Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 04/2000/TT-BTS NGÀY 03 THÁNG 11 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUYẾT ĐỊNH
SỐ 103/2000/QĐ-TTG NGÀY 25/8/2000 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
GIỐNG THUỶ SẢN

Căn cứ Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện như sau:

I. KHUYẾN KHÍCH TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC TỔ CHỨC,
HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN THUỘC MỌI THÀNH PHẦN KINH TẾTRONG NƯỚC VÀ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG THUỶ SẢN

1. Các địa phương phải có quy hoạch vùng sản xuất giống thủy sản. Những nơi có điều kiện sản xuất giống thuận lợi hơn cần tận dụng tối đa lợi thế để sản xuất con giống có chất lượng cao, giá thành hạ cung cấp cho nhu cầu thị trường. Cần ưu tiên cấp đất hoặc cho thuê đất lâu dài để các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong địa phương, ngoài địa phương và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phát triển giống thủy sản. Những nơi điều kiện sản xuất giống không thuận lợi nhưng có nhu cầu lớn về con giống có thể thuê, mua đất của các địa phương khác thuận lợi hơn để tổ chức sản xuất giống nhằm cung cấp ổn định cho địa phương mình.

2. Các địa phương phối hợp với Cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản xác định lại các bãi tôm biển bố mẹ (đặc biệt là tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm), bãi đẻ của cá song, cá hồng, cá lăng, cá chình và các loài giống thuỷ sản quí hiếm khác để quy định việc cấm khai thác tuyệt đối, cấm khai thác theo mùa (tôm càng xanh, cua xanh) hoặc cho phép khai thác hạn chế, đồng thời hàng năm có kế hoạch thả bổ sung giống (tôm sú, tôm thẻ) nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn giống sinh sản tự nhiên.

3. Nhà nước khuyến khích các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài ngành Thủy sản, các Công ty, các tổ chức phi Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển giống thủy sản.

4. Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được phép đầu tư vào lĩnh vực phát triển giống thuỷ sản có trách nhiệm tuân thủ những qui định về kiểm dịch giống thuỷ sản.

5. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được phép đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển giống thuỷ sản thông qua các chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu thuê chuyên gia nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất giống.


II. THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
PHÁT TRIỂN GIỐNG THỦY SẢN

1. Về khoa học công nghệ giống thuỷ sản.

a. Đối với các loại thuỷ sản đã có công nghệ sản xuất giống nhân tạo như: tôm sú ở khu vực miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, tôm càng xanh ở Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, các loài cá nước ngọt ở khu vực phía Bắc, việc sản xuất giống cần nâng cấp thiết bị, cải tiến công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng con giống. Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất cho phù hợp giữa cung và cầu về giống thuỷ sản ở từng địa phương, khu vực toàn quốc, hạn chế đến mức thấp nhất việc vận chuyển giống từ vùng này sang vùng khác để đề phòng lan truyền bệnh dịch. các vùng sâu, vùng xa giải quyết giống còn khó khăn cần hướng dẫn công nghệ ương nuôi con giống từ bột lên hương và từ hương lên giống để có đủ giống tốt tại chỗ với giá cả hợp lý.

b. Đối với loại thuỷ sản có triển vọng nuôi và nuôi có hiệu quả mà công nghệ sản xuấtgiống nhân tạo đã có kinh nghiệm bước đầu nhưng chưa hoàn thiện quy trình như: cá dò, cua biển, một số loài nhuyễn thể (ốc hương, điệp, sò huyết, trai ngọc) cá basa, cá rô phi đơn tính, cá bỗng,… cần đẩy mạnh nghiên cứu để nhanh chóng hoàn thiện quy trình công nghệ và sớm chuyển giao cho sản xuất đại trà.

c. Đối với các loài thuỷ sản có triển vọng nuôi có hiệu quả nhưng trước mắt việc nghiên cứu để tạo ra công nghệ sản xuất giống nhân tạo còn khó như: cá song, cá măng, cá vược, cá nhụ, cá hồng, cá tráp, cá chiên, cá lăng… phải được đẩy mạnh nghiên cứu sinh sản nhân tạo, đồng thời khuyến khích các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất nhập khẩu giống và công nghệ sản xuất giống.

Việc nhập khẩu giống thuỷ sản không thuộc danh mục cấm (do Bộ Thương mại công bố theo đề nghị của Bộ Thuỷ sản) thì không cần giấy phép song phải làm thủ tục kiểm dịch theo quy trình 28 TCN ngày 24/6/1997 của Bộ Thuỷ sản về kiểm dịch động vật thuỷ sản và sản phẩm động vật thuỷ sản.

2. Về đất đai và mặt nước sử dụng vào cơ sở giống thủy sản.

Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu sử dụng đất, mặt nước để mở rộng quy mô sản xuất hoặc đầu tư xây dựng mới cơ sở sản xuất giống thuỷ sản theo quy hoạch hệ thống giống của Ngành và có dự án khả thi, được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cấp chính quyền địa phương ưu tiên giải quyết và được hưởng các chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất và thuê đất theo Luật đất đai hiện hành.

3. Đầu tư và tín dụng.

a. Vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn sự nghiệp) ưu tiên đầu tư cho:

– Xây dựng các Trung tâm giống thuỷ sản quốc gia thuộc các Viện nghiên cứu và Trung tâm nghiên cứu của Ngành về giống thuỷ sản nước ngọt, giống hải sản ở các vùng sinh thái đặc trưng để thực hiện các nhiệm vụ:

+ Sản xuất giống gốc những loài thuỷ sản kinh tế nhằm đảm bảo giữ cho giống có năng suất, chất lượng ổn định.

+ Lưu giữ giống gốc, bảo vệ nguồn gien những loài thuỷ sản quý, hiếm và có khả năng xuất khẩu.

+ Nhập khẩu giống gốc, giống mới, giống thuỷ sản quý có khả năng thuần hoá để sản xuất rộng rãi. Nhập công nghệ sản xuất giống những loài thuỷ sản có năng suất và chất lượng cao, trước hết tập trung vào công nghệ sản xuất giống các loài thuỷ sản có khả năng xuất khẩu.

Các dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực trên do Viện, Trung tâm nghiên cứu trình Bộ duyệt theo quy định hiện hành.

– Xây dựng các trại giống thuỷ sản cấp I (kể cả trại giống nước ngọt và trại giống hải sản) theo quy hoạch phát triển của ngành, của địa phương trong hệ thống giống quốc gia. Các tỉnh cần xác định nhu cầu giống, khả năng cán bộ kỹ thuật, đề xuất việc xây dựng trại giống cấp I trong hệ thống giống quốc gia để thực hiện các nhiệm vụ công ích về giống thuỷ sản:

+ Cung cấp giống hậu bị và giống cấp I chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh.

+ Thực hiện các mô hình trình diễn về giống, tiếp nhận các công nghệ mới về giống thuỷ sản;

+ Đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho các thành phần kinh tế tại địa phương.

– Tăng kinh phí hàng năm cho khuyến ngư Trung ương và địa phương ghi trong mục e – Điều 4 – Quyết định 103/2000/QĐ-TTg được sử dụng để thực hiện các nội dung:

+ Nhập các công nghệ sản xuất giống;

+ Nhập giống mới;

+ Tổ chức chuyển giao công nghệ về giống;

+ Đào tạo tập huấn về sản xuất giống, phòng trừ dịch bệnh, xây dựng các mô hình trình diễn về giống, phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các thông tin cần thiết phục vụ công tác phát triển giống.

Các dự án nhập công nghệ sản xuất giống, nhập giống mới, chuyển giao công nghệ về giống do các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu xây dựng và được Bộ Thuỷ sản thẩm định. Bộ Thuỷ sản giao cho Trung tâm khuyến ngư Trung ương tổ chức triển khai các dự án khuyến ngư của các Viện và Trung tâm nghiên cứu.

Các dự án khuyến ngư về giống của các địa phương do các cơ quan khuyến ngư địa phương xây dựng dự án trình Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và gửi về Bộ Thuỷ sản tổng hợp. Bộ Thuỷ sản giao kế hoạch cho các địa phương và giao cho Trung tâm khuyến ngư Trung ương chỉ đạo thực hiện.

Dự án khuyến ngư về phát triển giống thuỷ sản được lập trên cơ sở:

+ Định mức chi tiêu vốn sự nghiệp khuyến ngư thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về một số mức chi phục vụ công tác khuyến nông lâm ngư;

+ Định mức kỹ thuật để lập kế hoạch khuyến ngư về nuôi trồng thuỷ sản thực hiện theo Quyết định số 530/1998/QĐ-BTS ngày 8/9/1998 của Bộ Thuỷ sản.

– Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành một phần vốn ngân sách của địa phương để hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất giống thuỷ sản ghi trong mục f – Điều 4 – Quyết định 103/2000/QĐ-TTg vào việc: bù chênh lệch giá giống thuỷ sản; trợ giá cước vận chuyển giống thuỷ sản và hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất cung ứng giống cho nuôi trồng thuỷ sản ở vùng sâu, vùng xa và vùng trọng điểm do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phê duyệt.

b. Vốn tín dụng.

– Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân vay vốn tín dụng của Nhà nước từ nguồn Quỹ hỗ trợ phát triển được ghi trong Mục a – Điểm 2 – Điều 4 của Quyết định 103/2000/QĐ-TTg để sản xuất giống (trong đó vốn xây dựng cơ bản và vốn lưu động) phải có dự án vay vốn theo mẫu thống nhất. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ.

+ Các dự án có tổng mức vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng phải lập dự án đầu tư phát triển giống thuỷ sản và có thoả thuận về chuyên nghành của Bộ Thuỷ sản để Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm định và ra quyết định.

Hồ sơ thẩm định dự án gồm:

Tờ trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án;

Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển thuỷ sản của địa phương xác định dự án phù hợp về quy hoạch phát triển Ngành, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

Văn bản xác định địa điểm đầu tư, diện tích đất, sơ đồ mặt bằng, văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, hiện trạng mặt bằng phù hợp với qui hoạch;

Ý kiến của các cơ quan liên quan về các vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc có liên quan đến lợi ích của họ;

Ý kiến thẩm định của tổ chức cho vay nếu dự án có phần vốn cho vay;

Các văn bản pháp lý xác nhận tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, tiềm lực cán bộ khoa học công nghệ của chủ đầu tư;

Báo cáo nghiên cứu khả thi kèm thiết kế sơ bộ phù hợp với quy định tai Điều 24 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP của Chínhphủ và phù hợp với tính chất chuyên ngành của lĩnh vực bảo vệ và phát triển giống thuỷ sản.

+ Các dự án có tổng mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng không cần lập dự án đầu tư mà chỉ cần lập báo cáo đầu tư theo hương dẫn tại Thông tư số 11/2000/TT-BKH ngày 11/9/2000 của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Các dự án này nếu không có yêu cầu thuê đất thì chủ dự án tự quyết định sau khi có xác nhận của Sở chủ quản địa phương. Nếu dự án có yêu cầu thuê đất thì phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận. Việc thực hiện dự án không phải qua đấu thầu.

Thời gian hoạt động, tổ chức thẩm định và thẩm quyền phê duyệt dự án thực hiện theo quy chế đầu tư và xây dựng hiện hành.

– Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân vay vốn tín dụng của Nhà nước được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay cho các tổ chức tín dụng.

Mức vay của mỗi dự án không quá 1,0 tỷ đồng và thời gian thu hồi vốn tối đa là 5 năm; lãi suất tiền vay được tính theo quy định hiện hành của Quỹ hỗ trợ phát triển.

– Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân vay vốn tín dụng thương mại ghi trong Mục b – Khoản 2 – Điều 4 của Quyết định 103/2000/QĐ-TTg được vay dưới 50 triệu đồng theo Công văn hướng dẫn số 934/2000/CV-NHNN1 ngày 25/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg.

4. Về thuế

Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển giống thuỷ sản được hưởng ưu đãi và miễn giảm các loại thuế theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

5. Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu và đào tạo tham gia nghiên cứu tạo giống, sản xuất giống thuỷ sản

Các Viện Nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu và các Trường đào tạo kỹ thuật trong ngành Thuỷ sản mở rộng quan hệ hợp tác với địa phương, giúp đỡ đào tạo kỹ thuật hoặc hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tư trong lĩnh vực sản xuất giống nhằm đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống thuỷ sản có hiệu quả. Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan đào tạo và các nhà khoa học ngoài ngành Thủy sản liên kết với các cơ quan nghiên cứu và đào tạo trong ngành Thuỷ sản tham gia xây dựng và thực hiện các đề tài nghiên cứu về tạo giống, sản xuất giống thủy sản.

Các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu và các Trường đào tạo kỹ thuật trong ngành Thuỷ sản phải xây dựng dự án quy hoạch và kế hoạch đào tạo cán bộ kỹ thuật về lĩnh vực giống để có cán bộ đầu ngành về giống thuỷ sản. Dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp đào tạo được lập và trình duyệt hàng năm theo qui định hiện hành.

6. Quản lý Nhà nước về giống thuỷ sản

Bộ Thuỷ sản giao cho Vụ Nghề cá phối hợp với các Cục, Vụ chức năng giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về giống nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi cả nước, quản lý các hoá phẩm, thức ăn… cho sản xuất giống thuỷ sản.

Bộ Thuỷ sản giao cho Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Vụ Nghề cá, Vụ Khoa học Công nghệ, cùng với các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản tiến hành kiểm tra, thanh tra định kỳ việc thực hiện quản lý Nhà nước về giống thuỷ sản. Nội dung kiểm tra, thanh tra bao gồm: xem xét đánh giá việc sản xuất giống nuôi thuỷ sản, chất lượng đàn giống gốc, đàn giống ông bà, giống bố mẹ theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách của Ngành và địa phương về công tác quản lý giống thuỷ sản. Kết quả kiểm tra, thanh tra và xử lý được ghi thành biên bản gửi tới cơ sở kiểm tra, thanh tra, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan liên quan.

Trên đây là hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản để thực hiện Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị các địa phương, đơn vị phản ánh về Bộ Thuỷ sản để nghiên cứu, sửa đổi bổ sung kịp thời.

Thuộc tính văn bản
Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản
Cơ quan ban hành: Bộ Thủy sản Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 04/2000/TT-BTS Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Việt Thắng
Ngày ban hành: 03/11/2000 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 04/2000/TT-BTS NGÀY 03 THÁNG 11 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUYẾT ĐỊNH
SỐ 103/2000/QĐ-TTG NGÀY 25/8/2000 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
GIỐNG THUỶ SẢN

Căn cứ Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện như sau:

I. KHUYẾN KHÍCH TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC TỔ CHỨC,
HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN THUỘC MỌI THÀNH PHẦN KINH TẾTRONG NƯỚC VÀ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG THUỶ SẢN

1. Các địa phương phải có quy hoạch vùng sản xuất giống thủy sản. Những nơi có điều kiện sản xuất giống thuận lợi hơn cần tận dụng tối đa lợi thế để sản xuất con giống có chất lượng cao, giá thành hạ cung cấp cho nhu cầu thị trường. Cần ưu tiên cấp đất hoặc cho thuê đất lâu dài để các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong địa phương, ngoài địa phương và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phát triển giống thủy sản. Những nơi điều kiện sản xuất giống không thuận lợi nhưng có nhu cầu lớn về con giống có thể thuê, mua đất của các địa phương khác thuận lợi hơn để tổ chức sản xuất giống nhằm cung cấp ổn định cho địa phương mình.

2. Các địa phương phối hợp với Cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản xác định lại các bãi tôm biển bố mẹ (đặc biệt là tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm), bãi đẻ của cá song, cá hồng, cá lăng, cá chình và các loài giống thuỷ sản quí hiếm khác để quy định việc cấm khai thác tuyệt đối, cấm khai thác theo mùa (tôm càng xanh, cua xanh) hoặc cho phép khai thác hạn chế, đồng thời hàng năm có kế hoạch thả bổ sung giống (tôm sú, tôm thẻ) nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn giống sinh sản tự nhiên.

3. Nhà nước khuyến khích các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài ngành Thủy sản, các Công ty, các tổ chức phi Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển giống thủy sản.

4. Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được phép đầu tư vào lĩnh vực phát triển giống thuỷ sản có trách nhiệm tuân thủ những qui định về kiểm dịch giống thuỷ sản.

5. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được phép đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển giống thuỷ sản thông qua các chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu thuê chuyên gia nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất giống.


II. THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
PHÁT TRIỂN GIỐNG THỦY SẢN

1. Về khoa học công nghệ giống thuỷ sản.

a. Đối với các loại thuỷ sản đã có công nghệ sản xuất giống nhân tạo như: tôm sú ở khu vực miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, tôm càng xanh ở Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, các loài cá nước ngọt ở khu vực phía Bắc, việc sản xuất giống cần nâng cấp thiết bị, cải tiến công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng con giống. Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất cho phù hợp giữa cung và cầu về giống thuỷ sản ở từng địa phương, khu vực toàn quốc, hạn chế đến mức thấp nhất việc vận chuyển giống từ vùng này sang vùng khác để đề phòng lan truyền bệnh dịch. các vùng sâu, vùng xa giải quyết giống còn khó khăn cần hướng dẫn công nghệ ương nuôi con giống từ bột lên hương và từ hương lên giống để có đủ giống tốt tại chỗ với giá cả hợp lý.

b. Đối với loại thuỷ sản có triển vọng nuôi và nuôi có hiệu quả mà công nghệ sản xuấtgiống nhân tạo đã có kinh nghiệm bước đầu nhưng chưa hoàn thiện quy trình như: cá dò, cua biển, một số loài nhuyễn thể (ốc hương, điệp, sò huyết, trai ngọc) cá basa, cá rô phi đơn tính, cá bỗng,… cần đẩy mạnh nghiên cứu để nhanh chóng hoàn thiện quy trình công nghệ và sớm chuyển giao cho sản xuất đại trà.

c. Đối với các loài thuỷ sản có triển vọng nuôi có hiệu quả nhưng trước mắt việc nghiên cứu để tạo ra công nghệ sản xuất giống nhân tạo còn khó như: cá song, cá măng, cá vược, cá nhụ, cá hồng, cá tráp, cá chiên, cá lăng… phải được đẩy mạnh nghiên cứu sinh sản nhân tạo, đồng thời khuyến khích các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất nhập khẩu giống và công nghệ sản xuất giống.

Việc nhập khẩu giống thuỷ sản không thuộc danh mục cấm (do Bộ Thương mại công bố theo đề nghị của Bộ Thuỷ sản) thì không cần giấy phép song phải làm thủ tục kiểm dịch theo quy trình 28 TCN ngày 24/6/1997 của Bộ Thuỷ sản về kiểm dịch động vật thuỷ sản và sản phẩm động vật thuỷ sản.

2. Về đất đai và mặt nước sử dụng vào cơ sở giống thủy sản.

Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu sử dụng đất, mặt nước để mở rộng quy mô sản xuất hoặc đầu tư xây dựng mới cơ sở sản xuất giống thuỷ sản theo quy hoạch hệ thống giống của Ngành và có dự án khả thi, được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cấp chính quyền địa phương ưu tiên giải quyết và được hưởng các chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất và thuê đất theo Luật đất đai hiện hành.

3. Đầu tư và tín dụng.

a. Vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn sự nghiệp) ưu tiên đầu tư cho:

– Xây dựng các Trung tâm giống thuỷ sản quốc gia thuộc các Viện nghiên cứu và Trung tâm nghiên cứu của Ngành về giống thuỷ sản nước ngọt, giống hải sản ở các vùng sinh thái đặc trưng để thực hiện các nhiệm vụ:

+ Sản xuất giống gốc những loài thuỷ sản kinh tế nhằm đảm bảo giữ cho giống có năng suất, chất lượng ổn định.

+ Lưu giữ giống gốc, bảo vệ nguồn gien những loài thuỷ sản quý, hiếm và có khả năng xuất khẩu.

+ Nhập khẩu giống gốc, giống mới, giống thuỷ sản quý có khả năng thuần hoá để sản xuất rộng rãi. Nhập công nghệ sản xuất giống những loài thuỷ sản có năng suất và chất lượng cao, trước hết tập trung vào công nghệ sản xuất giống các loài thuỷ sản có khả năng xuất khẩu.

Các dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực trên do Viện, Trung tâm nghiên cứu trình Bộ duyệt theo quy định hiện hành.

– Xây dựng các trại giống thuỷ sản cấp I (kể cả trại giống nước ngọt và trại giống hải sản) theo quy hoạch phát triển của ngành, của địa phương trong hệ thống giống quốc gia. Các tỉnh cần xác định nhu cầu giống, khả năng cán bộ kỹ thuật, đề xuất việc xây dựng trại giống cấp I trong hệ thống giống quốc gia để thực hiện các nhiệm vụ công ích về giống thuỷ sản:

+ Cung cấp giống hậu bị và giống cấp I chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh.

+ Thực hiện các mô hình trình diễn về giống, tiếp nhận các công nghệ mới về giống thuỷ sản;

+ Đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho các thành phần kinh tế tại địa phương.

– Tăng kinh phí hàng năm cho khuyến ngư Trung ương và địa phương ghi trong mục e – Điều 4 – Quyết định 103/2000/QĐ-TTg được sử dụng để thực hiện các nội dung:

+ Nhập các công nghệ sản xuất giống;

+ Nhập giống mới;

+ Tổ chức chuyển giao công nghệ về giống;

+ Đào tạo tập huấn về sản xuất giống, phòng trừ dịch bệnh, xây dựng các mô hình trình diễn về giống, phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các thông tin cần thiết phục vụ công tác phát triển giống.

Các dự án nhập công nghệ sản xuất giống, nhập giống mới, chuyển giao công nghệ về giống do các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu xây dựng và được Bộ Thuỷ sản thẩm định. Bộ Thuỷ sản giao cho Trung tâm khuyến ngư Trung ương tổ chức triển khai các dự án khuyến ngư của các Viện và Trung tâm nghiên cứu.

Các dự án khuyến ngư về giống của các địa phương do các cơ quan khuyến ngư địa phương xây dựng dự án trình Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và gửi về Bộ Thuỷ sản tổng hợp. Bộ Thuỷ sản giao kế hoạch cho các địa phương và giao cho Trung tâm khuyến ngư Trung ương chỉ đạo thực hiện.

Dự án khuyến ngư về phát triển giống thuỷ sản được lập trên cơ sở:

+ Định mức chi tiêu vốn sự nghiệp khuyến ngư thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về một số mức chi phục vụ công tác khuyến nông lâm ngư;

+ Định mức kỹ thuật để lập kế hoạch khuyến ngư về nuôi trồng thuỷ sản thực hiện theo Quyết định số 530/1998/QĐ-BTS ngày 8/9/1998 của Bộ Thuỷ sản.

– Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành một phần vốn ngân sách của địa phương để hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất giống thuỷ sản ghi trong mục f – Điều 4 – Quyết định 103/2000/QĐ-TTg vào việc: bù chênh lệch giá giống thuỷ sản; trợ giá cước vận chuyển giống thuỷ sản và hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất cung ứng giống cho nuôi trồng thuỷ sản ở vùng sâu, vùng xa và vùng trọng điểm do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phê duyệt.

b. Vốn tín dụng.

– Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân vay vốn tín dụng của Nhà nước từ nguồn Quỹ hỗ trợ phát triển được ghi trong Mục a – Điểm 2 – Điều 4 của Quyết định 103/2000/QĐ-TTg để sản xuất giống (trong đó vốn xây dựng cơ bản và vốn lưu động) phải có dự án vay vốn theo mẫu thống nhất. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ.

+ Các dự án có tổng mức vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng phải lập dự án đầu tư phát triển giống thuỷ sản và có thoả thuận về chuyên nghành của Bộ Thuỷ sản để Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm định và ra quyết định.

Hồ sơ thẩm định dự án gồm:

Tờ trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án;

Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển thuỷ sản của địa phương xác định dự án phù hợp về quy hoạch phát triển Ngành, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

Văn bản xác định địa điểm đầu tư, diện tích đất, sơ đồ mặt bằng, văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, hiện trạng mặt bằng phù hợp với qui hoạch;

Ý kiến của các cơ quan liên quan về các vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc có liên quan đến lợi ích của họ;

Ý kiến thẩm định của tổ chức cho vay nếu dự án có phần vốn cho vay;

Các văn bản pháp lý xác nhận tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, tiềm lực cán bộ khoa học công nghệ của chủ đầu tư;

Báo cáo nghiên cứu khả thi kèm thiết kế sơ bộ phù hợp với quy định tai Điều 24 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP của Chínhphủ và phù hợp với tính chất chuyên ngành của lĩnh vực bảo vệ và phát triển giống thuỷ sản.

+ Các dự án có tổng mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng không cần lập dự án đầu tư mà chỉ cần lập báo cáo đầu tư theo hương dẫn tại Thông tư số 11/2000/TT-BKH ngày 11/9/2000 của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Các dự án này nếu không có yêu cầu thuê đất thì chủ dự án tự quyết định sau khi có xác nhận của Sở chủ quản địa phương. Nếu dự án có yêu cầu thuê đất thì phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận. Việc thực hiện dự án không phải qua đấu thầu.

Thời gian hoạt động, tổ chức thẩm định và thẩm quyền phê duyệt dự án thực hiện theo quy chế đầu tư và xây dựng hiện hành.

– Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân vay vốn tín dụng của Nhà nước được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay cho các tổ chức tín dụng.

Mức vay của mỗi dự án không quá 1,0 tỷ đồng và thời gian thu hồi vốn tối đa là 5 năm; lãi suất tiền vay được tính theo quy định hiện hành của Quỹ hỗ trợ phát triển.

– Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân vay vốn tín dụng thương mại ghi trong Mục b – Khoản 2 – Điều 4 của Quyết định 103/2000/QĐ-TTg được vay dưới 50 triệu đồng theo Công văn hướng dẫn số 934/2000/CV-NHNN1 ngày 25/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg.

4. Về thuế

Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển giống thuỷ sản được hưởng ưu đãi và miễn giảm các loại thuế theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

5. Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu và đào tạo tham gia nghiên cứu tạo giống, sản xuất giống thuỷ sản

Các Viện Nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu và các Trường đào tạo kỹ thuật trong ngành Thuỷ sản mở rộng quan hệ hợp tác với địa phương, giúp đỡ đào tạo kỹ thuật hoặc hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tư trong lĩnh vực sản xuất giống nhằm đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống thuỷ sản có hiệu quả. Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan đào tạo và các nhà khoa học ngoài ngành Thủy sản liên kết với các cơ quan nghiên cứu và đào tạo trong ngành Thuỷ sản tham gia xây dựng và thực hiện các đề tài nghiên cứu về tạo giống, sản xuất giống thủy sản.

Các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu và các Trường đào tạo kỹ thuật trong ngành Thuỷ sản phải xây dựng dự án quy hoạch và kế hoạch đào tạo cán bộ kỹ thuật về lĩnh vực giống để có cán bộ đầu ngành về giống thuỷ sản. Dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp đào tạo được lập và trình duyệt hàng năm theo qui định hiện hành.

6. Quản lý Nhà nước về giống thuỷ sản

Bộ Thuỷ sản giao cho Vụ Nghề cá phối hợp với các Cục, Vụ chức năng giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về giống nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi cả nước, quản lý các hoá phẩm, thức ăn… cho sản xuất giống thuỷ sản.

Bộ Thuỷ sản giao cho Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Vụ Nghề cá, Vụ Khoa học Công nghệ, cùng với các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản tiến hành kiểm tra, thanh tra định kỳ việc thực hiện quản lý Nhà nước về giống thuỷ sản. Nội dung kiểm tra, thanh tra bao gồm: xem xét đánh giá việc sản xuất giống nuôi thuỷ sản, chất lượng đàn giống gốc, đàn giống ông bà, giống bố mẹ theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách của Ngành và địa phương về công tác quản lý giống thuỷ sản. Kết quả kiểm tra, thanh tra và xử lý được ghi thành biên bản gửi tới cơ sở kiểm tra, thanh tra, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan liên quan.

Trên đây là hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản để thực hiện Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị các địa phương, đơn vị phản ánh về Bộ Thuỷ sản để nghiên cứu, sửa đổi bổ sung kịp thời.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản”