THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 94/2001/TT-BTC NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN BỔ SUNG QUI ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 121/2000/TT-BTC NGÀY 29/12/2000 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
ĐẤU THẦU MUA SẮM ĐỒ DÙNG, VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ,
PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC,
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, ĐOÀN THỂ VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
SỬ DỤNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu; Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc đối với các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp Nhà nước sử dụng nguồn Ngân sách nhà nước.
Qua thời gian thực hiện, Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung qui định tại Điểm 1-Phần I của Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 nêu trên như sau:
“1. Đối tượng áp dụng:
a- Các đối tượng khi mua sắm các loại hàng hoá được qui định tại điểm 2 dưới đây có đơn giá hoặc tổng giá trị từ 100 (một trăm) triệu đồngtrở lên cho một lần mua sắm ( một gói thầu) các loại hàng hoá cùng chủng loại hoặc đồng bộ, thực hiện việc mua sắm theo các qui định tại Thông tư hướng dẫn này bao gồm:
+ Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, lực lượng vũ trang ( Sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị) sử dụng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để mua sắm.
+Doanh nghiệp Nhà nước khi sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp để mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị và phương tiện làm việc. Đối với việc mua sắm từ các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.
b- Đối với việc mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 100 triệu đồng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương quyết định lựa chọn hình thức mua sắm cho phù hợp, có hiệu quả (có thể áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp hoặc chỉ định thầu mà không yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm 2, điểm 3 Mục III của Thông tư này) và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đối với các cơ quan, đơn vị do địa phương quản lý thì việc mua sắm được thực hiện theo qui định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan được uỷ quyền. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị áp dụng các qui định tại Thông tư này.”
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các nội dung khác không đề cập tại Thông tư này vẫn thực hiện theo Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 94/2001/TT-BTC NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN BỔ SUNG QUI ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 121/2000/TT-BTC NGÀY 29/12/2000 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
ĐẤU THẦU MUA SẮM ĐỒ DÙNG, VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ,
PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC,
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, ĐOÀN THỂ VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
SỬ DỤNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu; Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc đối với các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp Nhà nước sử dụng nguồn Ngân sách nhà nước.
Qua thời gian thực hiện, Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung qui định tại Điểm 1-Phần I của Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 nêu trên như sau:
“1. Đối tượng áp dụng:
a- Các đối tượng khi mua sắm các loại hàng hoá được qui định tại điểm 2 dưới đây có đơn giá hoặc tổng giá trị từ 100 (một trăm) triệu đồngtrở lên cho một lần mua sắm ( một gói thầu) các loại hàng hoá cùng chủng loại hoặc đồng bộ, thực hiện việc mua sắm theo các qui định tại Thông tư hướng dẫn này bao gồm:
+ Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, lực lượng vũ trang ( Sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị) sử dụng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để mua sắm.
+Doanh nghiệp Nhà nước khi sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp để mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị và phương tiện làm việc. Đối với việc mua sắm từ các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.
b- Đối với việc mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 100 triệu đồng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương quyết định lựa chọn hình thức mua sắm cho phù hợp, có hiệu quả (có thể áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp hoặc chỉ định thầu mà không yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm 2, điểm 3 Mục III của Thông tư này) và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đối với các cơ quan, đơn vị do địa phương quản lý thì việc mua sắm được thực hiện theo qui định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan được uỷ quyền. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị áp dụng các qui định tại Thông tư này.”
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các nội dung khác không đề cập tại Thông tư này vẫn thực hiện theo Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.