BỘ TÀI CHÍNH ————
Số: 43/2010/TT-BTC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2010
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ ĐĂNG KÝ, LƯU KÝ, BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 87/2007/QĐ-BTC NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2007
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006;
Căn cứ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (sau đây gọi là Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC) như sau:
Điều 1. Sửa đổi tên Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (viết tắt là TTLKCK) thành Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (viết tắt là VSD).
Điều 2. Sửa đổi điểm d, bổ sung Điểm e Khoản 1 Điều 7 Chương III Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“d. Có quy trình nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán đáp ứng được yêu cầu của VSD.
e. Hệ thống có khả năng kết nối với cổng giao tiếp điện tử của VSD và phần mềm quản lý hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán đáp ứng được yêu cầu của VSD.”
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 8 Điều 12 Chương III Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“8. Bị UBCKNN rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán quy định tại Khoản 2 Điều 51 của Luật chứng khoán (đối với thành viên lưu ký).”
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 18 Chương IV Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a. Người sở hữu chứng khoán muốn thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán phải lưu ký chứng khoán vào VSD thông qua các thành viên lưu ký để giao dịch mua bán chứng khoán qua SGDCK hoặc chuyển quyền sở hữu theo quy định tại Khoản b Điều này (trừ trường hợp chuyển quyền sở hữu do thừa kế hoặc do tổ chức phát hành mua lại cổ phiếu của cán bộ, nhân viên khi chấm dứt hợp đồng lao động).
b. VSD chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán đối với các giao dịch không mang tính chất mua bán hoặc không thể thực hiện được qua hệ thống giao dịch tại SGDCK, trong các trường hợp sau:
– Biếu, tặng, cho, thừa kế chứng khoán theo quy định của Luật dân sự.
– Giao dịch chứng khoán lô lẻ theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
– Tổ chức phát hành/Công đoàn của tổ chức phát hành mua lại cổ phiếu ưu đãi của cán bộ, công nhân viên khi chấm dứt hợp đồng lao động làm cổ phiếu quỹ, cổ phiếu thưởng cho cán bộ, nhân viên.
– Tổ chức phát hành dùng cổ phiếu quỹ để thưởng/Công đoàn của tổ chức phát hành phân phối cổ phiếu thưởng cho cán bộ, nhân viên.
– Giao dịch của cổ đông sáng lập trong thời gian hạn chế chuyển nhượng.
– Tổ chức phát hành thay đổi cổ đông chiến lược trong thời gian hạn chế chuyển nhượng.
– Các trường hợp giao dịch đối với chứng khoán đã đăng ký tại VSD và được SGDCK chấp thuận nguyên tắc nhưng chua được chấp thuận niêm yết chính thức.
– Nhà đầu tư ủy thác chuyển quyền sở hữu chứng khoán của mình sang công ty quản lý quỹ trong trường hợp công ty quản lý quỹ nhận quản lý danh mục đầu tư ủy thác bằng tài sản.
– Công ty quản lý quỹ chuyển quyền sở hữu chứng khoán được ủy thác sang nhà đầu tư ủy thác hoặc công ty quản lý quỹ khác trong trường hợp chấm dứt hợp đồng quản lý danh mục đầu tư hoặc công ty quản lý quỹ giải thể, phá sản, phải hoàn trả nhà đầu tư ủy thác tài sản hoặc chuyển danh mục tài sản sang công ty quản lý quỹ khác quản lý.
– Các trường hợp chuyển quyền sở hữu theo quyết định của Tòa án.
– Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, góp vốn bằng cổ phiếu thành lập doanh nghiệp hoặc phân định lại cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật dân sự, Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán.
– Các trường hợp chuyển quyền sở hữu không mang tính chất giao dịch mua bán khác phải được UBCKNN chấp thuận.”
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 21 Chương V Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“1. Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại VSD được thực hiện theo nguyên tắc: khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại VSD.”
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, 5 Điều 24 Chương V Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“3. Tổng số dư trên các tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng mở tại thành viên lưu ký phải luôn khớp với số dư các tài khoản lưu ký của thành viên lưu ký mở tại VSD. Số dư chi tiết trên tài khoản lưu ký chứng khoán của từng khách hàng tại thành viên lưu ký phải khớp với số liệu sở hữu của khách hàng đó tại VSD.
5. Khi phát hiện sai sót trong thông tin trong tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên hoặc khách hàng của thành viên, VSD phải thông báo ngay cho thành viên và thành viên có trách nhiệm điều chỉnh cho phù hợp.”
Điều 7. Bổ sung Điểm f Khoản 1 Điều 26 Chương V Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“f. Thành viên lưu ký có trách nhiệm cập nhật hàng ngày thông tin mở, đóng tài khoản lưu ký của nhà đầu tư thực hiện trong ngày tại thành viên lưu ký cho VSD và thực hiện đối chiếu thông tin số dư tài khoản lưu ký của từng khách hàng với số liệu sở hữu chứng khoán của khách hàng tại VSD trên cơ sở các số liệu về sở hữu chứng khoán của khách hàng mà VSD cung cấp cho thành viên lưu ký. Trình tự, thủ tục thực hiện cập nhật thông tin tài khoản và đối chiếu số dư thực hiện theo quy định của VSD.”
Điều 8. Sửa đổi Khoản 3 Điều 27 Chương V Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“3. UBCKNN hướng dẫn cụ thể về thời hạn thực hiện bán chứng khoán sau giao dịch, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận”
Điều 9. Bổ sung Khoản 3,4 Điều 28 Chương V Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“3. VSD thực hiện yêu cầu ký gửi chứng khoán cho nhà đầu tư đồng thời với đăng ký chứng khoán khi có yêu cầu từ Tổ chức phát hành đứng ra đại diện cho các cổ đông. VSD quy định hồ sơ, thủ tục ký gửi chứng khoán đối với trường hợp này.
4. Trường hợp Tổ chức phát hành quản lý chứng khoán bằng hình thức ghi sổ trên tài khoản và không phát hành tờ chứng chỉ, việc ký gửi chứng khoán của nhà đầu tư được thực hiện theo hướng dẫn của VSD.”
Điều 10. Hủy bỏ Điểm a, f, g, h và sửa đổi, bổ sung Điểm i, k Khoản 1 Điều 30 Chương V Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“i. Khi thành viên lưu ký nơi khách hàng đang mở tài khoản bị hủy bỏ tư cách thành viên, thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động lưu ký, rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán hoặc bị VSD hủy tư cách thành viên lưu ký.
k. Các trường hợp chuyển quyền sở hữu theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.”
Điều 11. Hủy bỏ Khoản 4 và sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 32 Chương VI Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“3. Đối với giao dịch mua, bán chứng khoán niêm yết/chứng khoán đăng ký giao dịch, VSD thực hiện thanh toán căn cứ vào kết quả giao dịch do SGDCK cung cấp.”
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, 2 Điều 40 Chương VI Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“1. VSD có quyền hủy thanh toán giao dịch trong các trường hợp sau:
– Thành viên mất khả năng thanh toán giao dịch sau khi đã áp dụng các biện pháp theo quy định mà không thể khắc phục được.
– Thành viên/khách hàng thành viên bán khống chứng khoán khi chưa có hướng dẫn của Bộ Tài chính.
– Thông tin về tài khoản giao dịch của khách hàng có liên quan không được cập nhật theo quy định của VSD tại thời điểm thực hiện thanh toán giao dịch chứng khoán.
2. Thành viên lưu ký có giao dịch bị hủy thanh toán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các tổn thất phát sinh cho khách hàng và thành viên có liên quan do giao dịch không được thanh toán. Mức bồi thường do các bên tự thỏa thuận nhưng không vượt quá mười phần trăm (10%) giá trị của giao dịch bị hủy thanh toán.”
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 41 Chương VI Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“2. Đối với giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết, khi phát hiện tài khoản của thành viên không đủ tiền, tài khoản của thành viên/khách hàng của thành viên thiếu chứng khoán để thanh toán, hoặc thông tin về tài khoản giao dịch của khách hàng có liên quan không được cập nhật theo quy định của VSD tại thời điểm thực hiện thanh toán giao dịch chứng khoán, VSD xử lý các giao dịch đó theo quy định tại Quy chế hướng dẫn nghiệp vụ của VSD.”
Điều 14. Sửa đổi Khoản 2, bổ sung Khoản 7, 8 Điều 42 Chương VII Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“2. Có vốn điều lệ thực góp trên 5.000 tỷ đồng.
7. Có ít nhất 10 thành viên của VSD cam kết đăng ký mở tài khoản thanh toán giao dịch chứng khoán sau khi được chấp thuận làm Ngân hàng thanh toán và không được từ chối khi thành viên của VSD đề nghị sử dụng dịch vụ Ngân hàng thanh toán.
8. Hệ thống có khả năng lưu giữ số liệu thông tin thanh toán giao dịch trong vòng ít nhất 01 năm và có thể cung cấp ngay cho UBCKNN hoặc VSD trong vòng 01 ngày khi có yêu cầu.”
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Trường hợp các thành viên lưu ký của VSD chưa đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 2 Thông tư này thì phải hoàn tất việc nâng cấp hệ thống và sửa đổi quy trình nghiệp vụ chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng TW; – Viện Kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC; – Kiểm toán Nhà nước; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Công báo; – Website Chính phủ; – Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; – Website BTC; – Lưu: VT, UBCKNN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
|
BỘ TÀI CHÍNH ————
Số: 43/2010/TT-BTC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2010
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ ĐĂNG KÝ, LƯU KÝ, BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 87/2007/QĐ-BTC NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2007
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006;
Căn cứ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (sau đây gọi là Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC) như sau:
Điều 1. Sửa đổi tên Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (viết tắt là TTLKCK) thành Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (viết tắt là VSD).
Điều 2. Sửa đổi điểm d, bổ sung Điểm e Khoản 1 Điều 7 Chương III Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“d. Có quy trình nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán đáp ứng được yêu cầu của VSD.
e. Hệ thống có khả năng kết nối với cổng giao tiếp điện tử của VSD và phần mềm quản lý hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán đáp ứng được yêu cầu của VSD.”
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 8 Điều 12 Chương III Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“8. Bị UBCKNN rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán quy định tại Khoản 2 Điều 51 của Luật chứng khoán (đối với thành viên lưu ký).”
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 18 Chương IV Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a. Người sở hữu chứng khoán muốn thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán phải lưu ký chứng khoán vào VSD thông qua các thành viên lưu ký để giao dịch mua bán chứng khoán qua SGDCK hoặc chuyển quyền sở hữu theo quy định tại Khoản b Điều này (trừ trường hợp chuyển quyền sở hữu do thừa kế hoặc do tổ chức phát hành mua lại cổ phiếu của cán bộ, nhân viên khi chấm dứt hợp đồng lao động).
b. VSD chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán đối với các giao dịch không mang tính chất mua bán hoặc không thể thực hiện được qua hệ thống giao dịch tại SGDCK, trong các trường hợp sau:
– Biếu, tặng, cho, thừa kế chứng khoán theo quy định của Luật dân sự.
– Giao dịch chứng khoán lô lẻ theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
– Tổ chức phát hành/Công đoàn của tổ chức phát hành mua lại cổ phiếu ưu đãi của cán bộ, công nhân viên khi chấm dứt hợp đồng lao động làm cổ phiếu quỹ, cổ phiếu thưởng cho cán bộ, nhân viên.
– Tổ chức phát hành dùng cổ phiếu quỹ để thưởng/Công đoàn của tổ chức phát hành phân phối cổ phiếu thưởng cho cán bộ, nhân viên.
– Giao dịch của cổ đông sáng lập trong thời gian hạn chế chuyển nhượng.
– Tổ chức phát hành thay đổi cổ đông chiến lược trong thời gian hạn chế chuyển nhượng.
– Các trường hợp giao dịch đối với chứng khoán đã đăng ký tại VSD và được SGDCK chấp thuận nguyên tắc nhưng chua được chấp thuận niêm yết chính thức.
– Nhà đầu tư ủy thác chuyển quyền sở hữu chứng khoán của mình sang công ty quản lý quỹ trong trường hợp công ty quản lý quỹ nhận quản lý danh mục đầu tư ủy thác bằng tài sản.
– Công ty quản lý quỹ chuyển quyền sở hữu chứng khoán được ủy thác sang nhà đầu tư ủy thác hoặc công ty quản lý quỹ khác trong trường hợp chấm dứt hợp đồng quản lý danh mục đầu tư hoặc công ty quản lý quỹ giải thể, phá sản, phải hoàn trả nhà đầu tư ủy thác tài sản hoặc chuyển danh mục tài sản sang công ty quản lý quỹ khác quản lý.
– Các trường hợp chuyển quyền sở hữu theo quyết định của Tòa án.
– Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, góp vốn bằng cổ phiếu thành lập doanh nghiệp hoặc phân định lại cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật dân sự, Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán.
– Các trường hợp chuyển quyền sở hữu không mang tính chất giao dịch mua bán khác phải được UBCKNN chấp thuận.”
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 21 Chương V Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“1. Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại VSD được thực hiện theo nguyên tắc: khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại VSD.”
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, 5 Điều 24 Chương V Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“3. Tổng số dư trên các tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng mở tại thành viên lưu ký phải luôn khớp với số dư các tài khoản lưu ký của thành viên lưu ký mở tại VSD. Số dư chi tiết trên tài khoản lưu ký chứng khoán của từng khách hàng tại thành viên lưu ký phải khớp với số liệu sở hữu của khách hàng đó tại VSD.
5. Khi phát hiện sai sót trong thông tin trong tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên hoặc khách hàng của thành viên, VSD phải thông báo ngay cho thành viên và thành viên có trách nhiệm điều chỉnh cho phù hợp.”
Điều 7. Bổ sung Điểm f Khoản 1 Điều 26 Chương V Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“f. Thành viên lưu ký có trách nhiệm cập nhật hàng ngày thông tin mở, đóng tài khoản lưu ký của nhà đầu tư thực hiện trong ngày tại thành viên lưu ký cho VSD và thực hiện đối chiếu thông tin số dư tài khoản lưu ký của từng khách hàng với số liệu sở hữu chứng khoán của khách hàng tại VSD trên cơ sở các số liệu về sở hữu chứng khoán của khách hàng mà VSD cung cấp cho thành viên lưu ký. Trình tự, thủ tục thực hiện cập nhật thông tin tài khoản và đối chiếu số dư thực hiện theo quy định của VSD.”
Điều 8. Sửa đổi Khoản 3 Điều 27 Chương V Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“3. UBCKNN hướng dẫn cụ thể về thời hạn thực hiện bán chứng khoán sau giao dịch, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận”
Điều 9. Bổ sung Khoản 3,4 Điều 28 Chương V Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“3. VSD thực hiện yêu cầu ký gửi chứng khoán cho nhà đầu tư đồng thời với đăng ký chứng khoán khi có yêu cầu từ Tổ chức phát hành đứng ra đại diện cho các cổ đông. VSD quy định hồ sơ, thủ tục ký gửi chứng khoán đối với trường hợp này.
4. Trường hợp Tổ chức phát hành quản lý chứng khoán bằng hình thức ghi sổ trên tài khoản và không phát hành tờ chứng chỉ, việc ký gửi chứng khoán của nhà đầu tư được thực hiện theo hướng dẫn của VSD.”
Điều 10. Hủy bỏ Điểm a, f, g, h và sửa đổi, bổ sung Điểm i, k Khoản 1 Điều 30 Chương V Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“i. Khi thành viên lưu ký nơi khách hàng đang mở tài khoản bị hủy bỏ tư cách thành viên, thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động lưu ký, rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán hoặc bị VSD hủy tư cách thành viên lưu ký.
k. Các trường hợp chuyển quyền sở hữu theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.”
Điều 11. Hủy bỏ Khoản 4 và sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 32 Chương VI Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“3. Đối với giao dịch mua, bán chứng khoán niêm yết/chứng khoán đăng ký giao dịch, VSD thực hiện thanh toán căn cứ vào kết quả giao dịch do SGDCK cung cấp.”
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, 2 Điều 40 Chương VI Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“1. VSD có quyền hủy thanh toán giao dịch trong các trường hợp sau:
– Thành viên mất khả năng thanh toán giao dịch sau khi đã áp dụng các biện pháp theo quy định mà không thể khắc phục được.
– Thành viên/khách hàng thành viên bán khống chứng khoán khi chưa có hướng dẫn của Bộ Tài chính.
– Thông tin về tài khoản giao dịch của khách hàng có liên quan không được cập nhật theo quy định của VSD tại thời điểm thực hiện thanh toán giao dịch chứng khoán.
2. Thành viên lưu ký có giao dịch bị hủy thanh toán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các tổn thất phát sinh cho khách hàng và thành viên có liên quan do giao dịch không được thanh toán. Mức bồi thường do các bên tự thỏa thuận nhưng không vượt quá mười phần trăm (10%) giá trị của giao dịch bị hủy thanh toán.”
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 41 Chương VI Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“2. Đối với giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết, khi phát hiện tài khoản của thành viên không đủ tiền, tài khoản của thành viên/khách hàng của thành viên thiếu chứng khoán để thanh toán, hoặc thông tin về tài khoản giao dịch của khách hàng có liên quan không được cập nhật theo quy định của VSD tại thời điểm thực hiện thanh toán giao dịch chứng khoán, VSD xử lý các giao dịch đó theo quy định tại Quy chế hướng dẫn nghiệp vụ của VSD.”
Điều 14. Sửa đổi Khoản 2, bổ sung Khoản 7, 8 Điều 42 Chương VII Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như sau:
“2. Có vốn điều lệ thực góp trên 5.000 tỷ đồng.
7. Có ít nhất 10 thành viên của VSD cam kết đăng ký mở tài khoản thanh toán giao dịch chứng khoán sau khi được chấp thuận làm Ngân hàng thanh toán và không được từ chối khi thành viên của VSD đề nghị sử dụng dịch vụ Ngân hàng thanh toán.
8. Hệ thống có khả năng lưu giữ số liệu thông tin thanh toán giao dịch trong vòng ít nhất 01 năm và có thể cung cấp ngay cho UBCKNN hoặc VSD trong vòng 01 ngày khi có yêu cầu.”
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Trường hợp các thành viên lưu ký của VSD chưa đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 2 Thông tư này thì phải hoàn tất việc nâng cấp hệ thống và sửa đổi quy trình nghiệp vụ chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng TW; – Viện Kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC; – Kiểm toán Nhà nước; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Công báo; – Website Chính phủ; – Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; – Website BTC; – Lưu: VT, UBCKNN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
|
Reviews
There are no reviews yet.