Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về việc xử lý bằng biện pháp hành chính các vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1090-TCHQ-TH

NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 1985 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ QUYẾT

SỐ 46-HĐBT NGÀY 10-5-1983 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC XỬ LÝ BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH CÁC VI PHẠM NHỎ VỀ BUÔN LẬU HOẶC VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI

Thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10-5-1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép;

Căn cứ điều lệ hải quan ban hành kèm theo Nghị định số 3-CP ngày 27-2-1960 của Hội đồng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 1-TT-LB ngày 25-10-1984 của Liên Bộ tư pháp – Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10-5-1983 của Hội đồng Bộ trưởng;

Căn cứ Nghị định số 139-HĐBT ngày 20-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Tổng cục Hải quan;

Sau khi trao đổi với Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan hướng dẫn dưới đây việc xử lý bằng biện pháp hành chính đối với các vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, để các cấp hải quan thực hiện cho thống nhất.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mọi vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới bằng đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không và qua đường bưu điện quốc tế thuộc loại vi phạm nhỏ, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đều bị xử lý bằng biện pháp hành chính theo quy định của Thông tư này.
2. Vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới là những vi phạm trong trường hợp trị giá hàng phạm pháp dưới hai ngàn (2.000) đồng (tiền Ngân hàng mới), tính chất của việc vi phạm không nghiêm trọng, tác hại gây ra cho sản xuất và đời sống nhân dân, trật tự và an toàn xã hội không nhiều, người vi phạm không có tiền án, tiền sự, khi bị phát hiện không có hành động chống lại cán bộ, nhân viên Hải quan làm nhiệm vụ.
3. Hành vi vi phạm thủ tục hải quan là các hành vi không tuân theo thủ tục hải quan đối với hàng hoá, hành lý, ngoại hối và phương tiện vận tải xuất nhập khẩu mà không có dụng ý buôn lậu như giấy phép xuất hàng, nhập hàng quá hạn; khai sai hoặc khai không đầy đủ tên hàng, phẩm chất hàng, số lượng, trọng lượng hàng hoặc ngoại hối với hải quan cửa khẩu; xuất khẩu nhập khẩu hành lý, quà biếu tuy có khai báo với hải quan cửa khẩu nhưng không đúng tiêu chuẩn, số lần, định lượng, trị giá quy định v.v…
4. Khi xét vi phạm nào là vi phạm nhỏ phải căn cứ vào tất cả các yếu tố nói ở điểm 2 một cách tổng hợp.
Đối với những vụ khó xác định nên coi là vi phạm nhỏ hay coi là tội phạm thì hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu phải trao đổi với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Nếu Viện kiểm sát nhân dân xét thấy cần truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân để nghiên cứu giải quyết.
II. BIỆN PHÁP VÀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ
1. Các biện pháp xử lý hành chính:
1.1. Đối với các vi phạm thủ tục hải quan:
Ngoài việc bị bắt buộc thi hành các quy định của Điều lệ Hải quan, người vi phạm còn bị cảnh cáo, bắt nộp thuế (nếu là hàng có thuế), tịch thu hàng (nếu là hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu).
Trong trường hợp cố ý không chấp hành thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan có thể phạt tiền nhiều nhất là một trăm (100) đồng (tiền ngân hàng mới).
1.2. Đối với các vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới:
Người vi phạm bị xử lý:
– Tịch thu toàn bộ hàng phạm pháp và phương tiện vận tải mà người vi phạm dùng để cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp.
– Phạt tiền từ một (1) đến hai (2) lần trị giá hàng phạm pháp, nếu là vi phạm lần đầu; từ ba (3) đến năm (5) lần trị giá hàng phạm pháp, nếu là tái phạm.
2. Thẩm quyền xử lý:
Do hệ thống tổ chức của ngành hải quan có thay đổi (Nghị định số 139 HĐBT ngày 20-10-1984) của Hội đồng Bộ trưởng nên thẩm quyền xử lý của các cấp hải quan quy định lại như sau:
2.1. Trưởng hải quan cửa khẩu thuộc Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu và Tổng cục Hải quan xử lý các vụ vi phạm thủ tục hải quan có trị giá hàng phạm pháp dưới một trăm (100) đồng (tiền ngân hàng mới) có quyền, cảnh cáo bắt nộp thuế (nếu là hàng phải nộp thuế); không có quyền tịch thu hàng và phạt tiền.
2.2. Giám đốc Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu và Cục trưởng Cục kiểm soát tố tụng Tổng cục Hải quan xử lý các vụ vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới có trị giá hàng phạm pháp dưới hai nghìn (2.000) đồng (tiền ngân hàng mới), có quyền xử phạt:
– Tịch thu toàn bộ hàng phạm pháp và phương tiện mà người phạm pháp chuyên dùng cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp.
– Phạt tiền từ một (1) đến hai (2) lần trị giá hàng phạm pháp, nếu là vi phạm lần đầu; phạt tiền từ ba (3) đến năm (5) lần trị giá hàng phạm pháp, nếu là tái phạm.
3. Thủ tục xử lý hành chính:
Phải bảo đảm thực hiện đúng đắn nguyên tắc thủ tục tố tụng hiện hành của ngành Hải quan và Thông tư số 1-TT-LB ngày 25-1-1985 của Liên Bộ Tư pháp và Tài chính quy định.
III. XỬ LÝ TANG VẬT PHẠM PHÁP VÀ KHEN THƯỞNG NHỮNG NGƯỜI CÓ THÀNH TÍCH PHÁT HIỆN, TRUY BẮT NGƯỜI VI PHẠM
1. Xử lý tang vật phạm pháp:
Việc xử lý tang vật phạm pháp tạm giữ, tịch thu và việc thu tiền phạt của người vi phạm phải thực hiện theo đúng chế độ kế toán tố tụng hải quan hiện hành và những quy định trong Thông tư số 1-TT-LB ngày 25-1-1984 của Liên Bộ Tư pháp – Tài chính và trong văn bản số 394-TCHQ/TKTGB ngày 11-5-1985 của Tổng cục Hải quan.
2. Khen thưởng những người có thành tích phát hiện, truy bắt người vi phạm:
Theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng, những người có thành tích phát hiện, truy bắt người vi phạm, ngoài việc được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước, còn được thưởng một khoản tiền từ năm (5) đến mười (10) phần trăm trị giá hàng tịch thu hoặc tiền phạt, tuỳ theo công lao đóng góp của mỗi người.
Giám đốc Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu và Cục trưởng Cục kiểm soát – tố tụng Tổng cục Hải quan xét quyết định mức tiền thưởng cho những người nói trên.
Nghiêm cấm việc lấy tiền, hàng tạm giữ hoặc tịch thu, hoặc trưng mua để thưởng.
Việc chia tiền thưởng cho những người có công và việc sử dụng khoản tiền thưởng này trong ngành Hải quan phải theo đúng Thông tư số 1-TT-LB ngày 25-1-1984 của Liên bộ Tư pháp – Tài chính, Chỉ thị số 270-TCHQ-VP ngày 12-4-1985 của Tổng cục Hải quan và nguyên tắc chia tiền thưởng hiện hành của ngành Hải quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Những quy định trước đây về việc xử lý hành chính các hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Thuộc tính văn bản
Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về việc xử lý bằng biện pháp hành chính các vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 1090-TCHQ-TH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Tài
Ngày ban hành: 19/10/1985 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1090-TCHQ-TH

NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 1985 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ QUYẾT

SỐ 46-HĐBT NGÀY 10-5-1983 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC XỬ LÝ BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH CÁC VI PHẠM NHỎ VỀ BUÔN LẬU HOẶC VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI

Thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10-5-1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép;

Căn cứ điều lệ hải quan ban hành kèm theo Nghị định số 3-CP ngày 27-2-1960 của Hội đồng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 1-TT-LB ngày 25-10-1984 của Liên Bộ tư pháp – Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10-5-1983 của Hội đồng Bộ trưởng;

Căn cứ Nghị định số 139-HĐBT ngày 20-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Tổng cục Hải quan;

Sau khi trao đổi với Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan hướng dẫn dưới đây việc xử lý bằng biện pháp hành chính đối với các vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, để các cấp hải quan thực hiện cho thống nhất.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mọi vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới bằng đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không và qua đường bưu điện quốc tế thuộc loại vi phạm nhỏ, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đều bị xử lý bằng biện pháp hành chính theo quy định của Thông tư này.
2. Vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới là những vi phạm trong trường hợp trị giá hàng phạm pháp dưới hai ngàn (2.000) đồng (tiền Ngân hàng mới), tính chất của việc vi phạm không nghiêm trọng, tác hại gây ra cho sản xuất và đời sống nhân dân, trật tự và an toàn xã hội không nhiều, người vi phạm không có tiền án, tiền sự, khi bị phát hiện không có hành động chống lại cán bộ, nhân viên Hải quan làm nhiệm vụ.
3. Hành vi vi phạm thủ tục hải quan là các hành vi không tuân theo thủ tục hải quan đối với hàng hoá, hành lý, ngoại hối và phương tiện vận tải xuất nhập khẩu mà không có dụng ý buôn lậu như giấy phép xuất hàng, nhập hàng quá hạn; khai sai hoặc khai không đầy đủ tên hàng, phẩm chất hàng, số lượng, trọng lượng hàng hoặc ngoại hối với hải quan cửa khẩu; xuất khẩu nhập khẩu hành lý, quà biếu tuy có khai báo với hải quan cửa khẩu nhưng không đúng tiêu chuẩn, số lần, định lượng, trị giá quy định v.v…
4. Khi xét vi phạm nào là vi phạm nhỏ phải căn cứ vào tất cả các yếu tố nói ở điểm 2 một cách tổng hợp.
Đối với những vụ khó xác định nên coi là vi phạm nhỏ hay coi là tội phạm thì hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu phải trao đổi với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Nếu Viện kiểm sát nhân dân xét thấy cần truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân để nghiên cứu giải quyết.
II. BIỆN PHÁP VÀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ
1. Các biện pháp xử lý hành chính:
1.1. Đối với các vi phạm thủ tục hải quan:
Ngoài việc bị bắt buộc thi hành các quy định của Điều lệ Hải quan, người vi phạm còn bị cảnh cáo, bắt nộp thuế (nếu là hàng có thuế), tịch thu hàng (nếu là hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu).
Trong trường hợp cố ý không chấp hành thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan có thể phạt tiền nhiều nhất là một trăm (100) đồng (tiền ngân hàng mới).
1.2. Đối với các vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới:
Người vi phạm bị xử lý:
– Tịch thu toàn bộ hàng phạm pháp và phương tiện vận tải mà người vi phạm dùng để cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp.
– Phạt tiền từ một (1) đến hai (2) lần trị giá hàng phạm pháp, nếu là vi phạm lần đầu; từ ba (3) đến năm (5) lần trị giá hàng phạm pháp, nếu là tái phạm.
2. Thẩm quyền xử lý:
Do hệ thống tổ chức của ngành hải quan có thay đổi (Nghị định số 139 HĐBT ngày 20-10-1984) của Hội đồng Bộ trưởng nên thẩm quyền xử lý của các cấp hải quan quy định lại như sau:
2.1. Trưởng hải quan cửa khẩu thuộc Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu và Tổng cục Hải quan xử lý các vụ vi phạm thủ tục hải quan có trị giá hàng phạm pháp dưới một trăm (100) đồng (tiền ngân hàng mới) có quyền, cảnh cáo bắt nộp thuế (nếu là hàng phải nộp thuế); không có quyền tịch thu hàng và phạt tiền.
2.2. Giám đốc Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu và Cục trưởng Cục kiểm soát tố tụng Tổng cục Hải quan xử lý các vụ vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới có trị giá hàng phạm pháp dưới hai nghìn (2.000) đồng (tiền ngân hàng mới), có quyền xử phạt:
– Tịch thu toàn bộ hàng phạm pháp và phương tiện mà người phạm pháp chuyên dùng cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp.
– Phạt tiền từ một (1) đến hai (2) lần trị giá hàng phạm pháp, nếu là vi phạm lần đầu; phạt tiền từ ba (3) đến năm (5) lần trị giá hàng phạm pháp, nếu là tái phạm.
3. Thủ tục xử lý hành chính:
Phải bảo đảm thực hiện đúng đắn nguyên tắc thủ tục tố tụng hiện hành của ngành Hải quan và Thông tư số 1-TT-LB ngày 25-1-1985 của Liên Bộ Tư pháp và Tài chính quy định.
III. XỬ LÝ TANG VẬT PHẠM PHÁP VÀ KHEN THƯỞNG NHỮNG NGƯỜI CÓ THÀNH TÍCH PHÁT HIỆN, TRUY BẮT NGƯỜI VI PHẠM
1. Xử lý tang vật phạm pháp:
Việc xử lý tang vật phạm pháp tạm giữ, tịch thu và việc thu tiền phạt của người vi phạm phải thực hiện theo đúng chế độ kế toán tố tụng hải quan hiện hành và những quy định trong Thông tư số 1-TT-LB ngày 25-1-1984 của Liên Bộ Tư pháp – Tài chính và trong văn bản số 394-TCHQ/TKTGB ngày 11-5-1985 của Tổng cục Hải quan.
2. Khen thưởng những người có thành tích phát hiện, truy bắt người vi phạm:
Theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng, những người có thành tích phát hiện, truy bắt người vi phạm, ngoài việc được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước, còn được thưởng một khoản tiền từ năm (5) đến mười (10) phần trăm trị giá hàng tịch thu hoặc tiền phạt, tuỳ theo công lao đóng góp của mỗi người.
Giám đốc Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu và Cục trưởng Cục kiểm soát – tố tụng Tổng cục Hải quan xét quyết định mức tiền thưởng cho những người nói trên.
Nghiêm cấm việc lấy tiền, hàng tạm giữ hoặc tịch thu, hoặc trưng mua để thưởng.
Việc chia tiền thưởng cho những người có công và việc sử dụng khoản tiền thưởng này trong ngành Hải quan phải theo đúng Thông tư số 1-TT-LB ngày 25-1-1984 của Liên bộ Tư pháp – Tài chính, Chỉ thị số 270-TCHQ-VP ngày 12-4-1985 của Tổng cục Hải quan và nguyên tắc chia tiền thưởng hiện hành của ngành Hải quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Những quy định trước đây về việc xử lý hành chính các hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về việc xử lý bằng biện pháp hành chính các vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới”