ thể việc phân công phân nhiệm, lề lối làm việc và mối quan hệ công tác của Uỷ ban nhân dân, các ban chuyên môn ở xã cho sát, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.
Để giúp các địa phương và các ngành thực hiện quyết định trên, Ban tổ chức của Chính phủ hướng dẫn và nhấn mạnh một số điểm sau đây.
I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
Uỷ ban nhân dân xã là cấp chính quyền cơ sở, đại diện cho Nhà nước ở nông thôn, quản lý mọi mặt công tác Nhà nước ở xã là sợi dây nối liền nhân dân với Đảng và Nhà nước, là cấp tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên xuống tận nhân dân, cho nên sự hoạt động của chính quyền xã phải trực tiếp và sát dân.
Trong hoạt động của mình, chính quyền xã cần nắm vững hai chức năng chủ yếu (điều 121 của Hiến pháp):
– Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ:
a) Triệu tập Hội đồng nhân dân xã đúng như luật định, chuẩn bị tốt báo cáo, đề án công tác và các vấn đề cần đưa ra hội nghị, chuẩn bị tốt nội dung và các điều kiện cần thiết phục vụ hội nghị.
b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã. Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân;
c) Tạo điều kiện thuận lợi để các đại biểu Hội đồng nhân dân xã hoạt động.
– Là cơ quan quản lý Nhà nước ở xã:
Quyết định số 112-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định 12 nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền cấp xã. Uỷ ban nhân dân xã phải chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các cơ quan Nhà nước cấp trên. Quản lý mọi mặt công tác Nhà nước ở xã về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thỉnh thị Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã và chịu trách nhiệm trước cấp trên về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Trong khi thực hiện, chính quyền xã cần chú ý một số điểm sau:
a) Về việc xây dựng và tham gia xây dựng kế hoạch:
Chính quyền xã phải nắm kế hoạch phát triển sản xuất, sự nghiệp văn hoá, giáo dục y tế, xã hội, đời sống và mọi mặt công tác khác của xã một cách chính xác, đầy đủ, khả năng vật chất, kỹ thuật hiện tại và khả năng tiềm tàng của xã để nghiên cứu xây dựng kế hoạch, tham gia ý kiến với cấp trên trong việc xác định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã, hợp tác xã.
b) Về quản lý dân:
Chính quyền xã phải quản lý và nắm được đầy đủ tình hình nhân khẩu của xã, tình hình phát triển dân số. Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của dân, quản lý tình hình làm ăn, sinh hoạt, đời sống của họ, có kế hoạch phân loại để quản lý. Xây dựng phong trào bảo mật phòng gian, quản lý công tác an ninh chính trị, trật tự xã hội, chống chiến tranh tâm lý của địch… bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân.
c. Về quản lý đất đai:
Chính quyền xã phải nắm đầy đủ, chính xác tình hình ruộng đất, rừng, bãi biển và các tài nguyên thiên nhiên khác của xã để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân. Không để tình trạng sử dụng lấn chiếm ruộng đất của tập thể, của Nhà nước. Thu hồi những ruộng đất bị lấn chiếm để giao lại cho hợp tác xã, hoặc để làm nguồn thu cho ngân sách xã.
d) Về quản lý ngân sách xã:
Chính quyền xã thống nhất quản lý các nguồn thu chi thuộc ngân sách xã. Phải xây dựng ngân sách xã, chấp hành kế hoạch và quản lý ngân sách xã theo hướng tận dụng các nguồn thu đúng chính sách để tăng cho ngân sách xã. Quản lý tài sản công cộng của xã gồm đất đai, đầm, hồ ao, cây lưu niên, nhà cửa… theo Điều 5 của điều lệ ngân sách xã do Bộ Tài chính ban hành. Xây dựng quan điểm tự lực cánh sinh, chống tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, làm tốt xây dựng và quản lý ngân sách xã để tự giải quyết dần những yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hoá, trả trợ cấp yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hoá, trả trợ cấp cho cán bộ xã, tiến tới bớt dần phần trợ cấp cho cán bộ xã, tiến tới bớt dần phần trợ cấp do ngân sách Nhà nước đài thọ (Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể).
II. VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC
a) Về tổ chức bộ máy:
Uỷ ban nhân dân xã có các ban chuyên môn giúp việc được sắp xếp thống nhất trong cả nước như đã quy định tại Điều 7 của Quyết định số 112-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Khi thực hiện cần tránh xu hướng tuỳ tiện, cần quán triệt phương châm là tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, có hiệu lực thực sự. Vì vậy, phải kiện toàn cán bộ cho các ban chuyên môn có đủ sức làm việc gồm những người có trình độ chính trị, có năng lực chuyên môn thích hợp, bố trí kiêm chức, kiêm việc để mọi công tác ở xã đều có người phụ trách phù hợp với yêu cầu. Đồng thời tổ chức để quần chúng nhân dân tham gia xây dựng và quản lý công việc ở xã như tổ thanh tra nhân dân, tổ hoà giải, hội mẹ chiến sĩ, tổ quản lý thị trường, tổ kẻ vẽ thông tin…
Các ban chuyên môn ở xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan tương ứng cấp trên.
b) Về lề lối làm việc:
Uỷ ban nhân dân xã phải xây dựng cách làm việc phù hợp với tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương, chống lối làm việc bàn giấy tại trụ sở, hội họp quá nhiều, ảnh hưởng đến sản xuất. Phải chuyển cách làm việc xuống trực tiếp với dân, thông qua các thành viên Uỷ ban nhân dân phụ trách từng khu vực dân cư để giải quyết cụ thể, kịp thời những vấn đề cần phải giải quyết, đồng thời làm nhiệm vụ:
– Truyền đạt, phổ biến đến từng bản, làng, thôn, ấp, xóm, giải thích cho nhân dân hiểu các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, của Nhà nước, tổ chức cho nhân dân thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã và chỉ thị của cấp trên;
– Nắm chắc tình hình mọi mặt, tâm tư nguyện vọng của nhân dân ở khu vực đó;
– Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các mặt công tác Nhà nước, giải quyết tại chỗ công việc hoặc đề xuất với Uỷ ban nhân dân xã, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ thuộc các ban chuyên môn của xã.
Đối với các thành viên trong Uỷ ban nhân dân và các ban chuyên môn, phải được phân công, phân nhiệm cụ thể, quy định chế độ trách nhiệm rõ ràng đối với mỗi người. Làm việc phải có chương trình kế hoạch công tác và thông báo cho nhân dân biết thời gian làm việc, lịch tiếp dân…
Ngoài thời gian đi họp ở huyện, thị xã, đi công tác ở các khu vực dân cư, các thành viên của Uỷ ban nhân dân xã phải bảo đảm thời gian làm việc tại trụ sở. Trong trường hợp khẩn cấp, đột xuất như chiến đấu, chống dịch, chữa cháy, chống bão, lũ lụt, truy lùng địch… thì không kể thời gian, chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thư ký và cán bộ phụ trách công tác đó phải kịp thời có mặt ở nơi quy định để giải quyết công việc.
Khi tiếp xúc với nhân dân và giải quyết công việc, chính quyền xã phải thể hiện được là chính quyền của dân, do dân bầu ra làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước, chống các biểu hiện lệch lạc như quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch, trù úm dân.
Trong hoạt động của mình, chính quyền xã phải dựa vào sự cộng tác chặt chẽ của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và sự tham gia rộng rãi của công dân để làm cho hiên pháp, pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh ở xã.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương cần có kế hoạch cụ thể triển khai ngay việc thực hiện Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, đưa việc kiện toàn chính quyền cấp xã trong cả nước vào nền nếp.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề mới cần bổ sung thì các ngành, các cấp gửi văn bản cho Ban tổ chức của Chính phủ tổng hợp trình Hội đồng Bộ trưởng xét quyết định mới được thi hành, trường hợp gặp khó khăn trở ngại gì thì kịp thời trao đổi ngay với Ban Tổ chức của Chính phủ.
Các ngành Trung ương trước khi ra văn bản hướng dẫn cho cấp xã cần trao đổi thống nhất với Ban Tổ chức của Chính phủ.
Song song với việc thực hiện quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, các địa phương cần có kế hoạch tiến hành sơ kết, tổng kết cuộc vận động xây dựng chính quyền xã.
Từ ngày 1 tháng 6 năm 1982 đến ngày 15 tháng 6 năm 1982, các ban tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình thực hiện quyết định của Hội đồng Bộ trưởng cho Ban tổ chức của Chính phủ để tổng hợp báo cáo lên Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng.
Reviews
There are no reviews yet.