THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 77/1998/TT-BTC NGÀY 6 THÁNG 6 NĂM 1998
HƯỚNG DẪN TỶ GIÁ QUY ĐỔI NGOẠI TỆ RA ĐỒNG VIỆT NAM
SỬ DỤNG TRONG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN Ở DOANH NGHIỆP
Để phản ánh đúng giá vốn của vật tư, hàng hoá, chi phí, doanh thu, thu nhập và kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra “Đồng” Việt Nam sử dụng trong hạch toán kế toán ở doanh nghiệp như sau:
1. Tỷ giá dùng để quy đổi ngoại tệ ra “Đồng” Việt Nam.
Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra “Đồng” Việt Nam theo tỷ giá mua vào, bán ra thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm có nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá mua vào, bán ra thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trường hợp nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phát sinh vào thời điểm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng không hoạt động, doanh nghiệp được sử dụng tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày hôm trước.
1.1. Tỷ giá mua bán thực tế bình quân liên ngân hàng được dùng để quy đổi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ (trừ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi ở điểm 1.2 của Thông tư này) ra “Đồng” Việt Nam để phản ánh vào sổ kế toán và báo cáo tài chính, bao gồm các trường hợp sau đây:
– Mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ bằng ngoại tệ;
– Nhận và trả vốn góp liên doanh, nhận tiền viện trợ bằng ngoại tệ;
– Các khoản đầu tư tài chính bằng ngoại tệ như: Góp vốn liên doanh, đầu tư
chứng khoán… bằng ngoại tệ;
– Các khoản chi phí, doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, các
khoản thu nhập bất thường bằng ngoại tệ;
– Các nghiệp vụ thu, chi vốn bằng tiền ngoại tệ;
– Các khoản phải thu, phải trả… bằng ngoại tệ;
– Đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền, công nợ
phải thu, phải trả.
1.2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng tiền Việt Nam theo tỷ giá mua bán thực tế trong các trường hợp sau đây:
– Mua ngoại tệ bằng tiền Việt Nam: Được quy đổi ngoại tệ ra “Đồng” Việt Nam theo tỷ giá thực tế mua phải trả bằng “Đồng” Việt Nam. – Bán ngoại tệ thu bằng tiền Việt Nam: Được quy đổi ngoại tệ ra “Đồng” Việt Nam theo tỷ giá thực tế bán thu được bằng “Đồng” Việt Nam. Số chênh lệch giữa tỷ giá bán nêu trên với tỷ giá bình quân ngoại tệ đang hạch toán trên sổ kế toán được hạch toán vào Tài khoản 711 – Thu nhập hoạt động tài chính hoặc Tài khoản 811 – Chi phí hoạt động tài chính.
2. Những ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng quy đổi ra “Đồng” Việt Nam thì được quy đổi ra “Đồng” Việt Nam theo tỷ giá áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu của “Đồng” Việt Nam so với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
3. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được phản ánh vào sổ kế toán và báo cáo tài chính bằng đồng tiền Việt Nam theo tỷ giá quy định của chế độ này và theo phương pháp hạch toán được quy định trong Chế độ kế toán Doanh nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Việc xử lý chênh lệch tỷ giá thực hiện theo quy định trong Thông tư 44 TC/TCDN này 08/7/1997 của Bộ Tài chính.
4. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu được Bộ Tài chính chấp thuận cho sử dụng đơn vị tiền tệ nước ngoài để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính thì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng “Đồng” Việt Nam được quy đổi ra đơn vị tiền tệ nước ngoài theo tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng đơn vị tiền tệ nước ngoài mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá mua bán thực tế bình quân liên ngân hàng quy đổi ra “Đồng” Việt Nam thì được quy đổi từ “Đồng” Việt Nam ra đơn vị tiền tệ nước ngoài theo tỷ giá áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu của “Đồng” Việt Nam so với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
5. Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
6. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với hướng dẫn tại Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 77/1998/TT-BTC NGÀY 6 THÁNG 6 NĂM 1998
HƯỚNG DẪN TỶ GIÁ QUY ĐỔI NGOẠI TỆ RA ĐỒNG VIỆT NAM
SỬ DỤNG TRONG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN Ở DOANH NGHIỆP
Để phản ánh đúng giá vốn của vật tư, hàng hoá, chi phí, doanh thu, thu nhập và kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra “Đồng” Việt Nam sử dụng trong hạch toán kế toán ở doanh nghiệp như sau:
1. Tỷ giá dùng để quy đổi ngoại tệ ra “Đồng” Việt Nam.
Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra “Đồng” Việt Nam theo tỷ giá mua vào, bán ra thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm có nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá mua vào, bán ra thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trường hợp nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phát sinh vào thời điểm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng không hoạt động, doanh nghiệp được sử dụng tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày hôm trước.
1.1. Tỷ giá mua bán thực tế bình quân liên ngân hàng được dùng để quy đổi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ (trừ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi ở điểm 1.2 của Thông tư này) ra “Đồng” Việt Nam để phản ánh vào sổ kế toán và báo cáo tài chính, bao gồm các trường hợp sau đây:
– Mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ bằng ngoại tệ;
– Nhận và trả vốn góp liên doanh, nhận tiền viện trợ bằng ngoại tệ;
– Các khoản đầu tư tài chính bằng ngoại tệ như: Góp vốn liên doanh, đầu tư
chứng khoán… bằng ngoại tệ;
– Các khoản chi phí, doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, các
khoản thu nhập bất thường bằng ngoại tệ;
– Các nghiệp vụ thu, chi vốn bằng tiền ngoại tệ;
– Các khoản phải thu, phải trả… bằng ngoại tệ;
– Đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền, công nợ
phải thu, phải trả.
1.2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng tiền Việt Nam theo tỷ giá mua bán thực tế trong các trường hợp sau đây:
– Mua ngoại tệ bằng tiền Việt Nam: Được quy đổi ngoại tệ ra “Đồng” Việt Nam theo tỷ giá thực tế mua phải trả bằng “Đồng” Việt Nam. – Bán ngoại tệ thu bằng tiền Việt Nam: Được quy đổi ngoại tệ ra “Đồng” Việt Nam theo tỷ giá thực tế bán thu được bằng “Đồng” Việt Nam. Số chênh lệch giữa tỷ giá bán nêu trên với tỷ giá bình quân ngoại tệ đang hạch toán trên sổ kế toán được hạch toán vào Tài khoản 711 – Thu nhập hoạt động tài chính hoặc Tài khoản 811 – Chi phí hoạt động tài chính.
2. Những ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng quy đổi ra “Đồng” Việt Nam thì được quy đổi ra “Đồng” Việt Nam theo tỷ giá áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu của “Đồng” Việt Nam so với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
3. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được phản ánh vào sổ kế toán và báo cáo tài chính bằng đồng tiền Việt Nam theo tỷ giá quy định của chế độ này và theo phương pháp hạch toán được quy định trong Chế độ kế toán Doanh nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Việc xử lý chênh lệch tỷ giá thực hiện theo quy định trong Thông tư 44 TC/TCDN này 08/7/1997 của Bộ Tài chính.
4. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu được Bộ Tài chính chấp thuận cho sử dụng đơn vị tiền tệ nước ngoài để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính thì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng “Đồng” Việt Nam được quy đổi ra đơn vị tiền tệ nước ngoài theo tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng đơn vị tiền tệ nước ngoài mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá mua bán thực tế bình quân liên ngân hàng quy đổi ra “Đồng” Việt Nam thì được quy đổi từ “Đồng” Việt Nam ra đơn vị tiền tệ nước ngoài theo tỷ giá áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu của “Đồng” Việt Nam so với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
5. Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
6. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với hướng dẫn tại Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.