Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 92/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện giao hàng trả nợ Công hoà Slovakia

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 92/1998/TT-BTC NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 1998
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIAO HÀNG TRẢ NỢ
CỘNG HOÀ SLOVAKIA

Căn cứ Hiệp định xử lý nợ tổng thể giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Slovakia ký ngày 12 tháng 6 năm 1998,

Căn cứ Công văn số 2393/QHQT ngày 20/5/1996 của Chính phủ quy định việc thực hiện trả nợ cho các nước Đông Âu theo các Hiệp định xử lý nợ,

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc giao hàng trả nợ cho Slovakia từ 1998 trở đi như sau:

1. Khối lượng trả nợ:

Theo Hiệp định xử lý nợ tổng thể, trong tổng số nợ sau khi xử lý là 5.341.897,68 USD, ngoài phần trả nợ bằng tiền mặt, Việt Nam sẽ trả bằng hàng hoá trong 3 năm bắt đầu từ năm 1998 theo kế hoạch như sau:

Năm Trả bằng hàng (USD)

1998 1.250.630,00 1999 1.230.630,00 2000 1.525.163,26 Tổng số 4.006.423,26

2. Phương thức thực hiện: Theo Điều III của Hiệp định này, phương thức trả nợ cho Slovakia được thực hiện như sau:

– Hàng năm, chậm nhất là ngày 30/4 (riêng năm 1998, chậm nhất là ngày 30/7/1998), Bộ Tài chính sẽ thông báo tên các doanh nghiệp Slovakia được Chính phủ Slovakia uỷ quyền nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam để trừ nợ, và kim ngạch được phân bổ tương ứng cho từng doanh nghiệp đó theo thông báo của phía Slovakia.

– Căn cứ vào thông báo này, các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam tự liên hệ với các doanh nghiệp được uỷ quyền của Slovakia để ký kết các hợp đồng thương mại theo giá cả và các điều kiện thương mại quốc tế, trong phạm vi kim ngạch doanh nghiệp Slovakia được phân bổ.

– Việc giao hàng theo các hợp đồng xuất khẩu để trừ nợ phải được thực hiện trước ngày 31/12 hàng năm; riêng năm 1998, trước ngày 01/4/1999.

3. Đăng ký và phê duyệt hợp đồng trả nợ:

– Doanh nghiệp Việt Nam, ngay sau khi ký hợp đồng thương mại với các doanh nghiệp của Slovakia được uỷ quyền nhập khẩu hàng hoá nói ở điểm 2 trên, cần gửi hợp đồng đó đến Bộ Tài chính để đăng ký. Sau khi chấp nhận đăng ký Hợp đồng của doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ chuyển Hợp đồng cho Bộ Thương mại để xem xét và phê duyệt. Chậm nhất sau 7 ngày (kể từ ngày nhận được Hợp đồng của doanh nghiệp do Bộ Tài chính chuyển sang) Bộ Thương mại thông báo lại ý kiến cho Bộ Tài chính bằng văn bản.

– Sau khi có ý kiến chấp nhận của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính sẽ thông báo cho doanh nghiệp để ký Đơn đặt hàng với Bộ Tài chính theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 87 TC/TCĐN ngày 23/11/1995 của Bộ Tài chính, làm cơ sở cho doanh nghiệp thực hiện Hợp đồng đã được chấp nhận. Các đơn đặt hàng được ký kết theo thứ tự đăng ký Hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp với Bộ Tài chính, cho đến khi tổng giá trị các đơn đặt hàng trong năm bằng hạn ngạch trả nợ nước ngoài của năm đó.

4. Về thanh toán:

– Việc thanh toán đối ngoại trừ nợ được thực hiện qua Ngân hàng Ngoại thương Trung ương theo phương thức:

+ Nhờ thu chứng từ theo quy tắc thống nhất về thu số 522 (Uniform Rules on Collection No.522 – URC 522); hoặc

+ Thư tín dụng phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Custom and Practices for Documentary Credits – UCP 500, Revision 1993).

– Sau khi giao hàng và có bộ chứng từ hợp lệ đã được Ngân hàng Ngoại thương Trung ương làm thủ tục thanh toán đối ngoại để trừ nợ cho Nhà nước, doanh nghiệp đem bộ chứng từ đó đến Bộ Tài chính để thanh toán tiền Việt Nam. Bộ Tài chính sẽ thanh toán cho doanh nghiệp theo xác nhận của Ngân hàng như sau:

+ Thanh toán 90% trị giá hoá đơn khi Vietcombank xác nhận bộ chứng từ là hợp lệ và gửi đi để làm thủ tục trừ nợ.

+ Thanh toán 10% trị giá hoá đơn khi Vietcombank xác nhận Ngân hàng Slovakia đã trừ nợ cho Việt Nam.

+ Tỷ giá thanh toán là 100% tỷ giá mua vào của VIETCOMBANK vào ngày ký vận tải đơn (đồng thời là ngày Ngân hàng Slovakia trừ nợ theo quy định của Hiệp định).

Ngoài ra các doanh nghiệp sẽ được hưởng mọi ưu đãi (nếu có) theo quy định hiện hành đối với hàng trả nợ và không bị tính trừ trị giá của các Hợp đồng được phép thực hiện vào hạn ngạch xuất khẩu (nếu có) của doanh nghiệp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan phản ánh với Bộ Tài chính và Bộ Thương mại để kịp thời giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 92/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện giao hàng trả nợ Công hoà Slovakia
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 92/1998/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 29/06/1998 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 92/1998/TT-BTC NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 1998
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIAO HÀNG TRẢ NỢ
CỘNG HOÀ SLOVAKIA

Căn cứ Hiệp định xử lý nợ tổng thể giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Slovakia ký ngày 12 tháng 6 năm 1998,

Căn cứ Công văn số 2393/QHQT ngày 20/5/1996 của Chính phủ quy định việc thực hiện trả nợ cho các nước Đông Âu theo các Hiệp định xử lý nợ,

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc giao hàng trả nợ cho Slovakia từ 1998 trở đi như sau:

1. Khối lượng trả nợ:

Theo Hiệp định xử lý nợ tổng thể, trong tổng số nợ sau khi xử lý là 5.341.897,68 USD, ngoài phần trả nợ bằng tiền mặt, Việt Nam sẽ trả bằng hàng hoá trong 3 năm bắt đầu từ năm 1998 theo kế hoạch như sau:

Năm Trả bằng hàng (USD)

1998 1.250.630,00 1999 1.230.630,00 2000 1.525.163,26 Tổng số 4.006.423,26

2. Phương thức thực hiện: Theo Điều III của Hiệp định này, phương thức trả nợ cho Slovakia được thực hiện như sau:

– Hàng năm, chậm nhất là ngày 30/4 (riêng năm 1998, chậm nhất là ngày 30/7/1998), Bộ Tài chính sẽ thông báo tên các doanh nghiệp Slovakia được Chính phủ Slovakia uỷ quyền nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam để trừ nợ, và kim ngạch được phân bổ tương ứng cho từng doanh nghiệp đó theo thông báo của phía Slovakia.

– Căn cứ vào thông báo này, các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam tự liên hệ với các doanh nghiệp được uỷ quyền của Slovakia để ký kết các hợp đồng thương mại theo giá cả và các điều kiện thương mại quốc tế, trong phạm vi kim ngạch doanh nghiệp Slovakia được phân bổ.

– Việc giao hàng theo các hợp đồng xuất khẩu để trừ nợ phải được thực hiện trước ngày 31/12 hàng năm; riêng năm 1998, trước ngày 01/4/1999.

3. Đăng ký và phê duyệt hợp đồng trả nợ:

– Doanh nghiệp Việt Nam, ngay sau khi ký hợp đồng thương mại với các doanh nghiệp của Slovakia được uỷ quyền nhập khẩu hàng hoá nói ở điểm 2 trên, cần gửi hợp đồng đó đến Bộ Tài chính để đăng ký. Sau khi chấp nhận đăng ký Hợp đồng của doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ chuyển Hợp đồng cho Bộ Thương mại để xem xét và phê duyệt. Chậm nhất sau 7 ngày (kể từ ngày nhận được Hợp đồng của doanh nghiệp do Bộ Tài chính chuyển sang) Bộ Thương mại thông báo lại ý kiến cho Bộ Tài chính bằng văn bản.

– Sau khi có ý kiến chấp nhận của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính sẽ thông báo cho doanh nghiệp để ký Đơn đặt hàng với Bộ Tài chính theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 87 TC/TCĐN ngày 23/11/1995 của Bộ Tài chính, làm cơ sở cho doanh nghiệp thực hiện Hợp đồng đã được chấp nhận. Các đơn đặt hàng được ký kết theo thứ tự đăng ký Hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp với Bộ Tài chính, cho đến khi tổng giá trị các đơn đặt hàng trong năm bằng hạn ngạch trả nợ nước ngoài của năm đó.

4. Về thanh toán:

– Việc thanh toán đối ngoại trừ nợ được thực hiện qua Ngân hàng Ngoại thương Trung ương theo phương thức:

+ Nhờ thu chứng từ theo quy tắc thống nhất về thu số 522 (Uniform Rules on Collection No.522 – URC 522); hoặc

+ Thư tín dụng phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Custom and Practices for Documentary Credits – UCP 500, Revision 1993).

– Sau khi giao hàng và có bộ chứng từ hợp lệ đã được Ngân hàng Ngoại thương Trung ương làm thủ tục thanh toán đối ngoại để trừ nợ cho Nhà nước, doanh nghiệp đem bộ chứng từ đó đến Bộ Tài chính để thanh toán tiền Việt Nam. Bộ Tài chính sẽ thanh toán cho doanh nghiệp theo xác nhận của Ngân hàng như sau:

+ Thanh toán 90% trị giá hoá đơn khi Vietcombank xác nhận bộ chứng từ là hợp lệ và gửi đi để làm thủ tục trừ nợ.

+ Thanh toán 10% trị giá hoá đơn khi Vietcombank xác nhận Ngân hàng Slovakia đã trừ nợ cho Việt Nam.

+ Tỷ giá thanh toán là 100% tỷ giá mua vào của VIETCOMBANK vào ngày ký vận tải đơn (đồng thời là ngày Ngân hàng Slovakia trừ nợ theo quy định của Hiệp định).

Ngoài ra các doanh nghiệp sẽ được hưởng mọi ưu đãi (nếu có) theo quy định hiện hành đối với hàng trả nợ và không bị tính trừ trị giá của các Hợp đồng được phép thực hiện vào hạn ngạch xuất khẩu (nếu có) của doanh nghiệp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan phản ánh với Bộ Tài chính và Bộ Thương mại để kịp thời giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 92/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện giao hàng trả nợ Công hoà Slovakia”