THÔNG TƯ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 16/1999/TT-BYT NGÀY 9 THÁNG 8 NĂM 1999
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 38/1999/QĐ-TTG
NGÀY 6/3/1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUY ĐỊNH
VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG VÀ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TRONG THỜI KỲ
ĐỔI MỚI VÀ QUY TRÌNH XÉT CHỌN ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG
DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH Y TẾ
Thi hành Quyết định số 38/1999/QĐ-TTg ngày 6/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về đối tượng và tiêu chuẩn danh hiệu Anh hùng lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới. Căn cứ Công văn số 241/TĐKT ngày 7/5/1999 của Viện Thi đua – Khen thưởng Nhà nước hướng dẫn quy trình và thủ tục xét chọn danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, Bộ Y tế hướng dẫn đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình và thủ tục xét chọn danh hiệu Anh hùng lao động trong ngành Y tế như sau:
A. ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN XÉT CHỌN DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH Y TẾ:
I. VỀ ĐỐI TƯỢNG:
– Các cán bộ, công chức (CBCC) trong ngành y tế (kể cả người đã hy sinh hay từ trần, người đã nghỉ chế độ hưu trí) không phân biệt tuổi tác, giới tính, tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp, thành phần xã hội, nơi cư trú.
– Tập thể y tế (Công ty, Xí nghiệp, Bệnh viện, đơn vị, Khoa, Phòng, Ban…) trong ngành y tế.
– Người nước ngoài, tổ chức y tế nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực y, dược, trang thiết bị y tế tại Việt Nam.
– Những tập thể và cá nhân đã được phong tặng Anh hùng các lần trước đây, nếu đủ tiêu chuẩn, vẫn được xem xét và đề nghị Nhà nước phong tặng anh hùng trong đợt này.
II. VỀ TIÊU CHUẨN:
Tiêu chuẩn danh hiệu Anh hùng lao động trong ngành y tế được cụ thể hoá như sau:
1. Tiêu chuẩn chung:
Trung thành với Tổ quốc, với Chủ nghĩa xã hội, có hành vi anh hùng (dám nghĩ, dám làm) lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực công tác được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân tiêu biểu cho thành tích thi đua yêu nước của ngành y tế trong thời kỳ đổi mới, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt của đơn vị, địa phương, của ngành y tế. Thành tích của đơn vị hoặc của cá nhân đó phải được đồng nghiệp, đơn vị, địa phương, ngành y tế thừa nhận và suy tôn.
2. Tiêu chuẩn cụ thể:
a. Đối với cá nhân:
– Có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dũng cảm, sáng tạo trong hoàn cảnh khó khăn của đơn vị, của bản thân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đơn vị, ngành y tế giao cho với năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác cao nhất so với các đơn vị cùng hệ chuyên môn, xuất sắc của ngành y tế, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành, của địa phương và đơn vị.
– Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học hoặc phát minh, sáng kiến có giá trị lớn (được cấp bằng lao động sáng tạo hoặc các giải thưởng về khoa học), áp dụng tiến bộ khoa học trong nước và nước ngoài vào nền y học Việt Nam đem lại hiệu quả có giá trị thiết thực trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân hoặc trong sản xuất, được ngành y tế, Nhà nước hoặc quốc tế đánh giá cao và khâm phục hoặc có những giải pháp hữu hiệu thực hiện tốt định hướng chiến lược của ngành y tế đến năm 2000 và 2010.
– Có trình độ chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có công lớn trong việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ y, dược, thiết bị y tế… cho đồng nghiệp và thế hệ trẻ hoặc hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho đồng nghiệp, địa phương, ngành.
– Có ý thức tổ chức kỷ luật, phát huy tính tự lực, cần kiệm liêm chính, có lối sống lành mạnh. Có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc, tôn trọng và giúp đỡ đồng nghiệp. Có tinh thần thật thà đoàn kết với mọi người, thương yêu người bệnh, thực hiện mẫu mực đạo đức của người cán bộ y tế (12 Điều y đức) là gương sáng về đạo đức nghề nghiệp được nhân dân, đồng nghiệp tôn trọng và quý mến.
b. Đối với tập thể:
– Là tập thể có thành tích tiêu biểu đi đầu trong lĩnh vực Khám chữa bệnh, Y tế dự phòng, trang thiết bị y tế, Y học dân tộc, dược… về năng suất, chất lượng, biện pháp quản lý, kinh doanh, sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả phục vụ sức khoẻ nhân dân một cách xuất sắc, được các đơn vị trong khu vực, trong ngành y tế suy tôn, học tập.
– Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học tập thể hoặc cá nhân, phát minh, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đi đầu trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến, mang lại hiệu quả cao, có giá trị trong công tác KCB, trong sản xuất thuốc, trang thiết bị, trong công tác y tế dự phòng, trong quản lý, trong phong trào xanh sạch đẹp, được ngành y tế và đồng nghiệp thừa nhận.
– Là tập thể đoàn kết thống nhất, tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng trong sạch và vững mạnh. Tổ chức chính quyền quản lý giỏi, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên có nhiều kinh nghiệm và biện pháp vận động quần chúng; chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ; có đội ngũ cán bộ vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.
– Đi đầu trong việc triển khai và chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên các mặt: Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả tiền vốn, tài sản. Đảm bảo trật tự, vệ sinh, an toàn trong cơ quan, đơn vị. Chăm lo tốt đời sống tinh thần và vật chất cho công chức và người lao động. Có phòng trào thi đua, phong trào văn nghệ, thể thao sôi nổi, liên tục. Tập thể đó phải có uy tín với ngành, với địa phương. Được chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương tin tưởng và ca ngợi.
c. Đối với những người có thành tích đột xuất:
Ngoài những tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể nói trên, nếu cá nhân hoặc đơn vị nào trong ngành y tế có thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc, những hành động dũng cảm, sáng tạo, mưu trí, dám hy sinh thân mình bảo vệ tính mạng, tài sản của tập thể, của nhân dân, của bệnh nhân, nêu tấm gương sáng cho ngành, cho địa phương học tập. Hành động dũng cảm đó được mọi người khâm phục, ca ngợi thì cũng được ngành y tế xem xét đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng.
d. Đối với cá nhân và tập thể người nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực y, dược, trang thiết bị y tế tại Việt Nam nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển y tế Việt Nam, đủ tiêu chuẩn Anh hùng lao động được quy định tại Quyết định số 38/1999/QĐ-TTg ngày 5/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ thì cũng được Bộ Y tế xem xét đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.
B. QUY TRÌNH, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT CHỌN VÀ ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG
TRONG NGÀNH Y TẾ:
1. Về thời gian xét thành tích:
Thời gian xét thành tích tính từ năm 1986 tức là thời gian bắt đầu của thời kỳ đổi mới, trong đó chủ yếu xét thành tích của 10 năm từ 1990 đến nay.
2. Quy trình, thủ tục xét chọn:
a. Nguyên tắc: Việc xét chọn danh hiệu Anh hùng lao động phải đảm bảo nguyên tắc: Công khai, dân chủ, công bằng.
b. Các bước tiến hành: Việc xét chọn, đề nghị phải qua các bước như sau:
Bước 1: Tổ chức giới thiệu và quần chúng suy tôn.
+ Thủ trưởng các đơn vị phổ biến cho CBCC quán triệt tiêu chuẩn đã được quy định trong Quyết định số 38/1999/QĐ-TTg ngày 6/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ và đã được Bộ Y tế cụ thể hoá trong Thông tư này và tổ chức cuộc họp liên tịch giữa Đảng, Công đoàn, Chính quyền, Đoàn Thanh niên của đơn vị để sơ bộ xem xét, giới thiệu những cá nhân và tập thể trong đơn vị được vào diện bình chọn danh hiệu Anh hùng, CSTĐ.
+ Tập thể hoặc cá nhân được giới thiệu làm bản báo cáo thành tích. Sau đó trình bày trước hội nghị CBCC của tập thể và lấy ý kiến của tập thể đó bằng cách bỏ phiếu kín. Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cá nhân, được tổ chức tại tập thể cá nhân đó trực tiếp công tác (là khoa, phòng, phân xưởng…), nếu đạt được từ 80% số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số CBCC của tập thể đó thì lập hồ sơ, đưa ra Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị xem xét. Đối tượng được suy tôn Anh hùng là tập thể hoặc cá nhân là cán bộ chủ chốt của đơn vị (Lãnh đạo chính quyền, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Bí thư, Phó Bí thư Đoàn TNCSHCM, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn) thì ngoài việc lấy phiếu tín nhiệm của tập thể như trên, còn phải lấy phiếu tín nhiệm của Hội nghị cán bộ chủ chốt trong đơn vị (từ cấp trưởng phó phòng, ban, khoa,… trở lên) cũng bằng hình thức bỏ phiếu kín và kết quả cũng phải đạt từ 80% số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số người trong diện được tham gia bỏ phiếu thì đưa ra Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của đơn vị xem xét.
Bước 2: Hội đồng thi đua – Khen thưởng các cấp xem xét và đề nghị.
– Sau khi thực hiện xong bước 1 nói trên, cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng của đơn vị, lập hồ sơ trình Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị. Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị họp để xem xét và bỏ phiếu kín, làm biên bản kết quả bỏ phiếu và Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng báo cáo Thủ trưởng đơn vị xem xét để trình hồ sơ lên cấp trên.
– Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ gửi về Bộ y tế xem xét. Nếu đối tượng là tập thể hoặc cá nhân là cấp lãnh đạo đơn vị cơ sở trở lên thì phải có sự thoả thuận bằng văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị, cá nhân đó hoạt động.
– Đối với các đơn vị y tế thuộc UBND các địa phương quản lý thì Giám đốc Sở Y tế trình hồ sơ lên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Những tập thể y tế và cá nhân là Thủ trưởng đơn vị, Giám đốc Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Y tế. Nếu đơn vị nào thuộc địa phương muốn đề nghị Bộ y tế trình Nhà nước thì phải có sự thoả thuận bằng văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Hồ sơ trình khen:
Hồ sơ trình khen gồm có:
– Tờ trình của Thủ trưởng đơn vị kèm theo danh sách trích ngang của các tập thể, cá nhân đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng.
– Các văn bản thoả thuận của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc của Bộ Y tế như quy định nêu trên.
– Bản báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể hoặc cá nhân đề nghị phong tặng Anh hùng có xác nhận của Thủ trưởng và Chủ tịch Công đoàn của đơn vị (chú ý nêu được những thành tích nổi bật trong 10 năm – báo cáo cá nhân không dài quá 4 trang và báo cáo tập thể không dài quá 6 trang).
– Biên bản cuộc họp và kiểm phiếu của Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị và biên bản kiểm phiếu của Hội nghị CBCC, nơi trực tiếp công tác của cá nhân hoặc tập thể được suy tôn Anh hùng (Có chữ ký của chủ toạ và thư ký).
4. Thời gian nộp các hồ sơ trình khen:
Chủ trương của Đảng và Nhà nước sẽ xét và phong tặng danh hiệu Anh hùng làm 2 đợt:
Đợt I: Các Bộ, ngành, địa phương gửi Tờ trình và hồ sơ đến Viện thi đua – Khen thưởng Nhà nước chậm nhất là ngày 31/12/1999 để kịp trình Nhà nước xét phong tặng vào dịp kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập Đảng CSVN (3/2/2000).
Đợt II: Các Bộ, ngành, địa phương gửi từ trình và hồ sơ về Viện thi đua – Khen thưởng Nhà nước chậm nhất là ngày 30/6/2000 để Nhà nước xét tuyên dương vào dịp kỷ niệm 2/9/2000.
Bộ Y tế dự định sẽ tổ chức Đại hội thi đua toàn ngành y tế trong thời kỳ đổi mới vào dịp kỷ niệm lần thứ 110, ngày sinh Bác Hồ (19/5/2000). Do vậy, các đơn vị trong ngành phải gửi hồ sơ khen thưởng về Bộ chậm nhất là ngày 30/10/1999 để kịp trình Nhà nước xét tuyên dương trong đợt I. Hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi về Vụ Pháp chế Bộ Y tế, mỗi loại 5 bản.
Sau đợt này, việc xét trình tuyên dương danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, cần được tiến hành thường xuyên ngay sau khi lập được thành tích đặc biệt xuất sắc.
Trong khi xem xét đề nghị khen thưởng, cần chú ý đến tập thể nhỏ trong đơn vị, y tế cơ sở, cá nhân ở các vùng khó khăn mà vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đối với y tế các ngành, việc lập hồ sơ khen thưởng, trình cấp trên gửi theo Bộ, ngành chủ quản, có sự thoả thuận, hiệp y bằng văn bản của Bộ Y tế.
Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ 6 vào cuối năm 2000 là sự kiện đặc biệt quan trọng sau 15 năm kể từ Đại hội Anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ 5 (1986) và đón chào thế kỷ 21. Bộ Y tế yêu cần Thủ trưởng các đơn vị y tế trong toàn ngành cần tập chỉ đạo và triển khai khẩn trương, chu đáo để động viên kịp thời CBCC ngành y tế làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Việc xét khen danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp ngành và cấp toàn quốc thực hiện theo quy trình, thủ tục của Thông tư này và văn bản số 2182/YT-PC của Bộ Y tế ngày 10/4/1999 đã hướng dẫn. Về tiêu chuẩn Chiến sỹ thi đua đã được quy định tại Nghị định 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ.
Những năm gần đây, việc bình bầu Chiến sỹ thi đua không đều đặn (do tình hình chung), nhưng nếu cá nhân nào có đủ tiêu chuẩn, xét thấy xứng đáng thì đơn vị đề nghị cấp trên xét đặc cách.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu chưa rõ vấn đề gì cần kịp thời phản ảnh về Bộ Y tế (Vụ Pháp chế).
THÔNG TƯ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 16/1999/TT-BYT NGÀY 9 THÁNG 8 NĂM 1999
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 38/1999/QĐ-TTG
NGÀY 6/3/1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUY ĐỊNH
VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG VÀ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TRONG THỜI KỲ
ĐỔI MỚI VÀ QUY TRÌNH XÉT CHỌN ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG
DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH Y TẾ
Thi hành Quyết định số 38/1999/QĐ-TTg ngày 6/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về đối tượng và tiêu chuẩn danh hiệu Anh hùng lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới. Căn cứ Công văn số 241/TĐKT ngày 7/5/1999 của Viện Thi đua – Khen thưởng Nhà nước hướng dẫn quy trình và thủ tục xét chọn danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, Bộ Y tế hướng dẫn đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình và thủ tục xét chọn danh hiệu Anh hùng lao động trong ngành Y tế như sau:
A. ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN XÉT CHỌN DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH Y TẾ:
I. VỀ ĐỐI TƯỢNG:
– Các cán bộ, công chức (CBCC) trong ngành y tế (kể cả người đã hy sinh hay từ trần, người đã nghỉ chế độ hưu trí) không phân biệt tuổi tác, giới tính, tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp, thành phần xã hội, nơi cư trú.
– Tập thể y tế (Công ty, Xí nghiệp, Bệnh viện, đơn vị, Khoa, Phòng, Ban…) trong ngành y tế.
– Người nước ngoài, tổ chức y tế nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực y, dược, trang thiết bị y tế tại Việt Nam.
– Những tập thể và cá nhân đã được phong tặng Anh hùng các lần trước đây, nếu đủ tiêu chuẩn, vẫn được xem xét và đề nghị Nhà nước phong tặng anh hùng trong đợt này.
II. VỀ TIÊU CHUẨN:
Tiêu chuẩn danh hiệu Anh hùng lao động trong ngành y tế được cụ thể hoá như sau:
1. Tiêu chuẩn chung:
Trung thành với Tổ quốc, với Chủ nghĩa xã hội, có hành vi anh hùng (dám nghĩ, dám làm) lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực công tác được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân tiêu biểu cho thành tích thi đua yêu nước của ngành y tế trong thời kỳ đổi mới, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt của đơn vị, địa phương, của ngành y tế. Thành tích của đơn vị hoặc của cá nhân đó phải được đồng nghiệp, đơn vị, địa phương, ngành y tế thừa nhận và suy tôn.
2. Tiêu chuẩn cụ thể:
a. Đối với cá nhân:
– Có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dũng cảm, sáng tạo trong hoàn cảnh khó khăn của đơn vị, của bản thân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đơn vị, ngành y tế giao cho với năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác cao nhất so với các đơn vị cùng hệ chuyên môn, xuất sắc của ngành y tế, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành, của địa phương và đơn vị.
– Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học hoặc phát minh, sáng kiến có giá trị lớn (được cấp bằng lao động sáng tạo hoặc các giải thưởng về khoa học), áp dụng tiến bộ khoa học trong nước và nước ngoài vào nền y học Việt Nam đem lại hiệu quả có giá trị thiết thực trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân hoặc trong sản xuất, được ngành y tế, Nhà nước hoặc quốc tế đánh giá cao và khâm phục hoặc có những giải pháp hữu hiệu thực hiện tốt định hướng chiến lược của ngành y tế đến năm 2000 và 2010.
– Có trình độ chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có công lớn trong việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ y, dược, thiết bị y tế… cho đồng nghiệp và thế hệ trẻ hoặc hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho đồng nghiệp, địa phương, ngành.
– Có ý thức tổ chức kỷ luật, phát huy tính tự lực, cần kiệm liêm chính, có lối sống lành mạnh. Có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc, tôn trọng và giúp đỡ đồng nghiệp. Có tinh thần thật thà đoàn kết với mọi người, thương yêu người bệnh, thực hiện mẫu mực đạo đức của người cán bộ y tế (12 Điều y đức) là gương sáng về đạo đức nghề nghiệp được nhân dân, đồng nghiệp tôn trọng và quý mến.
b. Đối với tập thể:
– Là tập thể có thành tích tiêu biểu đi đầu trong lĩnh vực Khám chữa bệnh, Y tế dự phòng, trang thiết bị y tế, Y học dân tộc, dược… về năng suất, chất lượng, biện pháp quản lý, kinh doanh, sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả phục vụ sức khoẻ nhân dân một cách xuất sắc, được các đơn vị trong khu vực, trong ngành y tế suy tôn, học tập.
– Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học tập thể hoặc cá nhân, phát minh, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đi đầu trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến, mang lại hiệu quả cao, có giá trị trong công tác KCB, trong sản xuất thuốc, trang thiết bị, trong công tác y tế dự phòng, trong quản lý, trong phong trào xanh sạch đẹp, được ngành y tế và đồng nghiệp thừa nhận.
– Là tập thể đoàn kết thống nhất, tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng trong sạch và vững mạnh. Tổ chức chính quyền quản lý giỏi, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên có nhiều kinh nghiệm và biện pháp vận động quần chúng; chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ; có đội ngũ cán bộ vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.
– Đi đầu trong việc triển khai và chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên các mặt: Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả tiền vốn, tài sản. Đảm bảo trật tự, vệ sinh, an toàn trong cơ quan, đơn vị. Chăm lo tốt đời sống tinh thần và vật chất cho công chức và người lao động. Có phòng trào thi đua, phong trào văn nghệ, thể thao sôi nổi, liên tục. Tập thể đó phải có uy tín với ngành, với địa phương. Được chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương tin tưởng và ca ngợi.
c. Đối với những người có thành tích đột xuất:
Ngoài những tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể nói trên, nếu cá nhân hoặc đơn vị nào trong ngành y tế có thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc, những hành động dũng cảm, sáng tạo, mưu trí, dám hy sinh thân mình bảo vệ tính mạng, tài sản của tập thể, của nhân dân, của bệnh nhân, nêu tấm gương sáng cho ngành, cho địa phương học tập. Hành động dũng cảm đó được mọi người khâm phục, ca ngợi thì cũng được ngành y tế xem xét đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng.
d. Đối với cá nhân và tập thể người nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực y, dược, trang thiết bị y tế tại Việt Nam nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển y tế Việt Nam, đủ tiêu chuẩn Anh hùng lao động được quy định tại Quyết định số 38/1999/QĐ-TTg ngày 5/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ thì cũng được Bộ Y tế xem xét đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.
B. QUY TRÌNH, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT CHỌN VÀ ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG
TRONG NGÀNH Y TẾ:
1. Về thời gian xét thành tích:
Thời gian xét thành tích tính từ năm 1986 tức là thời gian bắt đầu của thời kỳ đổi mới, trong đó chủ yếu xét thành tích của 10 năm từ 1990 đến nay.
2. Quy trình, thủ tục xét chọn:
a. Nguyên tắc: Việc xét chọn danh hiệu Anh hùng lao động phải đảm bảo nguyên tắc: Công khai, dân chủ, công bằng.
b. Các bước tiến hành: Việc xét chọn, đề nghị phải qua các bước như sau:
Bước 1: Tổ chức giới thiệu và quần chúng suy tôn.
+ Thủ trưởng các đơn vị phổ biến cho CBCC quán triệt tiêu chuẩn đã được quy định trong Quyết định số 38/1999/QĐ-TTg ngày 6/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ và đã được Bộ Y tế cụ thể hoá trong Thông tư này và tổ chức cuộc họp liên tịch giữa Đảng, Công đoàn, Chính quyền, Đoàn Thanh niên của đơn vị để sơ bộ xem xét, giới thiệu những cá nhân và tập thể trong đơn vị được vào diện bình chọn danh hiệu Anh hùng, CSTĐ.
+ Tập thể hoặc cá nhân được giới thiệu làm bản báo cáo thành tích. Sau đó trình bày trước hội nghị CBCC của tập thể và lấy ý kiến của tập thể đó bằng cách bỏ phiếu kín. Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cá nhân, được tổ chức tại tập thể cá nhân đó trực tiếp công tác (là khoa, phòng, phân xưởng…), nếu đạt được từ 80% số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số CBCC của tập thể đó thì lập hồ sơ, đưa ra Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị xem xét. Đối tượng được suy tôn Anh hùng là tập thể hoặc cá nhân là cán bộ chủ chốt của đơn vị (Lãnh đạo chính quyền, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Bí thư, Phó Bí thư Đoàn TNCSHCM, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn) thì ngoài việc lấy phiếu tín nhiệm của tập thể như trên, còn phải lấy phiếu tín nhiệm của Hội nghị cán bộ chủ chốt trong đơn vị (từ cấp trưởng phó phòng, ban, khoa,… trở lên) cũng bằng hình thức bỏ phiếu kín và kết quả cũng phải đạt từ 80% số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số người trong diện được tham gia bỏ phiếu thì đưa ra Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của đơn vị xem xét.
Bước 2: Hội đồng thi đua – Khen thưởng các cấp xem xét và đề nghị.
– Sau khi thực hiện xong bước 1 nói trên, cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng của đơn vị, lập hồ sơ trình Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị. Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị họp để xem xét và bỏ phiếu kín, làm biên bản kết quả bỏ phiếu và Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng báo cáo Thủ trưởng đơn vị xem xét để trình hồ sơ lên cấp trên.
– Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ gửi về Bộ y tế xem xét. Nếu đối tượng là tập thể hoặc cá nhân là cấp lãnh đạo đơn vị cơ sở trở lên thì phải có sự thoả thuận bằng văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị, cá nhân đó hoạt động.
– Đối với các đơn vị y tế thuộc UBND các địa phương quản lý thì Giám đốc Sở Y tế trình hồ sơ lên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Những tập thể y tế và cá nhân là Thủ trưởng đơn vị, Giám đốc Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Y tế. Nếu đơn vị nào thuộc địa phương muốn đề nghị Bộ y tế trình Nhà nước thì phải có sự thoả thuận bằng văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Hồ sơ trình khen:
Hồ sơ trình khen gồm có:
– Tờ trình của Thủ trưởng đơn vị kèm theo danh sách trích ngang của các tập thể, cá nhân đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng.
– Các văn bản thoả thuận của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc của Bộ Y tế như quy định nêu trên.
– Bản báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể hoặc cá nhân đề nghị phong tặng Anh hùng có xác nhận của Thủ trưởng và Chủ tịch Công đoàn của đơn vị (chú ý nêu được những thành tích nổi bật trong 10 năm – báo cáo cá nhân không dài quá 4 trang và báo cáo tập thể không dài quá 6 trang).
– Biên bản cuộc họp và kiểm phiếu của Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị và biên bản kiểm phiếu của Hội nghị CBCC, nơi trực tiếp công tác của cá nhân hoặc tập thể được suy tôn Anh hùng (Có chữ ký của chủ toạ và thư ký).
4. Thời gian nộp các hồ sơ trình khen:
Chủ trương của Đảng và Nhà nước sẽ xét và phong tặng danh hiệu Anh hùng làm 2 đợt:
Đợt I: Các Bộ, ngành, địa phương gửi Tờ trình và hồ sơ đến Viện thi đua – Khen thưởng Nhà nước chậm nhất là ngày 31/12/1999 để kịp trình Nhà nước xét phong tặng vào dịp kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập Đảng CSVN (3/2/2000).
Đợt II: Các Bộ, ngành, địa phương gửi từ trình và hồ sơ về Viện thi đua – Khen thưởng Nhà nước chậm nhất là ngày 30/6/2000 để Nhà nước xét tuyên dương vào dịp kỷ niệm 2/9/2000.
Bộ Y tế dự định sẽ tổ chức Đại hội thi đua toàn ngành y tế trong thời kỳ đổi mới vào dịp kỷ niệm lần thứ 110, ngày sinh Bác Hồ (19/5/2000). Do vậy, các đơn vị trong ngành phải gửi hồ sơ khen thưởng về Bộ chậm nhất là ngày 30/10/1999 để kịp trình Nhà nước xét tuyên dương trong đợt I. Hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi về Vụ Pháp chế Bộ Y tế, mỗi loại 5 bản.
Sau đợt này, việc xét trình tuyên dương danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, cần được tiến hành thường xuyên ngay sau khi lập được thành tích đặc biệt xuất sắc.
Trong khi xem xét đề nghị khen thưởng, cần chú ý đến tập thể nhỏ trong đơn vị, y tế cơ sở, cá nhân ở các vùng khó khăn mà vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đối với y tế các ngành, việc lập hồ sơ khen thưởng, trình cấp trên gửi theo Bộ, ngành chủ quản, có sự thoả thuận, hiệp y bằng văn bản của Bộ Y tế.
Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ 6 vào cuối năm 2000 là sự kiện đặc biệt quan trọng sau 15 năm kể từ Đại hội Anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ 5 (1986) và đón chào thế kỷ 21. Bộ Y tế yêu cần Thủ trưởng các đơn vị y tế trong toàn ngành cần tập chỉ đạo và triển khai khẩn trương, chu đáo để động viên kịp thời CBCC ngành y tế làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Việc xét khen danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp ngành và cấp toàn quốc thực hiện theo quy trình, thủ tục của Thông tư này và văn bản số 2182/YT-PC của Bộ Y tế ngày 10/4/1999 đã hướng dẫn. Về tiêu chuẩn Chiến sỹ thi đua đã được quy định tại Nghị định 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ.
Những năm gần đây, việc bình bầu Chiến sỹ thi đua không đều đặn (do tình hình chung), nhưng nếu cá nhân nào có đủ tiêu chuẩn, xét thấy xứng đáng thì đơn vị đề nghị cấp trên xét đặc cách.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu chưa rõ vấn đề gì cần kịp thời phản ảnh về Bộ Y tế (Vụ Pháp chế).
Reviews
There are no reviews yet.