Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 96/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 96/2003/TT-BTC NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 102/2001/NĐ-CP
NGÀY 31/12/2001 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT
VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số nội dung về kiểm tra sau thông quan như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Kiểm tra sau thông quan

1.1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của nội dung các chứng từ mà chủ hàng hoá hoặc người được uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết là đơn vị được kiểm tra) đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan, để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

1.2. Đối tượng kiểm tra sau thông quan là các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, các dữ liệu điện tử và các giấy tờ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân gồm: người khai hải quan, đại lý làm thủ tục hải quan; người hoặc đại lý mua, bán, tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân lưu giữ và sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

1.3. Phạm vi kiểm tra sau thông quan:

1.3.1. Việc kiểm tra sau thông quan chỉ được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

1.3.2. Trước và trong quá trình kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan phải làm việc với các cơ quan như: Cơ quan Thuế, Ngân hàng, Bảo hiểm, Giám định, Vận tải, Giao nhận và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan để đối chiếu, thẩm tra xác minh tính chính xác của các chứng từ, tài liệu thuộc lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan, cụ thể:

– Các bản kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào bán ra, các tờ khai thuế,báo cáo tài chính…của đơn vị được kiểm tra;

– Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng;

– Chứng từ bảo hiểm;

– Chứng thư giám định, kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hoá;

– Hợp đồng vận tải, vận tải đơn và các chứng từ tương đương;

– Hợp đồng, hoá đơn hoặc các chứng từ giao nhận hàng hoá;

– Các chứng từ, tài liệu của các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp các chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, các thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ trực tiếp cho việc kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Hải quan.

1.3.3. Trường hợp cần thiết đối với số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan còn đang lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc các tổ chức, cá nhân khác có liên quan thì cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá để có kết luận chính xác nội dung kiểm tra.

1.3.4. Trong thời hạn 5 năm (60 tháng) kể từ ngày hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan, cơ quan Hải quan được áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan đó.

2. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan

Dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan cụ thể như sau:

2.1. Khi phát hiện có dấu hiệu các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan không hợp pháp, hợp lệ theo quy định về hình thức, nội dung ghi chép, trình tự thời gian (như sự không khớp, không đúng, không thống nhất, thiếu tính hợp lý giữa các chứng từ đó trong hồ sơ hải quan liên quan đến các thông tin về tên hàng; số lượng; trọng lượng; dung tích, thể tích; nhãn hiệu; mã số, thuế suất; tính chất; thành phần, cấu tạo; công dụng; quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hoá).

2.2.Khi phát hiện có dấu hiệu khai trị giá tính thuế không hợp lý, không đúng chế độ quy định về quản lý giá tính thuế của Nhà nước như:

2.2.1. Khai sai giá tính thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, giá thực tế phải thanh toán hoặc đã thanh toán;

2.2.2. Giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu quá bất hợp lý và chênh lệch thấp hơn so với:

– Giá bán của hàng hoá đó trên thị trường nội địa Việt Nam sau khi đã trừ thuế, các chi phí và lợi nhuận hợp lý sau nhập khẩu và/hoặc

– Giá nhập khẩu của hàng hoá giống hệt, hàng hoá tương tự do các doanh nghiệp khác nhập khẩu tại cùng thời điểm, cùng thị trường, cùng phương thức giao hàng.

2.2.3. Phương thức và thời gian thanh toán thực tế không phù hợp với việc khai trên hồ sơ hải quan và không đúng với quy định của Nhà nước;

2.2.4. Bất hợp lý trong việc khai phương thức vận tải, phương tiện vận tải, quãng đường vận tải, tuyến đường vận tải, cước phí vận tải.

2.2.5. Bất hợp lý trong việc khai phí bảo hiểm.

2.3. Thông tin về xuất xứ, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với quy định và thực tế hàng hoá hoặc có dấu hiệu giả mạo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhằm hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và gian lận thương mại.

2.4. Có dấu hiệu gian lận trong việc hưởng ưu đãi về chính sách thuế, gian lận thương mại như: Sử dụng không đúng mục đích, gian lận định mức tiêu hao nguyên liêu, phụ liệu đối với hàng gia công, hàng nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được hưởng chế độ miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Luật Thuế khác có liên quan, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước…

2.5. Lô hàng có dấu hiệu vi phạm chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Nhà nước như: Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại ủy quyền nhưng không có giấy phép; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành nhưng không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa vi phạm về loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá có dấu hiệu vi phạm về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan như lợi dụng chế độ miễn kiểm tra hải quan hoặc kiểm tra xác suất thực tế hàng hoá không quá 10%;

2.6. Có thông tin về nội dung kết luận của chứng thư giám định, kết quả phân tích, phân loại lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu do các cơ quan, tổ chức giám định, phân tích, phân loại hàng hoá không đúng với tính chất và công dụng thực tế của hàng hoá; thẩm quyền, chức năng, phạm vi giám định, phân tích, phân loại hàng hoá không đúng quy định nhằm lợi dụng để gian lận thương mại, trốn thuế.

2.7. Các dấu hiệu nghi vấn khác.

3. Tổ chức thu thập, phân tích, xử lý và quản lý thông tin

3.1. Các nguồn thu thập thông tin:

Dấu hiệu vi phạm pháp luật về Hải quan được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như:

3.1.1. Trong ngành Hải quan:

– Thông tin từ quá trình thông quan như: từ bộ phận tiếp nhận đăng ký tờ khai, bộ phận kiểm tra thực tế hàng hoá, bộ phận tính thuế, bộ phận giá;

– Thông tin từ công tác phúc tập hồ sơ hải quan tại các Chi cục Hải quan qua các báo cáo định kỳ và đột xuất;

– Thông tin từ các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố như Phòng giá, Phòng tham mưu chống buôn lậu và xử lý, Phòng nghiệp vụ, Đội kiểm soát Hải quan, Thanh tra;

– Thông tin từ các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố khác nơi tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan;

– Thông tin từ các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan như Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Vụ Giám sát quản lý về hải quan, Vụ kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Thanh tra Tổng cục, các Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.

3.1.2.Thông tin từ các đơn vị trong ngành Tài chính:

– Các đơn vị trong ngành Thuế;

– Các đơn vị thuộc hệ thống Thanh tra tài chính các cấp;

– Cục Tài chính doanh nghiệp;

– Cục Quản lý giá, các Trung tâm thẩm định giá;

– Các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước;

– Các đơn vị khác thuộc và trực thuộc ngành Tài chính.

3.1.3.Thông tin ngoài ngành Tài chính:

– Thông tin từ các cơ quan ngoài ngành: Bộ Thương mại, Cơ quan Quản lý thị trường, Cơ quan Công an, Cơ quan Kiểm lâm, Ngân hàng, Bộ đội Biên phòng, các Cơ quan Thanh tra chuyên ngành thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành..;

– Thông tin từ cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng giống hệt, mặt hàng tương tự;

– Thông tin thu thập được qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình và Internet;

– Thông tin từ đơn thư tố giác của quần chúng, thông tin của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành.

3.1.4. Thông tin thu thập được qua việc hợp tác với Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Tổ chức Tình báo Hải quan (RILO), Tổ chức Hải quan ASEAN và các tổ chức kinh tế quốc tế khác.

3.1.5. Thông tin từ các nguồn khác.

3.2.Nội dung của việc phân tích, phân loại thông tin:

Các thông tin sau khi thu thập phải được phân tích, phân loại theo các tiêu chí sau:

3.2.1. Thông tin về tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu: Những thông tin chung về người xuất khẩu, nhập khẩu (tên, mã số thuế của doanh nghiệp, địa chỉ, tài khoản, số hiệu tài khoản, ngành nghề, loại hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, các chi nhánh…); phạm vi hoạt động; lĩnh vực kinh doanh; loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; người xuất khẩu, người nhập khẩu ở nước ngoài có quan hệ mua bán với đơn vị được kiểm tra; tình hình tài chính của doanh nghiệp, những dữ liệu về quá trình chấp hành pháp luật hải quan (số lần vi phạm bị xử lý, mức độ xử lý…);

3.2.2. Thông tin về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: Mặt hàng, số lần xuất khẩu, nhập khẩu, số lượng hàng, trị giá tính thuế, trị giá hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, mã số, thuế suất, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, nhãn hiệu hàng hoá và các thông tin khác đánh giá về mức độ gian lận thương mại của hàng hoá;

3.2.3. Một số thông tin khác: tuyến đường vận chuyển, phương tiện vận chuyển hàng hoá, giá cả các mặt hàng tại thị trường nước ngoài…

3.3. Xử lý thông tin:

Các thông tin sau khi thu thập, phân tích, được xử lý như sau:

3.3.1. Đối với các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thương mại của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc tổ chức, cá nhân có trụ sở đóng trên phạm vi, địa bàn quản lý của đơn vị thì tiến hành nghiên cứu hồ sơ hải quan, xác minh những vấn đề có liên quan, lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan để có kết luận chính xác về hành vi vi phạm pháp luật hải quan, gian lận thương mại.

3.3.2. Đối với các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thương mại của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc tổ chức, cá nhân có trụ sở đóng ngoài phạm vi, địa bàn quản lý của đơn vị thì lập báo cáo nêu rõ dấu hiệu vi phạm, cung cấp các thông tin về lô hàng, về tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu (nếu có) trình cấp có thẩm quyền ký và chuyển cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thuộc địa bàn mà tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu lô hàng đó đặt trụ sở để tiến hành kiểm tra sau thông quan; Cung cấp hồ sơ hải quan và/hoặc có thể cử cán bộ phối hợp nếu có yêu cầu bằng văn bản của Cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu đóng trụ sở.

3.4. Cơ quan thu thập, phân tích, xử lý và quản lý thông tin:

3.4.1. Tại Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố:

– Trên địa bàn quản lý hành chính của mình, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thu thập thông tin từ các nguồn, phân tích, xử lý, quản lý thông tin và thông báo đến từng Chi cục Hải quan cửa khẩu các dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, các thủ đoạn gian lận thương mại của các tổ chức cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi địa bàn mình quản lý; Báo cáo về Tổng cục Hải quan theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất;

– Các Chi cục Hải quan cửa khẩu, đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin cho Phòng Kiểm tra sau thông quan; phối hợp với Phòng Kiểm tra sau thông quan để phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm pháp luật, gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.

3.4.2. Tại cơ quan Tổng cục Hải quan:

– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát tổ chức thu thập, phân tích và quản lý các thông tin trong nước, ngoài nước để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan. Cụ thể:

– Cục Kiểm tra sau thông quan là đầu mối tổ chức thu thập, phân tích, phân loại và xử lý các thông tin; thông báo về các thủ đoạn gian lận, dấu hiệu vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu trong toàn ngành để các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có biện pháp quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả.

– Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan như: Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Vụ Giám sát quản lý về hải quan, Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Thanh tra Tổng cục, các Trung tâm phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc, miền Trung, miền Nam … có trách nhiệm cung cấp các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật, gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu cho Cục Kiểm tra sau thông quan; phối hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan khi có yêu cầu trong công tác kiểm tra sau thông quan.

Các thông tin thu thập phải được quản lý chặt chẽ. Việc trao đổi và cung cấp thông tin trong nội bộ và ra ngoài ngành phải theo đúng quy chế và đảm bảo chế độ bảo mật. Từng bước áp dụng công nghệ tin học vào việc thu thập, phân tích và quản lý thông tin tại tất cả các đơn vị Hải quan.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy chế quy định chi tiết chế độ thu thập, phân tích, xử lý và quản lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.

4. Thẩm quyền ký quyết định kiểm tra sau thông quan

4.1. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký quyết định kiểm tra sau thông quan đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan của các tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, có trụ sở hoạt động và đăng ký mã số thuế trong phạm vi, địa bàn quản lý của mình.

Địa bàn kiểm tra sau thông quan của các đơn vị Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố theo Phụ lục “Danh sách địa bàn kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố” ban hành kèm theo Thông tư này.

4.2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký quyết định kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các trường hợp vi phạm có nội dung phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng.

II. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

Căn cứ các dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, cơ quan Hải quan chưa có đủ cơ sở để xử lý hành vi vi phạm pháp luật, cần phải tiến hành kiểm tra sau thông quan tại các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu để có kết luận đúng đắn, chính xác.

1. Nội dung kiểm tra sau thông quan:

1.1. Kiểm tra tính chính xác, trung thực những nội dung đã được kê khai trên tờ khai hải quan, các chứng từ đã được xuất trình, nộp cho cơ quan Hải quan, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.

1.2. Kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếu hàng hoá đó còn đang được lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc cơ quan Hải quan có căn cứ để chứng minh hàng hoá đó hiện đang được các tổ chức, cá nhân khác lưu giữ, quản lý.

1.3. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan đối với các loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Trình tựkiểm tra sau thông quan

Trình tựkiểm tra sau thông quan gồm các bước công việc sau:

2.1. Chuẩn bị kiểm tra:

– Căn cứ theo các thông tin thu thập được, lập kế hoạch kiểm tra nêu rõ mục đích, yêu cầu kiểm tra, nội dung kiểm tra, phạm vi kiểm tra, thời gian thực hiện kiểm tra;

– Dự kiến nhân sự đoàn kiểm tra và trưởng đoàn kiểm tra phù hợp với yêu cầu công việc;

– Chuẩn bị tài liệu có liên quan cho cuộc kiểm tra. Nếu đơn vị được kiểm tra có trụ sở đóng trên phạm vi, địa bàn quản lý của mình nhưng đăng ký tờ khai hải quan tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác thì yêu cầu Cục Hải quan nơi đó cung cấp hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan Hải quan để kiểm tra, đối chiếu hoặc có thể đề nghị cử cán bộ tham gia phối hợp kiểm tra. Nghiên cứu hồ sơ hải quan trước khi ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan;

– Tiến hành xác minh một số thông tin, tài liệu có liên quan trước khi ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan như: xác minh tại cơ quan Ngân hàng, cơ quan Bảo hiểm, cơ quan Vận tải, cơ quan Thuế địa phương, tại các doanh nghiệp khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng tương tự và ở các tổ chức, cá nhân khác ở ngoài nước;

Để tiến hành kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan có thể mời đơn vị được kiểm tra đến trụ sở cơ quan Hải quan để giải trình, làm rõ các dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan do cơ quan Hải quan phát hiện được. Nếu đủ cơ sở kết luận về các dấu hiệu vi phạm này thì không phải tiến hành kiểm tra sau thông quan tại đơn vị được kiểm tra.

2.2. Ban hành quyết định và quy định thời hạn kiểm tra sau thông quan:

– Ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan theo nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ;

– Quyết định kiểm tra sau thông quan được thông báo trực tiếp bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra ít nhất 5 (năm) ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra;

– Thời hạn kiểm tra trực tiếp tại đơn vị được kiểm tra của mỗi quyết định kiểm tra tối đa là 05 (năm) ngày làm việc, được tính từ ngày Đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với đơn vị được kiểm tra và đơn vị được kiểm tra đó đảm bảo xuất trình đầy đủ hồ sơ, chứng từ cho Đoàn kiểm tra theo quy định;

– Nếu hết thời hạn kiểm tra mà chưa thực hiện xong nội dung kiểm tra thì phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra sau thông quan để gia hạn thời hạn kiểm tra; Thời gian gia hạn tối đa là 5 (năm) ngày làm việc và chỉ được gia hạn 1 (một) lần. Nội dung quyết định gia hạn nêu rõ thời gian gia hạn và lý do gia hạn được thông báo tới đơn vị được kiểm tra.

2.3. Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan:

Khi bắt đầu thực hiện quyết định kiểm tra sau thông quan, trưởng đoàn kiểm tra phải làm việc với người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được người đứng đầu đơn vị được kiểm tra uỷ quyền và những cá nhân có liên quan đến nội dung kiểm tra để công bố quyết định kiểm tra sau thông quan.

2.4. Tiến hành kiểm tra theo nội dung quyết định kiểm tra sau thông quan:

Căn cứ vào nội dung, phạm vi kiểm tra ghi trong quyết định kiểm tra sau thông quan, đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu mình đã cung cấp.

Căn cứ dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, căn cứ nội dung và phạm vi kiểm tra được quy định tại quyết định kiểm tra sau thông quan, tập trung kiểm tra các nội dung sau:

– Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lưu tại đơn vị được kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan Hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra;

– Kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;

– Kiểm tra thực tế hàng hoá nếu xét thấy cần thiết và còn đang được lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc cơ quan Hải quan có căn cứ để chứng minh hàng hoá đó hiện đang được các tổ chức, cá nhân khác lưu giữ, quản lý;

– Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế và thu khác; việc chấp hành chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến lô hàng của đơn vị được kiểm tra;

– Kiểm tra các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng, mặt hàng đang kiểm tra.

Trong quá trình kiểm tra các nội dung trên, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan thì lập ngay biên bản về hành vi vi phạm đó theo quy định. Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo ngay với người ra quyết định kiểm tra sau thông quan khi phát hiện những vi phạm pháp luật vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền giải quyết của mình để có các biện pháp xử lý kịp thời.

2.5. Biên bản kết luận kiểm tra:

– Kết thúc cuộc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập biên bản kết luận kiểm tra căn cứ vào việc tổng hợp các bằng chứng đã thu thập được, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định khác có liên quan để kết luận rõ đúng, sai và xác định trách nhiệm cụ thể của đơn vị được kiểm tra, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan, kiến nghị về hình thức xử lý, các biện pháp khắc phục sai phạm và những vấn đề cần giải quyết tiếp;

– Biên bản kết luận kiểm tra có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được người đứng đầu đơn vị được kiểm tra uỷ quyền;

– Trường hợp người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được người đứng đầu đơn vị được kiểm tra uỷ quyền không nhất trí với nội dung biên bản kết luận kiểm tra thì vẫn phải ký biên bản kết luận kiểm tra và được quyền ghi rõ ý kiến của mình vào biên bản kèm theo các chứng từ giải trình, chứng minh, nhưng vẫn phải chấp hành kết luận kiểm tra của đoàn kiểm tra. Đồng thời, có quyền khiếu nại với người ký quyết định kiểm tra sau thông quan;

– Trường hợp đơn vị được kiểm tra không chấp hành quyết định kiểm tra sau thông quan, không cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng bị kiểm tra sau thông quan cho đoàn kiểm tra, từ chối không ký Biên bản kết luận kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra ghi rõ ý kiến của họ vào Biên bản kết luận triểm tra kèm theo chứng kiến của người làm chứng, đồng thời báo cáo người ký quyết định kiểm tra sau thông quan để áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với đơn vị được kiểm tra.

2.6. Tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra:

2.6.1. Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người ký quyết định kiểm tra sau thông quan về nội dung tiến hành và kết quả kiểm tra.

2.6.2. Căn cứ vào Biên bản kết luận kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính, cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm theo các quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể:

– Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan thì người ký quyết định kiểm tra sau thông quan chỉ đạo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định;

– Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan thì người ký quyết định kiểm tra sau thông quan chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật;

– Đối với trường hợp phải truy thu thuế và hoặc các khoản thu khác, người ký quyết định kiểm tra sau thông quan có ý kiến bằng văn bản để người có thẩm quyền ra quyết định truy thu theo quy định của pháp luật;

– Đối với trường hợp phải truy hoàn thuế và hoặc các khoản thu khác, người ký quyết định kiểm tra sau thông quan thông báo bằng văn bản và chuyển hồ sơ cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố nơi thông quan cho lô hàng để xem xét và thực hiện việc truy hoàn theo quy định;

– Đối với trường hợp có hành vi vi phạm ở mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự, người ký quyết định kiểm tra sau thông quan chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan chức năng xem xét làm rõ hành vi vi phạm đó và xử lý theo thẩm quyền pháp luật quy định.

2.6.3. Các khoản tiền phạt và tiền truy thu thuế được nộp vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của cơ quan Hải quan tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn. Việc thanh toán các chi phí có liên quan và quyết toán số tiền trên thực hiện theo quy định hiện hành.

2.6.4. Cục Hải quan nơi ký quyết định kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm:

– Theo dõi, đôn đốc đơn vị được kiểm tra thực hiện kết luận kiểm tra. áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan. Thời hạn thực hiện việc truy thu thuế, truy hoàn thuế, phạt tiền và các hình thức xử lý khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) để theo dõi;

– Thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan cửa khẩu có liên quan về kết luận của đoàn kiểm tra, các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đối với đơn vị được kiểm tra do người ký quyết định kiểm tra sau thông quan thực hiện (nếu có).

III. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO;
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG

1. Giải quyết khiếu nại:

1.1. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra trong việc khiếu nại.

Đơn vị được kiểm tra nếu không đồng ý với quyết định truy thu, quyết định xử lý vi phạm thì vẫn phải thực hiện quyết định đó và có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, cụ thể như sau:

Giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc thẩm quyền của người ký quyết định xử lý vi phạm. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, đơn vị được kiểm tra vẫn phải chấp hành quyết định xử lý của cơ quan Hải quan;

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại chưa được giải quyết thì đơn vị được kiểm tra có quyền khiếu nại lên cấp trên của người ký quyết định xử lý vi phạm theo trình tự từng cấp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của pháp luật;

– Trường hợp không khởi kiện đến toà án mà tiếp tục khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài chính thì quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng.

1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan trong việc giải quyết khiếu nại.

– Các cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm tra phải đảm bảo giải quyết đúng thời hạn, thủ tục và theo đúng thẩm quyền. Nếu khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định, đồng thời phải thông báo cho đơn vị được kiểm tra biết.

– Các cơ quan giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu đơn vị được kiểm tra khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại. Nếu đơn vị được kiểm tra từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì cơ quan giải quyết khiếu nại có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại và thông báo cho đơn vị được kiểm tra khiếu nại biết.

1.3. Thủ tục, thời hiệu khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Thủ tục, thời hiệu khiếu nại; thời hạn, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của Luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Giải quyết tố cáo

Đơn vị được kiểm tra có quyền tố cáo về việc kiểm tra sau thông quan hoặc hành vi của cán bộ kiểm tra sau thông quan trái với các quy định của pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo; thủ tục, thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định của Luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Xử lý vi phạm

3.1. Công chức hải quan có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm tra sau thông quan được quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và quy định tại Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm tra thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3.2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định pháp luật về kiểm tra sau thông quan thì ngoài việc bị truy thu thuế còn bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm.

4. Khen thưởng

Cơ quan Hải quan, công chức hải quan có thành tích trong việc kiểm tra sau thông quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thành tích trong việc phối hợp, thực hiện việc kiểm tra sau thông quan được khen thưởng theo quy định của pháp luật.


IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu, quy chế thu thập và trao đổi thông tin trong nước và ngoài nước; xây dựng quy chế quy định mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài ngành để phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan; ban hành và hướng dẫn thực hiện quy trình nghiệp vụ phúc tập hồ sơ hải quan tại cơ quan Hải quan và kiểm tra sau thông quan tại đơn vị được kiểm tra; Tổ chức thực hiện việc kiểm tra sau thông quan theo quy định tại Nghị định 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp trong việc thu thập, trao đổi thông tin và kiểm tra doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật.

3. Cục trưởng Cục quản lý giá, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan Hải quan các cấp trong việc cung cấp thông tin, tài liệu và tổ chức phối hợp thực hiện kiểm tra sau thông quan khi có yêu cầu của cơ quan Hải quan.

4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ Quyết định số 1558/2001/QĐ-TCHQ ngày 28/12/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.


PHỤ LỤC

DANH SÁCH PHÂN ĐỊNH ĐỊA BÀN QUẢN LÝ VỀ KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN THUỘC CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, THÀNH PHỐ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 96/2003/TT-BTC ngày 10/10/2003 của Bộ Tài chính)

STT

Đơn vị cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố

Các tỉnh, thành phố là địa bàn quản lý về kiểm tra sau thông quan

1

Cục Hải quan tỉnh An Giang

Tỉnh An Giang

2

Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

3

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương

4

Cục Hải quan tỉnh Bình Định

Các tỉnh Bình Định và Phú Yên

5

Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

Tỉnh Bình Phước

6

Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Cạn

7

Cục Hải quan tỉnh Cà Mau

Các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu

8

Cục Hải quan tỉnh Cần Thơ

Các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Trà Vinh

9

Cục Hải quan TP Đà Nẵng

TP Đà Nẵng

10

Cục Hải quan tỉnh Đắc Lắc

Các tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng

11

Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai

Các tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận

12

Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp

13

Cục Hải quan tỉnh Gia Lai

Các tỉnh Gia Lai và Kon Tum

14

Cục Hải quan tỉnh Hà Giang

Tỉnh Hà Giang

15

Cục Hải quan TP Hà Nội

TP Hà Nội và các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hoà Bình

16

Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

Tỉnh Hà Tĩnh

17

Cục Hải quan tỉnh TP Hải Phòng

TP Hải Phòng và các tỉnh Thái Bình, Hưng yên, Hải Dương

18

Cục Hải quan tỉnh Khánh Hoà

Các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận

19

Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang

20

Cục Hải quan tỉnh Lai Châu

Các tỉnh Lai Châu, Sơn La và Tuyên Quang

21

Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang

22

Cục Hải quan tỉnh Lào Cai

Các tỉnh Lào Cai và Yên Bái

23

Cục Hải quan tỉnh Long An

Các tỉnh Long An, Bến Tre và Tiền Giang

24

Cục Hải quan tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An

25

Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình

26

Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam

27

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi

28

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh

29

Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị

30

Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá

Các tỉnh Thanh Hoá, Nam Hà, Nam Định và Ninh Bình

31

Cục Hải quan tỉnh T.Thiên – Huế

Tỉnh Thừa Thiên – Huế

32

Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh

33

Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh

Thuộc tính văn bản
Thông tư 96/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 96/2003/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 10/10/2003 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu , Hải quan
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 96/2003/TT-BTC NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 102/2001/NĐ-CP
NGÀY 31/12/2001 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT
VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số nội dung về kiểm tra sau thông quan như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Kiểm tra sau thông quan

1.1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của nội dung các chứng từ mà chủ hàng hoá hoặc người được uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết là đơn vị được kiểm tra) đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan, để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

1.2. Đối tượng kiểm tra sau thông quan là các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, các dữ liệu điện tử và các giấy tờ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân gồm: người khai hải quan, đại lý làm thủ tục hải quan; người hoặc đại lý mua, bán, tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân lưu giữ và sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

1.3. Phạm vi kiểm tra sau thông quan:

1.3.1. Việc kiểm tra sau thông quan chỉ được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

1.3.2. Trước và trong quá trình kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan phải làm việc với các cơ quan như: Cơ quan Thuế, Ngân hàng, Bảo hiểm, Giám định, Vận tải, Giao nhận và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan để đối chiếu, thẩm tra xác minh tính chính xác của các chứng từ, tài liệu thuộc lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan, cụ thể:

– Các bản kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào bán ra, các tờ khai thuế,báo cáo tài chính…của đơn vị được kiểm tra;

– Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng;

– Chứng từ bảo hiểm;

– Chứng thư giám định, kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hoá;

– Hợp đồng vận tải, vận tải đơn và các chứng từ tương đương;

– Hợp đồng, hoá đơn hoặc các chứng từ giao nhận hàng hoá;

– Các chứng từ, tài liệu của các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp các chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, các thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ trực tiếp cho việc kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Hải quan.

1.3.3. Trường hợp cần thiết đối với số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan còn đang lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc các tổ chức, cá nhân khác có liên quan thì cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá để có kết luận chính xác nội dung kiểm tra.

1.3.4. Trong thời hạn 5 năm (60 tháng) kể từ ngày hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan, cơ quan Hải quan được áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan đó.

2. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan

Dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan cụ thể như sau:

2.1. Khi phát hiện có dấu hiệu các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan không hợp pháp, hợp lệ theo quy định về hình thức, nội dung ghi chép, trình tự thời gian (như sự không khớp, không đúng, không thống nhất, thiếu tính hợp lý giữa các chứng từ đó trong hồ sơ hải quan liên quan đến các thông tin về tên hàng; số lượng; trọng lượng; dung tích, thể tích; nhãn hiệu; mã số, thuế suất; tính chất; thành phần, cấu tạo; công dụng; quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hoá).

2.2.Khi phát hiện có dấu hiệu khai trị giá tính thuế không hợp lý, không đúng chế độ quy định về quản lý giá tính thuế của Nhà nước như:

2.2.1. Khai sai giá tính thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, giá thực tế phải thanh toán hoặc đã thanh toán;

2.2.2. Giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu quá bất hợp lý và chênh lệch thấp hơn so với:

– Giá bán của hàng hoá đó trên thị trường nội địa Việt Nam sau khi đã trừ thuế, các chi phí và lợi nhuận hợp lý sau nhập khẩu và/hoặc

– Giá nhập khẩu của hàng hoá giống hệt, hàng hoá tương tự do các doanh nghiệp khác nhập khẩu tại cùng thời điểm, cùng thị trường, cùng phương thức giao hàng.

2.2.3. Phương thức và thời gian thanh toán thực tế không phù hợp với việc khai trên hồ sơ hải quan và không đúng với quy định của Nhà nước;

2.2.4. Bất hợp lý trong việc khai phương thức vận tải, phương tiện vận tải, quãng đường vận tải, tuyến đường vận tải, cước phí vận tải.

2.2.5. Bất hợp lý trong việc khai phí bảo hiểm.

2.3. Thông tin về xuất xứ, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với quy định và thực tế hàng hoá hoặc có dấu hiệu giả mạo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhằm hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và gian lận thương mại.

2.4. Có dấu hiệu gian lận trong việc hưởng ưu đãi về chính sách thuế, gian lận thương mại như: Sử dụng không đúng mục đích, gian lận định mức tiêu hao nguyên liêu, phụ liệu đối với hàng gia công, hàng nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được hưởng chế độ miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Luật Thuế khác có liên quan, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước…

2.5. Lô hàng có dấu hiệu vi phạm chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Nhà nước như: Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại ủy quyền nhưng không có giấy phép; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành nhưng không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa vi phạm về loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá có dấu hiệu vi phạm về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan như lợi dụng chế độ miễn kiểm tra hải quan hoặc kiểm tra xác suất thực tế hàng hoá không quá 10%;

2.6. Có thông tin về nội dung kết luận của chứng thư giám định, kết quả phân tích, phân loại lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu do các cơ quan, tổ chức giám định, phân tích, phân loại hàng hoá không đúng với tính chất và công dụng thực tế của hàng hoá; thẩm quyền, chức năng, phạm vi giám định, phân tích, phân loại hàng hoá không đúng quy định nhằm lợi dụng để gian lận thương mại, trốn thuế.

2.7. Các dấu hiệu nghi vấn khác.

3. Tổ chức thu thập, phân tích, xử lý và quản lý thông tin

3.1. Các nguồn thu thập thông tin:

Dấu hiệu vi phạm pháp luật về Hải quan được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như:

3.1.1. Trong ngành Hải quan:

– Thông tin từ quá trình thông quan như: từ bộ phận tiếp nhận đăng ký tờ khai, bộ phận kiểm tra thực tế hàng hoá, bộ phận tính thuế, bộ phận giá;

– Thông tin từ công tác phúc tập hồ sơ hải quan tại các Chi cục Hải quan qua các báo cáo định kỳ và đột xuất;

– Thông tin từ các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố như Phòng giá, Phòng tham mưu chống buôn lậu và xử lý, Phòng nghiệp vụ, Đội kiểm soát Hải quan, Thanh tra;

– Thông tin từ các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố khác nơi tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan;

– Thông tin từ các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan như Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Vụ Giám sát quản lý về hải quan, Vụ kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Thanh tra Tổng cục, các Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.

3.1.2.Thông tin từ các đơn vị trong ngành Tài chính:

– Các đơn vị trong ngành Thuế;

– Các đơn vị thuộc hệ thống Thanh tra tài chính các cấp;

– Cục Tài chính doanh nghiệp;

– Cục Quản lý giá, các Trung tâm thẩm định giá;

– Các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước;

– Các đơn vị khác thuộc và trực thuộc ngành Tài chính.

3.1.3.Thông tin ngoài ngành Tài chính:

– Thông tin từ các cơ quan ngoài ngành: Bộ Thương mại, Cơ quan Quản lý thị trường, Cơ quan Công an, Cơ quan Kiểm lâm, Ngân hàng, Bộ đội Biên phòng, các Cơ quan Thanh tra chuyên ngành thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành..;

– Thông tin từ cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng giống hệt, mặt hàng tương tự;

– Thông tin thu thập được qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình và Internet;

– Thông tin từ đơn thư tố giác của quần chúng, thông tin của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành.

3.1.4. Thông tin thu thập được qua việc hợp tác với Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Tổ chức Tình báo Hải quan (RILO), Tổ chức Hải quan ASEAN và các tổ chức kinh tế quốc tế khác.

3.1.5. Thông tin từ các nguồn khác.

3.2.Nội dung của việc phân tích, phân loại thông tin:

Các thông tin sau khi thu thập phải được phân tích, phân loại theo các tiêu chí sau:

3.2.1. Thông tin về tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu: Những thông tin chung về người xuất khẩu, nhập khẩu (tên, mã số thuế của doanh nghiệp, địa chỉ, tài khoản, số hiệu tài khoản, ngành nghề, loại hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, các chi nhánh…); phạm vi hoạt động; lĩnh vực kinh doanh; loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; người xuất khẩu, người nhập khẩu ở nước ngoài có quan hệ mua bán với đơn vị được kiểm tra; tình hình tài chính của doanh nghiệp, những dữ liệu về quá trình chấp hành pháp luật hải quan (số lần vi phạm bị xử lý, mức độ xử lý…);

3.2.2. Thông tin về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: Mặt hàng, số lần xuất khẩu, nhập khẩu, số lượng hàng, trị giá tính thuế, trị giá hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, mã số, thuế suất, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, nhãn hiệu hàng hoá và các thông tin khác đánh giá về mức độ gian lận thương mại của hàng hoá;

3.2.3. Một số thông tin khác: tuyến đường vận chuyển, phương tiện vận chuyển hàng hoá, giá cả các mặt hàng tại thị trường nước ngoài…

3.3. Xử lý thông tin:

Các thông tin sau khi thu thập, phân tích, được xử lý như sau:

3.3.1. Đối với các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thương mại của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc tổ chức, cá nhân có trụ sở đóng trên phạm vi, địa bàn quản lý của đơn vị thì tiến hành nghiên cứu hồ sơ hải quan, xác minh những vấn đề có liên quan, lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan để có kết luận chính xác về hành vi vi phạm pháp luật hải quan, gian lận thương mại.

3.3.2. Đối với các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thương mại của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc tổ chức, cá nhân có trụ sở đóng ngoài phạm vi, địa bàn quản lý của đơn vị thì lập báo cáo nêu rõ dấu hiệu vi phạm, cung cấp các thông tin về lô hàng, về tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu (nếu có) trình cấp có thẩm quyền ký và chuyển cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thuộc địa bàn mà tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu lô hàng đó đặt trụ sở để tiến hành kiểm tra sau thông quan; Cung cấp hồ sơ hải quan và/hoặc có thể cử cán bộ phối hợp nếu có yêu cầu bằng văn bản của Cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu đóng trụ sở.

3.4. Cơ quan thu thập, phân tích, xử lý và quản lý thông tin:

3.4.1. Tại Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố:

– Trên địa bàn quản lý hành chính của mình, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thu thập thông tin từ các nguồn, phân tích, xử lý, quản lý thông tin và thông báo đến từng Chi cục Hải quan cửa khẩu các dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, các thủ đoạn gian lận thương mại của các tổ chức cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi địa bàn mình quản lý; Báo cáo về Tổng cục Hải quan theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất;

– Các Chi cục Hải quan cửa khẩu, đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin cho Phòng Kiểm tra sau thông quan; phối hợp với Phòng Kiểm tra sau thông quan để phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm pháp luật, gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.

3.4.2. Tại cơ quan Tổng cục Hải quan:

– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát tổ chức thu thập, phân tích và quản lý các thông tin trong nước, ngoài nước để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan. Cụ thể:

– Cục Kiểm tra sau thông quan là đầu mối tổ chức thu thập, phân tích, phân loại và xử lý các thông tin; thông báo về các thủ đoạn gian lận, dấu hiệu vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu trong toàn ngành để các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có biện pháp quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả.

– Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan như: Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Vụ Giám sát quản lý về hải quan, Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Thanh tra Tổng cục, các Trung tâm phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc, miền Trung, miền Nam … có trách nhiệm cung cấp các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật, gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu cho Cục Kiểm tra sau thông quan; phối hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan khi có yêu cầu trong công tác kiểm tra sau thông quan.

Các thông tin thu thập phải được quản lý chặt chẽ. Việc trao đổi và cung cấp thông tin trong nội bộ và ra ngoài ngành phải theo đúng quy chế và đảm bảo chế độ bảo mật. Từng bước áp dụng công nghệ tin học vào việc thu thập, phân tích và quản lý thông tin tại tất cả các đơn vị Hải quan.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy chế quy định chi tiết chế độ thu thập, phân tích, xử lý và quản lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.

4. Thẩm quyền ký quyết định kiểm tra sau thông quan

4.1. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký quyết định kiểm tra sau thông quan đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan của các tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, có trụ sở hoạt động và đăng ký mã số thuế trong phạm vi, địa bàn quản lý của mình.

Địa bàn kiểm tra sau thông quan của các đơn vị Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố theo Phụ lục “Danh sách địa bàn kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố” ban hành kèm theo Thông tư này.

4.2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký quyết định kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các trường hợp vi phạm có nội dung phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng.

II. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

Căn cứ các dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, cơ quan Hải quan chưa có đủ cơ sở để xử lý hành vi vi phạm pháp luật, cần phải tiến hành kiểm tra sau thông quan tại các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu để có kết luận đúng đắn, chính xác.

1. Nội dung kiểm tra sau thông quan:

1.1. Kiểm tra tính chính xác, trung thực những nội dung đã được kê khai trên tờ khai hải quan, các chứng từ đã được xuất trình, nộp cho cơ quan Hải quan, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.

1.2. Kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếu hàng hoá đó còn đang được lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc cơ quan Hải quan có căn cứ để chứng minh hàng hoá đó hiện đang được các tổ chức, cá nhân khác lưu giữ, quản lý.

1.3. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan đối với các loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Trình tựkiểm tra sau thông quan

Trình tựkiểm tra sau thông quan gồm các bước công việc sau:

2.1. Chuẩn bị kiểm tra:

– Căn cứ theo các thông tin thu thập được, lập kế hoạch kiểm tra nêu rõ mục đích, yêu cầu kiểm tra, nội dung kiểm tra, phạm vi kiểm tra, thời gian thực hiện kiểm tra;

– Dự kiến nhân sự đoàn kiểm tra và trưởng đoàn kiểm tra phù hợp với yêu cầu công việc;

– Chuẩn bị tài liệu có liên quan cho cuộc kiểm tra. Nếu đơn vị được kiểm tra có trụ sở đóng trên phạm vi, địa bàn quản lý của mình nhưng đăng ký tờ khai hải quan tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác thì yêu cầu Cục Hải quan nơi đó cung cấp hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan Hải quan để kiểm tra, đối chiếu hoặc có thể đề nghị cử cán bộ tham gia phối hợp kiểm tra. Nghiên cứu hồ sơ hải quan trước khi ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan;

– Tiến hành xác minh một số thông tin, tài liệu có liên quan trước khi ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan như: xác minh tại cơ quan Ngân hàng, cơ quan Bảo hiểm, cơ quan Vận tải, cơ quan Thuế địa phương, tại các doanh nghiệp khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng tương tự và ở các tổ chức, cá nhân khác ở ngoài nước;

Để tiến hành kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan có thể mời đơn vị được kiểm tra đến trụ sở cơ quan Hải quan để giải trình, làm rõ các dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan do cơ quan Hải quan phát hiện được. Nếu đủ cơ sở kết luận về các dấu hiệu vi phạm này thì không phải tiến hành kiểm tra sau thông quan tại đơn vị được kiểm tra.

2.2. Ban hành quyết định và quy định thời hạn kiểm tra sau thông quan:

– Ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan theo nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ;

– Quyết định kiểm tra sau thông quan được thông báo trực tiếp bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra ít nhất 5 (năm) ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra;

– Thời hạn kiểm tra trực tiếp tại đơn vị được kiểm tra của mỗi quyết định kiểm tra tối đa là 05 (năm) ngày làm việc, được tính từ ngày Đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với đơn vị được kiểm tra và đơn vị được kiểm tra đó đảm bảo xuất trình đầy đủ hồ sơ, chứng từ cho Đoàn kiểm tra theo quy định;

– Nếu hết thời hạn kiểm tra mà chưa thực hiện xong nội dung kiểm tra thì phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra sau thông quan để gia hạn thời hạn kiểm tra; Thời gian gia hạn tối đa là 5 (năm) ngày làm việc và chỉ được gia hạn 1 (một) lần. Nội dung quyết định gia hạn nêu rõ thời gian gia hạn và lý do gia hạn được thông báo tới đơn vị được kiểm tra.

2.3. Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan:

Khi bắt đầu thực hiện quyết định kiểm tra sau thông quan, trưởng đoàn kiểm tra phải làm việc với người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được người đứng đầu đơn vị được kiểm tra uỷ quyền và những cá nhân có liên quan đến nội dung kiểm tra để công bố quyết định kiểm tra sau thông quan.

2.4. Tiến hành kiểm tra theo nội dung quyết định kiểm tra sau thông quan:

Căn cứ vào nội dung, phạm vi kiểm tra ghi trong quyết định kiểm tra sau thông quan, đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu mình đã cung cấp.

Căn cứ dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, căn cứ nội dung và phạm vi kiểm tra được quy định tại quyết định kiểm tra sau thông quan, tập trung kiểm tra các nội dung sau:

– Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lưu tại đơn vị được kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan Hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra;

– Kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;

– Kiểm tra thực tế hàng hoá nếu xét thấy cần thiết và còn đang được lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc cơ quan Hải quan có căn cứ để chứng minh hàng hoá đó hiện đang được các tổ chức, cá nhân khác lưu giữ, quản lý;

– Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế và thu khác; việc chấp hành chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến lô hàng của đơn vị được kiểm tra;

– Kiểm tra các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng, mặt hàng đang kiểm tra.

Trong quá trình kiểm tra các nội dung trên, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan thì lập ngay biên bản về hành vi vi phạm đó theo quy định. Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo ngay với người ra quyết định kiểm tra sau thông quan khi phát hiện những vi phạm pháp luật vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền giải quyết của mình để có các biện pháp xử lý kịp thời.

2.5. Biên bản kết luận kiểm tra:

– Kết thúc cuộc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập biên bản kết luận kiểm tra căn cứ vào việc tổng hợp các bằng chứng đã thu thập được, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định khác có liên quan để kết luận rõ đúng, sai và xác định trách nhiệm cụ thể của đơn vị được kiểm tra, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan, kiến nghị về hình thức xử lý, các biện pháp khắc phục sai phạm và những vấn đề cần giải quyết tiếp;

– Biên bản kết luận kiểm tra có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được người đứng đầu đơn vị được kiểm tra uỷ quyền;

– Trường hợp người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được người đứng đầu đơn vị được kiểm tra uỷ quyền không nhất trí với nội dung biên bản kết luận kiểm tra thì vẫn phải ký biên bản kết luận kiểm tra và được quyền ghi rõ ý kiến của mình vào biên bản kèm theo các chứng từ giải trình, chứng minh, nhưng vẫn phải chấp hành kết luận kiểm tra của đoàn kiểm tra. Đồng thời, có quyền khiếu nại với người ký quyết định kiểm tra sau thông quan;

– Trường hợp đơn vị được kiểm tra không chấp hành quyết định kiểm tra sau thông quan, không cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng bị kiểm tra sau thông quan cho đoàn kiểm tra, từ chối không ký Biên bản kết luận kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra ghi rõ ý kiến của họ vào Biên bản kết luận triểm tra kèm theo chứng kiến của người làm chứng, đồng thời báo cáo người ký quyết định kiểm tra sau thông quan để áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với đơn vị được kiểm tra.

2.6. Tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra:

2.6.1. Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người ký quyết định kiểm tra sau thông quan về nội dung tiến hành và kết quả kiểm tra.

2.6.2. Căn cứ vào Biên bản kết luận kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính, cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm theo các quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể:

– Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan thì người ký quyết định kiểm tra sau thông quan chỉ đạo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định;

– Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan thì người ký quyết định kiểm tra sau thông quan chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật;

– Đối với trường hợp phải truy thu thuế và hoặc các khoản thu khác, người ký quyết định kiểm tra sau thông quan có ý kiến bằng văn bản để người có thẩm quyền ra quyết định truy thu theo quy định của pháp luật;

– Đối với trường hợp phải truy hoàn thuế và hoặc các khoản thu khác, người ký quyết định kiểm tra sau thông quan thông báo bằng văn bản và chuyển hồ sơ cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố nơi thông quan cho lô hàng để xem xét và thực hiện việc truy hoàn theo quy định;

– Đối với trường hợp có hành vi vi phạm ở mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự, người ký quyết định kiểm tra sau thông quan chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan chức năng xem xét làm rõ hành vi vi phạm đó và xử lý theo thẩm quyền pháp luật quy định.

2.6.3. Các khoản tiền phạt và tiền truy thu thuế được nộp vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của cơ quan Hải quan tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn. Việc thanh toán các chi phí có liên quan và quyết toán số tiền trên thực hiện theo quy định hiện hành.

2.6.4. Cục Hải quan nơi ký quyết định kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm:

– Theo dõi, đôn đốc đơn vị được kiểm tra thực hiện kết luận kiểm tra. áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan. Thời hạn thực hiện việc truy thu thuế, truy hoàn thuế, phạt tiền và các hình thức xử lý khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) để theo dõi;

– Thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan cửa khẩu có liên quan về kết luận của đoàn kiểm tra, các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đối với đơn vị được kiểm tra do người ký quyết định kiểm tra sau thông quan thực hiện (nếu có).

III. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO;
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG

1. Giải quyết khiếu nại:

1.1. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra trong việc khiếu nại.

Đơn vị được kiểm tra nếu không đồng ý với quyết định truy thu, quyết định xử lý vi phạm thì vẫn phải thực hiện quyết định đó và có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, cụ thể như sau:

Giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc thẩm quyền của người ký quyết định xử lý vi phạm. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, đơn vị được kiểm tra vẫn phải chấp hành quyết định xử lý của cơ quan Hải quan;

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại chưa được giải quyết thì đơn vị được kiểm tra có quyền khiếu nại lên cấp trên của người ký quyết định xử lý vi phạm theo trình tự từng cấp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của pháp luật;

– Trường hợp không khởi kiện đến toà án mà tiếp tục khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài chính thì quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng.

1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan trong việc giải quyết khiếu nại.

– Các cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm tra phải đảm bảo giải quyết đúng thời hạn, thủ tục và theo đúng thẩm quyền. Nếu khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định, đồng thời phải thông báo cho đơn vị được kiểm tra biết.

– Các cơ quan giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu đơn vị được kiểm tra khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại. Nếu đơn vị được kiểm tra từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì cơ quan giải quyết khiếu nại có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại và thông báo cho đơn vị được kiểm tra khiếu nại biết.

1.3. Thủ tục, thời hiệu khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Thủ tục, thời hiệu khiếu nại; thời hạn, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của Luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Giải quyết tố cáo

Đơn vị được kiểm tra có quyền tố cáo về việc kiểm tra sau thông quan hoặc hành vi của cán bộ kiểm tra sau thông quan trái với các quy định của pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo; thủ tục, thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định của Luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Xử lý vi phạm

3.1. Công chức hải quan có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm tra sau thông quan được quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và quy định tại Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm tra thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3.2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định pháp luật về kiểm tra sau thông quan thì ngoài việc bị truy thu thuế còn bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm.

4. Khen thưởng

Cơ quan Hải quan, công chức hải quan có thành tích trong việc kiểm tra sau thông quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thành tích trong việc phối hợp, thực hiện việc kiểm tra sau thông quan được khen thưởng theo quy định của pháp luật.


IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu, quy chế thu thập và trao đổi thông tin trong nước và ngoài nước; xây dựng quy chế quy định mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài ngành để phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan; ban hành và hướng dẫn thực hiện quy trình nghiệp vụ phúc tập hồ sơ hải quan tại cơ quan Hải quan và kiểm tra sau thông quan tại đơn vị được kiểm tra; Tổ chức thực hiện việc kiểm tra sau thông quan theo quy định tại Nghị định 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp trong việc thu thập, trao đổi thông tin và kiểm tra doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật.

3. Cục trưởng Cục quản lý giá, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan Hải quan các cấp trong việc cung cấp thông tin, tài liệu và tổ chức phối hợp thực hiện kiểm tra sau thông quan khi có yêu cầu của cơ quan Hải quan.

4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ Quyết định số 1558/2001/QĐ-TCHQ ngày 28/12/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.


PHỤ LỤC

DANH SÁCH PHÂN ĐỊNH ĐỊA BÀN QUẢN LÝ VỀ KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN THUỘC CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, THÀNH PHỐ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 96/2003/TT-BTC ngày 10/10/2003 của Bộ Tài chính)

STT

Đơn vị cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố

Các tỉnh, thành phố là địa bàn quản lý về kiểm tra sau thông quan

1

Cục Hải quan tỉnh An Giang

Tỉnh An Giang

2

Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

3

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương

4

Cục Hải quan tỉnh Bình Định

Các tỉnh Bình Định và Phú Yên

5

Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

Tỉnh Bình Phước

6

Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Cạn

7

Cục Hải quan tỉnh Cà Mau

Các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu

8

Cục Hải quan tỉnh Cần Thơ

Các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Trà Vinh

9

Cục Hải quan TP Đà Nẵng

TP Đà Nẵng

10

Cục Hải quan tỉnh Đắc Lắc

Các tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng

11

Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai

Các tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận

12

Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp

13

Cục Hải quan tỉnh Gia Lai

Các tỉnh Gia Lai và Kon Tum

14

Cục Hải quan tỉnh Hà Giang

Tỉnh Hà Giang

15

Cục Hải quan TP Hà Nội

TP Hà Nội và các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hoà Bình

16

Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

Tỉnh Hà Tĩnh

17

Cục Hải quan tỉnh TP Hải Phòng

TP Hải Phòng và các tỉnh Thái Bình, Hưng yên, Hải Dương

18

Cục Hải quan tỉnh Khánh Hoà

Các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận

19

Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang

20

Cục Hải quan tỉnh Lai Châu

Các tỉnh Lai Châu, Sơn La và Tuyên Quang

21

Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang

22

Cục Hải quan tỉnh Lào Cai

Các tỉnh Lào Cai và Yên Bái

23

Cục Hải quan tỉnh Long An

Các tỉnh Long An, Bến Tre và Tiền Giang

24

Cục Hải quan tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An

25

Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình

26

Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam

27

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi

28

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh

29

Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị

30

Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá

Các tỉnh Thanh Hoá, Nam Hà, Nam Định và Ninh Bình

31

Cục Hải quan tỉnh T.Thiên – Huế

Tỉnh Thừa Thiên – Huế

32

Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh

33

Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 96/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”