Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 79/2005/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hoá-Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo

THÔNG TƯ

CỦA BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN SỐ 79/2005/TT-BVHTT
NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2005 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA THÔNG TƯ SỐ 43/2003/TT-BVHTT
NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 2003 CỦA BỘ VĂN HÓA THÔNG TIN
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2003/NĐ-CP
NGÀY 13 THÁNG 3 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH QUẢNG CÁO

– Căn cứ vào Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16 tháng 11 năm 2001;

– Căn cứ Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;

– Căn cứ Nghị định số 63/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa – Thông tin;

Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16 tháng 7 năm 2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo. Nay, đề phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điểm c, Khoản 2, MỤC II:
“c) Số trang của phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo phải đánh số riêng; phải có cùng khuôn khổ và phát hành kèm theo báo chính.
Phải ghi rõ trên trang một của phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo những thông tin sau:
– Dưới măng sét tên gọi của cơ quan báo chí phải ghi dòng chữ: Phụ trang (hoặc phụ bản) quảng cáo không tính vào giá bán;
– Giấy phép số….. ngày …… tháng …… năm của Bộ Văn hóa – Thông tin.”
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 6, MỤC II:
“6. Quảng cáo các loại hàng hóa như băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ được quy định như sau:
a) Không quảng cáo trên Đài phát thanh, Đài truyền hình từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày;
b) Quảng cáo ở ngoài trời phải theo quy hoạch đã được phê duyệt về địa điểm, kích thước, số lượng sản phẩm quảng cáo.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 7, Mục II:
“7. Quảng cáo trên xuất bản phẩm:
a) Quảng cáo trong băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh (không phải là xuất bản phẩm của Nhà xuất bản) phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phát hành chương trình đó cho phép; không được vượt quá 5% thời lượng chương trình.
b) Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên catalô, tờ rơi, tờ gấp và các sản phẩm in khác phải ghi rõ tên, địa chỉ người quảng cáo, số lượng in, nơi in”.
4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 9, MỤC II:
“9. Quảng cáo trong các cuộc liên hoan, hội nghị, hội thảo, trình diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa, thi đấu thể dục thể thao hoặc chương trình vui chơi giải trí trên Đài truyền hình không phải xin giấy phép thực hiện quảng cáo nhưng phải thực hiện theo quy định sau đây:
a) Quảng cáo trên phông: Nếu trên phông có treo, đặt, dán, dựng sản phẩm quảng cáo của nhà tài trợ thì phải có tên, biểu trưng (lô-gô) của chương trình đó và phải thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP.
Trong trường hợp các hoạt động trên chỉ có một nhà tài trợ thì không được treo, đặt, dán, dựng quá hai sản phẩm quảng cáo; trường hợp có nhiều nhà tài trợ thì mỗi nhà tài trợ chỉ được treo, đặt, dán, dựng một sản phẩm quảng cáo.
b) Ngoài quảng cáo trên phông quy định tại điểm a khoản này, mỗi nhà tài trợ chỉ được treo, đặt, dán, dựng không quá một sản phẩm quảng cáo trên khu vực sân khấu.”
5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 12, MỤC II:
“12. Tổ chức, cá nhân quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ trên các phương tiện quảng cáo phải xuất trình các văn bản quy định tại Điều 17 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo.
Trường hợp quảng cáo về chương trình khuyến mại phải xuất trình văn bản tiếp nhận nội dung chương trình khuyến mại của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, Mục III:
“1. Hồ sơ, thủ tục xin phép ra phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo đối với báo in; kênh, chương trình chuyên quảng cáo đối với Đài phát thanh, Đài truyền hình:
a) Cơ quan báo chí muốn xin phép ra phụ trang, phụ bản; kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải gửi hồ sơ xin phép đến Cục Báo chí (Bộ Văn hóa – Thông tin). Hồ sơ xin phép gồm:
– Đơn xin phép ra phụ trang, phụ bản; kênh, chương trình chuyên quảng cáo (theo mẫu phục lục 1);
– Ý kiến của cơ quan chủ quản (nếu có cơ quan chủ quản);
– Bản sao có giá trị pháp lý Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Văn hóa – Thông tin cấp.
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí xem xét cấp giấy phép ra phụ trang, phụ bản; kênh, chương trình chuyên quảng cáo cho cơ quan báo chí (theo mẫu phụ lục 2); trường hợp không cấp giấy phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy phép ra phụ trang, phụ bản; kênh, chương trình chuyên quảng cáo, Cục Báo chí phải gửi bản sao giấy phép cho Sở Văn hóa – Thông tin nơi cơ quan báo chí đặt trụ sở chính”.
9. Sửa đổi Điểm g, Khoản 3, MỤC III:
“g) Đối với quảng cáo về chương trình khuyến mại phải có văn bản tiếp nhận đăng ký nội dụng chương trình khuyến mại của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại.
Trường hợp xin gia hạn thực hiện quảng cáo (nếu không thay đổi về nội dung, hình thức, địa điểm, kích thước) phải gửi đơn xin gia hạn thực hiện quảng cáo kèm theo giấy phép thực hiện quảng cáo đã được cấp”.
10. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ đăng Công báo.

Bộ trưởng

Phạm Quang Nghị

PHỤ LỤC 1

Đơn xin phép ra phụ trang, phụ bản; kênh, chương trình chuyên quảng cáo

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)

TÊN CƠ QUAN BÁO CHÍ

Số………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………, ngày tháng năm

ĐƠN XIN PHÉP

RA PHỤ TRANG, PHỤ BẢN; KÊNH, CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN QUẢNG CÁO

Kính gửi: Cục Báo chí (Bộ Văn hóa – Thông tin)

1. Tên cơ quan báo chí:

– Số giấy phép hoạt động đã được cấp………. ngày……… tháng……năm…..

– Địa chỉ:

– Điện thoại:

2. Mục đích xuất bản phụ trang, phụ bản (đối với báo in, báo điện tử); kênh, chương trình chuyên quảng cáo (đối với Đài phát thanh, truyền hình).

3. Nội dung chủ yếu của phụ trang, phụ bản (đối với báo in, báo điện tử); kênh, chương trình chuyên quảng cáo (đối với Đài phát thanh, truyền hình).

4. Thể thức xuất bản (đối với báo in, báo điện tử); phát sóng (đối với Đài phát thanh, truyền hình):

– Ngôn ngữ thể hiện:

– Khuôn khổ:

– Số trang phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo:

5. Thời gian thực hiện: Từ ngày……..tháng……..năm………

6. Cơ quan báo chí cam kết thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Pháp lệnh Quảng cáo và các văn bản pháp luật có liên quan về quảng cáo.

Thủ trưởng đơn vị (ghi rõ chức danh)

(Ký tên và đóng dấu)

Họ và tên của người ký

PHỤ LỤC 2

Giấy phép ra phụ trang, phụ bản; kênh, chương trình chuyên quảng cáo

BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN

CỤC BÁO CHÍ

Số GP/XBQC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm

GIẤY PHÉP
RA PHỤ TRANG, PHỤ BẢN; KÊNH, CHƯƠNG TRÌNH
CHUYÊN QUẢNG CÁO

CỤC TRƯỞNG CỤC BÁO CHÍ

– Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

– Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16 tháng 11 năm 2001 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

– Căn cứ Quyết định số 44/2004/QĐ-BVHTT ngày 28 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Báo chí;

– Theo đề nghị của…………………

QUYẾT ĐỊNH:

Cấp giấy phép xuất bản phụ trang, phụ bản (đối với báo in, báo điện tử); kênh, chương trình chuyên quảng cáo (đối với Đài phát thanh, truyền hình) cho:

1. Tên cơ quan báo chí:

– Số giấy phép hoạt động đã được cấp………ngày……… tháng…….năm…..

– Địa chỉ:

– Điện thoại:

2. Mục đích xuất bản phụ trang, phụ bản (đối với báo in, báo điện tử); kênh, chương trình chuyên quảng cáo (đối với Đài phát thanh, truyền hình).

3. Nội dung chủ yếu của phụ trang, phụ bản (đối với báo in, báo điện tử); kênh, chương trình chuyên quảng cáo (đối với Đài phát thanh, truyền hình).

4. Phạm vi phát hành chủ yếu:

5. Thể thức xuất bản (đối với báo in, báo điện tử); phát sóng (đối với Đài phát thanh, truyền hình):

– Ngôn ngữ thể hiện:

– Cùng khuôn khổ với số trang nội dung:

– Số trang của phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo:

– Phát hành kèm theo số trang nội dung, không tính vào giá bán

6. Thời gian thực hiện:

7. Giấy phép xuất bản (đối với báo in, báo điện tử); phát sóng (đối với Đài phát thanh, truyền hình) có hiệu lực từ ngày……… tháng……….năm và đương nhiên hết hiệu lực khi giấy phép hoạt động báo chí; giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình hết hiệu lực.

8. Cơ quan báo chí phải thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Pháp lệnh Quảng cáo các văn bản pháp luật có liên quan.

Nơi nhận:

-Cơ quan được cấp phép;

– Cơ quan chủ quản;

– Cục VHTTCS;

– Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và quảng cáo ở địa phương;

– Lưu Cục BC.

CỤC TRƯỞNG

Thuộc tính văn bản
Thông tư 79/2005/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hoá-Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 79/2005/TT-BVHTT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Phạm Quang Nghị
Ngày ban hành: 08/12/2005 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN SỐ 79/2005/TT-BVHTT
NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2005 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA THÔNG TƯ SỐ 43/2003/TT-BVHTT
NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 2003 CỦA BỘ VĂN HÓA THÔNG TIN
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2003/NĐ-CP
NGÀY 13 THÁNG 3 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH QUẢNG CÁO

– Căn cứ vào Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16 tháng 11 năm 2001;

– Căn cứ Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;

– Căn cứ Nghị định số 63/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa – Thông tin;

Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16 tháng 7 năm 2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo. Nay, đề phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điểm c, Khoản 2, MỤC II:
“c) Số trang của phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo phải đánh số riêng; phải có cùng khuôn khổ và phát hành kèm theo báo chính.
Phải ghi rõ trên trang một của phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo những thông tin sau:
– Dưới măng sét tên gọi của cơ quan báo chí phải ghi dòng chữ: Phụ trang (hoặc phụ bản) quảng cáo không tính vào giá bán;
– Giấy phép số….. ngày …… tháng …… năm của Bộ Văn hóa – Thông tin.”
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 6, MỤC II:
“6. Quảng cáo các loại hàng hóa như băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ được quy định như sau:
a) Không quảng cáo trên Đài phát thanh, Đài truyền hình từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày;
b) Quảng cáo ở ngoài trời phải theo quy hoạch đã được phê duyệt về địa điểm, kích thước, số lượng sản phẩm quảng cáo.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 7, Mục II:
“7. Quảng cáo trên xuất bản phẩm:
a) Quảng cáo trong băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh (không phải là xuất bản phẩm của Nhà xuất bản) phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phát hành chương trình đó cho phép; không được vượt quá 5% thời lượng chương trình.
b) Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên catalô, tờ rơi, tờ gấp và các sản phẩm in khác phải ghi rõ tên, địa chỉ người quảng cáo, số lượng in, nơi in”.
4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 9, MỤC II:
“9. Quảng cáo trong các cuộc liên hoan, hội nghị, hội thảo, trình diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa, thi đấu thể dục thể thao hoặc chương trình vui chơi giải trí trên Đài truyền hình không phải xin giấy phép thực hiện quảng cáo nhưng phải thực hiện theo quy định sau đây:
a) Quảng cáo trên phông: Nếu trên phông có treo, đặt, dán, dựng sản phẩm quảng cáo của nhà tài trợ thì phải có tên, biểu trưng (lô-gô) của chương trình đó và phải thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP.
Trong trường hợp các hoạt động trên chỉ có một nhà tài trợ thì không được treo, đặt, dán, dựng quá hai sản phẩm quảng cáo; trường hợp có nhiều nhà tài trợ thì mỗi nhà tài trợ chỉ được treo, đặt, dán, dựng một sản phẩm quảng cáo.
b) Ngoài quảng cáo trên phông quy định tại điểm a khoản này, mỗi nhà tài trợ chỉ được treo, đặt, dán, dựng không quá một sản phẩm quảng cáo trên khu vực sân khấu.”
5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 12, MỤC II:
“12. Tổ chức, cá nhân quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ trên các phương tiện quảng cáo phải xuất trình các văn bản quy định tại Điều 17 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo.
Trường hợp quảng cáo về chương trình khuyến mại phải xuất trình văn bản tiếp nhận nội dung chương trình khuyến mại của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, Mục III:
“1. Hồ sơ, thủ tục xin phép ra phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo đối với báo in; kênh, chương trình chuyên quảng cáo đối với Đài phát thanh, Đài truyền hình:
a) Cơ quan báo chí muốn xin phép ra phụ trang, phụ bản; kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải gửi hồ sơ xin phép đến Cục Báo chí (Bộ Văn hóa – Thông tin). Hồ sơ xin phép gồm:
– Đơn xin phép ra phụ trang, phụ bản; kênh, chương trình chuyên quảng cáo (theo mẫu phục lục 1);
– Ý kiến của cơ quan chủ quản (nếu có cơ quan chủ quản);
– Bản sao có giá trị pháp lý Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Văn hóa – Thông tin cấp.
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí xem xét cấp giấy phép ra phụ trang, phụ bản; kênh, chương trình chuyên quảng cáo cho cơ quan báo chí (theo mẫu phụ lục 2); trường hợp không cấp giấy phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy phép ra phụ trang, phụ bản; kênh, chương trình chuyên quảng cáo, Cục Báo chí phải gửi bản sao giấy phép cho Sở Văn hóa – Thông tin nơi cơ quan báo chí đặt trụ sở chính”.
9. Sửa đổi Điểm g, Khoản 3, MỤC III:
“g) Đối với quảng cáo về chương trình khuyến mại phải có văn bản tiếp nhận đăng ký nội dụng chương trình khuyến mại của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại.
Trường hợp xin gia hạn thực hiện quảng cáo (nếu không thay đổi về nội dung, hình thức, địa điểm, kích thước) phải gửi đơn xin gia hạn thực hiện quảng cáo kèm theo giấy phép thực hiện quảng cáo đã được cấp”.
10. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ đăng Công báo.

Bộ trưởng

Phạm Quang Nghị

PHỤ LỤC 1

Đơn xin phép ra phụ trang, phụ bản; kênh, chương trình chuyên quảng cáo

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)

TÊN CƠ QUAN BÁO CHÍ

Số………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………, ngày tháng năm

ĐƠN XIN PHÉP

RA PHỤ TRANG, PHỤ BẢN; KÊNH, CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN QUẢNG CÁO

Kính gửi: Cục Báo chí (Bộ Văn hóa – Thông tin)

1. Tên cơ quan báo chí:

– Số giấy phép hoạt động đã được cấp………. ngày……… tháng……năm…..

– Địa chỉ:

– Điện thoại:

2. Mục đích xuất bản phụ trang, phụ bản (đối với báo in, báo điện tử); kênh, chương trình chuyên quảng cáo (đối với Đài phát thanh, truyền hình).

3. Nội dung chủ yếu của phụ trang, phụ bản (đối với báo in, báo điện tử); kênh, chương trình chuyên quảng cáo (đối với Đài phát thanh, truyền hình).

4. Thể thức xuất bản (đối với báo in, báo điện tử); phát sóng (đối với Đài phát thanh, truyền hình):

– Ngôn ngữ thể hiện:

– Khuôn khổ:

– Số trang phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo:

5. Thời gian thực hiện: Từ ngày……..tháng……..năm………

6. Cơ quan báo chí cam kết thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Pháp lệnh Quảng cáo và các văn bản pháp luật có liên quan về quảng cáo.

Thủ trưởng đơn vị (ghi rõ chức danh)

(Ký tên và đóng dấu)

Họ và tên của người ký

PHỤ LỤC 2

Giấy phép ra phụ trang, phụ bản; kênh, chương trình chuyên quảng cáo

BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN

CỤC BÁO CHÍ

Số GP/XBQC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm

GIẤY PHÉP
RA PHỤ TRANG, PHỤ BẢN; KÊNH, CHƯƠNG TRÌNH
CHUYÊN QUẢNG CÁO

CỤC TRƯỞNG CỤC BÁO CHÍ

– Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

– Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16 tháng 11 năm 2001 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

– Căn cứ Quyết định số 44/2004/QĐ-BVHTT ngày 28 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Báo chí;

– Theo đề nghị của…………………

QUYẾT ĐỊNH:

Cấp giấy phép xuất bản phụ trang, phụ bản (đối với báo in, báo điện tử); kênh, chương trình chuyên quảng cáo (đối với Đài phát thanh, truyền hình) cho:

1. Tên cơ quan báo chí:

– Số giấy phép hoạt động đã được cấp………ngày……… tháng…….năm…..

– Địa chỉ:

– Điện thoại:

2. Mục đích xuất bản phụ trang, phụ bản (đối với báo in, báo điện tử); kênh, chương trình chuyên quảng cáo (đối với Đài phát thanh, truyền hình).

3. Nội dung chủ yếu của phụ trang, phụ bản (đối với báo in, báo điện tử); kênh, chương trình chuyên quảng cáo (đối với Đài phát thanh, truyền hình).

4. Phạm vi phát hành chủ yếu:

5. Thể thức xuất bản (đối với báo in, báo điện tử); phát sóng (đối với Đài phát thanh, truyền hình):

– Ngôn ngữ thể hiện:

– Cùng khuôn khổ với số trang nội dung:

– Số trang của phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo:

– Phát hành kèm theo số trang nội dung, không tính vào giá bán

6. Thời gian thực hiện:

7. Giấy phép xuất bản (đối với báo in, báo điện tử); phát sóng (đối với Đài phát thanh, truyền hình) có hiệu lực từ ngày……… tháng……….năm và đương nhiên hết hiệu lực khi giấy phép hoạt động báo chí; giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình hết hiệu lực.

8. Cơ quan báo chí phải thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Pháp lệnh Quảng cáo các văn bản pháp luật có liên quan.

Nơi nhận:

-Cơ quan được cấp phép;

– Cơ quan chủ quản;

– Cục VHTTCS;

– Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và quảng cáo ở địa phương;

– Lưu Cục BC.

CỤC TRƯỞNG

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 79/2005/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hoá-Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo”