Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư hướng dẫn điều kiện kinh doanh xăng dầu

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 14/1999/TT-BTM NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Thi hành Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03-3-1999 của Chính phủ về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, Bộ Thương mại hướng dẫn các điều kiện kinh doanh xăng dầu trên thị trường Việt Nam, như sau:

I- PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Xăng dầu quy định trong Thông tư này làsản phẩm lọc dầu, bao gồm các loại: xăng ô tô, xăng dung môi, xăng pha sơn, diesel, mazut, dầu hoả, Jet A-1 và TC-1, sau đây gọi chung là xăng dầu.

2. Kinh doanh xăng dầu quy định trong Thông tư này gồm các hoạt động sau:

2.1. Bán buôn xăng dầu; bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng xây dựng cố định trên đất liền hoặc sử dụng các phương tiện vận tải thuỷ chuyên dùng làm cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên sông, trên biển.

2.2. Dịch vụ giao nhận, bảo quản xăng dầu tại các kho, cảng xăng dầu chuyên dùng hoặc sử dụng các phương tiện vận tải thuỷ chuyên dùng làm kho nổi trên sông, trên biển.

2.3. Dịch vụ vận tải xăng dầu bằng các phương tiện vận tải chuyên dùng đường bộ, đường sông và đường biển.

3. Các điểm bán lẻ xăng dầu, của hàng bán lẻ xăng dầu trong Thông tư này được gọi chung là cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

4. Thương nhân hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này.

5. Đối với việc bán lẻ xăng dầu tại các địa bàn miền núi cao, hải đảo Sở Thương mạicăn cứ vào các quy định của Thông tư này hướng dẫn các điều kiện kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của các địa bàn nói trên.

6. Cơ sở sản xuất, lực lượng vũ trang có nhu cầu dự trữ, tồn chứa xăng dầu, xây dựng cơ sở kho tàng, bể chứa xăng dầu, đầu tư phương tiện vận tải… không dùng vào mục đích kinh doanh xăng dầu trên thị trường mà để phục vụ trực tiếp sản xuất, sẵn sàng chiến đấu, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

7. Các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định riêng.

8. Thương nhân làm đại lý mua bán xăng dầu, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Thông tư này còn phải thực hiện các quy định về đại lý mua bán hàng hoá tại Mục 6 Chương II Luật Thương mại ngày 10-5-1997.

II- ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Thương nhân kinh doanh bán buôn, bán lẻ xăng dầu; kinh doanh các dịch vụ kho, cảng, vận tải xăng dầu phải bảo đảm 5 điều kiện sau đây:

1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh:

Phải là thương nhân được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ghi rõ kinh doanh mặt hàng xăng dầu.

Riêng đối với thương nhân kinh doanh bán buôn, kho, cảng thì chủ thể kinh doanh phải là doanh nghiệp.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị:

2.1. Yêu cầu về thiết kế:

a. Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền: yêu cầu về thiết kế phải theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530: 1998 (Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này).

b. Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các phương tiện trên sông, trên biển:

– Trường hợp cửa hàng xây dựng cố định trên đất liền để bán xăng dầu cho tàu, thuyền, ghe, xuồng… trên sông, trên biển: ngoài việc thiết kế cửa hàng phải thực hiện theo quy định tại điểm a trên đây, còn phải có thiết kế xây dựng cầu tàu cố định cho tàu, thuyền, ghe, xuồng… cặp vào để đảm bảo an toàn khi bơm rót xăng dầu.

– Trường hợp sử dụng phương tiện vận tải đường bộ (ô tô xi-téc) để bán xăng dầu cho tầu, thuyền, ghe, xuồng…. trên sông, trên biển thì phải có bãi đỗ xe được thiết kế, xây dựng đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn về mặt bằng; có thiết kế, xây dựng cầu tàu cố định cho tàu, thuyền, ghe, xuồng…. cặp vào để đảm bảo an toàn khi bơm rót xăng dầu.

– Trường hợp sử dụng phương tiện vận tải thuỷ chuyên dùng làm cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên sông, trên biển: phải được thiết kế trên các phương tiện được phép lưu hành, bảo đảm các quy định về phòng cháy chữa cháy, phòng chống tràn vãi xăng dầu và bảo vệ môi trường.

c. Việc thiết kế phải do một tổ chức có tư cách pháp nhân được phép hoạt động thiết kế theo quy định của Nhà nước.

2.2. Về địa điểm kinh doanh xăng dầu:

a. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền: phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng.

b. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho nổi trên sông, trên biển:

– Cửa hàng, kho nổi cố định: phải được neo đậu tại các điểm theo quy định của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền quản lý đường sông hoặc quản lý đường biển chấp thuận.

– Cửa hàng, kho nổi di động: khi neo đậu để bán hàng không làm ảnh hưởng đến luồng tuyến giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên sông, trên biển.

– Phải cách xa khu dân cư, khu vực tập chung tàu thuyền, bến đò, bến phà, cảng, khu vực nuôi trồng thuỷ hải sản ít nhất 100 mét.

c. Địa điểm xây dựng kho xăng dầu trên đất liền: phải phù hợp với quy hoạch của địa phương, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

d. Địa điểm xây dựng cảng xăng dầu: phải phù hợp với quy hoạch địa phương được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và được sự chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

2.3. Về dụng cụ đo lường:

Phải có đủ phương tiện đo lường theo quy định, các phương tiện này phải được cơ quan quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc đơn vị được uỷ quyền kiểm định, kẹp trì (niêm phong) và cho phép sử dụng.

2.4. Đối với các phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dùng (như ô tô xi- téc, tầu dầu đường sông, xà lan, tầu dầu đường biển…):

Phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền kiểm định cho phép sử dụng để vận tải xăng dầu.

3. Điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên:

3.1. Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu:

Cán bộ, nhân viên phải có kiến thức về xăng dầu, bảo vệ môi trường; được học tập huấn luyện về an toàn phòng chống cháy nổ, phòng độc và phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện thiết bị phòng cháy chữa cháy được trang bị tại cửa hàng, do cơ quan phòng cháy chữa cháy tỉnh, thành phố kiểm tra cấp Giấy chứng nhận.

3.2. Đối với kho, cảng xăng dầu:

a. Người phụ trách kho và các cơ sở giao nhận xăng dầu phải có trình độ trung cấp quản lý kinh tế hoặc tương đương trở lên, có kiến thức về xăng dầu, được học tập, huấn luyện về phòng cháy chữa cháy, an toàn về môi trường và an toàn lao động.

b. Công nhân vận hành thiết bị công nghệ kho bể, đường ống, giao nhận phải qua trường lớp của Nhà nước đào tạo về kỹ thuật xăng dầu và phòng cháy chữa cháy.

c. Nhân viên làm việc tại kho xăng dầu phải có kiến thức về xăng dầu, được học tập, huấn luyện về phòng cháy chữa cháy, phòng độc được cơ quan PCCC cấp tỉnh kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận.

3.3. Đối với phương tiện vận tải xăng dầu:

Nhân viên điều khiển phương tiện vận tải xăng dầu phải có kiến thức về an toàn phòng chống cháy nổ đối với mặt hàng xăng dầu; tuân thủ các quy định trong việc giao nhận, bơm rót và vận chuyển xăng dầu do cơ quan PCCC cấp tỉnh quy định.

4. Điều kiện về sức khoẻ cán bộ, nhân viên:

Cán bộ, nhân viên làm việc tại cửa hàng, kho cảng, phương tiện vận tải xăng dầu phải đảm bảo có đủ sức khoẻ để đảm nhiệm công việc được giao, có giấy khám sức khoả do cơ quan Y tế quận, huyện hoặc cấp tương đương trở lên kiểm tra và xác nhận đủ sức khoẻ để làm việc. Định kỳ hàng năm thương nhân phải tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ nhân viên.

5. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ:

5.1. Về bảo vệ môi trường:

a. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải chấp hành các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, cụ thể:

– Các cửa hàng trên đất liền phải có hệ thống tiêu thoát nước thải theo quy định.

– Các cửa hàng trên sông, trên biển trong quá trình hoạt động kinh doanh không để xăng dầu rơi rớt trên sông, trên biển, phải có dụng cụ chứa đựng nước thải (nước dầm Balat, nước trong la canh…); việc tiêu thoát nước thải phải đúng quy định không làm ô nhiễm môi trường và cảnh quan xung quanh.

– Có báo cáo tác động môi trường do Sở Khoa học Công nghệ – Môi trường kiểm tra, xác nhận.

b. Kho, cảng xăng dầu:

– Phải có trang thiết bị thích hợp ứng cứu sự cố dầu tràn. Cảng có trọng tải 1.000 tấn trở lên phải trang bị phao quây, thiết bị hút dầu tràn, giấy thấm dầu, chất phân tán và phải có phương án phòng cháy chữa cháy, ứng cứu sự cố dầu tràn do sở Khoa học Công nghệ – Môi trường phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận.

– Phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường:

+ Đối với kho có dung tích trên 3.000 m3báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được Bộ Khoa học – Công nghệ – Môi trường phê duyệt.

+ Đối với kho có dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 3.000 m3 báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được Sở Khoa học Công nghệ – Môi trường phê duyệt.

5.2. Về phòng cháy chữa cháy:

a. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp với quy mô, tính chất từng loại hình cửa hàng theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này; các phương tiện thiết bị đó phải luôn ở trạng thái hoạt động tốt; phải có phương án phòng cháy chữa cháy được cơ quan phòng cháy chữa cháy (PCCC) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) kiểm tra, phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận.

b. Kho, cảng và phương tiên vận tải xăng dầu (kể cả việc xuất xăng dầu từ tàu, xà lan sang tàu, xà lan):

Được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ, chữa cháy phù hợp với quy mô, tính chất của công trình và phương tiện vận tải theo quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, được cơ quan PCCC cấp tỉnh kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận.

c. Có phương án phòng chống cháy nổ, có nội quy về an toàn phòng cháy chữa cháy được cơ quan PCCC cấp tỉnh kiểm tra, phê duyệt.

III- THỦ TỤC, TRÌNH TỰ VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng, gồm:

1.1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo mẫu đính kèm Thông tư này.

1.2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký kinh doanh mặt hàng xăng dầu.

1.3. Văn bản về địa điểm xây dựng công trình xăng dầu theo từng trường hợp sau đây:

– Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu xây dựng trên đất liền: phải có Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.

– Đối với kho xăng dầu xây dựng trên đất liền: phải có văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

– Đối với cảng xăng dầu: phải có các văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, của Bộ Giao thông vận tải và của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1.4. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận an toàn về phòng chống cháy nổ do cơ quan PCCC cấp tỉnh cấp.

1.5. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường do Sở Khoa học Công nghệ Môi trường cấp.

2. Thẩm quyền, trình tự và thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu:

2.1. Sở Thương mại là cơ quan quản lý Nhà nước được thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, có tráchnhiệm:

a. Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận hồ sơ về nội dung các điều kiện kinh doanh xăng dầu, hồ sơ, trình tự, thời hạn cấp, mức lệ phí (theo quy định của Bộ Tài chính) cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.

b. Kiểm tra tính hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ của thương nhân.

c. Kiểm tra thực tế các điều kiện kinh doanh theo quy định và lập biên bản tại chỗ để làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Cán bộ được giao nhiệm vụ đi kiểm tra chịu trách nhiệm về những nội dung đã ghi tại biên bản.

d. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho những cửa hàng, kho, phương tiện vận tải kinh doanh xăng dầu đã đảm bảo các điều kiện kinh doanh quy định tại Thông tư này.

đ. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bàng văn bản và nêu rõ lý do.

e. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu tối đa 15 ngày tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ của thương nhân.

2.2. Khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, thương nhân phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

2.3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo mẫu quy định tại Thông tư này và cấp cho từng cửa hàng bán lẻ xăng dầu, từng kho, cảng và từng phương tiện kinh doanh vận tải xăng dầu.

3. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có thời hạn hiệu lực là 3 năm kể từ ngày ký.

IV- NHỮNG QUY ĐỊNH PHẢI THỰC HIỆN TRONG
QUÁ TRÌNH KINH DOANH XĂNG DẦU

Trong quá trình kinh doanh xăng dầu thương nhân phải chấp hành những quy định sau đây:

1. Niêm yết công khai tại các cơ sở kinh doanh: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu; Giấy chứng nhận kiểm định các phương tiện, thiết bị đo lường; nội quy về phòng cháy chữa cháy của cơ quan PCCC cấp tỉnh phê duyệt.

2. Thường xuyên thực hiện đầy đủ các điều kiện kinh doanh quy định của Thông tư này.

3. Phải bảo quản, sử dụng phương tiện đo lường theo đúng quy trình kỹ thuật quy định và chịu trách nhiệm về tính nguyên vẹn của niêm phong.

4. Nghiêm cấm sử dụng phương tiện đo lường chưa qua kiểm định, hết thời hạn được phép sử dụng hoặc hư hỏng. Khi phát hiện các phương tiện đo lường bị hư hỏng thương nhân phải ngừng ngay việc sử dụng và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để sửa chữa và kiểm định lại.

5. Nghiêm cấm việc xuất, nhập xăng dầu trực tiếp từ tàu, xà lan sang ô tô.

6. Đối với thương nhân thuê mướn phương tiện vận tải, cơ sở vật chất trang thiết bị để kinh doanh bán buôn xăng dầu:

6.1. Phải là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ghi rõ kinh doanh mặt hàng xăng dầu.

6.2. Khi thuê mướn các phương tiện vận tải, cơ sở vật chất trang thiết bị… để phục vụ cho hoạt động bán buôn phải là những phương tiện vận tải, cơ sở vật chất trang thiết bị đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu quy định tại Thông tư này.

6.3. Trong quá trình hoạt động kinh doanh phải chấp hành đầy đủ các điều kiện, quy định hiện hành của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu.

V- KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1. Sở thương mại chủ trì phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và cơ quan PCCC tiến hành kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất) đối với tất cả các cơ sở, phương tiện kinh doanh xăng dầu về: bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, các dụng cụ đo lường, chất lượng xăng dầu và việc chấp hành các quy định tại Thông tư này.

2. Thương nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này tuỳ theo mức độ vi phạm bị sử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, công chức Nhà nước có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm tráicác quy định tại Thông tư này tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

VI- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 1999 và thay thế Thông tư số 11/TM-KD ngày 22/6/1996 của Bộ Thương mại.

2. Tổ chức thực hiện:

2.1. Kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1999 các cửa hàng bán lẻ xăng dầu (kể cả các cửa hàng bán xăng dầu trên sông, trên biển), kho, cảng và phương tiện vận tải xăng dầu của thương nhân phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Thông tư này mới được hoạt động kinh doanh.

2.2. Trường hợp thương nhân đang kinh doanh xăng dầu trước thời điểm ban hành Thông tư này thì thực hiện như sau:

a. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, kho, cảng, phương tiện vận tải xăng dầu của thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo Thông tư số 11/TM-KD ngày 22/6/1996 của Bộ Thương mại, nếu đủ các điều kiện quy định tại Thông tư này thì chỉ cần có công văn đề nghị Sở Thương mại đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo mẫu quy định tại Thông tư này.

Trường hợp chưa đảm bảo đủ các điều kiện kinh doanh quy định tại Thông tư này thì thương nhân phải bổ sung, hoàn thiệt các điều kiện và lập hồ sơ gửi Sở Thương mại đề nghị xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu mới.

b. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, kho, cảng, phương tiện vận tải xăng dầu của thương nhân không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo Thông tư số 11/TM-KD ngày 22/6/1996 là vi phạm pháp luật, Sở Thương mại có trách nhiệm xử lý vi phạm theo quy định.

Nếu muốn tiếp tục kinh doanh xăng dầu thì thương nhân phải lập hồ sơ để được Sở Thương mại xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định của Thông tư này.

3. Sở Thương mại có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Báo cáo tình hình tổ chức thực hiện theo quy định và phản ảnh kịp thời những khó khăn vướng mắc để Bộ Thương mại xem xét bổ sung, sửa đổi.


TIÊU CHUẨN VIỆT NAMPHỤ LỤC 1

TCVN 4530:1998

CỬA HÀNG XĂNG DẦU – YÊU CẦU THIẾT KẾ

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo cửa hàng xăng dầu.

Tiêu chuẩn này áp dụng khi thiết kế các trạm cấp phát xăng dầu nội bộ của cơ quan, xí nghiệp…

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cửa hàng xăng dầu đặt nổi trên mặt nước.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 2622: 1995 Phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế.

TCVN 4090-85 Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4756-89 Qui phạm nối đất và nối không thiết bị điện.

TCVN 5334-1991 Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu – Qui phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt.

TCVN 5945:1995 Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.

TCVN 6223: 1996 Cửa hàng khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu về an toàn.

3. Thuật ngữ

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

3.1. Cửa hàng xăng dầu: là công trình xây dựng phục vụ việc bán xăng, điêzen, dầu hoả, khí đốt hoá lỏng, và các loại dầu, mỡ nhờn, với tổng dung tích chứa xăng dầu không lớn hơn 150m3. Ngoài ra có thể có dịch vụ rửa xe, thay dầu.

3.2. Khu bán hàng: là nơi bố trí gian bán hàng, phòng nghỉ trực ban, phòng vệ sinh, gian chứa dầu, mỡ nhờn.

3.3. Đảo bơm: là khu vực được xây cao hơn mặt bằng cửa hàng để lắp đặt cột bơm.

3.4. Các hạng mục xây dựng khác: bao gồm gian rửa xe, tra dầu mỡ, để máy phát điện, hố cát, bể nước, bể xử lý nước thải v.v …

3.5. Hệ thống thu hồi hơi xăng dầu: là các thiết bị nhằm hạn chế hơi xăng dầu thoát ra không khí khi nạp và xuất xăng dầu.

3.6. Họng nạp kín: là thiết bị được đặt cố định để dẫn xăng dầu từ ô tô vào bể chứa đảm bảo hơi xăng không thoát ra ngoài không khí.

3.7. Van thở: là thiết bị tự động trao đổi khí trong và ngoài bể.

3.8. Thiết bị ngăn lửa: là thiết bị ngăn chặn lửa cháy lan từ bên ngoài vào xăng dầu trong bể.

3.9. Nước thải của cửa hàng xăng dầu bao gồm:

– Nước thải nhiễm xăng dầu: nước rửa bể, rửa xe, rửa các trang thiết bị và nước từ các khu vực nền bãi có vương vãi dầu

– Nước thải không nhiễm xăng dầu: nước mưa, nước sinh hoạt.

3.10. Công trình công cộng bao gồm: các trường học, bệnh viện, triển lãm quốc gia và các trung tâm thương mại.

4. Quy định chung

4.1 Khi thiết kế cửa hàng xăng dầu ngoài việc áp dụng quy định của tiêu chuẩn này, còn phải tuân theo các quy định hiện hành liên quan của nước.

4.2. Thiết kế cửa hàng xăng dầu phải được cơ quan có thẩm quyền thoả thuận về quy hoạch an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường.

4.3. Căn cứ vào tổng dung tích chứa xăng dầu, cửa hàng được phân cấp theo quy định trong bảng 1.

Bảng 1 – Phân cấp cửa hàng xăng dầu

Cấp cửa hàng

Tổng dung tích, m3

1

> 61 – 150

2

16 – 61

3

< 16

4.4. Phân loại các hạng mục công trình trong khu vực cửa hàng theo nguy hiểm cháy nổ được quy định trong bảng 2

Bảng 2 – Phân loại khu vực trong cửa hàng theo loại nguy hiểm cháy nổ

Tên hạng mục công trình

Loại nguy hiểm cháy nổ (TCVN 5334-1991)

1. Khu vực bể chứa xăng dầu, họng nạp, van thở và cột bơm

N-1c

2. Khi cột bơm đặt trong nhà, buồng đặt cột bơm có thông gió cưỡng bức

N-1a

3. Khi cột bơm đặt trong nhà, buồng đặt cột bơm không có thông gió cưỡng bức

N-1

4. Nơi chứa và bán dầu mỡ nhờn:

– Trong nhà

– Ngoài nhà

C-1

C-2

Chú thích:

1. N: là ký hiệu nguy hiểm nổ.

2. C: là ký hiệu nguy hiểm cháy.

5. Vị trí và mặt bằng xây dựng cửa hàng xăng dầu

5.1. Vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu phải thuận tiện cho việc bố trí xe ra, vào phù hợp với yêu cầu quy hoạch thành phố thị xã, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường và an toàn phòng cháy chữa cháy.

5.2. Trường hợp vị trí cửa hàng xăng dầu gần giao lộ phải bố trí đường ra, vào khu vực cửa hàng không làm ảnh hưởng đến giao thông chung.

5.3. Khoảng cách an toàn từ cột bơm và cụm bể chứa của cửa hàng tới các công trình xây dựng ngoài khu vực cửa hàng không nhỏ hơn quy định trong bảng 3.

Bảng 3- Khoảng cấch an toàn từ cột bơm và cụm bể ranh giới
của công trình ngoài khu vực của cửa hàng

Tính bằng mét

Hạng mục xây

Khoảng cách an toàn

Cửa hàng cấp 1

Cửa hàng cấp 2

Cửa hàng cấp 3

Cột bơm và cụm bể chứa đặt ngầm

Cột bơm và cụm bể chứa đặt nổi

Cột bơm và cụm bể chứa đặt ngầm

Cột bơm và cụm bể chứa đặt nổi

Cột bơm và cụm bể chứa
đặt ngầm

Nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa

30

30

25

25

18

Công trình công cộng

50

50

50

50

50

Công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng

Bậc chịu lửa

I; II

12

15

6

12

5

III

15

20

12

15

10

VI; V

20

25

14

20

14

– Đường dây điện trêncột

– Đường dây thông tin quốc gia trên cột

1,5 chiều cao cột

1,5 chiều cao cột

1,5 chiều cao cột

Chú thích:

1. Bậc chịu lửa và công trình theo TCVN 2622: 1995

2. Khoảng cách: Đối với bể tính từ mép bể, đối với cột bơm tính từ tâm cột bơm;

3. Khỏng cách an toàn trong bảng 3 có thể giảm 30% khi cửa hàng có lắp đặt hệ thống thu hồi hơi xăng dầu

5.4. Đối với các hạng mục công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng (không kể nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa và công trình xây dựng) có bậc chịu lửa I, II, nếu có mặt tường về phía cửa hàng xăng dầu là tường ngăn cháy thì khoảng cách an toàn từ các hạng mục đó đến tường rào cửa hàng xăng dầu không quy định.

5.5. Các hạng mục xây dựng trong cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo khoảng cách không nhỏ hơn quy định trong bảng 4.

Bảng 4 – Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng

Tính bằng mét

Hạng mục

Bể chứa đặt ngầm

Bể chứa đặt nổi

Cột bơm

Khu bán hàng

Bể chứa đặt ngầm

0,5

Không quy định

2

Bể chứa đặt nổi

0,8

8

8

Họng nạp kín

Không quy định

Không quy định

Không quy định

3

Cột bơm

Không quy định

8

Không quy định

Không quy định

Các hạng mục xây dựng khác

5

10

5

5

Chú thích:

1. Trường hợp các hạng mục xây dựng khác bố trí hợp khối thì giữa chúng phải có tường chắn kín không cháy;

2. Khoảng cách an toàn giữa bể chứa hình trụ đặt nằm ngang chôn ngầm với khu bán hàng phía tường không có cửa sổ, cửa đi, không quy định;

3. Khoảng cách an toàn giữa cột bơm với tường nhà không quy định nhưng phải đảm bảo thuận tiện cho lắp đặt, thao tác và sửa chữa.

5.6. Đường và bãi đỗ xe của cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với các yêu cầu sau:

Chiều rộng một làn xe đi trong bãi đỗ xe không nhỏ hơn 3,5m. Đường hai làn xe không nhỏ hơn 6,5m;

Bãi đỗ xe để xuất, nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu có chứa nhựa đường.

5.7. Nếu cột bơm xăng dầu đặt trong nhà, phải đặt trong gian riêng biệt, có biện pháp thông gió và có cánh cửa mở quay ra ngoài.

5.8. Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường bao bằng vật liệu xây dựng không cháy. Chiều cao của tường bao không nhỏ hơn 2,2m.

6. Khu vực bán hàng và các hạng mục khác trong khu vực cửa hàng.

6.1. Kiến trúc của cửa hàng xăng dầu phải phù hợp yêu cầu kiến trúc đô thị.

6.2. Độ cao mặt nền khu vực bán hàng phải cao hơn mặt bãi đỗ xe ít nhất 0,2m.

6.3. Khu vực đảo bơm nên có mái che. Độ cao hữu ích của mái che không nhỏ hơn 3.6m.

6.4. Thiết kế đảo bơm phải phù hợp với các yêu cầu sau:

– Cao độ của đảo bơm phải cao hơn mặt bằng bãi đỗ xe ít nhất là 0,2m;

– Chiều rộng của đảo bơm không được nhỏ hơn 1,0m;

– Đầu đảo bơm phải cách mép cột đỡ mái hoặc cột bơm ít nhất 0,5m.

6.5. Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng, mái tre cột bơm và các hạng mục xây dựng khác phải có bậc chịu lửa I, II.

6.6. Nếu có gian bán khí đốt hoá lỏng trong khu vực cửa hàng, yêu cầu an toàn phải theo TCVN 6223:1996

Bể chứa xăng dầu

7.1. Bể chứa các loại xăng dầu của cửa hàng phải chế tạo bằng kim loại và nên có loạihình trụ nằm ngang.

7.2. Bể chứa xăng dầu của cửa hàng phải được bố trí theo quy định sau đây:

– Không được đặt các bể chứa trong hoặc dưới các gian của cửa hàng.

– Khi bể chứa đặt ngầm phải tính đến khả năng bị đẩy nổi và có biện pháp chống nổi;

– Bể chứa đặt ngầm dưới mặt đường xe chạy phải được áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể.

7.3. Xung quanh bể chứa đặt ngầm dưới đất phải phủ đất hoặc cát mịn. Độ dày lớp phủ không nhỏ hơn 0,3m.

7.4. Bề mặt phía ngoài của bể chứa đặt ngầm phải có lớp bọc chống gỉ có cấp độ không thấp hơn mức tăng cường, theo TCVN 4090 – 85.

7.5. Bể đặt ngầm dưới đất phải có hố van thao tác.

7.6. Bể chứa đặt nổi trên mặt đất phải có đê ngăn cháy. Đê ngăn cháy phải phù hợp các yêu cầu sau:

– Đê ngăn cháy phải được xây dựng bằng vật liệu không cháy;

– Độ cao của đê ngăn cháy không được nhỏ hơn 0,5m;

– Khoảng cách từ mép bể chứa kiểu trụ nằm ngang đến chân đê phía trong không được nhỏ hơn 0,5 lần đường kính bể, nhưng không nhỏ hơn 1,2m;

– Dung tích hữu ích của đê ngăn cháy không được nhỏ hơn dung tích của bể chứa lớn nhất. Mức xăng tràn ra trong đê phải thấp hơn mặt đê 0,1m;

– Đường ống công nghệ qua đê phải được đặt trong ống lồng và chèn bằng vật liệu không cháy.

8. Đường ống công nghệ

8.1. Đường ống dẫn các sản phẩm dầu trong cửa hàng xăng dầu phải sử dụng ống bằng vật liệu chịu xăng, dầu và không cháy, nên sử dụng ống thép đen hoặc ống thép tráng kẽm. Đường kính trong ống ít nhất phải bằng 32mm.

8.2. Liên kết giữa các ống dẫn nổi trên mặt đất bằng phương pháp hàn, ren hoặc mặt bích. Liên kết giữa các ống ngầm chỉ thực hiện bằng phương pháp hàn. Các ống liên kết nên có cùng đường kính và chiều dày. Trường hợp các ống có chiều dày khác nhau thì chênh lệch chiều dày không nên vượt quá 20% chiều dày của ống mỏng hơn.

8.3. Đường ống công nghệ trong cửa hàng nên đặt ngầm trực tiếp trong đất hoặc đặt trong rãnh, xung quanh ống phải chèn chặt bằng cát. Chiều dày lớp chèn ít nhất bằng 15 cm.

8.4. Các ống đi song song với nhau phải đặt cách nhau ít nhất bằng một lần đường kính ống. Đối với ống có liên kết bằng mặt bích đặt song song, khoảng cách giữa các ống ít nhất bằng đường kính bặt bích cộng thêm 3cm.

8.5. Mặt ngoài của ống phải được chống ăn mòn như sau:

– Đối với ống đặt nổi phải sơn hai lớp bằng sơn chống rỉ và hai lớp sơn màu;

– Đối với ống đặt trực tiếp trong đất, bề mặt ngoài của ống phải được bọc chống gỉ. Cấp chống rỉ không dưới cấp tăng cường (theo TCVN 4090-85).

8.6. Đường ống dẫn tới cột bơm, ống thoát khí và ống nhập của bể phải dốc về phía bể chứa độ dốc không nhỏ hơn 1%.

8.7. Đường ống trong các khu vực ô tô qua lại, phải đặt trong ống lồng đặt ngầm hoặc trong rãnh chèn cát có nắp. Hai đầu ống lồng phải được xảm kín. Độ sâu chôn ống phải đảm bảo không ảnh hưởng tới độ bền của toàn bộ hệ thống đường ống.

8.8. Khi có bể chứa cung cấp xăng dầu cho nhiều cột bơm thì mỗi cột bơm phải có đường ống hút riêng biệt, ống hút trong bể chứa đặt ngầm phải có van hút. Van hút đặt cách đáy bể ít nhất là 15cm.

8.9. Nạp xăng dầu vào bể chứa phải sử dụng phương pháp nạp kín. Đường ống nạp xăng dầu vào bể phải kéo dài xuống đáy bể và cách đáy bể 20cm.

8.10. ng thông khí và ống nối van thở của bể chứa phải lắp đặt phù hợp với các quy định sau:

ng thông khí và ống nối van thở của mỗi bể chứa các loại sản phẩm xăng dầu phải bố trí độc lập;

– Đường kính trong của ống thông khí và ống nối van thở không được nhỏ hơn 50mm;

– Miệng thải của ống không khí và ống nối van thở bắt buộc phải lắp thiết bị ngăn lửa. Miệng ống lắp hướng lên phía trên hoặc ngang và cách mặt đất ít nhất là 2,5 m;

– Đối với các bể chứa xăng, dầu hoả phải lắp van thở và thiết bị ngăn lửa. Các bể chứa các loại sản phẩm khác có thể chỉ lắp thiết bị ngăn lửa;

– Nếu ống thông khí và ống nối van thở lắp dọc theo tường, cột của các hạng mục xây dựng thì miệng xả của ống thông khí và van thở phải cao hơn nóc hoặc mái nhà ít nhất 1m và các loại cửa không ít hơn 3,5m;

– Khoảng cách giữa miệng xả khí và van thở với tường bao về phía cửa hàng không nhỏ hơn 3m.

8.11. Các thiết bị đo mức lấy mẫu, van chặn, các đầu nối ống thông khí, ống thu hồi hơi… nên đặt trong hố thao tác của bể và có nắp đậy kín bằng vật liệu không cháy.

9. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

9.1. Cửa hàng xăng dầu sử dụng hệ thống cấp nước công cộng để làm nguồn cung cấp nước.

Khi không có hệ thống nước công cộng thì sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước mặt, nhưng phải đảm bảo đủ nước để chữa cháy.

9.2. Có thể sử dụng kết hợp đường ống cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất và phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng.

9.3. Nước thải nhiễm xăng dầu phải được tập trung qua bể xử lý để đạt yêu cầu của TCVN 5945 – 1995 trước khi thải ra ngoài. Trường hợp nước thải của cửa hàng xả vào mạng thoát nước trumg của thành phố hoặc khu dân cư thì cần làm sạch phù hợp với yêu cầu của nơi tiếp nhận. Khi nối vào hệ thống trung phải có hố bịt. Chiều dài từ hố bịt đến công trình làm sạch sơ bộ ít nhất là 5m, nhưng khoảng cách tâm hố bịt tới móng công trình xử lý sơ bộ ít nhất là 2m.

9.4. Chỉ được phép nối hệ thống thoát nước sinh hoạt và nước mưa vào sau công trình làm sạch sơ bộ xăng dầu.

9.5. đầu ống thoát nước từ khu bể chứa nổi ra ngoài phải bố trí van một chiều ở hố thu nước sát chân đê phía trong khu bể. Bộ phận điều khiển van một chiều phải bố trí phía ngoài hoặc trên đê ngăn cháy.

9.6. Hệ thống rãnh thoát nước trong khu bể được phép làm theo kiểu hở. Vật liệu của hệ thống thoát nước là vật liệu không cháy.

10. Hệ thống điện

10.1. Nguồn điện cung cấp cho các phụ tải cửa hàng xăng dầu là nguồn điện quốc gia. Các yêu cầu về lắp đặt trang thiết bị điện cho cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với TCVN 4756-89.

10.2. Khi không có lưới điện quốc gia được phép sử dụng máy phát điện cỡ nhỏ. ng khói của máy nổ phải có bộ dập tàn lửa và bọc cách nhiệt.

10.3. Tại các vị trí có nguy hiểm cháy nổ N-1, N-1a, N-1c, và C-1 nhất thiết phải lắp thiết bị phòng nổ.

10.4. Cáp lắp đặt trong cửa hàng xăng dầu phải theo các yêu cầu sau:

– Dây dẫn và cáp điện sử dụng loại ruột đồng, cách điện bằng nhựa tổng hợp;

– Cáp đặt ngầm trực tiếp trong lòng đất phải dùng loại cáp ruột đồng, cách điện bằng nhựa tổng hợp chịu xăng dầu và có vỏ thép bảo vệ;

– Trường hợp cáp không có vỏ thép bảo vệ khi đặt ngầm dưới đất phải luồn trong ống thép hoặc đặt trong hào riêng được phủ cát kín và có nắp đậy. Cấm đặt cáp điện chung trong hào đặt ống dẫn xăng dầu;

Tất cả các đường cáp đặt ngầm khi: vượt qua đường ô tô, các hạng mục xây dựng và giao nhau với đường ống dẫn xăng dầu, thì cáp phải được luồn trong ống thép bảo vệ, đầu ống luồn cáp phải nhô ra ngoài mép của công trình, chiều dài đoạn nhô ra về mỗi phía là 0,5m;

– Trong một ống thép để luồn cáp không được cáp điện động lực và chiếu sáng chung với các loại cáp điều khiển, cáp thông tin, cáp tín hiệu;

– Dây dẫn và cáp điện đi trong các khu vực cửa hàng xăng dầu nhất thiết phải luồn trong ống thép, các ống này được nối với nhau bằng ren. Khi nối hoặc chia nhánh dây dẫn, dây cáp phải dùng hộp nối dây và hộp chia dây phòng nổ.

10.5. Các thiết bị tự động hoá như đo lường từ xa, báo cháy tự động.v.v… phải là loại chuyên dùng đảm bảo an toàn cháy nổ.

10.6. Các đường dây cáp sử dụng trong tự động hoá, thông tin tín hiệu phải tuân thủ theo Điều 10.4.

10.7. Khu bể chứa đặt nổi cần phải thiết kế bảo vệ chống sét đánh thẳng, khi các van thở đặt cao mà không nằm trong vùng bảo vệ chống sét của các công trình cao xung quanh thì phải chống sét đánh thẳng cho van thở bằng các cột thu sét được nối đẳng thế. Đầu kim thu sét phải cách van thở ít nhất là 5m.

Các hạng mục xây dựng khác của cửa hàng đều phải có hệ thống chống sét đánh thẳng.

10.8. Hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng có điện trở nối đất không vượt quá 10W.

10.9. Để chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện, yêu cầu các bể chứa bằng thép phải hàn nối ít nhất mỗi bể hai dây kim loại với hệ thống nối đất chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện. Điện trở nối đất của hệ thống này không vượt quá 10W.

10.10. Tại các vị trí nạp xăng dầu phải nối hệ nối đất chống tĩnh điện với các phương tiện nạp xăng dầu.

10.11. Hệ thống nối đất an toàn phải có điện trở nối đất không vượt quá 4W. Tất cả phần kim loại không mang điện của các thiết bị điện và cột bơm đều phải nối với hệ nối đất an toàn.

Hệ nối này cần phải cách hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng là 5m (Khoảng cách trong đất).

Khi nối chung hệ thống nối đất an toàn với hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng yêu cầu điện trở nối đất không vượt quá 1W.

10.12. Thiết kế chống sét và nối đất cho cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy định hiện hành về thiết kế thi công bảo vệ chống sét cho kho xăng dầu.

11. Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy

11.1. Tại các cửa hàng xăng dầu phải có nội quy phòng cháy chữa cháy, hiệu lệnh biển cấm lửa.

11.2. Các cửa hàng xăng dầu phải được trang thiết bị phương tiện chữa cháy ban đầu để dập tắt các đám cháy khi mới phát sinh và tham gia chữa cháy khi đám cháy phát triển.

11.3. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm cháy của các chất, vật liệu trong từng hạng mục của cửa hàng xăng dầu để bố trí phương tiện chữa cháy phù hợp.

11.4. Phải trang trí và bố trí phương tiện chữa cháy ban đầu tại các hạng mục xây dựng sau đây của cửa hàng:

– Khu vực bể chứa đặt nổi và đặt ngầm;

– Đảo bơm xăng dầu;

– Nơi nạp xăng dầu vào bể;

– Gian bán dầu nhờn và các sản phẩm khác;

– Bãi để dầu phuy;

– Gian rửa xe;

– Gian tra dầu mỡ;

– Khu giao dịch bán hàng, trực bảo vệ;

– Máy phát điện, trạm biến áp;

11.5. Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu được quy định trong bảng 5.

Bảng 5- Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu

Tên hạng mục cửa hàng

Bình bột (cái)

Cát(m3)

Xẻng

(cái)

Chăn sợi

(cái)

Phuy hoặc bể nước 200 lít

>=25Kg

>=4kg

1. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 1, 2

1

2

2

4

4

2

2. Cụm bểchứa cửa hàng cấp 3

1

1

1

2

2

1

3. Cột bơm xăng dầu và nơi nạp xăng dầu

2

1

1

4. Nơi tra dầu mỡ

1

5. Nơi bán dầu nhờn và các sản phẩm khác

2

1

1

6. Phòng giao dịch bán hàng

1

7. Phòng bảo vệ

2

8. Máy phát điện trạm biến thế

1

Chú thích:

Đối với cửa hàng xăng dầu mà cụm bể chứa đặt ngầm, trên mặt khu bể có láng xi măng thì không cần phải bố trí phương tiện theo mục 1 và 2 trong bảng.

Tuỳ điều kiện cụ thể của cửa hàng mà có thể thay thế bình bột chữa cháy ABC bằng bình bột hoặc khí CO2 có tính năng tương đương.

11.6. Tại gian hàng bán khí đốt hoá lỏng của cửa hàng xăng dầu phải trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định tại Điều 6.3 của TCVN 6223:1996

11.7. Bố trí phương tiện dụng cụ chữa cháy phải đảm bảo:

– Dễ thấy;

– Dễ lấy để sử dụng;

– Không cản trở lối thoát nạn, lối đi và các hoạt động khác;

– Tránh mưa, nắng và sự phá huỷ của môi trường.

11.8. Chỉ được phép bố trí các phương tiện, dụng cụ chữa cháy đảm bảo chất lượng.

11.9. Các bình chữa cháy được treo trên tường, cột hoặc đặt trên nền, sàn nhà… Trường hợp các bình chữa cháy được treo trên tường, cột thì khoảng cách từ mặt nền, sàn đến tay cầm của bình không lớn hơn 1,25m.

Trường hợp đặt trên nền, sàn nhà các bình chữa cháy phải được để nơi khô ráo và có giá đỡ, chiều cao của giá đỡ không lớn hơn 2/3 chiều cao của bình. Trường hợp để bình chữa cháy gần cửa ra vào thì bình phải được treo hoặc được đặt cách mép cửa 1m.

11.10. Trong phạm vi cửa hàng được phép bố trí phương tiện, dụng cụ chữa cháy rải rác theo từng vị trí hoặc có thể bố trí theo từng cụm tuỳ thuộc mức độ nguy hiểm cháy, nổ và diện tích mặt bằng cần bảo vệ. Nếu bố trí theo từng cụm thì phải bố trí ít nhất 2 cụm.

11.11. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cháy và giá trị tài sản các cửa hàng xăng dầu có thể lắp hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, bán tự động hoặc điều khiển bằng tay.


PHỤ LỤC 2TCVN 5684 – 1992

AN TOÀN CHÁY
CÁC CÔNG TRÌNH XĂNG DẦU

Yêu cầu chung

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho các công trình xăng dầu bao gồm các kho xăng dầu, cảng dầu và các tuyến ống chính dẫn xăng dầu trong quá trình sử dụng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu; cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ, các kho xăng xây dựng trong hang hầm, hoặc các công trình xăng dầu sử dụng không quá 5 năm; các công trình liên quan đến khí đốt và khí hoá lỏng.

1. Quy định chung

1.1. Ngoài những quy định cụ thể trong tiêu chuẩn này, cần phải tuân theo quy định trong TCVN 3254-89.

1.2. Các công trình xăng dầu phải có hệ thống phòng cháy và hệ thống chống cháy. Các hệ thống này phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu về phòng cháy và chống cháy cho các công trình trong các hoạt động bình thường, trong khi cải tạo, sửa chữa hoặc xử lý sự cố.

1.3. Thủ trưởng cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải có trách nhiệm tổ chức xây dựng các biện pháp an toàn cháy cho đơn vị mình và phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước về công tác phòng cháy chữa cháy (sau đây gọi tắt là PCCC) trong việc đảm bảo an toàn cháy cho các công trình xăng dầu.

1.4. Các cán bộ công nhân viên trước khi vào làm việc trong các công trình xăng dầu (kể cả hợp đồng ngắn hạn) phải được học tập và hướng dẫn về công tác PCCC; nắm vững được tính chất nguy hiểm cháy, nổ của xăng dầu quy định trong Phụ lục 1 của tiêu chuẩn này. Hàng năm phải được định kỳ kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp.

1.5. Các công trình xăng dầu phải có đầy đủ hồ sơ và tài liệu kỹ thuật của công trình và các hạng mục liên quan. Các hồ sơ tài liệu này phải được bổ sung kịp thời phản ánh sự thay đổi hiện trạng của công trình, đảm bảo tính chính xác và khả năng sử dụng chúng trong quá trình lập phương án PCCC và tổ chức chữa cháy.

1.6. Các công trình xăng dầu phải có nội qui, sổ sách theo dõi người, phương tiện ra vào; qui trình vận hành các trang, thiết bị kỹ thuật và quy định cụ thể về trách nhiệm; phải đặt biển báo, biển cấm ở những nơi có nguy hiểm cháy theo mẫu quy định.

1.7. Các công trình xăng dầu phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp theo quy định.

1.8. Hàng năm, cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải xây dựng phương án phòng chống bão lụt bảo vệ công trình nhằm ngăn chặn mọi nguy cơphát sinh cháy do thiên tai gây ra. Phải có những phương án dự phòng xử lý sự cố, khắc phục hậu quả của thiên tai.

1.9. Cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải thành lập đội chữa cháy chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp theo các quy định hiện hành. Đồng thời phải tổ chức lực lượng chữa cháy nghĩa vụ. Lực lượng này phải nắm vững các quy định về an toàn PCCC, kỹ thuật chữa cháy và sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy ban đầu.

1.10. Cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải xây dựng các phương án PCCC cho công trình trong từng điều kiện hoạt động cụ thể và phải có kế hoạch tổ chức luyện tập, thực tập theo phương án đã đề ra.

1.11. Phải trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy cơ giới, dụng cụ chữa cháy ban đầu cho các công trình xăng dầu theo quy định trong Phụ lục 2 và 3 của tiêu chuẩn này và phải được quy định cụ thể về sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, đảm bảo cho các phương tiện đó luôn luôn ở trong tình trạng sẵn sàng hoạt động. Không được sử dụng các phương tiện, dụng cụ chữa cháy vào việc khác hoặc di chuyển khỏi nơi quy định.

Các điều đảm bảo chữa cháy (đường bãi cho xe ô tô chữa cháy, nước và hoá chất chữa cháy, thông tin liên lạc báo cháy…) phải được đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.

1.12. Cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải tổ chức kiểm tra thường xuyên và đột xuất công tác PCCC trong phạm vi quản lý của mình. Biên bản kiểm tra phải được lưu trong hồ sơ quản lý công tác PCCC của đơn vị.

1.13. Khi cải tạo, sửa chữa hoặc xử lý sự cố trong các công trình xăng dầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về an toàn cháy. Khi thực hiện các công việc trên phải có phương án PCCC và lực lượng thường trực sẵn sàng chữa cháy trong quá trình tiến hành công việc.

2. Kho xăng dầu

2.1. Kho xăng dầu bao gồm toàn bộ các hạng mục nằm trong tường rào của kho (khu bể chứa; đường ống công nghệ; trạm bơm; bến xuất nhập ô tô, đường sắt; hệ thống thu gom và xử lý và làm sạch nước thải công nghiệp; trạm thu dầu lẫn; kho vật tư; kho để dầu phuy; xưởng cơ khí; phòmg thí nghiệm; trumg tâm máy tính…).

2.2. Người và phương tiện vận tải ra, vào kho xăng dầu nhất thiết phải đảm bảo và thực hiện đúng các yêu cầu về an toàn PCCC. Cơ quan quản lý kho xăng dầu không giao nhận xăng dầu đối với các phương tiện không đảm bảo các yêu cầu trên.

2.3. Các trang, thiết bị kỹ thuật kho xăng dầu phải luôn hoạt động theo đúng các thông số, các yêu cầu kỹ thuật quy định.

2.4. Khi vận hành thiết bị điện, phải theo các quy định về an toàn điện trong TCVN 5334 – 91.

Hệ thống chống sét và nối đất phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ theo quy định.

2.5. Các hệ thống công nghệ, thoát nước tiêu độc, PCCC, cấp nhiệt, thông gió, thông tin liên lạc, hệ thống tự động hoá… phải luôn đảm bảo hoạt động tốt và thường xuyên được kiểm tra.

2.6. Mỗi hạng mục công trình kho xăng dầu phải có phương án chữa cháy cụ thể. Riêng phương án chữa cháy tại các bến xuất nhập, phải tính đến việc chữa cháy cho các phương tiện giao nhận xăng dầu. Nhân viên chữa cháy của kho xăng dầu phải thường xuyên luyện tập các phương án chữa cháy đó.

3. Tuyến ống chính dẫn xăng dầu

3.1. Tuyến ống chính dẫn xăng dầu bao gồm:

Đường ống chính, ống nhánh, ống phụ, các van chặn trên tuyến, hệ thống bảo vệ điện hoá chống ăn mòn đường ống, hệ thống thông tin liên lạc dọc đường ống và các công trình phụ trợ khác (trạm tuần tuyến, lối đi dọc tuyến…) sau đây gọi tắt là tuyến ống.

3.2. Việc vận hành tuyến ống phải theo đúng các quy trình công nghệ đã được xây dựng.

3.3. Thường xuyên kiểm tra phạm vi bảo vệ an toàn tuyến ống theo quy định hiện hành. Khi phát hiện các vi phạm, cơ quan quản lý tuyến ống phải báo ngay cho chính quyền và cơ quan PCCC địa phương để phối hợp giải quyết.

3.4. Phải có phương án bảo vệ – an toàn phòng cháy chữa cháy trong trường hợp xảy ra sự cố và xử lý sự cố.

3.5. Khi sửa chữa, thay thế đường ống, phải tuân theo các quy định kỹ thuật và phải xây dựng phương án PCCC phù hợp với điều kiện thực tế.

4. Cảng dầu

4.1. Cảng dầu (cảng biển, cảng sông) bao gồm cầu cảng và các công trình trên bờ, dưới nước trong phạm vị vùng đất, vùng nước của cảng dầu.

4.2. Các phương tiện vận tải cập cảng phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định và sãn sàng rời bến khi cần thiết. Không xuất nhập cho các phương tiện không đảm bảo an toàn PCCC. Nghiêm cấm dùng lửa trần, thiết bị điện không phòng nổ, cấm những người không có nhiệm vụ vào trong khu vực cảng dầu.

4.3. Thường xuyên kiểm tra phạm vi an toàn của cảng dầu theo quy định hiện hành. Cấm các tầu bè khác neo đỗ, đánh bắt thuỷ hải sản và các công việc dùng lửa và phát tia lửa trong vùng nước, thuộc phạm vi an toàn của cảng dầu.

4.4. Phải kiểm tra an toàn các phương tiện vận tải thuỷ trước khi xuất nhập. Phương tiện phải được nối đất chống tĩnh điện trước khi xuất nhập. Không xuất nhập hàng khi có giông bão.

4.5. Trong thời gian xuất nhập hàng, trên bến phải có người thường xuyên theo dõi việc xuất nhập và tình trạng thiết bị. Nếu xuất hiện rò rỉ xăng dầu hoặc sự cố kỹ thuật phải nhanh chóng khắc phục ngay. Trường hợp cần thiết phải ngừng việc xuất nhập.

4.6. Ngoài phương án chữa cháy cảng dầu, cơ quan quản lý cảng dầu phải xây dựng phương án phân tán các phương tiện giao nhận đậu ở cảng khi xảy ra cháy cho từng tình huống cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế.

4.7. Trong phương án phòng chống bão lụt cảng dầu phải có biện pháp phòng chống dầu loang và phòng chống cháy lan trên mặt nước.

TCVN 5684 – 1992

Phụ lục 2 TCVN 5684 – 1992

Tiêu chuẩn trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới tại các kho xăng dầu

Bảng 2

Tên phương tiện

Cấp kho xăng dầu

I

II

III

1. Ô tô chữa cháy bằng bọt

1

2. Ô tô chữa cháy

1

1

3. Máy bơm chữa cháy

1

1

Chú thích:

1. Cấp kho xăng dầu được áp dụng phù hợp với quy định trong TCVN 5307 – 91

2. Ô tô chữa cháy là một loại phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng để chứa nước phục vụ việc chữa cháy.

3. Các phương tiện chữa cháy cơ giới phải để trong nhà riêng, có mái che, có lối ra vào thuận lợi và diện tích nhà ít nhất là 20m2.

Thuộc tính văn bản
Thông tư hướng dẫn điều kiện kinh doanh xăng dầu
Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 14/1999/TT-BTM Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành: 07/07/1999 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 14/1999/TT-BTM NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Thi hành Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03-3-1999 của Chính phủ về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, Bộ Thương mại hướng dẫn các điều kiện kinh doanh xăng dầu trên thị trường Việt Nam, như sau:

I- PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Xăng dầu quy định trong Thông tư này làsản phẩm lọc dầu, bao gồm các loại: xăng ô tô, xăng dung môi, xăng pha sơn, diesel, mazut, dầu hoả, Jet A-1 và TC-1, sau đây gọi chung là xăng dầu.

2. Kinh doanh xăng dầu quy định trong Thông tư này gồm các hoạt động sau:

2.1. Bán buôn xăng dầu; bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng xây dựng cố định trên đất liền hoặc sử dụng các phương tiện vận tải thuỷ chuyên dùng làm cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên sông, trên biển.

2.2. Dịch vụ giao nhận, bảo quản xăng dầu tại các kho, cảng xăng dầu chuyên dùng hoặc sử dụng các phương tiện vận tải thuỷ chuyên dùng làm kho nổi trên sông, trên biển.

2.3. Dịch vụ vận tải xăng dầu bằng các phương tiện vận tải chuyên dùng đường bộ, đường sông và đường biển.

3. Các điểm bán lẻ xăng dầu, của hàng bán lẻ xăng dầu trong Thông tư này được gọi chung là cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

4. Thương nhân hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này.

5. Đối với việc bán lẻ xăng dầu tại các địa bàn miền núi cao, hải đảo Sở Thương mạicăn cứ vào các quy định của Thông tư này hướng dẫn các điều kiện kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của các địa bàn nói trên.

6. Cơ sở sản xuất, lực lượng vũ trang có nhu cầu dự trữ, tồn chứa xăng dầu, xây dựng cơ sở kho tàng, bể chứa xăng dầu, đầu tư phương tiện vận tải… không dùng vào mục đích kinh doanh xăng dầu trên thị trường mà để phục vụ trực tiếp sản xuất, sẵn sàng chiến đấu, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

7. Các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định riêng.

8. Thương nhân làm đại lý mua bán xăng dầu, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Thông tư này còn phải thực hiện các quy định về đại lý mua bán hàng hoá tại Mục 6 Chương II Luật Thương mại ngày 10-5-1997.

II- ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Thương nhân kinh doanh bán buôn, bán lẻ xăng dầu; kinh doanh các dịch vụ kho, cảng, vận tải xăng dầu phải bảo đảm 5 điều kiện sau đây:

1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh:

Phải là thương nhân được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ghi rõ kinh doanh mặt hàng xăng dầu.

Riêng đối với thương nhân kinh doanh bán buôn, kho, cảng thì chủ thể kinh doanh phải là doanh nghiệp.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị:

2.1. Yêu cầu về thiết kế:

a. Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền: yêu cầu về thiết kế phải theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530: 1998 (Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này).

b. Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các phương tiện trên sông, trên biển:

– Trường hợp cửa hàng xây dựng cố định trên đất liền để bán xăng dầu cho tàu, thuyền, ghe, xuồng… trên sông, trên biển: ngoài việc thiết kế cửa hàng phải thực hiện theo quy định tại điểm a trên đây, còn phải có thiết kế xây dựng cầu tàu cố định cho tàu, thuyền, ghe, xuồng… cặp vào để đảm bảo an toàn khi bơm rót xăng dầu.

– Trường hợp sử dụng phương tiện vận tải đường bộ (ô tô xi-téc) để bán xăng dầu cho tầu, thuyền, ghe, xuồng…. trên sông, trên biển thì phải có bãi đỗ xe được thiết kế, xây dựng đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn về mặt bằng; có thiết kế, xây dựng cầu tàu cố định cho tàu, thuyền, ghe, xuồng…. cặp vào để đảm bảo an toàn khi bơm rót xăng dầu.

– Trường hợp sử dụng phương tiện vận tải thuỷ chuyên dùng làm cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên sông, trên biển: phải được thiết kế trên các phương tiện được phép lưu hành, bảo đảm các quy định về phòng cháy chữa cháy, phòng chống tràn vãi xăng dầu và bảo vệ môi trường.

c. Việc thiết kế phải do một tổ chức có tư cách pháp nhân được phép hoạt động thiết kế theo quy định của Nhà nước.

2.2. Về địa điểm kinh doanh xăng dầu:

a. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền: phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng.

b. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho nổi trên sông, trên biển:

– Cửa hàng, kho nổi cố định: phải được neo đậu tại các điểm theo quy định của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền quản lý đường sông hoặc quản lý đường biển chấp thuận.

– Cửa hàng, kho nổi di động: khi neo đậu để bán hàng không làm ảnh hưởng đến luồng tuyến giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên sông, trên biển.

– Phải cách xa khu dân cư, khu vực tập chung tàu thuyền, bến đò, bến phà, cảng, khu vực nuôi trồng thuỷ hải sản ít nhất 100 mét.

c. Địa điểm xây dựng kho xăng dầu trên đất liền: phải phù hợp với quy hoạch của địa phương, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

d. Địa điểm xây dựng cảng xăng dầu: phải phù hợp với quy hoạch địa phương được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và được sự chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

2.3. Về dụng cụ đo lường:

Phải có đủ phương tiện đo lường theo quy định, các phương tiện này phải được cơ quan quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc đơn vị được uỷ quyền kiểm định, kẹp trì (niêm phong) và cho phép sử dụng.

2.4. Đối với các phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dùng (như ô tô xi- téc, tầu dầu đường sông, xà lan, tầu dầu đường biển…):

Phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền kiểm định cho phép sử dụng để vận tải xăng dầu.

3. Điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên:

3.1. Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu:

Cán bộ, nhân viên phải có kiến thức về xăng dầu, bảo vệ môi trường; được học tập huấn luyện về an toàn phòng chống cháy nổ, phòng độc và phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện thiết bị phòng cháy chữa cháy được trang bị tại cửa hàng, do cơ quan phòng cháy chữa cháy tỉnh, thành phố kiểm tra cấp Giấy chứng nhận.

3.2. Đối với kho, cảng xăng dầu:

a. Người phụ trách kho và các cơ sở giao nhận xăng dầu phải có trình độ trung cấp quản lý kinh tế hoặc tương đương trở lên, có kiến thức về xăng dầu, được học tập, huấn luyện về phòng cháy chữa cháy, an toàn về môi trường và an toàn lao động.

b. Công nhân vận hành thiết bị công nghệ kho bể, đường ống, giao nhận phải qua trường lớp của Nhà nước đào tạo về kỹ thuật xăng dầu và phòng cháy chữa cháy.

c. Nhân viên làm việc tại kho xăng dầu phải có kiến thức về xăng dầu, được học tập, huấn luyện về phòng cháy chữa cháy, phòng độc được cơ quan PCCC cấp tỉnh kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận.

3.3. Đối với phương tiện vận tải xăng dầu:

Nhân viên điều khiển phương tiện vận tải xăng dầu phải có kiến thức về an toàn phòng chống cháy nổ đối với mặt hàng xăng dầu; tuân thủ các quy định trong việc giao nhận, bơm rót và vận chuyển xăng dầu do cơ quan PCCC cấp tỉnh quy định.

4. Điều kiện về sức khoẻ cán bộ, nhân viên:

Cán bộ, nhân viên làm việc tại cửa hàng, kho cảng, phương tiện vận tải xăng dầu phải đảm bảo có đủ sức khoẻ để đảm nhiệm công việc được giao, có giấy khám sức khoả do cơ quan Y tế quận, huyện hoặc cấp tương đương trở lên kiểm tra và xác nhận đủ sức khoẻ để làm việc. Định kỳ hàng năm thương nhân phải tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ nhân viên.

5. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ:

5.1. Về bảo vệ môi trường:

a. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải chấp hành các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, cụ thể:

– Các cửa hàng trên đất liền phải có hệ thống tiêu thoát nước thải theo quy định.

– Các cửa hàng trên sông, trên biển trong quá trình hoạt động kinh doanh không để xăng dầu rơi rớt trên sông, trên biển, phải có dụng cụ chứa đựng nước thải (nước dầm Balat, nước trong la canh…); việc tiêu thoát nước thải phải đúng quy định không làm ô nhiễm môi trường và cảnh quan xung quanh.

– Có báo cáo tác động môi trường do Sở Khoa học Công nghệ – Môi trường kiểm tra, xác nhận.

b. Kho, cảng xăng dầu:

– Phải có trang thiết bị thích hợp ứng cứu sự cố dầu tràn. Cảng có trọng tải 1.000 tấn trở lên phải trang bị phao quây, thiết bị hút dầu tràn, giấy thấm dầu, chất phân tán và phải có phương án phòng cháy chữa cháy, ứng cứu sự cố dầu tràn do sở Khoa học Công nghệ – Môi trường phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận.

– Phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường:

+ Đối với kho có dung tích trên 3.000 m3báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được Bộ Khoa học – Công nghệ – Môi trường phê duyệt.

+ Đối với kho có dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 3.000 m3 báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được Sở Khoa học Công nghệ – Môi trường phê duyệt.

5.2. Về phòng cháy chữa cháy:

a. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp với quy mô, tính chất từng loại hình cửa hàng theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này; các phương tiện thiết bị đó phải luôn ở trạng thái hoạt động tốt; phải có phương án phòng cháy chữa cháy được cơ quan phòng cháy chữa cháy (PCCC) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) kiểm tra, phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận.

b. Kho, cảng và phương tiên vận tải xăng dầu (kể cả việc xuất xăng dầu từ tàu, xà lan sang tàu, xà lan):

Được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ, chữa cháy phù hợp với quy mô, tính chất của công trình và phương tiện vận tải theo quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, được cơ quan PCCC cấp tỉnh kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận.

c. Có phương án phòng chống cháy nổ, có nội quy về an toàn phòng cháy chữa cháy được cơ quan PCCC cấp tỉnh kiểm tra, phê duyệt.

III- THỦ TỤC, TRÌNH TỰ VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng, gồm:

1.1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo mẫu đính kèm Thông tư này.

1.2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký kinh doanh mặt hàng xăng dầu.

1.3. Văn bản về địa điểm xây dựng công trình xăng dầu theo từng trường hợp sau đây:

– Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu xây dựng trên đất liền: phải có Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.

– Đối với kho xăng dầu xây dựng trên đất liền: phải có văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

– Đối với cảng xăng dầu: phải có các văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, của Bộ Giao thông vận tải và của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1.4. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận an toàn về phòng chống cháy nổ do cơ quan PCCC cấp tỉnh cấp.

1.5. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường do Sở Khoa học Công nghệ Môi trường cấp.

2. Thẩm quyền, trình tự và thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu:

2.1. Sở Thương mại là cơ quan quản lý Nhà nước được thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, có tráchnhiệm:

a. Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận hồ sơ về nội dung các điều kiện kinh doanh xăng dầu, hồ sơ, trình tự, thời hạn cấp, mức lệ phí (theo quy định của Bộ Tài chính) cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.

b. Kiểm tra tính hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ của thương nhân.

c. Kiểm tra thực tế các điều kiện kinh doanh theo quy định và lập biên bản tại chỗ để làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Cán bộ được giao nhiệm vụ đi kiểm tra chịu trách nhiệm về những nội dung đã ghi tại biên bản.

d. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho những cửa hàng, kho, phương tiện vận tải kinh doanh xăng dầu đã đảm bảo các điều kiện kinh doanh quy định tại Thông tư này.

đ. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bàng văn bản và nêu rõ lý do.

e. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu tối đa 15 ngày tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ của thương nhân.

2.2. Khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, thương nhân phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

2.3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo mẫu quy định tại Thông tư này và cấp cho từng cửa hàng bán lẻ xăng dầu, từng kho, cảng và từng phương tiện kinh doanh vận tải xăng dầu.

3. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có thời hạn hiệu lực là 3 năm kể từ ngày ký.

IV- NHỮNG QUY ĐỊNH PHẢI THỰC HIỆN TRONG
QUÁ TRÌNH KINH DOANH XĂNG DẦU

Trong quá trình kinh doanh xăng dầu thương nhân phải chấp hành những quy định sau đây:

1. Niêm yết công khai tại các cơ sở kinh doanh: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu; Giấy chứng nhận kiểm định các phương tiện, thiết bị đo lường; nội quy về phòng cháy chữa cháy của cơ quan PCCC cấp tỉnh phê duyệt.

2. Thường xuyên thực hiện đầy đủ các điều kiện kinh doanh quy định của Thông tư này.

3. Phải bảo quản, sử dụng phương tiện đo lường theo đúng quy trình kỹ thuật quy định và chịu trách nhiệm về tính nguyên vẹn của niêm phong.

4. Nghiêm cấm sử dụng phương tiện đo lường chưa qua kiểm định, hết thời hạn được phép sử dụng hoặc hư hỏng. Khi phát hiện các phương tiện đo lường bị hư hỏng thương nhân phải ngừng ngay việc sử dụng và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để sửa chữa và kiểm định lại.

5. Nghiêm cấm việc xuất, nhập xăng dầu trực tiếp từ tàu, xà lan sang ô tô.

6. Đối với thương nhân thuê mướn phương tiện vận tải, cơ sở vật chất trang thiết bị để kinh doanh bán buôn xăng dầu:

6.1. Phải là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ghi rõ kinh doanh mặt hàng xăng dầu.

6.2. Khi thuê mướn các phương tiện vận tải, cơ sở vật chất trang thiết bị… để phục vụ cho hoạt động bán buôn phải là những phương tiện vận tải, cơ sở vật chất trang thiết bị đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu quy định tại Thông tư này.

6.3. Trong quá trình hoạt động kinh doanh phải chấp hành đầy đủ các điều kiện, quy định hiện hành của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu.

V- KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1. Sở thương mại chủ trì phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và cơ quan PCCC tiến hành kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất) đối với tất cả các cơ sở, phương tiện kinh doanh xăng dầu về: bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, các dụng cụ đo lường, chất lượng xăng dầu và việc chấp hành các quy định tại Thông tư này.

2. Thương nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này tuỳ theo mức độ vi phạm bị sử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, công chức Nhà nước có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm tráicác quy định tại Thông tư này tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

VI- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 1999 và thay thế Thông tư số 11/TM-KD ngày 22/6/1996 của Bộ Thương mại.

2. Tổ chức thực hiện:

2.1. Kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1999 các cửa hàng bán lẻ xăng dầu (kể cả các cửa hàng bán xăng dầu trên sông, trên biển), kho, cảng và phương tiện vận tải xăng dầu của thương nhân phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Thông tư này mới được hoạt động kinh doanh.

2.2. Trường hợp thương nhân đang kinh doanh xăng dầu trước thời điểm ban hành Thông tư này thì thực hiện như sau:

a. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, kho, cảng, phương tiện vận tải xăng dầu của thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo Thông tư số 11/TM-KD ngày 22/6/1996 của Bộ Thương mại, nếu đủ các điều kiện quy định tại Thông tư này thì chỉ cần có công văn đề nghị Sở Thương mại đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo mẫu quy định tại Thông tư này.

Trường hợp chưa đảm bảo đủ các điều kiện kinh doanh quy định tại Thông tư này thì thương nhân phải bổ sung, hoàn thiệt các điều kiện và lập hồ sơ gửi Sở Thương mại đề nghị xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu mới.

b. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, kho, cảng, phương tiện vận tải xăng dầu của thương nhân không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo Thông tư số 11/TM-KD ngày 22/6/1996 là vi phạm pháp luật, Sở Thương mại có trách nhiệm xử lý vi phạm theo quy định.

Nếu muốn tiếp tục kinh doanh xăng dầu thì thương nhân phải lập hồ sơ để được Sở Thương mại xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định của Thông tư này.

3. Sở Thương mại có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Báo cáo tình hình tổ chức thực hiện theo quy định và phản ảnh kịp thời những khó khăn vướng mắc để Bộ Thương mại xem xét bổ sung, sửa đổi.


TIÊU CHUẨN VIỆT NAMPHỤ LỤC 1

TCVN 4530:1998

CỬA HÀNG XĂNG DẦU – YÊU CẦU THIẾT KẾ

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo cửa hàng xăng dầu.

Tiêu chuẩn này áp dụng khi thiết kế các trạm cấp phát xăng dầu nội bộ của cơ quan, xí nghiệp…

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cửa hàng xăng dầu đặt nổi trên mặt nước.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 2622: 1995 Phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế.

TCVN 4090-85 Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4756-89 Qui phạm nối đất và nối không thiết bị điện.

TCVN 5334-1991 Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu – Qui phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt.

TCVN 5945:1995 Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.

TCVN 6223: 1996 Cửa hàng khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu về an toàn.

3. Thuật ngữ

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

3.1. Cửa hàng xăng dầu: là công trình xây dựng phục vụ việc bán xăng, điêzen, dầu hoả, khí đốt hoá lỏng, và các loại dầu, mỡ nhờn, với tổng dung tích chứa xăng dầu không lớn hơn 150m3. Ngoài ra có thể có dịch vụ rửa xe, thay dầu.

3.2. Khu bán hàng: là nơi bố trí gian bán hàng, phòng nghỉ trực ban, phòng vệ sinh, gian chứa dầu, mỡ nhờn.

3.3. Đảo bơm: là khu vực được xây cao hơn mặt bằng cửa hàng để lắp đặt cột bơm.

3.4. Các hạng mục xây dựng khác: bao gồm gian rửa xe, tra dầu mỡ, để máy phát điện, hố cát, bể nước, bể xử lý nước thải v.v …

3.5. Hệ thống thu hồi hơi xăng dầu: là các thiết bị nhằm hạn chế hơi xăng dầu thoát ra không khí khi nạp và xuất xăng dầu.

3.6. Họng nạp kín: là thiết bị được đặt cố định để dẫn xăng dầu từ ô tô vào bể chứa đảm bảo hơi xăng không thoát ra ngoài không khí.

3.7. Van thở: là thiết bị tự động trao đổi khí trong và ngoài bể.

3.8. Thiết bị ngăn lửa: là thiết bị ngăn chặn lửa cháy lan từ bên ngoài vào xăng dầu trong bể.

3.9. Nước thải của cửa hàng xăng dầu bao gồm:

– Nước thải nhiễm xăng dầu: nước rửa bể, rửa xe, rửa các trang thiết bị và nước từ các khu vực nền bãi có vương vãi dầu

– Nước thải không nhiễm xăng dầu: nước mưa, nước sinh hoạt.

3.10. Công trình công cộng bao gồm: các trường học, bệnh viện, triển lãm quốc gia và các trung tâm thương mại.

4. Quy định chung

4.1 Khi thiết kế cửa hàng xăng dầu ngoài việc áp dụng quy định của tiêu chuẩn này, còn phải tuân theo các quy định hiện hành liên quan của nước.

4.2. Thiết kế cửa hàng xăng dầu phải được cơ quan có thẩm quyền thoả thuận về quy hoạch an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường.

4.3. Căn cứ vào tổng dung tích chứa xăng dầu, cửa hàng được phân cấp theo quy định trong bảng 1.

Bảng 1 – Phân cấp cửa hàng xăng dầu

Cấp cửa hàng

Tổng dung tích, m3

1

> 61 – 150

2

16 – 61

3

< 16

4.4. Phân loại các hạng mục công trình trong khu vực cửa hàng theo nguy hiểm cháy nổ được quy định trong bảng 2

Bảng 2 – Phân loại khu vực trong cửa hàng theo loại nguy hiểm cháy nổ

Tên hạng mục công trình

Loại nguy hiểm cháy nổ (TCVN 5334-1991)

1. Khu vực bể chứa xăng dầu, họng nạp, van thở và cột bơm

N-1c

2. Khi cột bơm đặt trong nhà, buồng đặt cột bơm có thông gió cưỡng bức

N-1a

3. Khi cột bơm đặt trong nhà, buồng đặt cột bơm không có thông gió cưỡng bức

N-1

4. Nơi chứa và bán dầu mỡ nhờn:

– Trong nhà

– Ngoài nhà

C-1

C-2

Chú thích:

1. N: là ký hiệu nguy hiểm nổ.

2. C: là ký hiệu nguy hiểm cháy.

5. Vị trí và mặt bằng xây dựng cửa hàng xăng dầu

5.1. Vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu phải thuận tiện cho việc bố trí xe ra, vào phù hợp với yêu cầu quy hoạch thành phố thị xã, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường và an toàn phòng cháy chữa cháy.

5.2. Trường hợp vị trí cửa hàng xăng dầu gần giao lộ phải bố trí đường ra, vào khu vực cửa hàng không làm ảnh hưởng đến giao thông chung.

5.3. Khoảng cách an toàn từ cột bơm và cụm bể chứa của cửa hàng tới các công trình xây dựng ngoài khu vực cửa hàng không nhỏ hơn quy định trong bảng 3.

Bảng 3- Khoảng cấch an toàn từ cột bơm và cụm bể ranh giới
của công trình ngoài khu vực của cửa hàng

Tính bằng mét

Hạng mục xây

Khoảng cách an toàn

Cửa hàng cấp 1

Cửa hàng cấp 2

Cửa hàng cấp 3

Cột bơm và cụm bể chứa đặt ngầm

Cột bơm và cụm bể chứa đặt nổi

Cột bơm và cụm bể chứa đặt ngầm

Cột bơm và cụm bể chứa đặt nổi

Cột bơm và cụm bể chứa
đặt ngầm

Nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa

30

30

25

25

18

Công trình công cộng

50

50

50

50

50

Công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng

Bậc chịu lửa

I; II

12

15

6

12

5

III

15

20

12

15

10

VI; V

20

25

14

20

14

– Đường dây điện trêncột

– Đường dây thông tin quốc gia trên cột

1,5 chiều cao cột

1,5 chiều cao cột

1,5 chiều cao cột

Chú thích:

1. Bậc chịu lửa và công trình theo TCVN 2622: 1995

2. Khoảng cách: Đối với bể tính từ mép bể, đối với cột bơm tính từ tâm cột bơm;

3. Khỏng cách an toàn trong bảng 3 có thể giảm 30% khi cửa hàng có lắp đặt hệ thống thu hồi hơi xăng dầu

5.4. Đối với các hạng mục công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng (không kể nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa và công trình xây dựng) có bậc chịu lửa I, II, nếu có mặt tường về phía cửa hàng xăng dầu là tường ngăn cháy thì khoảng cách an toàn từ các hạng mục đó đến tường rào cửa hàng xăng dầu không quy định.

5.5. Các hạng mục xây dựng trong cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo khoảng cách không nhỏ hơn quy định trong bảng 4.

Bảng 4 – Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng

Tính bằng mét

Hạng mục

Bể chứa đặt ngầm

Bể chứa đặt nổi

Cột bơm

Khu bán hàng

Bể chứa đặt ngầm

0,5

Không quy định

2

Bể chứa đặt nổi

0,8

8

8

Họng nạp kín

Không quy định

Không quy định

Không quy định

3

Cột bơm

Không quy định

8

Không quy định

Không quy định

Các hạng mục xây dựng khác

5

10

5

5

Chú thích:

1. Trường hợp các hạng mục xây dựng khác bố trí hợp khối thì giữa chúng phải có tường chắn kín không cháy;

2. Khoảng cách an toàn giữa bể chứa hình trụ đặt nằm ngang chôn ngầm với khu bán hàng phía tường không có cửa sổ, cửa đi, không quy định;

3. Khoảng cách an toàn giữa cột bơm với tường nhà không quy định nhưng phải đảm bảo thuận tiện cho lắp đặt, thao tác và sửa chữa.

5.6. Đường và bãi đỗ xe của cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với các yêu cầu sau:

Chiều rộng một làn xe đi trong bãi đỗ xe không nhỏ hơn 3,5m. Đường hai làn xe không nhỏ hơn 6,5m;

Bãi đỗ xe để xuất, nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu có chứa nhựa đường.

5.7. Nếu cột bơm xăng dầu đặt trong nhà, phải đặt trong gian riêng biệt, có biện pháp thông gió và có cánh cửa mở quay ra ngoài.

5.8. Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường bao bằng vật liệu xây dựng không cháy. Chiều cao của tường bao không nhỏ hơn 2,2m.

6. Khu vực bán hàng và các hạng mục khác trong khu vực cửa hàng.

6.1. Kiến trúc của cửa hàng xăng dầu phải phù hợp yêu cầu kiến trúc đô thị.

6.2. Độ cao mặt nền khu vực bán hàng phải cao hơn mặt bãi đỗ xe ít nhất 0,2m.

6.3. Khu vực đảo bơm nên có mái che. Độ cao hữu ích của mái che không nhỏ hơn 3.6m.

6.4. Thiết kế đảo bơm phải phù hợp với các yêu cầu sau:

– Cao độ của đảo bơm phải cao hơn mặt bằng bãi đỗ xe ít nhất là 0,2m;

– Chiều rộng của đảo bơm không được nhỏ hơn 1,0m;

– Đầu đảo bơm phải cách mép cột đỡ mái hoặc cột bơm ít nhất 0,5m.

6.5. Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng, mái tre cột bơm và các hạng mục xây dựng khác phải có bậc chịu lửa I, II.

6.6. Nếu có gian bán khí đốt hoá lỏng trong khu vực cửa hàng, yêu cầu an toàn phải theo TCVN 6223:1996

Bể chứa xăng dầu

7.1. Bể chứa các loại xăng dầu của cửa hàng phải chế tạo bằng kim loại và nên có loạihình trụ nằm ngang.

7.2. Bể chứa xăng dầu của cửa hàng phải được bố trí theo quy định sau đây:

– Không được đặt các bể chứa trong hoặc dưới các gian của cửa hàng.

– Khi bể chứa đặt ngầm phải tính đến khả năng bị đẩy nổi và có biện pháp chống nổi;

– Bể chứa đặt ngầm dưới mặt đường xe chạy phải được áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể.

7.3. Xung quanh bể chứa đặt ngầm dưới đất phải phủ đất hoặc cát mịn. Độ dày lớp phủ không nhỏ hơn 0,3m.

7.4. Bề mặt phía ngoài của bể chứa đặt ngầm phải có lớp bọc chống gỉ có cấp độ không thấp hơn mức tăng cường, theo TCVN 4090 – 85.

7.5. Bể đặt ngầm dưới đất phải có hố van thao tác.

7.6. Bể chứa đặt nổi trên mặt đất phải có đê ngăn cháy. Đê ngăn cháy phải phù hợp các yêu cầu sau:

– Đê ngăn cháy phải được xây dựng bằng vật liệu không cháy;

– Độ cao của đê ngăn cháy không được nhỏ hơn 0,5m;

– Khoảng cách từ mép bể chứa kiểu trụ nằm ngang đến chân đê phía trong không được nhỏ hơn 0,5 lần đường kính bể, nhưng không nhỏ hơn 1,2m;

– Dung tích hữu ích của đê ngăn cháy không được nhỏ hơn dung tích của bể chứa lớn nhất. Mức xăng tràn ra trong đê phải thấp hơn mặt đê 0,1m;

– Đường ống công nghệ qua đê phải được đặt trong ống lồng và chèn bằng vật liệu không cháy.

8. Đường ống công nghệ

8.1. Đường ống dẫn các sản phẩm dầu trong cửa hàng xăng dầu phải sử dụng ống bằng vật liệu chịu xăng, dầu và không cháy, nên sử dụng ống thép đen hoặc ống thép tráng kẽm. Đường kính trong ống ít nhất phải bằng 32mm.

8.2. Liên kết giữa các ống dẫn nổi trên mặt đất bằng phương pháp hàn, ren hoặc mặt bích. Liên kết giữa các ống ngầm chỉ thực hiện bằng phương pháp hàn. Các ống liên kết nên có cùng đường kính và chiều dày. Trường hợp các ống có chiều dày khác nhau thì chênh lệch chiều dày không nên vượt quá 20% chiều dày của ống mỏng hơn.

8.3. Đường ống công nghệ trong cửa hàng nên đặt ngầm trực tiếp trong đất hoặc đặt trong rãnh, xung quanh ống phải chèn chặt bằng cát. Chiều dày lớp chèn ít nhất bằng 15 cm.

8.4. Các ống đi song song với nhau phải đặt cách nhau ít nhất bằng một lần đường kính ống. Đối với ống có liên kết bằng mặt bích đặt song song, khoảng cách giữa các ống ít nhất bằng đường kính bặt bích cộng thêm 3cm.

8.5. Mặt ngoài của ống phải được chống ăn mòn như sau:

– Đối với ống đặt nổi phải sơn hai lớp bằng sơn chống rỉ và hai lớp sơn màu;

– Đối với ống đặt trực tiếp trong đất, bề mặt ngoài của ống phải được bọc chống gỉ. Cấp chống rỉ không dưới cấp tăng cường (theo TCVN 4090-85).

8.6. Đường ống dẫn tới cột bơm, ống thoát khí và ống nhập của bể phải dốc về phía bể chứa độ dốc không nhỏ hơn 1%.

8.7. Đường ống trong các khu vực ô tô qua lại, phải đặt trong ống lồng đặt ngầm hoặc trong rãnh chèn cát có nắp. Hai đầu ống lồng phải được xảm kín. Độ sâu chôn ống phải đảm bảo không ảnh hưởng tới độ bền của toàn bộ hệ thống đường ống.

8.8. Khi có bể chứa cung cấp xăng dầu cho nhiều cột bơm thì mỗi cột bơm phải có đường ống hút riêng biệt, ống hút trong bể chứa đặt ngầm phải có van hút. Van hút đặt cách đáy bể ít nhất là 15cm.

8.9. Nạp xăng dầu vào bể chứa phải sử dụng phương pháp nạp kín. Đường ống nạp xăng dầu vào bể phải kéo dài xuống đáy bể và cách đáy bể 20cm.

8.10. ng thông khí và ống nối van thở của bể chứa phải lắp đặt phù hợp với các quy định sau:

ng thông khí và ống nối van thở của mỗi bể chứa các loại sản phẩm xăng dầu phải bố trí độc lập;

– Đường kính trong của ống thông khí và ống nối van thở không được nhỏ hơn 50mm;

– Miệng thải của ống không khí và ống nối van thở bắt buộc phải lắp thiết bị ngăn lửa. Miệng ống lắp hướng lên phía trên hoặc ngang và cách mặt đất ít nhất là 2,5 m;

– Đối với các bể chứa xăng, dầu hoả phải lắp van thở và thiết bị ngăn lửa. Các bể chứa các loại sản phẩm khác có thể chỉ lắp thiết bị ngăn lửa;

– Nếu ống thông khí và ống nối van thở lắp dọc theo tường, cột của các hạng mục xây dựng thì miệng xả của ống thông khí và van thở phải cao hơn nóc hoặc mái nhà ít nhất 1m và các loại cửa không ít hơn 3,5m;

– Khoảng cách giữa miệng xả khí và van thở với tường bao về phía cửa hàng không nhỏ hơn 3m.

8.11. Các thiết bị đo mức lấy mẫu, van chặn, các đầu nối ống thông khí, ống thu hồi hơi… nên đặt trong hố thao tác của bể và có nắp đậy kín bằng vật liệu không cháy.

9. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

9.1. Cửa hàng xăng dầu sử dụng hệ thống cấp nước công cộng để làm nguồn cung cấp nước.

Khi không có hệ thống nước công cộng thì sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước mặt, nhưng phải đảm bảo đủ nước để chữa cháy.

9.2. Có thể sử dụng kết hợp đường ống cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất và phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng.

9.3. Nước thải nhiễm xăng dầu phải được tập trung qua bể xử lý để đạt yêu cầu của TCVN 5945 – 1995 trước khi thải ra ngoài. Trường hợp nước thải của cửa hàng xả vào mạng thoát nước trumg của thành phố hoặc khu dân cư thì cần làm sạch phù hợp với yêu cầu của nơi tiếp nhận. Khi nối vào hệ thống trung phải có hố bịt. Chiều dài từ hố bịt đến công trình làm sạch sơ bộ ít nhất là 5m, nhưng khoảng cách tâm hố bịt tới móng công trình xử lý sơ bộ ít nhất là 2m.

9.4. Chỉ được phép nối hệ thống thoát nước sinh hoạt và nước mưa vào sau công trình làm sạch sơ bộ xăng dầu.

9.5. đầu ống thoát nước từ khu bể chứa nổi ra ngoài phải bố trí van một chiều ở hố thu nước sát chân đê phía trong khu bể. Bộ phận điều khiển van một chiều phải bố trí phía ngoài hoặc trên đê ngăn cháy.

9.6. Hệ thống rãnh thoát nước trong khu bể được phép làm theo kiểu hở. Vật liệu của hệ thống thoát nước là vật liệu không cháy.

10. Hệ thống điện

10.1. Nguồn điện cung cấp cho các phụ tải cửa hàng xăng dầu là nguồn điện quốc gia. Các yêu cầu về lắp đặt trang thiết bị điện cho cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với TCVN 4756-89.

10.2. Khi không có lưới điện quốc gia được phép sử dụng máy phát điện cỡ nhỏ. ng khói của máy nổ phải có bộ dập tàn lửa và bọc cách nhiệt.

10.3. Tại các vị trí có nguy hiểm cháy nổ N-1, N-1a, N-1c, và C-1 nhất thiết phải lắp thiết bị phòng nổ.

10.4. Cáp lắp đặt trong cửa hàng xăng dầu phải theo các yêu cầu sau:

– Dây dẫn và cáp điện sử dụng loại ruột đồng, cách điện bằng nhựa tổng hợp;

– Cáp đặt ngầm trực tiếp trong lòng đất phải dùng loại cáp ruột đồng, cách điện bằng nhựa tổng hợp chịu xăng dầu và có vỏ thép bảo vệ;

– Trường hợp cáp không có vỏ thép bảo vệ khi đặt ngầm dưới đất phải luồn trong ống thép hoặc đặt trong hào riêng được phủ cát kín và có nắp đậy. Cấm đặt cáp điện chung trong hào đặt ống dẫn xăng dầu;

Tất cả các đường cáp đặt ngầm khi: vượt qua đường ô tô, các hạng mục xây dựng và giao nhau với đường ống dẫn xăng dầu, thì cáp phải được luồn trong ống thép bảo vệ, đầu ống luồn cáp phải nhô ra ngoài mép của công trình, chiều dài đoạn nhô ra về mỗi phía là 0,5m;

– Trong một ống thép để luồn cáp không được cáp điện động lực và chiếu sáng chung với các loại cáp điều khiển, cáp thông tin, cáp tín hiệu;

– Dây dẫn và cáp điện đi trong các khu vực cửa hàng xăng dầu nhất thiết phải luồn trong ống thép, các ống này được nối với nhau bằng ren. Khi nối hoặc chia nhánh dây dẫn, dây cáp phải dùng hộp nối dây và hộp chia dây phòng nổ.

10.5. Các thiết bị tự động hoá như đo lường từ xa, báo cháy tự động.v.v… phải là loại chuyên dùng đảm bảo an toàn cháy nổ.

10.6. Các đường dây cáp sử dụng trong tự động hoá, thông tin tín hiệu phải tuân thủ theo Điều 10.4.

10.7. Khu bể chứa đặt nổi cần phải thiết kế bảo vệ chống sét đánh thẳng, khi các van thở đặt cao mà không nằm trong vùng bảo vệ chống sét của các công trình cao xung quanh thì phải chống sét đánh thẳng cho van thở bằng các cột thu sét được nối đẳng thế. Đầu kim thu sét phải cách van thở ít nhất là 5m.

Các hạng mục xây dựng khác của cửa hàng đều phải có hệ thống chống sét đánh thẳng.

10.8. Hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng có điện trở nối đất không vượt quá 10W.

10.9. Để chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện, yêu cầu các bể chứa bằng thép phải hàn nối ít nhất mỗi bể hai dây kim loại với hệ thống nối đất chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện. Điện trở nối đất của hệ thống này không vượt quá 10W.

10.10. Tại các vị trí nạp xăng dầu phải nối hệ nối đất chống tĩnh điện với các phương tiện nạp xăng dầu.

10.11. Hệ thống nối đất an toàn phải có điện trở nối đất không vượt quá 4W. Tất cả phần kim loại không mang điện của các thiết bị điện và cột bơm đều phải nối với hệ nối đất an toàn.

Hệ nối này cần phải cách hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng là 5m (Khoảng cách trong đất).

Khi nối chung hệ thống nối đất an toàn với hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng yêu cầu điện trở nối đất không vượt quá 1W.

10.12. Thiết kế chống sét và nối đất cho cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy định hiện hành về thiết kế thi công bảo vệ chống sét cho kho xăng dầu.

11. Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy

11.1. Tại các cửa hàng xăng dầu phải có nội quy phòng cháy chữa cháy, hiệu lệnh biển cấm lửa.

11.2. Các cửa hàng xăng dầu phải được trang thiết bị phương tiện chữa cháy ban đầu để dập tắt các đám cháy khi mới phát sinh và tham gia chữa cháy khi đám cháy phát triển.

11.3. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm cháy của các chất, vật liệu trong từng hạng mục của cửa hàng xăng dầu để bố trí phương tiện chữa cháy phù hợp.

11.4. Phải trang trí và bố trí phương tiện chữa cháy ban đầu tại các hạng mục xây dựng sau đây của cửa hàng:

– Khu vực bể chứa đặt nổi và đặt ngầm;

– Đảo bơm xăng dầu;

– Nơi nạp xăng dầu vào bể;

– Gian bán dầu nhờn và các sản phẩm khác;

– Bãi để dầu phuy;

– Gian rửa xe;

– Gian tra dầu mỡ;

– Khu giao dịch bán hàng, trực bảo vệ;

– Máy phát điện, trạm biến áp;

11.5. Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu được quy định trong bảng 5.

Bảng 5- Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu

Tên hạng mục cửa hàng

Bình bột (cái)

Cát(m3)

Xẻng

(cái)

Chăn sợi

(cái)

Phuy hoặc bể nước 200 lít

>=25Kg

>=4kg

1. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 1, 2

1

2

2

4

4

2

2. Cụm bểchứa cửa hàng cấp 3

1

1

1

2

2

1

3. Cột bơm xăng dầu và nơi nạp xăng dầu

2

1

1

4. Nơi tra dầu mỡ

1

5. Nơi bán dầu nhờn và các sản phẩm khác

2

1

1

6. Phòng giao dịch bán hàng

1

7. Phòng bảo vệ

2

8. Máy phát điện trạm biến thế

1

Chú thích:

Đối với cửa hàng xăng dầu mà cụm bể chứa đặt ngầm, trên mặt khu bể có láng xi măng thì không cần phải bố trí phương tiện theo mục 1 và 2 trong bảng.

Tuỳ điều kiện cụ thể của cửa hàng mà có thể thay thế bình bột chữa cháy ABC bằng bình bột hoặc khí CO2 có tính năng tương đương.

11.6. Tại gian hàng bán khí đốt hoá lỏng của cửa hàng xăng dầu phải trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định tại Điều 6.3 của TCVN 6223:1996

11.7. Bố trí phương tiện dụng cụ chữa cháy phải đảm bảo:

– Dễ thấy;

– Dễ lấy để sử dụng;

– Không cản trở lối thoát nạn, lối đi và các hoạt động khác;

– Tránh mưa, nắng và sự phá huỷ của môi trường.

11.8. Chỉ được phép bố trí các phương tiện, dụng cụ chữa cháy đảm bảo chất lượng.

11.9. Các bình chữa cháy được treo trên tường, cột hoặc đặt trên nền, sàn nhà… Trường hợp các bình chữa cháy được treo trên tường, cột thì khoảng cách từ mặt nền, sàn đến tay cầm của bình không lớn hơn 1,25m.

Trường hợp đặt trên nền, sàn nhà các bình chữa cháy phải được để nơi khô ráo và có giá đỡ, chiều cao của giá đỡ không lớn hơn 2/3 chiều cao của bình. Trường hợp để bình chữa cháy gần cửa ra vào thì bình phải được treo hoặc được đặt cách mép cửa 1m.

11.10. Trong phạm vi cửa hàng được phép bố trí phương tiện, dụng cụ chữa cháy rải rác theo từng vị trí hoặc có thể bố trí theo từng cụm tuỳ thuộc mức độ nguy hiểm cháy, nổ và diện tích mặt bằng cần bảo vệ. Nếu bố trí theo từng cụm thì phải bố trí ít nhất 2 cụm.

11.11. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cháy và giá trị tài sản các cửa hàng xăng dầu có thể lắp hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, bán tự động hoặc điều khiển bằng tay.


PHỤ LỤC 2TCVN 5684 – 1992

AN TOÀN CHÁY
CÁC CÔNG TRÌNH XĂNG DẦU

Yêu cầu chung

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho các công trình xăng dầu bao gồm các kho xăng dầu, cảng dầu và các tuyến ống chính dẫn xăng dầu trong quá trình sử dụng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu; cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ, các kho xăng xây dựng trong hang hầm, hoặc các công trình xăng dầu sử dụng không quá 5 năm; các công trình liên quan đến khí đốt và khí hoá lỏng.

1. Quy định chung

1.1. Ngoài những quy định cụ thể trong tiêu chuẩn này, cần phải tuân theo quy định trong TCVN 3254-89.

1.2. Các công trình xăng dầu phải có hệ thống phòng cháy và hệ thống chống cháy. Các hệ thống này phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu về phòng cháy và chống cháy cho các công trình trong các hoạt động bình thường, trong khi cải tạo, sửa chữa hoặc xử lý sự cố.

1.3. Thủ trưởng cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải có trách nhiệm tổ chức xây dựng các biện pháp an toàn cháy cho đơn vị mình và phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước về công tác phòng cháy chữa cháy (sau đây gọi tắt là PCCC) trong việc đảm bảo an toàn cháy cho các công trình xăng dầu.

1.4. Các cán bộ công nhân viên trước khi vào làm việc trong các công trình xăng dầu (kể cả hợp đồng ngắn hạn) phải được học tập và hướng dẫn về công tác PCCC; nắm vững được tính chất nguy hiểm cháy, nổ của xăng dầu quy định trong Phụ lục 1 của tiêu chuẩn này. Hàng năm phải được định kỳ kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp.

1.5. Các công trình xăng dầu phải có đầy đủ hồ sơ và tài liệu kỹ thuật của công trình và các hạng mục liên quan. Các hồ sơ tài liệu này phải được bổ sung kịp thời phản ánh sự thay đổi hiện trạng của công trình, đảm bảo tính chính xác và khả năng sử dụng chúng trong quá trình lập phương án PCCC và tổ chức chữa cháy.

1.6. Các công trình xăng dầu phải có nội qui, sổ sách theo dõi người, phương tiện ra vào; qui trình vận hành các trang, thiết bị kỹ thuật và quy định cụ thể về trách nhiệm; phải đặt biển báo, biển cấm ở những nơi có nguy hiểm cháy theo mẫu quy định.

1.7. Các công trình xăng dầu phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp theo quy định.

1.8. Hàng năm, cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải xây dựng phương án phòng chống bão lụt bảo vệ công trình nhằm ngăn chặn mọi nguy cơphát sinh cháy do thiên tai gây ra. Phải có những phương án dự phòng xử lý sự cố, khắc phục hậu quả của thiên tai.

1.9. Cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải thành lập đội chữa cháy chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp theo các quy định hiện hành. Đồng thời phải tổ chức lực lượng chữa cháy nghĩa vụ. Lực lượng này phải nắm vững các quy định về an toàn PCCC, kỹ thuật chữa cháy và sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy ban đầu.

1.10. Cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải xây dựng các phương án PCCC cho công trình trong từng điều kiện hoạt động cụ thể và phải có kế hoạch tổ chức luyện tập, thực tập theo phương án đã đề ra.

1.11. Phải trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy cơ giới, dụng cụ chữa cháy ban đầu cho các công trình xăng dầu theo quy định trong Phụ lục 2 và 3 của tiêu chuẩn này và phải được quy định cụ thể về sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, đảm bảo cho các phương tiện đó luôn luôn ở trong tình trạng sẵn sàng hoạt động. Không được sử dụng các phương tiện, dụng cụ chữa cháy vào việc khác hoặc di chuyển khỏi nơi quy định.

Các điều đảm bảo chữa cháy (đường bãi cho xe ô tô chữa cháy, nước và hoá chất chữa cháy, thông tin liên lạc báo cháy…) phải được đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.

1.12. Cơ quan quản lý công trình xăng dầu phải tổ chức kiểm tra thường xuyên và đột xuất công tác PCCC trong phạm vi quản lý của mình. Biên bản kiểm tra phải được lưu trong hồ sơ quản lý công tác PCCC của đơn vị.

1.13. Khi cải tạo, sửa chữa hoặc xử lý sự cố trong các công trình xăng dầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về an toàn cháy. Khi thực hiện các công việc trên phải có phương án PCCC và lực lượng thường trực sẵn sàng chữa cháy trong quá trình tiến hành công việc.

2. Kho xăng dầu

2.1. Kho xăng dầu bao gồm toàn bộ các hạng mục nằm trong tường rào của kho (khu bể chứa; đường ống công nghệ; trạm bơm; bến xuất nhập ô tô, đường sắt; hệ thống thu gom và xử lý và làm sạch nước thải công nghiệp; trạm thu dầu lẫn; kho vật tư; kho để dầu phuy; xưởng cơ khí; phòmg thí nghiệm; trumg tâm máy tính…).

2.2. Người và phương tiện vận tải ra, vào kho xăng dầu nhất thiết phải đảm bảo và thực hiện đúng các yêu cầu về an toàn PCCC. Cơ quan quản lý kho xăng dầu không giao nhận xăng dầu đối với các phương tiện không đảm bảo các yêu cầu trên.

2.3. Các trang, thiết bị kỹ thuật kho xăng dầu phải luôn hoạt động theo đúng các thông số, các yêu cầu kỹ thuật quy định.

2.4. Khi vận hành thiết bị điện, phải theo các quy định về an toàn điện trong TCVN 5334 – 91.

Hệ thống chống sét và nối đất phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ theo quy định.

2.5. Các hệ thống công nghệ, thoát nước tiêu độc, PCCC, cấp nhiệt, thông gió, thông tin liên lạc, hệ thống tự động hoá… phải luôn đảm bảo hoạt động tốt và thường xuyên được kiểm tra.

2.6. Mỗi hạng mục công trình kho xăng dầu phải có phương án chữa cháy cụ thể. Riêng phương án chữa cháy tại các bến xuất nhập, phải tính đến việc chữa cháy cho các phương tiện giao nhận xăng dầu. Nhân viên chữa cháy của kho xăng dầu phải thường xuyên luyện tập các phương án chữa cháy đó.

3. Tuyến ống chính dẫn xăng dầu

3.1. Tuyến ống chính dẫn xăng dầu bao gồm:

Đường ống chính, ống nhánh, ống phụ, các van chặn trên tuyến, hệ thống bảo vệ điện hoá chống ăn mòn đường ống, hệ thống thông tin liên lạc dọc đường ống và các công trình phụ trợ khác (trạm tuần tuyến, lối đi dọc tuyến…) sau đây gọi tắt là tuyến ống.

3.2. Việc vận hành tuyến ống phải theo đúng các quy trình công nghệ đã được xây dựng.

3.3. Thường xuyên kiểm tra phạm vi bảo vệ an toàn tuyến ống theo quy định hiện hành. Khi phát hiện các vi phạm, cơ quan quản lý tuyến ống phải báo ngay cho chính quyền và cơ quan PCCC địa phương để phối hợp giải quyết.

3.4. Phải có phương án bảo vệ – an toàn phòng cháy chữa cháy trong trường hợp xảy ra sự cố và xử lý sự cố.

3.5. Khi sửa chữa, thay thế đường ống, phải tuân theo các quy định kỹ thuật và phải xây dựng phương án PCCC phù hợp với điều kiện thực tế.

4. Cảng dầu

4.1. Cảng dầu (cảng biển, cảng sông) bao gồm cầu cảng và các công trình trên bờ, dưới nước trong phạm vị vùng đất, vùng nước của cảng dầu.

4.2. Các phương tiện vận tải cập cảng phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định và sãn sàng rời bến khi cần thiết. Không xuất nhập cho các phương tiện không đảm bảo an toàn PCCC. Nghiêm cấm dùng lửa trần, thiết bị điện không phòng nổ, cấm những người không có nhiệm vụ vào trong khu vực cảng dầu.

4.3. Thường xuyên kiểm tra phạm vi an toàn của cảng dầu theo quy định hiện hành. Cấm các tầu bè khác neo đỗ, đánh bắt thuỷ hải sản và các công việc dùng lửa và phát tia lửa trong vùng nước, thuộc phạm vi an toàn của cảng dầu.

4.4. Phải kiểm tra an toàn các phương tiện vận tải thuỷ trước khi xuất nhập. Phương tiện phải được nối đất chống tĩnh điện trước khi xuất nhập. Không xuất nhập hàng khi có giông bão.

4.5. Trong thời gian xuất nhập hàng, trên bến phải có người thường xuyên theo dõi việc xuất nhập và tình trạng thiết bị. Nếu xuất hiện rò rỉ xăng dầu hoặc sự cố kỹ thuật phải nhanh chóng khắc phục ngay. Trường hợp cần thiết phải ngừng việc xuất nhập.

4.6. Ngoài phương án chữa cháy cảng dầu, cơ quan quản lý cảng dầu phải xây dựng phương án phân tán các phương tiện giao nhận đậu ở cảng khi xảy ra cháy cho từng tình huống cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế.

4.7. Trong phương án phòng chống bão lụt cảng dầu phải có biện pháp phòng chống dầu loang và phòng chống cháy lan trên mặt nước.

TCVN 5684 – 1992

Phụ lục 2 TCVN 5684 – 1992

Tiêu chuẩn trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới tại các kho xăng dầu

Bảng 2

Tên phương tiện

Cấp kho xăng dầu

I

II

III

1. Ô tô chữa cháy bằng bọt

1

2. Ô tô chữa cháy

1

1

3. Máy bơm chữa cháy

1

1

Chú thích:

1. Cấp kho xăng dầu được áp dụng phù hợp với quy định trong TCVN 5307 – 91

2. Ô tô chữa cháy là một loại phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng để chứa nước phục vụ việc chữa cháy.

3. Các phương tiện chữa cháy cơ giới phải để trong nhà riêng, có mái che, có lối ra vào thuận lợi và diện tích nhà ít nhất là 20m2.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư hướng dẫn điều kiện kinh doanh xăng dầu”