Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 47/2011/TT-BGTVT về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——————-
Số: 47/2011/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TIẾP NHẬN TRUYỀN PHÁT VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN AN NINH HÀNG HẢI
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 125/2004/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải;
Căn cứ Quyết định số 11/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 125/2004/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về công bố, tiếp nhận truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải theo quy định của Sửa đổi, bổ sung năm 2002 Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 (gọi tắt là Công ước SOLAS 74) và Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (gọi tắt là Bộ luật ISPS).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng cho:
1. Các loại tàu biển sau đây hoạt động trên tuyến quốc tế:
a) Tàu khách;
b) Tàu hàng có tổng dung tích từ 500 GT trở lên;
c) Giàn khoan di động ngoài khơi.
2. Các cảng biển tiếp nhận tàu biển hoạt động trên tuyến quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân của Việt Nam và nước ngoài khai thác tàu biển trên các tuyến quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này (sau đây gọi là công ty tàu biển).
4. Tổ chức, cá nhân của Việt Nam và nước ngoài quản lý, khai thác cảng biển quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là doanh nghiệp cảng biển).
5. Tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý thông tin an ninh hàng hải.
Chương II
TIẾP NHẬN, TRUYỀN PHÁT VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN AN NINH HÀNG HẢI
Điều 3. Tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải và Cảng vụ hàng hải
1. Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải
Ngay sau khi nhận được thông báo của Cục Cảnh sát biển về cấp độ an ninh, Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải phải chuyển tiếp các thông tin đó đến:
a) Cảng vụ hàng hải;
b) Doanh nghiệp cảng biển, cán bộ an ninh cảng biển;
c) Công ty tàu biển, cán bộ an ninh công ty tàu biển;
d) Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan, đồng thời thông báo cho Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao. Trong trường hợp không thể liên lạc được với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà tàu mang cờ quốc tịch, Trung tâm đề nghị Cục Lãnh sự thông qua con đường ngoại giao để thông báo cho các cơ quan có liên quan của nước ngoài .
2. Cảng vụ hàng hải
Ngay sau khi nhận được thông tin của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải, Cảng vụ hàng hải phải thông báo cho:
a) Các tàu biển dự kiến sẽ đến hoặc đang hoạt động tại cảng biển thuộc khu vực trách nhiệm của mình;
b) Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng biển.
Điều 4. Tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải của cán bộ an ninh công ty tàu biển Việt Nam, sĩ quan an ninh tàu biển thuộc công ty và các cơ quan có liên quan
1. Ngay sau khi nhận được thông tin của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải, công ty tàu biển, cán bộ an ninh công ty có trách nhiệm thông báo kịp thời các thông tin về cấp độ an ninh hàng hải và thay đổi cấp độ an ninh hàng hải cho sĩ quan an ninh tàu biển của mình biết để áp dụng cho tàu biển trong chuyến đi dự kiến tiếp theo.
2. Trên cơ sở đánh giá rủi ro có thể xảy ra đối với con người, tài sản hoặc môi trường từ các hoạt động giao tiếp giữa tàu biển và cảng biển, sĩ quan an ninh tàu biển có thể yêu cầu cán bộ an ninh cảng biển hoặc cơ quan có thẩm quyền tại cảng biển nước ngoài ký kết Cam kết an ninh trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu biển đang hoạt động ở cấp độ an ninh cao hơn so với cảng biển hoặc tàu biển khác mà nó đang giao tiếp;
b) Có thỏa thuận về cam kết an ninh giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ các nước khác là thành viên của Công ước SOLAS 74 đối với một số tuyến quốc tế hoặc đối với một số con tàu cụ thể hoạt động trên các tuyến đó;
c) Đang tồn tại một mối đe dọa an ninh hoặc sự cố an ninh liên quan đến tàu biển hoặc cảng biển;
d) Tàu biển đang ở tại cảng biển mà cảng này không được yêu cầu phải có và thực hiện một Kế hoạch an ninh cảng biển đã được phê duyệt,
đ) Tàu biển đang giao tiếp với tàu biển khác mà tàu biển đó không được yêu cầu phải có và thực hiện một Kế hoạch an ninh tàu biển đã được phê duyệt.
3. Bản cam kết an ninh quy định tại khoản 2 Điều này được lưu giữ trên tàu biển với khoảng thời gian tối thiểu tàu ghé vào 10 cảng kế tiếp kể từ khi ký bản cam kết.
4. Trước khi tàu biển đi qua khu vực được cảnh báo có nguy cơ đe dọa an ninh, thuyền trưởng, sĩ quan an ninh tàu biển phải liên lạc với các Trung tâm thông báo cướp biển để phối hợp phòng, chống cướp biển.
Điều 5. Tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải của tàu biển và các cơ quan cú liên quan tại cảng biển
1. Trường hợp tàu biển nước ngoài đến cảng biển Việt Nam
a) Chậm nhất 24 giờ trước khi vào lãnh hải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thuyền trưởng, chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu, đại lý của người khai thác tàu biển phải liên lạc trực tiếp với Cảng vụ hàng hải tại nơi có cảng biển dự kiến tàu sẽ đến để:
– Thông báo về cấp độ an ninh đang được duy trì trên tàu mình và các thông tin khác có liên quan về an ninh hàng hải (theo mẫu tại Phụ lục I của Thông tư này);
– Nhận thông báo từ Cảng vụ hàng hải về cấp độ an ninh đang được áp dụng tại cảng biển và biện pháp an ninh cần áp dụng trên tàu biển.
b) Sau khi nhận được các thông tin có liên quan về an ninh của tàu biển nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, Cảng vụ hàng hải phải thông báo cho cán bộ an ninh cảng biển nơi mà tàu biển đang ghé vào;
c) Trên cơ sở đánh giá rủi ro có thể xảy ra đối với con người, tài sản hoặc môi trường từ các hoạt động giao tiếp giữa tàu biển và cảng biển, cán bộ an ninh cảng biển phải ký kết cam kết an ninh với tàu biển. Bản cam kết an ninh được lưu giữ tại cảng biển;
d) Khi có sự thay đổi về cấp độ an ninh trên tàu biển hoặc tại cảng biển từ thời điểm đã liên lạc trước đó, sĩ quan an ninh tàu biển và cán bộ an ninh cảng biển phải thông báo ngay cho nhau biết để kịp thời xử lý.
2. Trường hợp tàu biển Việt Nam và nước ngoài rời cảng biển Việt Nam
Khi có yêu cầu, Cảng vụ hàng hải nơi có cảng đi thông báo về cáo thông tin an ninh hàng hải có liên quan cho sĩ quan an ninh tàu biển trước khi tàu biển rời cảng biển Việt Nam để cập nhật thông tin có liên quan đến chuyến đi.
Điều 6. Chế độ báo cáo
1. Báo cáo khẩn
a) Chậm nhất 04 giờ kể từ khi nhận được thông báo cấp độ an ninh của Cục Cảnh sát biển, Trung tâm thông tin an ninh hàng hải phải báo cáo tình hình cho Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định;
b) Khi nhận được thông tin chính xác về sự cố an ninh của tàu biển và cảng biển (đã được kiểm tra, xác minh), Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải phải báo ngay cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để kịp thời xử lý, giải quyết.
2. Báo cáo năm
Trước ngày 25 tháng 01 hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải về công tác quản lý thông tin an ninh hàng hải của năm trước.
3. Phương thức gửi báo cáo
Báo cáo an ninh được gửi bằng Fax, điện thoại, thư điện tử để đảm bảo kịp thời, sau đó gửi báo cáo bằng văn bản theo đường bưu chính.
Chương III
PHỐI HỢP DIỄN TẬP, THỰC TẬP KẾT NỐI THÔNG TIN AN NINH HÀNG HẢI
Điều 7. Phối hợp diễn tập an ninh hàng hải
1. Trách nhiệm của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải
a) Phối hợp với các cơ quan của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, doanh nghiệp cảng biển và công ty tàu biển trong việc diễn tập an ninh hàng hải;
b) Tiếp nhận, xử lý thông tin diễn tập từ các doanh nghiệp cảng biển, công ty tàu biển và tàu biển;
c) Thông báo cho các cơ quan hữu quan về việc tổ chức diễn tập;
d) Trực tiếp tham gia diễn tập thông tin an ninh tại doanh nghiệp cảng biển, công ty tàu biển hoặc tàu biển theo kế hoạch được duyệt khi được các đơn vị này yêu cầu
2. Trách nhiệm của công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển
a) Hàng năm phối hợp với Trung tâm thông tin an ninh hàng hải tổ chức diễn tập thông tin an ninh theo kế hoạch an ninh được phê duyệt;
b) Thời gian diễn tập phải thông báo cho Trung tâm thông tin an ninh hàng hải và Cảng vụ hàng hải khu vực trước 10 ngày.
3. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải
Phối hợp với Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải, doanh nghiệp cảng biển, công ty tàu biển và tàu biển trong việc diễn tập an ninh hàng hải theo Kế hoạch an ninh cảng biển và tàu biển được phê duyệt.
Điều 8. Thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải, xác nhận kết quả kết nối
1. Nội dung thực tập
a) Vận hành hệ thống báo động an ninh trên tàu biển;
b) Vận hành hệ thống thông tin liên lạc tại cảng biển;
c) Tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải.
2. Quy định về thực tập và xác nhận kết quả thực tập kết nối, xử lý thông tin an ninh hàng hải
a) Hàng năm công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển và tàu biển có trách nhiệm thực tập kết nối, xử lý thông tin với Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải 01 lần và giữa 02 lần không quá 18 tháng;
b) Trước khi thực hiện thực tập phải thông báo và thoả thuận với Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải về kế hoạch thực tập (theo mẫu tại Phụ lục II);
c) Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải tiếp nhận, xử lý thông tin; cấp Giấy xác nhận kết quả thực tập kết nối thông tin cho công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển (theo mẫu tại Phụ lục III);
d) Thời hạn cấp Giấy xác nhận kết quả thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải: Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc thực tập đạt kết quả, Trung tâm phải gửi Giấy xác nhận cho công ty tàu biển và doanh nghiệp cảng biển qua Fax hoặc đường bưu chính hoặc Email;
đ) Giấy xác nhận kết quả thực tập kết nối thông tin là căn cứ để Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá chứng nhận hệ thống an ninh để cấp các Giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển và Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2011, thay thế Thông tư số 25/2004/TT-BGTVT ngày 13/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải đối với tàu biển, công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển và các cơ quan có liên quan tại cảng biển.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời với Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết.

BỘ TRƯỞNG


Hồ Nghĩa Dũng

Thuộc tính văn bản
Thông tư 47/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 47/2011/TT-BGTVT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
Ngày ban hành: 30/06/2011 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giao thông , Hàng hải , An ninh quốc gia
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——————-
Số: 47/2011/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TIẾP NHẬN TRUYỀN PHÁT VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN AN NINH HÀNG HẢI
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 125/2004/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải;
Căn cứ Quyết định số 11/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 125/2004/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về công bố, tiếp nhận truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải theo quy định của Sửa đổi, bổ sung năm 2002 Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 (gọi tắt là Công ước SOLAS 74) và Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (gọi tắt là Bộ luật ISPS).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng cho:
1. Các loại tàu biển sau đây hoạt động trên tuyến quốc tế:
a) Tàu khách;
b) Tàu hàng có tổng dung tích từ 500 GT trở lên;
c) Giàn khoan di động ngoài khơi.
2. Các cảng biển tiếp nhận tàu biển hoạt động trên tuyến quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân của Việt Nam và nước ngoài khai thác tàu biển trên các tuyến quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này (sau đây gọi là công ty tàu biển).
4. Tổ chức, cá nhân của Việt Nam và nước ngoài quản lý, khai thác cảng biển quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là doanh nghiệp cảng biển).
5. Tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý thông tin an ninh hàng hải.
Chương II
TIẾP NHẬN, TRUYỀN PHÁT VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN AN NINH HÀNG HẢI
Điều 3. Tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải và Cảng vụ hàng hải
1. Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải
Ngay sau khi nhận được thông báo của Cục Cảnh sát biển về cấp độ an ninh, Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải phải chuyển tiếp các thông tin đó đến:
a) Cảng vụ hàng hải;
b) Doanh nghiệp cảng biển, cán bộ an ninh cảng biển;
c) Công ty tàu biển, cán bộ an ninh công ty tàu biển;
d) Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan, đồng thời thông báo cho Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao. Trong trường hợp không thể liên lạc được với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà tàu mang cờ quốc tịch, Trung tâm đề nghị Cục Lãnh sự thông qua con đường ngoại giao để thông báo cho các cơ quan có liên quan của nước ngoài .
2. Cảng vụ hàng hải
Ngay sau khi nhận được thông tin của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải, Cảng vụ hàng hải phải thông báo cho:
a) Các tàu biển dự kiến sẽ đến hoặc đang hoạt động tại cảng biển thuộc khu vực trách nhiệm của mình;
b) Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng biển.
Điều 4. Tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải của cán bộ an ninh công ty tàu biển Việt Nam, sĩ quan an ninh tàu biển thuộc công ty và các cơ quan có liên quan
1. Ngay sau khi nhận được thông tin của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải, công ty tàu biển, cán bộ an ninh công ty có trách nhiệm thông báo kịp thời các thông tin về cấp độ an ninh hàng hải và thay đổi cấp độ an ninh hàng hải cho sĩ quan an ninh tàu biển của mình biết để áp dụng cho tàu biển trong chuyến đi dự kiến tiếp theo.
2. Trên cơ sở đánh giá rủi ro có thể xảy ra đối với con người, tài sản hoặc môi trường từ các hoạt động giao tiếp giữa tàu biển và cảng biển, sĩ quan an ninh tàu biển có thể yêu cầu cán bộ an ninh cảng biển hoặc cơ quan có thẩm quyền tại cảng biển nước ngoài ký kết Cam kết an ninh trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu biển đang hoạt động ở cấp độ an ninh cao hơn so với cảng biển hoặc tàu biển khác mà nó đang giao tiếp;
b) Có thỏa thuận về cam kết an ninh giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ các nước khác là thành viên của Công ước SOLAS 74 đối với một số tuyến quốc tế hoặc đối với một số con tàu cụ thể hoạt động trên các tuyến đó;
c) Đang tồn tại một mối đe dọa an ninh hoặc sự cố an ninh liên quan đến tàu biển hoặc cảng biển;
d) Tàu biển đang ở tại cảng biển mà cảng này không được yêu cầu phải có và thực hiện một Kế hoạch an ninh cảng biển đã được phê duyệt,
đ) Tàu biển đang giao tiếp với tàu biển khác mà tàu biển đó không được yêu cầu phải có và thực hiện một Kế hoạch an ninh tàu biển đã được phê duyệt.
3. Bản cam kết an ninh quy định tại khoản 2 Điều này được lưu giữ trên tàu biển với khoảng thời gian tối thiểu tàu ghé vào 10 cảng kế tiếp kể từ khi ký bản cam kết.
4. Trước khi tàu biển đi qua khu vực được cảnh báo có nguy cơ đe dọa an ninh, thuyền trưởng, sĩ quan an ninh tàu biển phải liên lạc với các Trung tâm thông báo cướp biển để phối hợp phòng, chống cướp biển.
Điều 5. Tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải của tàu biển và các cơ quan cú liên quan tại cảng biển
1. Trường hợp tàu biển nước ngoài đến cảng biển Việt Nam
a) Chậm nhất 24 giờ trước khi vào lãnh hải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thuyền trưởng, chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu, đại lý của người khai thác tàu biển phải liên lạc trực tiếp với Cảng vụ hàng hải tại nơi có cảng biển dự kiến tàu sẽ đến để:
– Thông báo về cấp độ an ninh đang được duy trì trên tàu mình và các thông tin khác có liên quan về an ninh hàng hải (theo mẫu tại Phụ lục I của Thông tư này);
– Nhận thông báo từ Cảng vụ hàng hải về cấp độ an ninh đang được áp dụng tại cảng biển và biện pháp an ninh cần áp dụng trên tàu biển.
b) Sau khi nhận được các thông tin có liên quan về an ninh của tàu biển nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, Cảng vụ hàng hải phải thông báo cho cán bộ an ninh cảng biển nơi mà tàu biển đang ghé vào;
c) Trên cơ sở đánh giá rủi ro có thể xảy ra đối với con người, tài sản hoặc môi trường từ các hoạt động giao tiếp giữa tàu biển và cảng biển, cán bộ an ninh cảng biển phải ký kết cam kết an ninh với tàu biển. Bản cam kết an ninh được lưu giữ tại cảng biển;
d) Khi có sự thay đổi về cấp độ an ninh trên tàu biển hoặc tại cảng biển từ thời điểm đã liên lạc trước đó, sĩ quan an ninh tàu biển và cán bộ an ninh cảng biển phải thông báo ngay cho nhau biết để kịp thời xử lý.
2. Trường hợp tàu biển Việt Nam và nước ngoài rời cảng biển Việt Nam
Khi có yêu cầu, Cảng vụ hàng hải nơi có cảng đi thông báo về cáo thông tin an ninh hàng hải có liên quan cho sĩ quan an ninh tàu biển trước khi tàu biển rời cảng biển Việt Nam để cập nhật thông tin có liên quan đến chuyến đi.
Điều 6. Chế độ báo cáo
1. Báo cáo khẩn
a) Chậm nhất 04 giờ kể từ khi nhận được thông báo cấp độ an ninh của Cục Cảnh sát biển, Trung tâm thông tin an ninh hàng hải phải báo cáo tình hình cho Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định;
b) Khi nhận được thông tin chính xác về sự cố an ninh của tàu biển và cảng biển (đã được kiểm tra, xác minh), Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải phải báo ngay cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để kịp thời xử lý, giải quyết.
2. Báo cáo năm
Trước ngày 25 tháng 01 hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải về công tác quản lý thông tin an ninh hàng hải của năm trước.
3. Phương thức gửi báo cáo
Báo cáo an ninh được gửi bằng Fax, điện thoại, thư điện tử để đảm bảo kịp thời, sau đó gửi báo cáo bằng văn bản theo đường bưu chính.
Chương III
PHỐI HỢP DIỄN TẬP, THỰC TẬP KẾT NỐI THÔNG TIN AN NINH HÀNG HẢI
Điều 7. Phối hợp diễn tập an ninh hàng hải
1. Trách nhiệm của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải
a) Phối hợp với các cơ quan của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, doanh nghiệp cảng biển và công ty tàu biển trong việc diễn tập an ninh hàng hải;
b) Tiếp nhận, xử lý thông tin diễn tập từ các doanh nghiệp cảng biển, công ty tàu biển và tàu biển;
c) Thông báo cho các cơ quan hữu quan về việc tổ chức diễn tập;
d) Trực tiếp tham gia diễn tập thông tin an ninh tại doanh nghiệp cảng biển, công ty tàu biển hoặc tàu biển theo kế hoạch được duyệt khi được các đơn vị này yêu cầu
2. Trách nhiệm của công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển
a) Hàng năm phối hợp với Trung tâm thông tin an ninh hàng hải tổ chức diễn tập thông tin an ninh theo kế hoạch an ninh được phê duyệt;
b) Thời gian diễn tập phải thông báo cho Trung tâm thông tin an ninh hàng hải và Cảng vụ hàng hải khu vực trước 10 ngày.
3. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải
Phối hợp với Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải, doanh nghiệp cảng biển, công ty tàu biển và tàu biển trong việc diễn tập an ninh hàng hải theo Kế hoạch an ninh cảng biển và tàu biển được phê duyệt.
Điều 8. Thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải, xác nhận kết quả kết nối
1. Nội dung thực tập
a) Vận hành hệ thống báo động an ninh trên tàu biển;
b) Vận hành hệ thống thông tin liên lạc tại cảng biển;
c) Tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải.
2. Quy định về thực tập và xác nhận kết quả thực tập kết nối, xử lý thông tin an ninh hàng hải
a) Hàng năm công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển và tàu biển có trách nhiệm thực tập kết nối, xử lý thông tin với Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải 01 lần và giữa 02 lần không quá 18 tháng;
b) Trước khi thực hiện thực tập phải thông báo và thoả thuận với Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải về kế hoạch thực tập (theo mẫu tại Phụ lục II);
c) Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải tiếp nhận, xử lý thông tin; cấp Giấy xác nhận kết quả thực tập kết nối thông tin cho công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển (theo mẫu tại Phụ lục III);
d) Thời hạn cấp Giấy xác nhận kết quả thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải: Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc thực tập đạt kết quả, Trung tâm phải gửi Giấy xác nhận cho công ty tàu biển và doanh nghiệp cảng biển qua Fax hoặc đường bưu chính hoặc Email;
đ) Giấy xác nhận kết quả thực tập kết nối thông tin là căn cứ để Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá chứng nhận hệ thống an ninh để cấp các Giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển và Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2011, thay thế Thông tư số 25/2004/TT-BGTVT ngày 13/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải đối với tàu biển, công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển và các cơ quan có liên quan tại cảng biển.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời với Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết.

BỘ TRƯỞNG


Hồ Nghĩa Dũng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 47/2011/TT-BGTVT về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải”