THÔNG TƯ
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 04-BXD/VLXD NGÀY 29 THÁNG 1 NĂM 1993 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNGTÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ
SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở nước ta rất phong phú, được phân bổ trên nhiều vùng lãnh thổ của đất nướcnhư: cát, cuội, sỏi, cao lanh, đất sét, đá vôi, các loại đất xây dựng, đá ốp lát trang trí…
Do phân bổ tự nhiên và đều khắp trên cả nước nên việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng của nước ta đã có từ lâu, các loại sản phẩm khai thác này đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng đất nước. Bên cạnh mặt tích cực đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, còn có việc khai thác bừa bãi, trái phép, sử dụng không hợp lý tài nguyên khoáng sản gây ra lãng phí tài nguyên rất lớn. Nhiều có sở đã đầu tư khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch và kế hoạch thống nhất dẫn đến tình trạng dễ làm khó bỏ. Trong khai thác, các quy phạm khai thác, quy phạm an toàn, quy phạm sử dụng vật liệu nổ. .. không được tôn trọng và thực hiện tốt. Nhiều vụ tai nạn gây chết người đã xảy ra, việc bảo đảm môi trường môi sinh của các cơ sở khai thác còn yếu.
Để thực hiện nghiêm túc việc thi hành “pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản” và chấn chỉnh tình hình quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong toàn ngành Bộ xây dựng hướng dẫn thực hiện công tác quản lý khai thác và sử dụng khoáng sảnlàm vật liệu xây dựng như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Công tác quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên cả nước phải chấp hành đầy đủ các luật lệ Nhà nước đã ban hành về quản lý, thăm dò, khai thác, tài nguyên khoáng sản; phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch phát triển chung của ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Khoáng sản được khai thác phải sử dụng đúng mục đích được duyệt.
3. Khai thác phải theo đúng phương án thiết kế khai thác được duyệt và sử dụng triệt để tài nguyên.
4. Phải đảm bảo môi sinh, môi trường và an toàn lao động. Khi khai thác xong phải trả lại mặt bằng để sử dụng cho những mục đích tiếp theo.
II. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
1. Điều tra địa chất là công tác phải được tiến hành trước làm căn cứ khoa học cho công việc khai thác mọi việc xây dựng các phương án hoặcđề án thăm dò địa chất thuộc cơ quan chuyên ngành. Phương án, đề án phải xác định rõ mục tiêu, nội dung và mức độ nghiên cứu hợp lý có căn cứ kinh tế, kỹ thuật, đảm bảo chất lượng cao và có hiệu quả thiết thực. Thẩm quyền phê duyệt hoặc đánh giá báo cáo điều tra địa chất quy định tại khoản 3 Điều 14 của pháp lệnh tài nguyên khoáng sản.
2. Bộ Xây dựng là cơ quan tổ chức xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, soạn thảo các chính sách phát triển ngành sản xuất nguyên liệu làm vật liệu xây dựng. Đề ra các quy định cụ thể về quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và các quy định về kinh tế kỹ thuật khai thác mỏ làm vật liệu xây dựng.
– Bộ Xây dựng là cơ quan xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và xét duyệt thiết kế khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thuộc bộ quản lý trước khi trình Nhà nước cấp mỏ.
– Căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành, Sở xây dựng giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt các luận chứng kinh tế kỹ thuật mỏ và duyệt thiết kế khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng được ghi ở mục 3 Điều 14 thuộc Nghị định 95- HĐBT ngày 25-3-1992.
– Đối với các mỏ làm vật liệu xây dựngBộ ngành Trung ương khác quản lý, khi Bộ, ngành chủ quản xét duyệt luận chứng khai thác mỏ phải có sự tham gia của Bộ xây dựng là uỷ viên chính thức của hội đồng xét duyệt luận chứng nếu mỏ có quy mô lớn, hoặc được thoả thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi xét duyệt luận chứng nếu mỏ có quy mô nhỏ.
III. VỀ KHAI THÁC MỎ
1. Sau khi có giấy phép khai thác mỏ và đăng ký khu vực khai thác mỏ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo Điều 15 Nghị định 95-HĐBT ngày 25-3-1992 phải lập thiết kế khai thác mỏ. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng được thực hiện theo đúng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản của đất nước.
2. Trước khi tiến hành khai thác tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở các mỏ lộ thiên phải làm tốt công tác xây dựng cơ bản ở mỏ như bạt đỉnh, làm đường, bóc tầng phủ, cắt chắn, tạo tầng và xây dựng các hạng mục chế biến phục vụ theo thiết kế được duyệt.
3. Khai thác mỏ nhất thiết phải khai thác theo tầng hoặc khấu suốt, đảm bảo có hiệu suất cao và an toàn cho các khâu khoan nổ bốc xúc, vận tải. Trong điều kiện kỹ thuật cho phép có thể khai thác kiểu giếng và dùng băng tải vận chuyển. Tuyệt đối không được khai thác kiểu hàm ếch. Đối với mỏ có sản lượng nhỏ, khai thác bằng thủ công thì tạo tầng nhỏ cho phù hợp.
Ở những vị trí cao hoặc sâu để đảm bảo an toàn cho công nhân lên xuống tầng trong quá trình sản xuất nhất thiết phảitạo đường đi có bậc.
Khai thác khoáng sản dưới sông nước phải đảm bảo không gây ách tắc hoặc thay đổi dòng chảy; không làm phá huỷ sự bồi tích hàng năm của bãi bồi, không gây sạt lở ảnh hưởng đến những công trình lân cận; không gây ô nhiễm nhiều vùng nước sinh hoạt của dân cư.
4. Đối với những nơi khoáng sản có trữ lượng lớn, nhưng nhu cầu khai thác trước mắt chưa nhiều, chỉ sản xuất dưới dạng mỏ nhỏ thì lúc thiết kế cũng như quá trình khai thác phải có biện pháp không gây cản trở khi chuyển sang khai thác lớn về sau.
Riêng đối với những tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng quý hiếm như amiăng, ziêttcôn, chất màu tự nhiên…. thì khi khai thác mỏ nào phải có biện pháplấy hết tài nguyên khoáng sản mỏ đó.
5. Tất cả các mỏ lộ thiên khai thác đất, đá làm vật liệu xây dựng phải chấp hành nghiêm ngặt quy phạm an toàn cả trong khai thác, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ.
Khai thác đá xây dựng hoặc các tài nguyên khác làm vật liệu xây dựng bằng phương pháp khoan nổ mìn phải có hộ chiếu khoan nổ. Hộ chiếu khoan nổ phải được giám đốc xí nghiệp xét duyệt.
IV. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI MỘT SỐ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1. Đá khối trang trí
Khai thác đá khối từ đá trầm tích, biến chất, mác ma, phún xuất để làm đá trang trí ngoài các phương pháp nêm tách thủy lực, thủ công, nên áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến để cưa cắt khối lớn theo thiết kế khai thác quy định.
– Khai thác đákhối trang trí không được dùng phương pháp nổ mìn, trong trường hợp luận chứng kinh tế kỹ thuật cho phép thì chỉ dùng kíp nổ, dây nổ. Những mỏ có lớp đất đá dầy cần phải bóc bỏ thì cũng có thể khoan nổ mìn nhỏ song để tránh các hiện tượng gây ra om đá cần phải cân nhắc phương án giải quyết lớp đất đá cần bóc vỏ và phải xác định cho được chiều dày lớp tiếp cận giữalớp đất đá bóc bỏ và đá tươi.
Hộ chiếu khoan nổ để bóc lớp tiếp cận phải được hội đồng kỹ thuật mỏ xí nghiệp thông qua và giám đốc kỹ thuật duyệt.
Tuỳ từng cấu tạo của lớp nham thạch mà hội đồng kỹ thuật mỏ quyết định có để lớp đệm giữa lớp tiếp cận và lớp đá tươi hay không. Nếuthấy cần thiết phải có lớp đệm thì chiều dày lớp đệmÊ 0,1m đối với tất cả các loại nham thạch. Phương pháp bóc lớp đệm cần phải tiến hành bằng phương pháp cơ học hoặc thủ công và chỉ bóc xong lớp đệm mới được tiến hành khai thác đã khối.
2. Đá xây dựng
– Khoáng sản được phép khai thác làm đá xây dựng phải tuân thủ quy phạm an toàn trong khai thác chế biến đá lộ thiên (TCVN 5178-90).
– Ở những mỏ đá xây dựng nếu có những khoáng sản có ích khác đi cùng (hoặc nằm ở lớp phủ trên) trong quá trình khai thác khoáng sản chính cần phải có biện pháp khai thác sử dụng hợp lý những khoáng sản đi kèm.
– Cơ sở sản xuất phải thường xuyên kiểm tra tính chất cơ lý, độ nhiễm bẩn, độ thoi dẹt sản phẩm. Trong quá trình nghiền sàng đá xây dựng phải thường xuyên điều chỉnh và phát huy tính năng của máy, đảm bảo khống chế độ thoi dẹt, mặt khác chống nát vụn dưới kích cỡ quy định của sản phẩm.
3. Sỏi, cát
– Sản phẩm sỏi dăm được khai thác từ mỏ lộ thiên trên cạn haydưới nước phải đảm bảo đầy đủ chất lượng như sản phẩm đá xây dựng được chế biến. Nếu có tầng phủ phải được bóc dọn trước, sản phẩm phải sạch, phải loại bỏ những tạp chất đi kèm và phải được phân loại theo đúng quy cách.
– Khai thác cát ở mỏ lộ thiên trên cạn hay dưới nước cũng phải tuân theo điều 2 mục III văn bản này về bóc tầng phủ, phải có biện pháp sàng tuyển đảm bảo đúng độ sạch và quy cách sản phẩm.
– Ở những mỏ cấu tạo có cả vỉa cát và vỉa sỏi hoặc pha lẫn cát sỏi khi khai thác phải có biện pháp tận dụng cả hai loại vật liệu, trường hợp chưa tận dụng hết ngay, không được gây cản trở khó khăn cho khai thác về sau.
Các mỏ cát hoặc sỏi được thành tạo ở dạng thấu kính và có chiều dày lớn khi khai thác phải có biện pháp chống sụt lở và phương pháp khai thác phải tiến hành theo lớp nằm ngang.
– Cát trắng thuộc dạng tài nguyên có giá trị cao là nguyên liệu chính dùng để sản xuất thuỷ tinh các loại và một số phụ gia cần thiết. Khi khai thác cát trắng phải lựa chọn, phân loại theo tiêu chuẩn thành phần hoá học và thành phần cơ lý bằng các phương pháp sàng tuyển đối với từng loại mỏ. Không được lấy cát trắng có đủ tiêu chuẩn công nghiệp sử dụng, dùng vào việc xây trát và những việc bình thường khác.
4. Sét và cao lanh
– Các tổ chức và cá nhân khi được giao mỏ và được phép khai thác đất sét, cao lanh làm vật liệu xây dựng phải tuân thủ đầy đủ các quy định tại Điều 45, 46 và 48 luật đất đai. Nếu khai thác đất sét để làm gạch ngói nung phải tuân thủ những điều quy định ở Thông tư 07/LB/TT ngày 1-8-1992. Khi khai thác phải có các biện pháp tận dụng hết tầng sét, cao lanh hoặc khai thác tới chiều sâu tối đa mà kỹ thuật sử dụng cho phép. Không được khai thácnham nhỏ làm mất nhiều diện tích và lãng phí tài nguyên. Trường hợp khai thác sét hoặc cao lanh ở dưới nước thực hiện như điều 2 mục III đã quy định.
– Tuỳ theo yêu cầu phẩm chất sản phẩm và công nghệ chế biến đất sét và cao lanh được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng căn cứ vào thành phần hoá học và các tính chất cơ lý của chúng trong quá trình khai thác phải tuyển lựa phân loại để đảm bảo đúng chất lượng, quy định bán cho người tiêu dùng như Quyết định 255/BXD- VLXD đã ban hành về chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng ngày 15-10-1989.
V. BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN
1. Tài nguyên khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng gồm nhiều loại khác nhau. Vì vậy trong quá trình khai thác sử dụng mọi tổ chứccá nhân đều phải áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ thích hợpđể khai thác với ý thức sử dụng hợp lý đối với từng loạitài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Những tài nguyên khoáng sản có giá trị cao như đá vôi để làm xi măng, cát trắng có hàm lượng SiO2 cao và hàm lượng oxyt mang mầu thấp để sản xuất kính, thuỷ tinh, cao lanh đất sét có hàm lượng oxytAl2O3 cao để sản xuất gốm sứ xây dựng và vật liệu xây dựng đá marble và đá granitô có độ nguyênkhối lớn mầu sắc đẹp, mọi tổ chức cá nhân không được khai thác bừa bãi sử dụng lãng phí tuỳ tiện. Những tài nguyên khoáng sản này chỉ được khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng theo luận chứng đã được duyệt.
2. Trong công nghệ chế biến tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải đảm bảo thu hồi cao nguyên liệu chính và nguyên liệu đi kèm phải có giải pháp kỹ thuật sử dụng tổng hợp các tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng khi khai thác kể cả các phế thải của mỏ.
3. Những tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng chưa khai thác đến, hay trong khai thác xuất hiện những khoáng sản đi kèm hoặc là loại khoáng sản nghèo chưa dùng đến đềuphải được bảo vệ tốt.
Trường hợp khai thác khoáng sản có giá trị cao dùng làm vật liệu xây dựng mà loại vật liệu xây dựng ấy theo tiêu chuẩn quy định chỉ cần dùng loại khoáng sản cùng loại thông thường nhưng ở gần nơi sản xuất không có thì phải tính đến hiệu quả kinh tế sảnphẩm làm ra và phải được cấp có thẩm quyền chuyên ngành quyết định mới được sử dụng.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký và áp dụng thống nhất trong cả nước đối với tất cả các đơn vị, cá nhân là công dân Việt Nam cũng như các tổ chức và cá nhân là người nước ngoài khi tiến hành khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Tổ chức, cá nhân khi tiến hành khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải thi hành đầy đủ các văn bản Nhà nước đã ban hành, phải nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các điều khoản cụ thể của thông tư này.
2. Các tỉnh, thành phố và Sở xây dựng có nhiệm vụ gửi báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về Bộ Xây dựng theo nội dung:
– Sản lượng khai thác và sản phẩm đã chế biến trong 6 tháng và cả năm.
– Tỷ lệ thu hồi sản phẩm trong năm.
– Những thay đổi công nghệ sản xuất (nếu có)
– Tình hình tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của các cơ sở khai thác và chế biến đóng trên địa bàn tỉnh.
Reviews
There are no reviews yet.