Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư hướng dẫn bổ sung việc quản lý kinh phí của ngân sách trung ương chi cho công tác phòng chống rốt rét, bướu cổ và tiêm chủng mở rộng

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ SỐ 05-TT/LB NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 1992 HƯỚNG DẪN
BỔ SUNG VIỆC QUẢN LÝ KINH PHÍ CỦA NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CHI CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT, BƯỚU CỔ
VÀ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG

Trong những năm qua, Liên Bộ Y tế – Tài chính đã ban hành Thông tư 16-TT/LB ngày 23-6-1988 “Hướng dẫn nội dung về chế độ chi tiêu cho chương trình tiêm chủng mở rộng trong cả nước”, Thông tư số 24-TT/LB ngày 13-12-1990 “Hướng dẫn nội dung chi tiêu cho công tác phỏng chống sốt rét”, Thông tư số 09-TT/LB ngày 14-4-1991 “hướng dẫn bổ sung việc cấp phát và quản lý chi tiêu cho công tác phòng chống sốt rét”, Thông tư số 15-TT/LB ngày 4-5-1991 “Hướng dẫn việc quản lý kinh phí phòng và chống bướu cổ”. Nay để thực hiện việc phân phối, cấp phát và quản lý có hiệu quả hơn về nguồn kinh phí của Ngân sách Trung ương chi cho công tác nói trên (hay gọi tắt là 3 mục tiêu y tế chủ yếu) Liên Bộ Y tế -Tài chính hướng dẫn bổ sung một số điểm sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG:

1. Việc chi tiêu cho 8 mục tiêu y tế chủ yếu bao gồm nhiều nguồn kinh phí như:

– Nguồn kinh phí của ngân sách trung ương,

– Nguồn kinh phí của ngân sách địa phương,

– Nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế.

– Nguồn đóng góp của các cơ quan xí nghiệp, viên chức Nhà nước và của nhân dân trong nước.

– Các nguồn khác.

2. Kinh phí của ngân sách trung ương sẽ do Bộ Tài chính cấp thẳng cho Bộ Y tế chủ yếu để mua hiện vật như thuốc men, hoá chất, thiết bị .., để cấp thẳng cho các địa phương, các ngành, cấp một phần kinh phí hỗ trợ cho các địa phương, các ngành để tập huấn, đánh giá sơ kết, tổng kết các mục tiêu nói trên.

Hàng năm, Bộ Y tế lập dự toán chi ngân sách trung ương về 4 mục tiêu y tế nói trên gửi Bộ Tài chính xem xét tổng hợp vào ngân sách Nhà nước trình Hội đồng Bộ trưởng. Sau khi dự toán chi các mục tiêu y tế được duyệt, Bộ Tài chính sẽ cùng Bộ Y tế phân bổ việc chi tiêu để mua hiện vật, chi khác của từng mục tiêu y tế cho các địa phương và các ngành.

II. NỘI DUNG CHI CỦA NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
CHO 3 MỤC TIÊU Y TẾ CHỦ YẾU:

1. Chi cho công tác phòng chống sốt rét:

– Chi mua thuốc sốt rét, hoá chất, dụng cụ và phương tiện phục vụ công tác xét nghiệm, điều trị, phun thuốc diệt muỗi, tẩm màn.

– Chi cho vận chuyển, bốc dỡ, thuốc hoá chất dụng cụ và phương tiện đến tận kho của tỉnh, thành phố.

– Hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác tuyên truyền tổ chức tập huấn nghiệp vụ đánh giá, sơ tổng kết công tác phòng chống sốt rét.

2. Chi cho công tác phòng chống bệnh bướu cổ:

– Chi trợ giá sản xuất muối Iốt ở địa phương và chi phí vận chuyển muối iốt đến tận các huyện, thị trấn để bán cho dân sử dụng theo giá muối thường tại địa phương, các khoản chi này phải trên cơ sở hợp đồng cụ thể bảo quản số lượng, chất lượng muối iốt vận chuyển đến tận địa chỉ giao nhận.

– Chi mua bao bì, PE đóng gói muối iốt, hoá chất phương tiện kiểm nghiệm và kiểm tra chất lượng muối iốt (ngoài phần quốc tế viện trợ).

– Chi mua thuốc, trợ phí tiêm dầu Lipiodol ở các vùng bướu cổ.

– Chi hỗ trợ cho tuyên truyền, tập huấn, sơ kết tổng kết công tác phòng chống bướu cổ.

3. Chi cho công tác tiêm chủng mở rộng:

– Chi về mua vắcxin cấp phát cho các địa phương.

– Chi về vận chuyển, bốc dỡ văcxin từ cơ sở sản xuất, sân bay, hải cảng, các kho lạnh, các khu vực tiêm chủng.

– Chi về phương tiện bảo quản lạnh.

– Chi tập huấn, tuyên truyền đánh giá việc TCMR.

– Chi thuê phương tiện đi lại, làm việc tiếp đón chuyên gia nước ngoài vào giúp chương trình tiêm chủng mở rộng.

4. Các khoản chi không nêu trong nội dung của các mục tiêu y tế nói trên sẽ do ngân sách địa phương và các ngành đài thọ.

III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

1. Để quản lý, ngân sách trung ương chi cho 3 mục tiêu chủ yếu trên Bộ Y tế sẽ tổ chức triển khai theo quy trình sau:

a) Tổ chức một ban điều hành ngân sách các mục tiêu y tế hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định để thực hiện các khâu:

– Dự toán, phân bố, cấp phát, hợp đồng với các đơn vị sản xuất kinh doanh để đảm bảo thuốc, hoá chất, trang thiết bị và cấp kinh phí để vận chuyển, bảo đảm cho các địa phương theo kế hoạch đã thống nhất với các viện, các chuyên khoa đầu ngành.

– Đảm bảo kế hoạch vận chuyển, quản lý, lồng ghép hợp lý và tiết kiệm giữa các mục tiêu.

– Tổ chức khảo sát và kiểm tra và thường xuyên đánh giá hiệu quả từng mục tiêu và báo cáo quyết toán kịp thời cho Liên Bộ theo quy định .

b) Các viện, bệnh viện đầu ngành như Viện sốt rét, KST côn trùng, BV Nội tiết Trung ương, Vụ Vệ sinh môi trường có nhiệm vụ:

– Xây dựng kế hoạch chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính thuốc hoá chất trang thiết bị hàng năm để trình Bộ duyệt.

– Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các mặt chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng thuốc, hoá chất và hiệu quả các mục tiêu.

c) Các xí nghiệp sản xuất, các Công ty Dược, Công ty trang thiết bị và HCXN Y tế có trách nhiệm đảm bảo các hợp đồng đã ký về số lượng, chất lượng thuốc, hoá chất và trang thiết bị và vận chuyển đến các trạm chuyên khoa tuyến tỉnh để cấp phát cho người tiêu dùng.

– Tuyến Trung ương có trách nhiệm vận chuyển đến trạm chuyên khoa của các tỉnh theo kế hoạch.

– Trung tâm y tế huyện có trách nhiệm vận chuyển đến các trạm y tế xã để cấp phát cho dân.

Riêng trợ giá sản xuất và vận chuyển muối iốt theo hợp đồng ký kết với Tổng công ty muối và cơ sở sản xuất muối iốt ở địa phương.

2. Phương thức thanh toán

Tất cả thuốc, hoá chất, trang thiết bị phục vụ cho các mục tiêu y tế chủ yếu được thanh toán theo phương thức:

– Cấp không cho các bệnh nhân nằm trong diện miễn giảm tại thông tư 14 TT/LB ngày 15-6-1989, “Thông tư hướng dẫn quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về thu một phần viện phí y tế”, chú ý mở rộng diện miễn giảm đối với người nghèo dân tộc ít người và khu có dịch bệnh xảy ra.

– Vẫn thu tiền thuốc, hoá chất và các dịch vụ khác đối với các đối tượng không được miễn giảm tại thông tư 14 TT/LB ngày 15-6-1989 của Liên Bộ Y tế Tài chính. Phải thu đúng giá quy định đối với người đi đào vàng, kiếm đá quý, có thu nhập khá.

Các Sở Y tế, các trung tâm y tế huyện cần mở rộng cơ sở cung cấp thuốc, hoá chất để đảm bảo có thuốc tới tay người bệnh.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế một số quy định trong các thông tư nói trên về việc quản lý kinh phí chi tiêu cho các mục tiêu y tế chủ yếu còn các quy định của các thông tư nói trên các quy định, không bổ sung sửa đổi đến trong thông tư này vẫn còn hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện, các địa phương, các ngành có khó khăn vướng mắc gì phản ánh kịp thời cho Liên Bộ nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.

Thuộc tính văn bản
Thông tư hướng dẫn bổ sung việc quản lý kinh phí của ngân sách trung ương chi cho công tác phòng chống rốt rét, bướu cổ và tiêm chủng mở rộng
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính; Bộ Y tế Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 05-TT/LB Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Hoàng Quy; Phạm Song
Ngày ban hành: 11/04/1992 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ SỐ 05-TT/LB NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 1992 HƯỚNG DẪN
BỔ SUNG VIỆC QUẢN LÝ KINH PHÍ CỦA NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CHI CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT, BƯỚU CỔ
VÀ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG

Trong những năm qua, Liên Bộ Y tế – Tài chính đã ban hành Thông tư 16-TT/LB ngày 23-6-1988 “Hướng dẫn nội dung về chế độ chi tiêu cho chương trình tiêm chủng mở rộng trong cả nước”, Thông tư số 24-TT/LB ngày 13-12-1990 “Hướng dẫn nội dung chi tiêu cho công tác phỏng chống sốt rét”, Thông tư số 09-TT/LB ngày 14-4-1991 “hướng dẫn bổ sung việc cấp phát và quản lý chi tiêu cho công tác phòng chống sốt rét”, Thông tư số 15-TT/LB ngày 4-5-1991 “Hướng dẫn việc quản lý kinh phí phòng và chống bướu cổ”. Nay để thực hiện việc phân phối, cấp phát và quản lý có hiệu quả hơn về nguồn kinh phí của Ngân sách Trung ương chi cho công tác nói trên (hay gọi tắt là 3 mục tiêu y tế chủ yếu) Liên Bộ Y tế -Tài chính hướng dẫn bổ sung một số điểm sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG:

1. Việc chi tiêu cho 8 mục tiêu y tế chủ yếu bao gồm nhiều nguồn kinh phí như:

– Nguồn kinh phí của ngân sách trung ương,

– Nguồn kinh phí của ngân sách địa phương,

– Nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế.

– Nguồn đóng góp của các cơ quan xí nghiệp, viên chức Nhà nước và của nhân dân trong nước.

– Các nguồn khác.

2. Kinh phí của ngân sách trung ương sẽ do Bộ Tài chính cấp thẳng cho Bộ Y tế chủ yếu để mua hiện vật như thuốc men, hoá chất, thiết bị .., để cấp thẳng cho các địa phương, các ngành, cấp một phần kinh phí hỗ trợ cho các địa phương, các ngành để tập huấn, đánh giá sơ kết, tổng kết các mục tiêu nói trên.

Hàng năm, Bộ Y tế lập dự toán chi ngân sách trung ương về 4 mục tiêu y tế nói trên gửi Bộ Tài chính xem xét tổng hợp vào ngân sách Nhà nước trình Hội đồng Bộ trưởng. Sau khi dự toán chi các mục tiêu y tế được duyệt, Bộ Tài chính sẽ cùng Bộ Y tế phân bổ việc chi tiêu để mua hiện vật, chi khác của từng mục tiêu y tế cho các địa phương và các ngành.

II. NỘI DUNG CHI CỦA NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
CHO 3 MỤC TIÊU Y TẾ CHỦ YẾU:

1. Chi cho công tác phòng chống sốt rét:

– Chi mua thuốc sốt rét, hoá chất, dụng cụ và phương tiện phục vụ công tác xét nghiệm, điều trị, phun thuốc diệt muỗi, tẩm màn.

– Chi cho vận chuyển, bốc dỡ, thuốc hoá chất dụng cụ và phương tiện đến tận kho của tỉnh, thành phố.

– Hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác tuyên truyền tổ chức tập huấn nghiệp vụ đánh giá, sơ tổng kết công tác phòng chống sốt rét.

2. Chi cho công tác phòng chống bệnh bướu cổ:

– Chi trợ giá sản xuất muối Iốt ở địa phương và chi phí vận chuyển muối iốt đến tận các huyện, thị trấn để bán cho dân sử dụng theo giá muối thường tại địa phương, các khoản chi này phải trên cơ sở hợp đồng cụ thể bảo quản số lượng, chất lượng muối iốt vận chuyển đến tận địa chỉ giao nhận.

– Chi mua bao bì, PE đóng gói muối iốt, hoá chất phương tiện kiểm nghiệm và kiểm tra chất lượng muối iốt (ngoài phần quốc tế viện trợ).

– Chi mua thuốc, trợ phí tiêm dầu Lipiodol ở các vùng bướu cổ.

– Chi hỗ trợ cho tuyên truyền, tập huấn, sơ kết tổng kết công tác phòng chống bướu cổ.

3. Chi cho công tác tiêm chủng mở rộng:

– Chi về mua vắcxin cấp phát cho các địa phương.

– Chi về vận chuyển, bốc dỡ văcxin từ cơ sở sản xuất, sân bay, hải cảng, các kho lạnh, các khu vực tiêm chủng.

– Chi về phương tiện bảo quản lạnh.

– Chi tập huấn, tuyên truyền đánh giá việc TCMR.

– Chi thuê phương tiện đi lại, làm việc tiếp đón chuyên gia nước ngoài vào giúp chương trình tiêm chủng mở rộng.

4. Các khoản chi không nêu trong nội dung của các mục tiêu y tế nói trên sẽ do ngân sách địa phương và các ngành đài thọ.

III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

1. Để quản lý, ngân sách trung ương chi cho 3 mục tiêu chủ yếu trên Bộ Y tế sẽ tổ chức triển khai theo quy trình sau:

a) Tổ chức một ban điều hành ngân sách các mục tiêu y tế hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định để thực hiện các khâu:

– Dự toán, phân bố, cấp phát, hợp đồng với các đơn vị sản xuất kinh doanh để đảm bảo thuốc, hoá chất, trang thiết bị và cấp kinh phí để vận chuyển, bảo đảm cho các địa phương theo kế hoạch đã thống nhất với các viện, các chuyên khoa đầu ngành.

– Đảm bảo kế hoạch vận chuyển, quản lý, lồng ghép hợp lý và tiết kiệm giữa các mục tiêu.

– Tổ chức khảo sát và kiểm tra và thường xuyên đánh giá hiệu quả từng mục tiêu và báo cáo quyết toán kịp thời cho Liên Bộ theo quy định .

b) Các viện, bệnh viện đầu ngành như Viện sốt rét, KST côn trùng, BV Nội tiết Trung ương, Vụ Vệ sinh môi trường có nhiệm vụ:

– Xây dựng kế hoạch chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính thuốc hoá chất trang thiết bị hàng năm để trình Bộ duyệt.

– Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các mặt chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng thuốc, hoá chất và hiệu quả các mục tiêu.

c) Các xí nghiệp sản xuất, các Công ty Dược, Công ty trang thiết bị và HCXN Y tế có trách nhiệm đảm bảo các hợp đồng đã ký về số lượng, chất lượng thuốc, hoá chất và trang thiết bị và vận chuyển đến các trạm chuyên khoa tuyến tỉnh để cấp phát cho người tiêu dùng.

– Tuyến Trung ương có trách nhiệm vận chuyển đến trạm chuyên khoa của các tỉnh theo kế hoạch.

– Trung tâm y tế huyện có trách nhiệm vận chuyển đến các trạm y tế xã để cấp phát cho dân.

Riêng trợ giá sản xuất và vận chuyển muối iốt theo hợp đồng ký kết với Tổng công ty muối và cơ sở sản xuất muối iốt ở địa phương.

2. Phương thức thanh toán

Tất cả thuốc, hoá chất, trang thiết bị phục vụ cho các mục tiêu y tế chủ yếu được thanh toán theo phương thức:

– Cấp không cho các bệnh nhân nằm trong diện miễn giảm tại thông tư 14 TT/LB ngày 15-6-1989, “Thông tư hướng dẫn quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về thu một phần viện phí y tế”, chú ý mở rộng diện miễn giảm đối với người nghèo dân tộc ít người và khu có dịch bệnh xảy ra.

– Vẫn thu tiền thuốc, hoá chất và các dịch vụ khác đối với các đối tượng không được miễn giảm tại thông tư 14 TT/LB ngày 15-6-1989 của Liên Bộ Y tế Tài chính. Phải thu đúng giá quy định đối với người đi đào vàng, kiếm đá quý, có thu nhập khá.

Các Sở Y tế, các trung tâm y tế huyện cần mở rộng cơ sở cung cấp thuốc, hoá chất để đảm bảo có thuốc tới tay người bệnh.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế một số quy định trong các thông tư nói trên về việc quản lý kinh phí chi tiêu cho các mục tiêu y tế chủ yếu còn các quy định của các thông tư nói trên các quy định, không bổ sung sửa đổi đến trong thông tư này vẫn còn hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện, các địa phương, các ngành có khó khăn vướng mắc gì phản ánh kịp thời cho Liên Bộ nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư hướng dẫn bổ sung việc quản lý kinh phí của ngân sách trung ương chi cho công tác phòng chống rốt rét, bướu cổ và tiêm chủng mở rộng”