BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ——-
Số: 41/2015/TT-BTNMT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2015
|
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất,
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 56, Điều 61, các mẫu báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều 62, Khoản 3 Điều 63 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) và Điều 5 Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất; nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất; nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Chương II
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Mục 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Điều 3. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là Giấy xác nhận) đối với các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có khối lượng phế liệu nhập khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường) cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Một (01) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (nếu có); Giấy chứng nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
đ) Một (01) trong các văn bản sau: Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án; Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương (nếu có);
e) Hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh);
g) Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ của cơ sở (trường hợp báo cáo không có kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu thì phải bổ sung);
h) Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảy (07) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3c ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Các hồ sơ quy định tại các điểm c, d, đ, e, g Khoản 1 Điều này trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu có kho bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu theo quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP;
d) Các hợp đồng nguyên tắc ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp Giấy xác nhận;
đ) Giấy xác nhận còn hiệu lực của các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
e) Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
2. Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc có văn bản thông báo gửi tổ chức, cá nhân để hoàn thiện.
3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này và tiến hành kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; trường hợp cần thiết, tiến hành lấy mẫu, phân tích, tham vấn các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thành viên đoàn kiểm tra có ý kiến nhận xét theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Kết quả kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường được thể hiện bằng biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan có thẩm quyền không tổ chức đoàn kiểm tra đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất không có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy xác nhận; trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường theo yêu cầu.
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu của văn bản thông báo và hoàn thiện, gửi lại hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan có thẩm quyền xem xét; trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra lại các điều kiện về bảo vệ môi trường và xem xét, cấp Giấy xác nhận. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không phải nộp báo cáo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 4 Thông tư này trong trường hợp phế liệu lần đầu tiên được đề nghị nhập khẩu và công trình, thiết bị sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu đề nghị nhập khẩu chưa đi vào vận hành tại thời điểm đề nghị cấp Giấy xác nhận. Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp bổ sung báo cáo kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu cho cơ quan có thẩm quyền; trường hợp cần thiết, cơ quan cấp Giấy xác nhận tổ chức kiểm tra thực tế, lấy mẫu phân tích; trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy xác nhận theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sử dụng có thay đổi về chủng loại, tăng khối lượng phế liệu nhập khẩu hoặc trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu có thay đổi về tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu thì thực hiện thủ tục cấp, cấp lại Giấy xác nhận theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
8. Thời hạn cấp Giấy xác nhận:
a) Thời hạn cấp Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường là bốn mươi (40) ngày làm việc;
b) Thời hạn cấp Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là ba mươi (30) ngày làm việc;
c) Thời hạn quy định tại điểm a, b Khoản này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 5 Điều này.
Điều 6. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Giấy xác nhận quy định rõ loại phế liệu, mã HS và tổng khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn Giấy xác nhận, các điều kiện về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
2. Trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này, Giấy xác nhận quy định thêm khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận, đảm bảo vừa đủ để cơ sở vận hành công trình, thiết bị sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu.
Điều 7. Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Việc cấp lại Giấy xác nhận được thực hiện trong trường hợp Giấy xác nhận hết thời hạn hoặc Giấy xác nhận bị mất, bị hư hỏng.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn của tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm:
a) Một (01) văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2b ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ gần nhất của cơ sở, nhưng không quá sáu (06) tháng trước ngày cơ sở đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn của tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm:
a) Một (01) văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2b ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận trước ngày Giấy xác nhận hết hạn thì trình tự, thủ tục cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận sau ngày Giấy xác nhận hết hạn thì trình tự, thủ tục thực hiện như quy định tại Điều 5 Thông tư này.
6. Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn:
a) Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường là hai mươi lăm (25) ngày làm việc;
b) Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền cấp của Sở Tài nguyên và Môi trường là hai mươi (20) ngày làm việc;
c) Thời hạn quy định tại điểm a, b Khoản này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
Điều 8. Thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu
1. Việc thu hồi Giấy xác nhận được thực hiện trong các trường hợp:
a) Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc quy định trong Giấy xác nhận đến mức độ phải thu hồi theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu sau thời hạn một (01) năm kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận mà không tiến hành việc nhập khẩu trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chấm dứt hoạt động về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc phá sản, giải thể.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ban hành quyết định thu hồi Giấy xác nhận do mình cấp, trong đó nêu rõ tên tổ chức, cá nhân bị thu hồi, căn cứ, lý do thu hồi.
Điều 9. Nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất gửi văn bản đề nghị nhập khẩu mẫu phế liệu để phân tích theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm e Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
3. Văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Khoản 1 Điều này là cơ sở để cơ quan hải quan xem xét, cho phép mẫu phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành các hoạt động sau:
a) Xem xét hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
b) Trường hợp cần thiết tổ chức giám định mẫu phế liệu dự kiến nhập khẩu và lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân liên quan;
c) Tổ chức kiểm tra điều kiện bảo vệ môi trường tại cơ sở dự kiến thử nghiệm phế liệu nhập khẩu.
6. Căn cứ kết quả thực hiện quy định tại Khoản 5 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về loại, khối lượng, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm và thời gian thử nghiệm phế liệu nhập khẩu.
Mục 2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Điều 10. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong kiểm tra, thông quan phế liệu nhập khẩu
2. Ngoài hồ sơ hải quan theo quy định pháp luật hiện hành về hải quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất nộp bổ sung cho cơ quan hải quan những văn bản sau:
a) Một (01) Giấy xác nhận (bản sao chứng thực);
c) Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu cấp;
d) Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức chứng nhận phù hợp có tên trong danh sách đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định.
3. Ngoài hồ sơ hải quan theo quy định pháp luật hiện hành về hải quan, tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nộp bổ sung cho cơ quan hải quan những văn bản sau:
a) Một (01) Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu của tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu;
b) Một (01) Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu còn hiệu lực của tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu (bản sao chứng thực);
c) Một (01) hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu (bản sao chứng thực);
đ) Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu cấp;
e) Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức chứng nhận phù hợp có tên trong danh sách đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định.
Điều 10 Thông tư 41/2015/TT-BTNMT bị bãi bỏ bởi và . Tuy nhiên, các quy định tại Khoản 2 (trừ điểm b) và Khoản 3 (trừ điểm d) Điều 10 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BTNMT.
Điều 11. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, chỉ định tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất khi đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này và công bố danh sách các tổ chức đã được chỉ định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chủ động lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp đối với phế liệu nhập khẩu của mình.
Trình tự, thủ tục xem xét, chỉ định tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp được thực hiện theo quy định của pháp luật về chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.
2. Yêu cầu đối với tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận phù hợp;
b) Có năng lực chứng nhận phù hợp đáp ứng yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 17020:2001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:1998. Trong đó, lĩnh vực được công nhận phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ môi trường được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
c) Có ít nhất năm (05) giám định viên có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia kiểm tra, đánh giá và có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định;
d) Đã xây dựng và công bố quy trình chứng nhận phù hợp đối với từng loại phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo yêu cầu bảo vệ môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất.
Chương III
TRÁCH NHIỆM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong Giấy xác nhận;
b) Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở của mình;
c) Lấy mẫu, phân tích để xác định chủng loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp;
d) Định kỳ báo cáo về việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu trong năm theo mẫu quy định tại Phụ lục 13a ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cơ quan cấp Giấy xác nhận trước ngày 15 tháng 02 của năm tiếp theo.
2. Đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong Giấy xác nhận;
b) Chuyển giao toàn bộ phế liệu nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu theo đúng hợp đồng ủy thác;
c) Định kỳ báo cáo về việc nhập khẩu phế liệu trong năm theo mẫu quy định tại Phụ lục 13b ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cơ quan cấp Giấy xác nhận trước ngày 15 tháng 02 của năm tiếp theo.
3. Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ;
b) Sử dụng toàn bộ khối lượng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở của mình;
c) Lấy mẫu, phân tích để xác định chủng loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp;
d) Báo cáo về việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 13a ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo thời hạn quy định tại văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận, tổ chức kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận hoặc cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận trong trường hợp được ủy quyền; xử lý hồ sơ đề nghị chỉ định tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định hoặc chỉ định trong trường hợp được ủy quyền.
2. Kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong nhập khẩu và sử dụng phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật. Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các vi phạm trong nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu.
3. Chủ trì xem xét các đề nghị của tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất; kiểm tra, đánh giá việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm, quyết định bổ sung Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với loại phế liệu được xem xét bổ sung vào Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
4. Tổ chức kiểm tra hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu đối với tổ chức đã được chỉ định theo quy định của pháp luật. Đề xuất với cơ quan thẩm quyền chỉ định xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các vi phạm trong hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu.
5. Quản lý chủng loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận theo đúng quy định của Giấy xác nhận đã được cấp.
6. Chủ trì thẩm tra năng lực các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu xử lý, tái chế phế liệu, chất thải vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường mà không tái xuất được bảo đảm đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan giám sát, kiểm tra quá trình xử lý, tái chế.
1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn.
2. Phối hợp với Tổng cục Môi trường, cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan tại địa phương khi có yêu cầu phối hợp kiểm tra phế liệu nhập khẩu.
3. Quản lý chủng loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận theo đúng quy định của Giấy xác nhận đã được cấp.
4. Định kỳ báo cáo về công tác quản lý nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 10 năm 2015.
2. Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận và phải đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
3. Kinh phí cho hoạt động kiểm tra cơ sở nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và các hoạt động khác có liên quan đến nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Tổng cục Hải quan; – Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); – Công báo; – Cổng thông tin điện tử Chính phủ; – Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT; – Lưu: VT, PC, TCMT. Đ180.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Minh Quang
|
PHỤ LỤC 1
QUY MÔ KHỐI LƯỢNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU THUỘC THẨM QUYỀN CẤP GIẤY XÁC NHẬN CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
STT
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
Quy mô tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu (tấn/năm)
|
1
|
Thạch cao.
|
2520
|
10
|
00
|
≥ 500
|
2
|
Xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép.
|
2618
|
00
|
00
|
≥ 500
|
3
|
Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự.
|
3818
|
00
|
00
|
≥ 50
|
4
|
Phế liệu nhựa (Tổng khối lượng các loại phế liệu nhựa)
|
≥ 200
|
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE): Dạng xốp, không cứng.
|
3915
|
10
|
10
|
|
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE): Loại khác.
|
3915
|
10
|
90
|
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Dạng xốp, không cứng.
|
3915
|
20
|
10
|
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Loại khác.
|
3915
|
20
|
90
|
Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ polyme vinyl clorua (PVC): Dạng xốp, không cứng.
|
3915
|
30
|
10
|
Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ polyme vinyl clorua (PVC): Loại khác.
|
3915
|
30
|
90
|
Phế liệu và mẩu vụn từ plastic (nhựa) khác.
|
3915
|
90
|
00
|
5
|
Phế liệu giấy (Tổng khối lượng các loại phế liệu giấy)
|
≥ 200
|
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng.
|
4707
|
10
|
00
|
|
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ.
|
4707
|
20
|
00
|
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình cơ học (ví dụ, giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm tương tự).
|
4707
|
30
|
00
|
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Loại khác, kể cả phế liệu và vụn thừa chưa phân loại.
|
4707
|
90
|
00
|
6
|
Tơ tằm phế liệu (kể cả kén không thích hợp để quay tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế).
|
5003
|
00
|
00
|
≥ 100
|
7
|
Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối.
|
7001
|
00
|
00
|
≥ 100
|
8
|
Phế liệu sắt, thép (Tổng khối lượng các loại phế liệu sắt, thép)
|
≥ 5.000
|
Phế liệu và mảnh vụn của gang.
|
7204
|
10
|
00
|
|
Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: bằng thép không gỉ.
|
7204
|
21
|
00
|
Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác (khác với loại bằng thép không gỉ).
|
7204
|
29
|
00
|
Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc.
|
7204
|
30
|
00
|
Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, phoi cắt và bavia, chưa được ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh, bó.
|
7204
|
41
|
00
|
Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Loại khác.
|
7204
|
49
|
00
|
Thỏi đúc phế liệu (bằng sắt, thép, gang) nấu lại.
|
7204
|
50
|
00
|
9
|
Đồng phế liệu và mảnh vụn.
|
7404
|
00
|
00
|
≥ 50
|
10
|
Niken phế liệu và mảnh vụn.
|
7503
|
00
|
00
|
≥ 50
|
11
|
Nhôm phế liệu và mảnh vụn.
|
7602
|
00
|
00
|
≥ 50
|
12
|
Kẽm phế liệu và mảnh vụn.
|
7902
|
00
|
00
|
≥ 50
|
13
|
Phế liệu và mảnh vụn thiếc.
|
8002
|
00
|
00
|
≥ 50
|
14
|
Vonfram phế liệu và mảnh vụn.
|
8101
|
97
|
00
|
≥ 50
|
15
|
Molypden phế liệu và mảnh vụn.
|
8102
|
97
|
00
|
≥ 50
|
16
|
Magie phế liệu và mảnh vụn.
|
8104
|
20
|
00
|
≥ 50
|
17
|
Titan phế liệu và mảnh vụn.
|
8108
|
30
|
00
|
≥ 50
|
18
|
Zircon phế liệu và mảnh vụn.
|
8109
|
30
|
00
|
≥ 50
|
19
|
Antimon phế liệu và mảnh vụn.
|
8110
|
20
|
00
|
≥ 50
|
20
|
Mangan phế liệu và mảnh vụn.
|
8111
|
00
|
00
|
≥ 50
|
21
|
Crom phế liệu và mảnh vụn.
|
8112
|
22
|
00
|
≥ 50
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2a
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………… V/v đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
|
Địa danh, ngày …… tháng ….. năm …..
|
Kính gửi: …………………….(2)……………………….
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ………………………………………………………………………….
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………………………………………………………
Ngày cấp: …………………………………………… Nơi cấp: ………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………….
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ……………………………..
Số điện thoại: …………………………………..Fax ………………………………. Email………………….
4. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này Hồ sơ đề nghị xem xét cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
5. Hình thức và khối lượng phế liệu nhập khẩu:
a) Trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
b) Nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
6. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị (2) xem xét, kiểm tra và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 2b
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI DO HẾT HẠN GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………… V/v đề nghị cấp lại do hết hạn Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
|
Địa danh, ngày …… tháng ….. năm …..
|
Kính gửi: …………………….(2)……………………….
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ……………………………………………………………………………
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………..Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: ……..
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ………………………………
Số điện thoại: …………………………………..Fax ………………………………. Email…………………..
4. Giấy xác nhận đã được cấp: Số…………………….. ngày ……….. tháng ………… năm ……..
5. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này Hồ sơ đề nghị xem xét cấp lại do hết hạn Giấy xác nhận.
6. Hình thức và khối lượng phế liệu nhập khẩu:
a) Trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
…
|
|
|
|
b) Nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
7. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị (2) xem xét, kiểm tra và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 2c
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI DO BỊ MẤT, BỊ HƯ HỎNG GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………… V/v đề nghị cấp lại do bị mất, bị hư hỏng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
|
Địa danh, ngày …… tháng ….. năm …..
|
Kính gửi: …………………….(2)……………………….
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: …………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ……………………………….
Số điện thoại: …………………………………..Fax ………………………………. Email……………………
4. Giấy xác nhận đã được cấp: Số…………………….. ngày …………… tháng ………. năm ……
Còn thời hạn đến ngày …. tháng …. năm ……….
5. Chúng tôi gửi kèm theo Công văn này Hồ sơ giải trình và đề nghị xem xét cấp lại Giấy xác nhận do bị mất (hoặc bị hư hỏng, kèm theo Giấy xác nhận bị hỏng).
6. Chúng tôi cam kết những lý do bị mất (bị hư hỏng) Giấy xác nhận nêu trong hồ sơ giải trình là đúng và cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị (2) xem xét, kiểm tra và cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 3a
MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU)
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LlỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU (*) (Người đại diện có thẩm quyền ký, ghi họ tên, đóng dấu)
|
CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có) (*) (Người đại diện có thẩm quyền ký, ghi họ tên, đóng dấu)
|
Tháng… năm…
|
Ghi chú:
(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.
PHỤ LỤC 3b
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
MỤC LỤC
I. Thông tin về tổ chức, cá nhân
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ……………………………………………………………………………
– Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………………………………………………………..
Ngày cấp: ………………………………….. Nơi cấp: ………………………………………………………….
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu: (cơ sở sản xuất trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất).
4. Tên người liên hệ: ……………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………… Điện thoại: ………………….. Fax: ……………… Email: …………..
5. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu đã được cấp số ……………………. ngày….tháng……..năm…….., Cơ quan cấp …..(nếu có).
II. Mô tả tóm tắt cơ sở và các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Mô tả tóm tắt việc hình thành cơ sở.
2. Mô tả chi tiết loại hình sản xuất của cơ sở, công nghệ sản xuất; công nghệ tái chế, tái sử dụng phế liệu; công suất; nhu cầu nguyên liệu đầu vào (trong đó mô tả rõ nguyên liệu không phải là phế liệu và nguyên liệu là phế liệu).
3. Mô tả phế liệu nhập khẩu:
a) Đối với phế liệu trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
– Loại phế liệu nhập khẩu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu, xác định các loại chất thải và kết quả phân tích thành phần chất thải đi kèm phế liệu.
b) Trường hợp cơ sở đề nghị nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài với mục đích để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất thì cung cấp các thông tin sau:
– Tên phế liệu.
– Loại hình sản xuất phát sinh loại phế liệu: mô tả cụ thể loại hình sản xuất và công đoạn phát sinh loại phế liệu.
– Kết quả phân tích thành phần, tính chất của loại phế liệu.
– Những tạp chất, chất nguy hại có khả năng bám dính kèm với phế liệu.
– Mô tả cụ thể mục đích nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
– Lợi ích kinh tế-xã hội khi sử dụng loại phế liệu dự kiến nhập khẩu.
4. Mô tả các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sử dụng phế liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015:
a) Mô tả kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
– Tình trạng hoặc hình thức sở hữu kho.
– Tổng diện tích khu vực kho tập kết phế liệu.
– Hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu.
– Nền, sàn, tường, vách ngăn, mái che khu vực lưu giữ phế liệu.
– Thiết bị phòng cháy chữa cháy.
– Tình trạng tiếp giáp của khu vực kho phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có.
– Phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.
b) Mô tả bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
– Tình trạng hoặc hình thức sở hữu bãi.
– Tổng diện tích khu vực bãi tập kết phế liệu.
– Hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa đợt đầu chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu.
– Nền, sàn bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
– Biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
– Thiết bị phòng cháy chữa cháy.
– Tình trạng tiếp giáp của khu vực bãi tập kết phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có.
– Phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.
c) Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế. Mô tả rõ những nội dung sau:
– Các biện pháp thu gom chất thải phát sinh từ phế liệu nhập khẩu.
– Khu vực lưu giữ chất thải phát sinh.
– Phương tiện, thiết bị được sử dụng để lưu giữ chất thải (chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại).
– Phương tiện được sử dụng để vận chuyển phế liệu trong nội bộ cơ sở sản xuất.
– Các biện pháp xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chuẩn bị, sơ chế phế liệu nhập khẩu.
d) Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu. Mô tả rõ những nội dung sau:
– Công nghệ, thiết bị được sử dụng để xử lý chất thải (công suất, hiệu quả xử lý…).
– Một số đặc tính kỹ thuật, yêu cầu đặc thù của công nghệ, thiết bị xử lý chất thải (nếu có).
– Khu vực lắp đặt hệ thống, thiết bị xử lý chất thải.
– Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, tái chế chất thải phát sinh (khí thải, nước thải,…).
– Hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường (nếu có).
đ) Phương án ký hợp đồng thuê đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (kèm theo hợp đồng xử lý chất thải).
III. Phương án xử lý đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường hoặc không thể tái xuất
1. Phương án công nghệ áp dụng để xử lý (hoặc thuê đơn vị có năng lực xử lý): Nêu chi tiết phương án xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm.
– Cách thức vận chuyển.
– Cách thức xử lý phù hợp với loại phế liệu nhập khẩu.
– Cách thức xử lý sản phẩm thu được sau khi xử lý.
– Cách thức xử lý khác (tiêu hủy).
2. Đơn vị thực hiện việc xử lý.
– Nêu rõ chức năng xử lý, năng lực xử lý.
– Các nội dung khác của đơn vị xử lý.
IV. Kết luận và cam kết
Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong báo cáo nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ý>
|
PHỤ LỤC 3c
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
MỤC LỤC
I/ Thông tin về tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu:
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nhận ủy thác nhập khẩu: ………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………………………………………………………..
Ngày cấp: ………………………………….. Nơi cấp: …………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Tên người liên hệ: ……………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………… Điện thoại: …………………… Fax: ……………… Email: …………..
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu đã được cấp số ……………………. ngày….tháng……..năm…….., Cơ quan cấp …..(nếu có).
II/ Thông tin về các tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu (kê khai đối với từng tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu):
1. Tên Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu: …………………………………………………………….
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………………………………………………………..
Ngày cấp: ………………………………….. Nơi cấp: …………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu: ………
4. Tên người liên hệ khi cần: ………………………………………………………………………………….
Chức vụ: ………………………… Điện thoại: …………………… Fax: ……………… Email: ………….
5. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu số ….ngày….tháng…năm…….., Cơ quan cấp và kèm theo bản sao có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân.
III. Mô tả về cơ sở và phế liệu nhập khẩu:
1. Mô tả chức năng hoạt động kinh doanh sản xuất: (loại sản phẩm/hàng hóa sản xuất, kinh doanh,…); thâm niên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đã từng ký kết hợp đồng nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất khi nào (nếu có ghi rõ thời gian, chủng loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu). Tình hình chấp hành pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu và bảo vệ môi trường.
2. Mô tả phế liệu: (chủng loại phế liệu nhập khẩu, khối lượng phế liệu dự kiến nhận ủy thác nhập khẩu theo từng hợp đồng nguyên tắc với tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu).
IV. Phương án xử lý đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường hoặc không thể tái xuất
1. Phương án công nghệ áp dụng để xử lý (hoặc thuê đơn vị có năng lực xử lý): Nêu chi tiết phương án xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm.
– Cách thức vận chuyển.
– Cách thức xử lý phù hợp với loại phế liệu nhập khẩu.
– Cách thức xử lý sản phẩm thu được sau khi xử lý.
– Cách thức xử lý khác (tiêu hủy).
2. Đơn vị thực hiện việc xử lý.
– Nêu rõ chức năng xử lý, năng lực xử lý.
– Các nội dung khác của đơn vị xử lý.
3. Phương án tài chính khi xảy ra vi phạm:
Cam kết về việc tái xuất toàn bộ lô hàng phế liệu nhập khẩu và chịu toàn bộ chi phí tài chính để khắc phục các hậu quả gây ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
V. Kết luận và cam kết
Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong báo cáo nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ý>
|
PHỤ LỤC 4a
BẢN CAM KẾT VỀ TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ………………
|
Địa danh, ngày …… tháng ….. năm …..
|
BẢN CAM KẾT
TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
Kính gửi: …………………….(2)……………………….
I. Thông tin chung:
1. Tổ chức, cá nhân (1): ………………………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………….., Fax:……………………………….., Email: …………………
3. Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu:
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số: …………. ngày …… tháng …….. năm…….. Cơ quan cấp…… (nếu có).
II. Thông tin về phế liệu dự kiến nhập khẩu:
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
III. Nội dung cam kết:
1. Chúng tôi cam kết chỉ nhập khẩu phế liệu khi biết rõ xuất xứ, thành phần và hàm lượng tạp chất đi kèm với phế liệu và đáp ứng các yêu cầu quy định của Việt Nam.
2. Chúng tôi cam kết trong hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận giao dịch với bên xuất khẩu có điều khoản yêu cầu bên xuất khẩu phải nhận lại hàng nếu phế liệu không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định hiện hành của Việt Nam về bảo vệ môi trường mà hai bên đã thống nhất.
3. Chúng tôi cam kết lưu giữ, vận chuyển và sử dụng phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.
4. Chúng tôi cam kết phế liệu nhập khẩu chỉ sử dụng làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở sản xuất của mình.
5. Nếu để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, chúng tôi cam kết tái xuất toàn bộ lô hàng phế liệu nhập khẩu và chịu toàn bộ chi phí tài chính để khắc phục các hậu quả gây ô nhiễm môi trường.
6. Trường hợp không thể tái xuất được, chúng tôi chịu trách nhiệm xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu với các nội dung cụ thể như sau:
– Thực hiện đúng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu.
– Lập phương án chi tiết xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm pháp luật trình cơ quan quản lý về môi trường xem xét, quyết định.
– Chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường không tái xuất được.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 4b
BẢN CAM KẾT VỀ TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu để sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ………………
|
Địa danh, ngày …… tháng ….. năm …..
|
BẢN CAM KẾT
TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
Kính gửi: ……………………..(2)……………………….
I. Thông tin chung:
1. Tổ chức, cá nhân (1): ………………………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………….., Fax: …………………………………., Email: ………………
3. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số: ……………………..ngày….. tháng …… năm …….. Cơ quan cấp……. (nếu có).
4. Nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân: ………. (Tên tổ chức cá nhân ủy thác nhập khẩu) …………………………………………………………………………………………………….
II. Thông tin về phế liệu dự kiến nhập khẩu:
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
III. Nội dung cam kết:
1. Chúng tôi cam kết chỉ nhập khẩu phế liệu khi biết rõ xuất xứ, thành phần và hàm lượng tạp chất đi kèm với phế liệu và đáp ứng các yêu cầu quy định của Việt Nam.
2. Chúng tôi cam kết trong hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận giao dịch với bên xuất khẩu có điều khoản yêu cầu bên xuất khẩu phải nhận lại hàng nếu phế liệu không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định hiện hành của Việt Nam về bảo vệ môi trường mà hai bên đã thống nhất.
3. Chúng tôi cam kết lưu giữ, vận chuyển phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.
4. Cam kết chỉ giao phế liệu nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu.
5. Nếu để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, chúng tôi cam kết tái xuất toàn bộ lô hàng phế liệu nhập khẩu.
6. Trường hợp không thể tái xuất được, chúng tôi chịu trách nhiệm xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu với các nội dung cụ thể như sau:
– Thực hiện đúng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nhập khẩu phế liệu do vi phạm pháp luật.
– Lập phương án chi tiết xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm pháp luật trình cơ quan quản lý về môi trường xem xét, quyết định.
– Chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường không tái xuất được.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 5
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐOÀN KIỂM TRA CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
… (1) … ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: …..
|
(Địa danh), ngày …. tháng …. năm ….
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Đoàn kiểm tra các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của “… (2) …”
… (3) …
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Quyết định số …/QĐ… ngày … tháng … năm … của …………………. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …;
Căn cứ Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
Xét đề nghị của … (2) … tại Văn bản số … ngày … tháng … năm về việc đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
Theo đề nghị của … (4) …,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập đoàn kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với “… (2) …” gồm các ông, bà có tên sau đây:
1. Ông/bà …, Trưởng đoàn;
2. Ông/bà …, Phó Trưởng đoàn (nếu có);
3. Ông/bà …, thành viên;
….
….Ông/bà …, thành viên, thư ký;
Điều 2. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của “… (2) …” làm căn cứ để cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định.
Điều 3. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trước ngày … tháng … năm …
Điều 4. Chi phí cho hoạt động của đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng (4), các ông, bà có tên trong Điều 1, tổ chức, cá nhân “… (2)…” chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 5; – …(5)… – Lưu …
|
…(3)… (ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra (Tổng cục Môi trường ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền cấp Giấy xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
(2) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan ra quyết định.
(4) Thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì thực hiện kiểm tra.
(5) Nơi nhận khác (nếu có).
PHỤ LỤC 6
MẪU BẢN NHẬN XÉT ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BẢN NHẬN XÉT
ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
CỦA …………………………………..
I. Người viết nhận xét
1. Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………………..
2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: …………………………………………………………………….
3. Nơi công tác: (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail): ………………………………
4. Chức danh trong đoàn kiểm tra: …………………………………………………………………………
II. Nhận xét về nội dung báo cáo điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Những nội dung đạt yêu cầu: (nhận xét chung về những ưu điểm của nội dung báo cáo).
2. Những nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung: (nhận xét chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của báo cáo).
3. Những nhận xét khác.
III. Kết quả kiểm tra thực tế
1. Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
2. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
3. Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế.
4. Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu.
5. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
IV. Kết luận và đề nghị:
|
Địa danh, ngày… tháng … năm… NGƯỜI NHẬN XÉT (Ký, ghi họ tên)
|
PHỤ LỤC 7
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Đoàn kiểm tra theo Quyết định số …/QĐ-… ngày tháng … năm 20…. của (tên cơ quan ra Quyết định thành lập Đoàn) về việc kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của (Tên cơ sở), tiến hành kiểm tra tại:
Thời gian kiểm tra: từ … giờ… ngày …. tháng … năm …… đến …. giờ …. ngày …. tháng …… năm ……
Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………………….. Fax: ………………………………………………………..
I. Thành phần Đoàn kiểm tra gồm: (ghi đầy đủ họ tên của Trưởng đoàn và tất cả các thành viên có mặt)
II. Đại diện phía cơ sở: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ những người có mặt)
III. Nội dung kiểm tra
– Kiểm tra thực tế điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của (tên cơ sở) theo quy định của pháp luật, làm căn cứ để cấp Giấy xác nhận theo quy định.
– Lấy mẫu kiểm chứng số liệu về các nguồn chất thải của cơ sở (nếu có).
IV. Nhận xét: Nhận xét chi tiết về tình hình hoạt động và thực hiện bảo vệ môi trường của cơ sở, cụ thể:
1. Các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sử dụng phế liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015:
a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu;
b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu;
c) Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế;
d) Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu;
đ) Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
2. Nhận xét về nội dung báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
3. Việc lấy và phân tích mẫu chất thải (nếu có).
V. Kết luận
1. Các kết quả đạt được.
2. Các tồn tại về hồ sơ.
3. Các tồn tại về điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
VI. Ý kiến của tổ chức, cá nhân
Biên bản được lập vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại … và đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe.
Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân (Ký, ghi họ tên, chức vụ)
|
Thư ký đoàn kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên)
|
Trưởng đoàn kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên)
|
______________________
Ghi chú: Trưởng đoàn kiểm tra và đại diện tổ chức, cá nhân ký nháy vào góc dưới phía trái của từng trang biên bản (trừ trang cuối).
PHỤ LỤC 8a
MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Áp dụng đối với trường hợp cấp, cấp lại cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…………….(1)……………..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………..
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
GIẤY XÁC NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Cấp cho: ………………………………….(2)………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………
Tên và địa chỉ của (3): …………………………………………………………………………………………..
Thông tin để gửi thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu phục vụ kiểm tra, thông quan: Điện thoại: ………………………………; Fax: ……………………………..; Email: ………………………..
……………….. (1) ……………..
XÁC NHẬN:
1. Các điều kiện về bảo vệ môi trường của (3):
1.1. Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
1.2. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
1.3. Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế.
1.4. Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu.
1.5. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
(Đối với các mục từ 1.1 đến 1.5 cần ghi rõ đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường đối với từng hạng mục, điều kiện).
2. …(2)/(3)……. đã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
3. …(2)… đã có bản cam kết tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu số … ngày…. tháng… năm ….
4. Phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận:
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
|
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
5. Những yêu cầu khác:
5.1. Chỉ được phép nhập khẩu khối lượng phế liệu đảm bảo sức chứa của kho (hoặc bãi) của cơ sở sản xuất ……………..
5.2. ……………………………………………………………………………..
6. Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận: từ ngày …… tháng ….. năm ….. đến ngày ….. tháng ….. năm …….
|
Thủ trưởng của (1) ý>
|
Nơi nhận: – Như trên; – Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu là Giấy xác nhận do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp); – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh…(nếu là Giấy xác nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp); – …
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
(2) Tên tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
(3) Cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu để sản xuất của tổ chức, cá nhân (2).
PHỤ LỤC 8b
MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐlỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Áp dụng đối với trường hợp cấp, cấp lại cho tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…………….(1)……………..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………..
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
GIẤY XÁC NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Cấp cho: ……………………………….(2)…………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu của (2) …………………………………………………..
Thông tin để gửi thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu phục vụ kiểm tra, thông quan: Điện thoại: …………………………………; Fax: …………………………; Email: ……………………….
……………. (1) …………….
XÁC NHẬN:
1. Các điều kiện về bảo vệ môi trường của (2): (trong trường hợp (2) có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu)
1.1. Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
1.2. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
1.3. Đã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
(Đối với các mục từ 1.1 đến 1.2 cần ghi rõ đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường đối với từng hạng mục, điều kiện. Đối với mục 1.3 cần ghi rõ tên đơn vị ký hợp đồng, các thông tin về hợp đồng)
2 … (2)… đã có bản cam kết tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu số … ngày tháng … năm ….
3. Phế liệu được phép nhận ủy thác nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận:
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
|
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
4. Những yêu cầu khác:
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
5. Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận: từ ngày …. tháng ….. năm ….. đến ngày ….. tháng …… năm ……..
|
Thủ trưởng của (1) ý>
|
Nơi nhận: – Như trên; – Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu là Giấy xác nhận do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp); – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh…(nếu là Giấy xác nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp); – …
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
(2) Tên tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
PHỤ LỤC 9
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP NHẬP KHẨU MẪU PHẾ LIỆU ĐỂ PHÂN TÍCH PHỤC VỤ THỬ NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………… V/v đề nghị cho phép nhập khẩu mẫu phế liệu để phân tích phục vụ thử nghiệm
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ………………………………………………………………………………
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………………………………………………………….
Ngày cấp: …………………………………… Nơi cấp: …………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ………………………………….Fax………………………………Email……………………..
Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu số … ngày…. tháng…. năm…. cơ quan cấp …….(nếu có).
Tên và địa chỉ của cơ sở thực hiện việc phân tích mẫu phế liệu: ……………………………………………..
Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này các thông tin về mẫu phế liệu dự kiến nhập khẩu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam để phân tích.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, cho phép nhập khẩu ….. kg phế liệu này vào Việt Nam để tiến hành phân tích phục vụ cho việc đánh giá sản xuất thử nghiệm loại phế liệu này tại Việt Nam. Chúng tôi cam đoan lượng phế liệu này không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị.
PHỤ LỤC 10
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU KHÔNG THUỘC DANH MỤC PHẾ LIỆU ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU ĐỂ THỬ NGHIỆM LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………… V/v đề nghị cho phép nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: …………………………………………………………………………….
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………………………………………………………..
Ngày cấp: …………………………………………………. Nơi cấp: ……………………………………………
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ………………………………
Số điện thoại: …………………………………Fax…………………………………….Email…………………
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số ……..ngày …… tháng ……. năm ……cơ quan cấp…….. (nếu có).
5. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này Hồ sơ đề nghị xem xét cho phép nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
6. Loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu:
TT
|
Tên phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời gian thử nghiệm (tấn)
|
1
|
|
|
2
|
|
|
….
|
|
|
7. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép ….(1)……….. nhập khẩu phế liệu …….(2)…….. từ nước ngoài để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị.
(2) Tên loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
PHỤ LỤC 11
MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ LÔ HÀNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: ……………… V/v thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
Kính gửi: ……………….(2)………………….
A. Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu:
1. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu:…………………………………………………………………………
Đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số: ………………… ngày …… tháng ……. năm ….. Cơ quan cấp ………….. (Ghi rõ hình thức trực tiếp nhập khẩu phế liệu để phục vụ sản xuất hoặc nhận ủy thác nhập khẩu).
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Thông tin để gửi thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu phục vụ kiểm tra, thông quan:
– Tên người liên hệ: ………………………….; Chức vụ: ……………………………………………………
– Điện thoại: …………………………………….. Fax: ………………………………….. Email:…………….
B. Thông tin về lô hàng phế liệu nhập khẩu:
1. Tên phế liệu nhập khẩu: ……………………………………………………………………………………..
2. Xuất xứ của lô hàng phế liệu nhập khẩu: ………………………………………………………………
3. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ……………………………………………………………
4. Tên cảng xuất khẩu: …………………………………………………………………………………………..
5. Tên cửa khẩu nhập khẩu phế liệu: ……………………………………………………………………….
6. Dự kiến thời gian lô hàng phế liệu đến cửa khẩu nhập: …………………………………………..
7. Liệt kê khối lượng phế liệu nhập khẩu theo từng lô hàng trước thời điểm nhập khẩu (tính từ khi Giấy xác nhận có hiệu lực) theo bảng sau:
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
|
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
|
Cửa khẩu nhập
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu
|
1. Tên loại phế liệu và tổng khối lượng được phép nhập khẩu, mã HS
|
Lô 1
|
|
|
|
Lô 2
|
|
|
|
…
|
|
|
|
Lô hàng phế liệu nhập khẩu theo đề nghị tại văn bản này
|
|
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu còn lại theo Giấy xác nhận
|
|
2. Tên loại phế liệu và tổng khối lượng được phép nhập khẩu, mã HS
|
Lô 1
|
|
|
|
Lô 2
|
|
|
|
…
|
|
|
|
Lô hàng phế liệu nhập khẩu theo đề nghị tại văn bản này
|
|
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu còn lại theo Giấy xác nhận
|
|
8. Các bản sao vận đơn hàng hóa, hợp đồng liên quan đến lô hàng phế liệu nhập khẩu theo văn bản đề nghị này gửi kèm theo:
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
9. Các giấy tờ khác kèm theo (nếu có)
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cục Kiểm soát ô nhiễm trực thuộc Tổng cục Môi trường trường hợp do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận; Sở Tài nguyên và Môi trường
PHỤ LỤC 13a
MẪU BÁO CÁO VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRỰC TIẾP SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ………………
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
BÁO CÁO VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU NĂM ………………..
Kính gửi: ……………..(2)……………………………….
I. Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu:
1. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Tên và địa chỉ các cơ sở sản xuất trực thuộc có sử dụng phế liệu nhập khẩu:
……………………………………………………………………………………………………………………………
4. Loại sản phẩm sản xuất ra từ nguyên liệu là phế liệu nhập khẩu: …………………………….
5. Tên người liên hệ: ……………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:…………………………………………. Fax:…………………………………. E-mail: …………..
II. Báo cáo về nhập khẩu, sử dụng phế liệu đã nhập khẩu trong năm
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
|
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
|
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
Cửa khẩu nhập khẩu
|
Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
|
Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được
|
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS
|
Lô 1
|
Ngày…tháng…năm
|
|
|
|
………
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
…….
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
|
|
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS
|
Lô 1
|
Ngày…tháng…năm
|
|
|
|
……..
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
……..
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
|
|
III. Báo cáo về công tác bảo vệ môi trường:
Báo cáo cụ thể về các nội dung liên quan đến:
– Tình trạng kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
– Tình hình quản lý, vận hành, hiệu quả xử lý của các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế.
– Tình hình vận hành, hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu.
– Tình hình thực hiện hợp đồng thuê đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
– Việc xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (nếu có).
IV. Kiến nghị:
Nơi nhận: – Như trên; – …..
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 13b
MẪU BÁO CÁO VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬN ỦY THÁC NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ………………
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
BÁO CÁO
VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU NĂM …………..
Kính gửi: ………..(2)…………………………………
I. Thông tin về tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu:
1. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Tên và địa chỉ các cơ sở sản xuất trực thuộc có sử dụng phế liệu nhập khẩu:
……………………………………………………………………………………………………………………………
4. Tên người liên hệ: ……………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………… Fax: …………………………………Email……………………
II. Báo cáo về nhập khẩu, sử dụng phế liệu đã nhập khẩu trong năm
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
|
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
|
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
Cửa khẩu nhập khẩu
|
Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
|
Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được
|
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
|
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS
|
|
Lô 1
|
Ngày…tháng…năm
|
|
|
|
…….
|
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
|
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS
|
|
Lô 1
|
Ngày ..tháng ..năm
|
|
|
|
…..
|
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
|
III. Báo cáo về công tác bảo vệ môi trường:
Báo cáo cụ thể về các nội dung liên quan đến:
– Tình trạng kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu (nếu có).
– Tình hình thực hiện hợp đồng thuê đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh từ quá trình lưu giữ phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (nếu có).
– Việc xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (nếu có).
IV. Kiến nghị:
Nơi nhận: – Như trên; – …..
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 14
MẪU BÁO CÁO VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
UBND TỈNH/TP…… SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ………………
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
BÁO CÁO
VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU NĂM ………..
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
I. Thống kê về phế liệu nhập khẩu, sử dụng:
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 1: …………………………………………………………..
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
|
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
|
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
Cửa khẩu nhập khẩu
|
Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
|
Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được
|
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS
|
Lô 1
|
Ngày… tháng…năm
|
|
|
|
………..
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
|
|
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS
|
Lô 1
|
Ngày…tháng…năm
|
|
|
|
……….
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
……
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
|
|
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 2: ……………………………………………………………
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
|
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
|
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
Cửa khẩu nhập khẩu
|
Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
|
Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được
|
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS
|
Lô 1
|
Ngày…tháng…năm
|
|
|
|
………
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
………
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
|
|
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS
|
Lô 1
|
Ngày…tháng…năm
|
|
|
|
………
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
……….
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
|
|
II. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu:
– Tình hình nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu trên địa bàn (những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các sự cố môi trường liên quan đến phế liệu và xử lý sự cố, ký quỹ và sử dụng số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu v.v…).
– Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất v.v….
– Các vấn đề khác.
III. Kết luận và kiến nghị: …………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Nơi nhận: – Như trên; – UBND tỉnh …….. (để báo cáo); – ….
|
GIÁM ĐỐC ý>
|
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ——-
Số: 41/2015/TT-BTNMT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2015
|
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất,
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 56, Điều 61, các mẫu báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều 62, Khoản 3 Điều 63 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) và Điều 5 Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất; nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất; nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Chương II
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Mục 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Điều 3. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là Giấy xác nhận) đối với các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có khối lượng phế liệu nhập khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường) cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Một (01) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (nếu có); Giấy chứng nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
đ) Một (01) trong các văn bản sau: Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án; Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương (nếu có);
e) Hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh);
g) Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ của cơ sở (trường hợp báo cáo không có kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu thì phải bổ sung);
h) Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảy (07) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3c ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Các hồ sơ quy định tại các điểm c, d, đ, e, g Khoản 1 Điều này trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu có kho bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu theo quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP;
d) Các hợp đồng nguyên tắc ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp Giấy xác nhận;
đ) Giấy xác nhận còn hiệu lực của các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
e) Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
2. Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc có văn bản thông báo gửi tổ chức, cá nhân để hoàn thiện.
3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này và tiến hành kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; trường hợp cần thiết, tiến hành lấy mẫu, phân tích, tham vấn các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thành viên đoàn kiểm tra có ý kiến nhận xét theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Kết quả kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường được thể hiện bằng biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan có thẩm quyền không tổ chức đoàn kiểm tra đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất không có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy xác nhận; trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường theo yêu cầu.
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu của văn bản thông báo và hoàn thiện, gửi lại hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan có thẩm quyền xem xét; trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra lại các điều kiện về bảo vệ môi trường và xem xét, cấp Giấy xác nhận. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không phải nộp báo cáo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 4 Thông tư này trong trường hợp phế liệu lần đầu tiên được đề nghị nhập khẩu và công trình, thiết bị sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu đề nghị nhập khẩu chưa đi vào vận hành tại thời điểm đề nghị cấp Giấy xác nhận. Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp bổ sung báo cáo kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu cho cơ quan có thẩm quyền; trường hợp cần thiết, cơ quan cấp Giấy xác nhận tổ chức kiểm tra thực tế, lấy mẫu phân tích; trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy xác nhận theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sử dụng có thay đổi về chủng loại, tăng khối lượng phế liệu nhập khẩu hoặc trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu có thay đổi về tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu thì thực hiện thủ tục cấp, cấp lại Giấy xác nhận theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
8. Thời hạn cấp Giấy xác nhận:
a) Thời hạn cấp Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường là bốn mươi (40) ngày làm việc;
b) Thời hạn cấp Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là ba mươi (30) ngày làm việc;
c) Thời hạn quy định tại điểm a, b Khoản này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 5 Điều này.
Điều 6. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Giấy xác nhận quy định rõ loại phế liệu, mã HS và tổng khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn Giấy xác nhận, các điều kiện về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
2. Trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này, Giấy xác nhận quy định thêm khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận, đảm bảo vừa đủ để cơ sở vận hành công trình, thiết bị sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu.
Điều 7. Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Việc cấp lại Giấy xác nhận được thực hiện trong trường hợp Giấy xác nhận hết thời hạn hoặc Giấy xác nhận bị mất, bị hư hỏng.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn của tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm:
a) Một (01) văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2b ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ gần nhất của cơ sở, nhưng không quá sáu (06) tháng trước ngày cơ sở đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn của tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm:
a) Một (01) văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2b ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận trước ngày Giấy xác nhận hết hạn thì trình tự, thủ tục cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận sau ngày Giấy xác nhận hết hạn thì trình tự, thủ tục thực hiện như quy định tại Điều 5 Thông tư này.
6. Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn:
a) Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường là hai mươi lăm (25) ngày làm việc;
b) Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền cấp của Sở Tài nguyên và Môi trường là hai mươi (20) ngày làm việc;
c) Thời hạn quy định tại điểm a, b Khoản này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
Điều 8. Thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu
1. Việc thu hồi Giấy xác nhận được thực hiện trong các trường hợp:
a) Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc quy định trong Giấy xác nhận đến mức độ phải thu hồi theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu sau thời hạn một (01) năm kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận mà không tiến hành việc nhập khẩu trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chấm dứt hoạt động về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc phá sản, giải thể.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ban hành quyết định thu hồi Giấy xác nhận do mình cấp, trong đó nêu rõ tên tổ chức, cá nhân bị thu hồi, căn cứ, lý do thu hồi.
Điều 9. Nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất gửi văn bản đề nghị nhập khẩu mẫu phế liệu để phân tích theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm e Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
3. Văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Khoản 1 Điều này là cơ sở để cơ quan hải quan xem xét, cho phép mẫu phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành các hoạt động sau:
a) Xem xét hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
b) Trường hợp cần thiết tổ chức giám định mẫu phế liệu dự kiến nhập khẩu và lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân liên quan;
c) Tổ chức kiểm tra điều kiện bảo vệ môi trường tại cơ sở dự kiến thử nghiệm phế liệu nhập khẩu.
6. Căn cứ kết quả thực hiện quy định tại Khoản 5 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về loại, khối lượng, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm và thời gian thử nghiệm phế liệu nhập khẩu.
Mục 2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Điều 10. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong kiểm tra, thông quan phế liệu nhập khẩu
2. Ngoài hồ sơ hải quan theo quy định pháp luật hiện hành về hải quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất nộp bổ sung cho cơ quan hải quan những văn bản sau:
a) Một (01) Giấy xác nhận (bản sao chứng thực);
c) Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu cấp;
d) Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức chứng nhận phù hợp có tên trong danh sách đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định.
3. Ngoài hồ sơ hải quan theo quy định pháp luật hiện hành về hải quan, tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nộp bổ sung cho cơ quan hải quan những văn bản sau:
a) Một (01) Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu của tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu;
b) Một (01) Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu còn hiệu lực của tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu (bản sao chứng thực);
c) Một (01) hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu (bản sao chứng thực);
đ) Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu cấp;
e) Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức chứng nhận phù hợp có tên trong danh sách đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định.
Điều 10 Thông tư 41/2015/TT-BTNMT bị bãi bỏ bởi và . Tuy nhiên, các quy định tại Khoản 2 (trừ điểm b) và Khoản 3 (trừ điểm d) Điều 10 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BTNMT.
Điều 11. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, chỉ định tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất khi đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này và công bố danh sách các tổ chức đã được chỉ định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chủ động lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp đối với phế liệu nhập khẩu của mình.
Trình tự, thủ tục xem xét, chỉ định tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp được thực hiện theo quy định của pháp luật về chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.
2. Yêu cầu đối với tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận phù hợp;
b) Có năng lực chứng nhận phù hợp đáp ứng yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 17020:2001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:1998. Trong đó, lĩnh vực được công nhận phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ môi trường được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
c) Có ít nhất năm (05) giám định viên có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia kiểm tra, đánh giá và có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định;
d) Đã xây dựng và công bố quy trình chứng nhận phù hợp đối với từng loại phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo yêu cầu bảo vệ môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất.
Chương III
TRÁCH NHIỆM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong Giấy xác nhận;
b) Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở của mình;
c) Lấy mẫu, phân tích để xác định chủng loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp;
d) Định kỳ báo cáo về việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu trong năm theo mẫu quy định tại Phụ lục 13a ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cơ quan cấp Giấy xác nhận trước ngày 15 tháng 02 của năm tiếp theo.
2. Đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong Giấy xác nhận;
b) Chuyển giao toàn bộ phế liệu nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu theo đúng hợp đồng ủy thác;
c) Định kỳ báo cáo về việc nhập khẩu phế liệu trong năm theo mẫu quy định tại Phụ lục 13b ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cơ quan cấp Giấy xác nhận trước ngày 15 tháng 02 của năm tiếp theo.
3. Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ;
b) Sử dụng toàn bộ khối lượng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở của mình;
c) Lấy mẫu, phân tích để xác định chủng loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp;
d) Báo cáo về việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 13a ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo thời hạn quy định tại văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận, tổ chức kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận hoặc cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận trong trường hợp được ủy quyền; xử lý hồ sơ đề nghị chỉ định tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định hoặc chỉ định trong trường hợp được ủy quyền.
2. Kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong nhập khẩu và sử dụng phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật. Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các vi phạm trong nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu.
3. Chủ trì xem xét các đề nghị của tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất; kiểm tra, đánh giá việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm, quyết định bổ sung Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với loại phế liệu được xem xét bổ sung vào Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
4. Tổ chức kiểm tra hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu đối với tổ chức đã được chỉ định theo quy định của pháp luật. Đề xuất với cơ quan thẩm quyền chỉ định xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các vi phạm trong hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu.
5. Quản lý chủng loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận theo đúng quy định của Giấy xác nhận đã được cấp.
6. Chủ trì thẩm tra năng lực các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu xử lý, tái chế phế liệu, chất thải vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường mà không tái xuất được bảo đảm đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan giám sát, kiểm tra quá trình xử lý, tái chế.
1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn.
2. Phối hợp với Tổng cục Môi trường, cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan tại địa phương khi có yêu cầu phối hợp kiểm tra phế liệu nhập khẩu.
3. Quản lý chủng loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận theo đúng quy định của Giấy xác nhận đã được cấp.
4. Định kỳ báo cáo về công tác quản lý nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 10 năm 2015.
2. Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận và phải đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
3. Kinh phí cho hoạt động kiểm tra cơ sở nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và các hoạt động khác có liên quan đến nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Tổng cục Hải quan; – Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); – Công báo; – Cổng thông tin điện tử Chính phủ; – Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT; – Lưu: VT, PC, TCMT. Đ180.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Minh Quang
|
PHỤ LỤC 1
QUY MÔ KHỐI LƯỢNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU THUỘC THẨM QUYỀN CẤP GIẤY XÁC NHẬN CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
STT
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
Quy mô tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu (tấn/năm)
|
1
|
Thạch cao.
|
2520
|
10
|
00
|
≥ 500
|
2
|
Xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép.
|
2618
|
00
|
00
|
≥ 500
|
3
|
Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự.
|
3818
|
00
|
00
|
≥ 50
|
4
|
Phế liệu nhựa (Tổng khối lượng các loại phế liệu nhựa)
|
≥ 200
|
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE): Dạng xốp, không cứng.
|
3915
|
10
|
10
|
|
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE): Loại khác.
|
3915
|
10
|
90
|
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Dạng xốp, không cứng.
|
3915
|
20
|
10
|
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Loại khác.
|
3915
|
20
|
90
|
Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ polyme vinyl clorua (PVC): Dạng xốp, không cứng.
|
3915
|
30
|
10
|
Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ polyme vinyl clorua (PVC): Loại khác.
|
3915
|
30
|
90
|
Phế liệu và mẩu vụn từ plastic (nhựa) khác.
|
3915
|
90
|
00
|
5
|
Phế liệu giấy (Tổng khối lượng các loại phế liệu giấy)
|
≥ 200
|
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng.
|
4707
|
10
|
00
|
|
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ.
|
4707
|
20
|
00
|
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình cơ học (ví dụ, giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm tương tự).
|
4707
|
30
|
00
|
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Loại khác, kể cả phế liệu và vụn thừa chưa phân loại.
|
4707
|
90
|
00
|
6
|
Tơ tằm phế liệu (kể cả kén không thích hợp để quay tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế).
|
5003
|
00
|
00
|
≥ 100
|
7
|
Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối.
|
7001
|
00
|
00
|
≥ 100
|
8
|
Phế liệu sắt, thép (Tổng khối lượng các loại phế liệu sắt, thép)
|
≥ 5.000
|
Phế liệu và mảnh vụn của gang.
|
7204
|
10
|
00
|
|
Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: bằng thép không gỉ.
|
7204
|
21
|
00
|
Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác (khác với loại bằng thép không gỉ).
|
7204
|
29
|
00
|
Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc.
|
7204
|
30
|
00
|
Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, phoi cắt và bavia, chưa được ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh, bó.
|
7204
|
41
|
00
|
Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Loại khác.
|
7204
|
49
|
00
|
Thỏi đúc phế liệu (bằng sắt, thép, gang) nấu lại.
|
7204
|
50
|
00
|
9
|
Đồng phế liệu và mảnh vụn.
|
7404
|
00
|
00
|
≥ 50
|
10
|
Niken phế liệu và mảnh vụn.
|
7503
|
00
|
00
|
≥ 50
|
11
|
Nhôm phế liệu và mảnh vụn.
|
7602
|
00
|
00
|
≥ 50
|
12
|
Kẽm phế liệu và mảnh vụn.
|
7902
|
00
|
00
|
≥ 50
|
13
|
Phế liệu và mảnh vụn thiếc.
|
8002
|
00
|
00
|
≥ 50
|
14
|
Vonfram phế liệu và mảnh vụn.
|
8101
|
97
|
00
|
≥ 50
|
15
|
Molypden phế liệu và mảnh vụn.
|
8102
|
97
|
00
|
≥ 50
|
16
|
Magie phế liệu và mảnh vụn.
|
8104
|
20
|
00
|
≥ 50
|
17
|
Titan phế liệu và mảnh vụn.
|
8108
|
30
|
00
|
≥ 50
|
18
|
Zircon phế liệu và mảnh vụn.
|
8109
|
30
|
00
|
≥ 50
|
19
|
Antimon phế liệu và mảnh vụn.
|
8110
|
20
|
00
|
≥ 50
|
20
|
Mangan phế liệu và mảnh vụn.
|
8111
|
00
|
00
|
≥ 50
|
21
|
Crom phế liệu và mảnh vụn.
|
8112
|
22
|
00
|
≥ 50
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2a
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………… V/v đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
|
Địa danh, ngày …… tháng ….. năm …..
|
Kính gửi: …………………….(2)……………………….
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ………………………………………………………………………….
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………………………………………………………
Ngày cấp: …………………………………………… Nơi cấp: ………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………….
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ……………………………..
Số điện thoại: …………………………………..Fax ………………………………. Email………………….
4. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này Hồ sơ đề nghị xem xét cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
5. Hình thức và khối lượng phế liệu nhập khẩu:
a) Trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
b) Nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
6. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị (2) xem xét, kiểm tra và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 2b
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI DO HẾT HẠN GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………… V/v đề nghị cấp lại do hết hạn Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
|
Địa danh, ngày …… tháng ….. năm …..
|
Kính gửi: …………………….(2)……………………….
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ……………………………………………………………………………
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………..Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: ……..
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ………………………………
Số điện thoại: …………………………………..Fax ………………………………. Email…………………..
4. Giấy xác nhận đã được cấp: Số…………………….. ngày ……….. tháng ………… năm ……..
5. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này Hồ sơ đề nghị xem xét cấp lại do hết hạn Giấy xác nhận.
6. Hình thức và khối lượng phế liệu nhập khẩu:
a) Trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
…
|
|
|
|
b) Nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
7. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị (2) xem xét, kiểm tra và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 2c
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI DO BỊ MẤT, BỊ HƯ HỎNG GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………… V/v đề nghị cấp lại do bị mất, bị hư hỏng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
|
Địa danh, ngày …… tháng ….. năm …..
|
Kính gửi: …………………….(2)……………………….
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: …………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ……………………………….
Số điện thoại: …………………………………..Fax ………………………………. Email……………………
4. Giấy xác nhận đã được cấp: Số…………………….. ngày …………… tháng ………. năm ……
Còn thời hạn đến ngày …. tháng …. năm ……….
5. Chúng tôi gửi kèm theo Công văn này Hồ sơ giải trình và đề nghị xem xét cấp lại Giấy xác nhận do bị mất (hoặc bị hư hỏng, kèm theo Giấy xác nhận bị hỏng).
6. Chúng tôi cam kết những lý do bị mất (bị hư hỏng) Giấy xác nhận nêu trong hồ sơ giải trình là đúng và cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị (2) xem xét, kiểm tra và cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 3a
MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU)
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LlỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU (*) (Người đại diện có thẩm quyền ký, ghi họ tên, đóng dấu)
|
CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có) (*) (Người đại diện có thẩm quyền ký, ghi họ tên, đóng dấu)
|
Tháng… năm…
|
Ghi chú:
(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.
PHỤ LỤC 3b
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
MỤC LỤC
I. Thông tin về tổ chức, cá nhân
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ……………………………………………………………………………
– Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………………………………………………………..
Ngày cấp: ………………………………….. Nơi cấp: ………………………………………………………….
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu: (cơ sở sản xuất trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất).
4. Tên người liên hệ: ……………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………… Điện thoại: ………………….. Fax: ……………… Email: …………..
5. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu đã được cấp số ……………………. ngày….tháng……..năm…….., Cơ quan cấp …..(nếu có).
II. Mô tả tóm tắt cơ sở và các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Mô tả tóm tắt việc hình thành cơ sở.
2. Mô tả chi tiết loại hình sản xuất của cơ sở, công nghệ sản xuất; công nghệ tái chế, tái sử dụng phế liệu; công suất; nhu cầu nguyên liệu đầu vào (trong đó mô tả rõ nguyên liệu không phải là phế liệu và nguyên liệu là phế liệu).
3. Mô tả phế liệu nhập khẩu:
a) Đối với phế liệu trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
– Loại phế liệu nhập khẩu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu, xác định các loại chất thải và kết quả phân tích thành phần chất thải đi kèm phế liệu.
b) Trường hợp cơ sở đề nghị nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài với mục đích để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất thì cung cấp các thông tin sau:
– Tên phế liệu.
– Loại hình sản xuất phát sinh loại phế liệu: mô tả cụ thể loại hình sản xuất và công đoạn phát sinh loại phế liệu.
– Kết quả phân tích thành phần, tính chất của loại phế liệu.
– Những tạp chất, chất nguy hại có khả năng bám dính kèm với phế liệu.
– Mô tả cụ thể mục đích nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
– Lợi ích kinh tế-xã hội khi sử dụng loại phế liệu dự kiến nhập khẩu.
4. Mô tả các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sử dụng phế liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015:
a) Mô tả kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
– Tình trạng hoặc hình thức sở hữu kho.
– Tổng diện tích khu vực kho tập kết phế liệu.
– Hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu.
– Nền, sàn, tường, vách ngăn, mái che khu vực lưu giữ phế liệu.
– Thiết bị phòng cháy chữa cháy.
– Tình trạng tiếp giáp của khu vực kho phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có.
– Phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.
b) Mô tả bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
– Tình trạng hoặc hình thức sở hữu bãi.
– Tổng diện tích khu vực bãi tập kết phế liệu.
– Hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa đợt đầu chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu.
– Nền, sàn bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
– Biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
– Thiết bị phòng cháy chữa cháy.
– Tình trạng tiếp giáp của khu vực bãi tập kết phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có.
– Phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.
c) Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế. Mô tả rõ những nội dung sau:
– Các biện pháp thu gom chất thải phát sinh từ phế liệu nhập khẩu.
– Khu vực lưu giữ chất thải phát sinh.
– Phương tiện, thiết bị được sử dụng để lưu giữ chất thải (chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại).
– Phương tiện được sử dụng để vận chuyển phế liệu trong nội bộ cơ sở sản xuất.
– Các biện pháp xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chuẩn bị, sơ chế phế liệu nhập khẩu.
d) Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu. Mô tả rõ những nội dung sau:
– Công nghệ, thiết bị được sử dụng để xử lý chất thải (công suất, hiệu quả xử lý…).
– Một số đặc tính kỹ thuật, yêu cầu đặc thù của công nghệ, thiết bị xử lý chất thải (nếu có).
– Khu vực lắp đặt hệ thống, thiết bị xử lý chất thải.
– Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, tái chế chất thải phát sinh (khí thải, nước thải,…).
– Hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường (nếu có).
đ) Phương án ký hợp đồng thuê đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (kèm theo hợp đồng xử lý chất thải).
III. Phương án xử lý đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường hoặc không thể tái xuất
1. Phương án công nghệ áp dụng để xử lý (hoặc thuê đơn vị có năng lực xử lý): Nêu chi tiết phương án xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm.
– Cách thức vận chuyển.
– Cách thức xử lý phù hợp với loại phế liệu nhập khẩu.
– Cách thức xử lý sản phẩm thu được sau khi xử lý.
– Cách thức xử lý khác (tiêu hủy).
2. Đơn vị thực hiện việc xử lý.
– Nêu rõ chức năng xử lý, năng lực xử lý.
– Các nội dung khác của đơn vị xử lý.
IV. Kết luận và cam kết
Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong báo cáo nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ý>
|
PHỤ LỤC 3c
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
MỤC LỤC
I/ Thông tin về tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu:
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nhận ủy thác nhập khẩu: ………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………………………………………………………..
Ngày cấp: ………………………………….. Nơi cấp: …………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Tên người liên hệ: ……………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………… Điện thoại: …………………… Fax: ……………… Email: …………..
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu đã được cấp số ……………………. ngày….tháng……..năm…….., Cơ quan cấp …..(nếu có).
II/ Thông tin về các tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu (kê khai đối với từng tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu):
1. Tên Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu: …………………………………………………………….
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………………………………………………………..
Ngày cấp: ………………………………….. Nơi cấp: …………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu: ………
4. Tên người liên hệ khi cần: ………………………………………………………………………………….
Chức vụ: ………………………… Điện thoại: …………………… Fax: ……………… Email: ………….
5. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu số ….ngày….tháng…năm…….., Cơ quan cấp và kèm theo bản sao có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân.
III. Mô tả về cơ sở và phế liệu nhập khẩu:
1. Mô tả chức năng hoạt động kinh doanh sản xuất: (loại sản phẩm/hàng hóa sản xuất, kinh doanh,…); thâm niên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đã từng ký kết hợp đồng nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất khi nào (nếu có ghi rõ thời gian, chủng loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu). Tình hình chấp hành pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu và bảo vệ môi trường.
2. Mô tả phế liệu: (chủng loại phế liệu nhập khẩu, khối lượng phế liệu dự kiến nhận ủy thác nhập khẩu theo từng hợp đồng nguyên tắc với tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu).
IV. Phương án xử lý đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường hoặc không thể tái xuất
1. Phương án công nghệ áp dụng để xử lý (hoặc thuê đơn vị có năng lực xử lý): Nêu chi tiết phương án xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm.
– Cách thức vận chuyển.
– Cách thức xử lý phù hợp với loại phế liệu nhập khẩu.
– Cách thức xử lý sản phẩm thu được sau khi xử lý.
– Cách thức xử lý khác (tiêu hủy).
2. Đơn vị thực hiện việc xử lý.
– Nêu rõ chức năng xử lý, năng lực xử lý.
– Các nội dung khác của đơn vị xử lý.
3. Phương án tài chính khi xảy ra vi phạm:
Cam kết về việc tái xuất toàn bộ lô hàng phế liệu nhập khẩu và chịu toàn bộ chi phí tài chính để khắc phục các hậu quả gây ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
V. Kết luận và cam kết
Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong báo cáo nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ý>
|
PHỤ LỤC 4a
BẢN CAM KẾT VỀ TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ………………
|
Địa danh, ngày …… tháng ….. năm …..
|
BẢN CAM KẾT
TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
Kính gửi: …………………….(2)……………………….
I. Thông tin chung:
1. Tổ chức, cá nhân (1): ………………………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………….., Fax:……………………………….., Email: …………………
3. Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu:
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số: …………. ngày …… tháng …….. năm…….. Cơ quan cấp…… (nếu có).
II. Thông tin về phế liệu dự kiến nhập khẩu:
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
III. Nội dung cam kết:
1. Chúng tôi cam kết chỉ nhập khẩu phế liệu khi biết rõ xuất xứ, thành phần và hàm lượng tạp chất đi kèm với phế liệu và đáp ứng các yêu cầu quy định của Việt Nam.
2. Chúng tôi cam kết trong hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận giao dịch với bên xuất khẩu có điều khoản yêu cầu bên xuất khẩu phải nhận lại hàng nếu phế liệu không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định hiện hành của Việt Nam về bảo vệ môi trường mà hai bên đã thống nhất.
3. Chúng tôi cam kết lưu giữ, vận chuyển và sử dụng phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.
4. Chúng tôi cam kết phế liệu nhập khẩu chỉ sử dụng làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở sản xuất của mình.
5. Nếu để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, chúng tôi cam kết tái xuất toàn bộ lô hàng phế liệu nhập khẩu và chịu toàn bộ chi phí tài chính để khắc phục các hậu quả gây ô nhiễm môi trường.
6. Trường hợp không thể tái xuất được, chúng tôi chịu trách nhiệm xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu với các nội dung cụ thể như sau:
– Thực hiện đúng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu.
– Lập phương án chi tiết xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm pháp luật trình cơ quan quản lý về môi trường xem xét, quyết định.
– Chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường không tái xuất được.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 4b
BẢN CAM KẾT VỀ TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu để sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ………………
|
Địa danh, ngày …… tháng ….. năm …..
|
BẢN CAM KẾT
TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
Kính gửi: ……………………..(2)……………………….
I. Thông tin chung:
1. Tổ chức, cá nhân (1): ………………………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………….., Fax: …………………………………., Email: ………………
3. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số: ……………………..ngày….. tháng …… năm …….. Cơ quan cấp……. (nếu có).
4. Nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân: ………. (Tên tổ chức cá nhân ủy thác nhập khẩu) …………………………………………………………………………………………………….
II. Thông tin về phế liệu dự kiến nhập khẩu:
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
III. Nội dung cam kết:
1. Chúng tôi cam kết chỉ nhập khẩu phế liệu khi biết rõ xuất xứ, thành phần và hàm lượng tạp chất đi kèm với phế liệu và đáp ứng các yêu cầu quy định của Việt Nam.
2. Chúng tôi cam kết trong hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận giao dịch với bên xuất khẩu có điều khoản yêu cầu bên xuất khẩu phải nhận lại hàng nếu phế liệu không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định hiện hành của Việt Nam về bảo vệ môi trường mà hai bên đã thống nhất.
3. Chúng tôi cam kết lưu giữ, vận chuyển phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.
4. Cam kết chỉ giao phế liệu nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu.
5. Nếu để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, chúng tôi cam kết tái xuất toàn bộ lô hàng phế liệu nhập khẩu.
6. Trường hợp không thể tái xuất được, chúng tôi chịu trách nhiệm xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu với các nội dung cụ thể như sau:
– Thực hiện đúng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nhập khẩu phế liệu do vi phạm pháp luật.
– Lập phương án chi tiết xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm pháp luật trình cơ quan quản lý về môi trường xem xét, quyết định.
– Chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường không tái xuất được.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 5
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐOÀN KIỂM TRA CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
… (1) … ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: …..
|
(Địa danh), ngày …. tháng …. năm ….
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Đoàn kiểm tra các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của “… (2) …”
… (3) …
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Quyết định số …/QĐ… ngày … tháng … năm … của …………………. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …;
Căn cứ Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
Xét đề nghị của … (2) … tại Văn bản số … ngày … tháng … năm về việc đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
Theo đề nghị của … (4) …,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập đoàn kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với “… (2) …” gồm các ông, bà có tên sau đây:
1. Ông/bà …, Trưởng đoàn;
2. Ông/bà …, Phó Trưởng đoàn (nếu có);
3. Ông/bà …, thành viên;
….
….Ông/bà …, thành viên, thư ký;
Điều 2. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của “… (2) …” làm căn cứ để cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định.
Điều 3. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trước ngày … tháng … năm …
Điều 4. Chi phí cho hoạt động của đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng (4), các ông, bà có tên trong Điều 1, tổ chức, cá nhân “… (2)…” chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 5; – …(5)… – Lưu …
|
…(3)… (ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra (Tổng cục Môi trường ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền cấp Giấy xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
(2) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan ra quyết định.
(4) Thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì thực hiện kiểm tra.
(5) Nơi nhận khác (nếu có).
PHỤ LỤC 6
MẪU BẢN NHẬN XÉT ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BẢN NHẬN XÉT
ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
CỦA …………………………………..
I. Người viết nhận xét
1. Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………………..
2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: …………………………………………………………………….
3. Nơi công tác: (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail): ………………………………
4. Chức danh trong đoàn kiểm tra: …………………………………………………………………………
II. Nhận xét về nội dung báo cáo điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Những nội dung đạt yêu cầu: (nhận xét chung về những ưu điểm của nội dung báo cáo).
2. Những nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung: (nhận xét chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của báo cáo).
3. Những nhận xét khác.
III. Kết quả kiểm tra thực tế
1. Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
2. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
3. Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế.
4. Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu.
5. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
IV. Kết luận và đề nghị:
|
Địa danh, ngày… tháng … năm… NGƯỜI NHẬN XÉT (Ký, ghi họ tên)
|
PHỤ LỤC 7
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Đoàn kiểm tra theo Quyết định số …/QĐ-… ngày tháng … năm 20…. của (tên cơ quan ra Quyết định thành lập Đoàn) về việc kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của (Tên cơ sở), tiến hành kiểm tra tại:
Thời gian kiểm tra: từ … giờ… ngày …. tháng … năm …… đến …. giờ …. ngày …. tháng …… năm ……
Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………………….. Fax: ………………………………………………………..
I. Thành phần Đoàn kiểm tra gồm: (ghi đầy đủ họ tên của Trưởng đoàn và tất cả các thành viên có mặt)
II. Đại diện phía cơ sở: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ những người có mặt)
III. Nội dung kiểm tra
– Kiểm tra thực tế điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của (tên cơ sở) theo quy định của pháp luật, làm căn cứ để cấp Giấy xác nhận theo quy định.
– Lấy mẫu kiểm chứng số liệu về các nguồn chất thải của cơ sở (nếu có).
IV. Nhận xét: Nhận xét chi tiết về tình hình hoạt động và thực hiện bảo vệ môi trường của cơ sở, cụ thể:
1. Các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sử dụng phế liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015:
a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu;
b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu;
c) Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế;
d) Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu;
đ) Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
2. Nhận xét về nội dung báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
3. Việc lấy và phân tích mẫu chất thải (nếu có).
V. Kết luận
1. Các kết quả đạt được.
2. Các tồn tại về hồ sơ.
3. Các tồn tại về điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
VI. Ý kiến của tổ chức, cá nhân
Biên bản được lập vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại … và đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe.
Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân (Ký, ghi họ tên, chức vụ)
|
Thư ký đoàn kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên)
|
Trưởng đoàn kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên)
|
______________________
Ghi chú: Trưởng đoàn kiểm tra và đại diện tổ chức, cá nhân ký nháy vào góc dưới phía trái của từng trang biên bản (trừ trang cuối).
PHỤ LỤC 8a
MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Áp dụng đối với trường hợp cấp, cấp lại cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…………….(1)……………..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………..
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
GIẤY XÁC NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Cấp cho: ………………………………….(2)………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………
Tên và địa chỉ của (3): …………………………………………………………………………………………..
Thông tin để gửi thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu phục vụ kiểm tra, thông quan: Điện thoại: ………………………………; Fax: ……………………………..; Email: ………………………..
……………….. (1) ……………..
XÁC NHẬN:
1. Các điều kiện về bảo vệ môi trường của (3):
1.1. Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
1.2. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
1.3. Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế.
1.4. Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu.
1.5. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
(Đối với các mục từ 1.1 đến 1.5 cần ghi rõ đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường đối với từng hạng mục, điều kiện).
2. …(2)/(3)……. đã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
3. …(2)… đã có bản cam kết tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu số … ngày…. tháng… năm ….
4. Phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận:
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
|
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
5. Những yêu cầu khác:
5.1. Chỉ được phép nhập khẩu khối lượng phế liệu đảm bảo sức chứa của kho (hoặc bãi) của cơ sở sản xuất ……………..
5.2. ……………………………………………………………………………..
6. Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận: từ ngày …… tháng ….. năm ….. đến ngày ….. tháng ….. năm …….
|
Thủ trưởng của (1) ý>
|
Nơi nhận: – Như trên; – Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu là Giấy xác nhận do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp); – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh…(nếu là Giấy xác nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp); – …
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
(2) Tên tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
(3) Cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu để sản xuất của tổ chức, cá nhân (2).
PHỤ LỤC 8b
MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐlỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Áp dụng đối với trường hợp cấp, cấp lại cho tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…………….(1)……………..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………..
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
GIẤY XÁC NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Cấp cho: ……………………………….(2)…………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu của (2) …………………………………………………..
Thông tin để gửi thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu phục vụ kiểm tra, thông quan: Điện thoại: …………………………………; Fax: …………………………; Email: ……………………….
……………. (1) …………….
XÁC NHẬN:
1. Các điều kiện về bảo vệ môi trường của (2): (trong trường hợp (2) có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu)
1.1. Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
1.2. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
1.3. Đã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
(Đối với các mục từ 1.1 đến 1.2 cần ghi rõ đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường đối với từng hạng mục, điều kiện. Đối với mục 1.3 cần ghi rõ tên đơn vị ký hợp đồng, các thông tin về hợp đồng)
2 … (2)… đã có bản cam kết tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu số … ngày tháng … năm ….
3. Phế liệu được phép nhận ủy thác nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận:
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
|
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
|
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
|
Tên phế liệu
|
Mã HS
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
4. Những yêu cầu khác:
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
5. Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận: từ ngày …. tháng ….. năm ….. đến ngày ….. tháng …… năm ……..
|
Thủ trưởng của (1) ý>
|
Nơi nhận: – Như trên; – Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu là Giấy xác nhận do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp); – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh…(nếu là Giấy xác nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp); – …
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
(2) Tên tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
PHỤ LỤC 9
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP NHẬP KHẨU MẪU PHẾ LIỆU ĐỂ PHÂN TÍCH PHỤC VỤ THỬ NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………… V/v đề nghị cho phép nhập khẩu mẫu phế liệu để phân tích phục vụ thử nghiệm
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ………………………………………………………………………………
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………………………………………………………….
Ngày cấp: …………………………………… Nơi cấp: …………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ………………………………….Fax………………………………Email……………………..
Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu số … ngày…. tháng…. năm…. cơ quan cấp …….(nếu có).
Tên và địa chỉ của cơ sở thực hiện việc phân tích mẫu phế liệu: ……………………………………………..
Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này các thông tin về mẫu phế liệu dự kiến nhập khẩu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam để phân tích.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, cho phép nhập khẩu ….. kg phế liệu này vào Việt Nam để tiến hành phân tích phục vụ cho việc đánh giá sản xuất thử nghiệm loại phế liệu này tại Việt Nam. Chúng tôi cam đoan lượng phế liệu này không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị.
PHỤ LỤC 10
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU KHÔNG THUỘC DANH MỤC PHẾ LIỆU ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU ĐỂ THỬ NGHIỆM LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ……………… V/v đề nghị cho phép nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: …………………………………………………………………………….
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………………………………………………………..
Ngày cấp: …………………………………………………. Nơi cấp: ……………………………………………
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ………………………………
Số điện thoại: …………………………………Fax…………………………………….Email…………………
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số ……..ngày …… tháng ……. năm ……cơ quan cấp…….. (nếu có).
5. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này Hồ sơ đề nghị xem xét cho phép nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
6. Loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu:
TT
|
Tên phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời gian thử nghiệm (tấn)
|
1
|
|
|
2
|
|
|
….
|
|
|
7. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép ….(1)……….. nhập khẩu phế liệu …….(2)…….. từ nước ngoài để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị.
(2) Tên loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
PHỤ LỤC 11
MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ LÔ HÀNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: ……………… V/v thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
Kính gửi: ……………….(2)………………….
A. Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu:
1. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu:…………………………………………………………………………
Đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số: ………………… ngày …… tháng ……. năm ….. Cơ quan cấp ………….. (Ghi rõ hình thức trực tiếp nhập khẩu phế liệu để phục vụ sản xuất hoặc nhận ủy thác nhập khẩu).
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Thông tin để gửi thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu phục vụ kiểm tra, thông quan:
– Tên người liên hệ: ………………………….; Chức vụ: ……………………………………………………
– Điện thoại: …………………………………….. Fax: ………………………………….. Email:…………….
B. Thông tin về lô hàng phế liệu nhập khẩu:
1. Tên phế liệu nhập khẩu: ……………………………………………………………………………………..
2. Xuất xứ của lô hàng phế liệu nhập khẩu: ………………………………………………………………
3. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ……………………………………………………………
4. Tên cảng xuất khẩu: …………………………………………………………………………………………..
5. Tên cửa khẩu nhập khẩu phế liệu: ……………………………………………………………………….
6. Dự kiến thời gian lô hàng phế liệu đến cửa khẩu nhập: …………………………………………..
7. Liệt kê khối lượng phế liệu nhập khẩu theo từng lô hàng trước thời điểm nhập khẩu (tính từ khi Giấy xác nhận có hiệu lực) theo bảng sau:
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
|
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
|
Cửa khẩu nhập
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu
|
1. Tên loại phế liệu và tổng khối lượng được phép nhập khẩu, mã HS
|
Lô 1
|
|
|
|
Lô 2
|
|
|
|
…
|
|
|
|
Lô hàng phế liệu nhập khẩu theo đề nghị tại văn bản này
|
|
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu còn lại theo Giấy xác nhận
|
|
2. Tên loại phế liệu và tổng khối lượng được phép nhập khẩu, mã HS
|
Lô 1
|
|
|
|
Lô 2
|
|
|
|
…
|
|
|
|
Lô hàng phế liệu nhập khẩu theo đề nghị tại văn bản này
|
|
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu còn lại theo Giấy xác nhận
|
|
8. Các bản sao vận đơn hàng hóa, hợp đồng liên quan đến lô hàng phế liệu nhập khẩu theo văn bản đề nghị này gửi kèm theo:
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
9. Các giấy tờ khác kèm theo (nếu có)
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
Nơi nhận: – Như trên; – ….
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cục Kiểm soát ô nhiễm trực thuộc Tổng cục Môi trường trường hợp do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận; Sở Tài nguyên và Môi trường
PHỤ LỤC 13a
MẪU BÁO CÁO VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRỰC TIẾP SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT
ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ………………
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
BÁO CÁO VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU NĂM ………………..
Kính gửi: ……………..(2)……………………………….
I. Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu:
1. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Tên và địa chỉ các cơ sở sản xuất trực thuộc có sử dụng phế liệu nhập khẩu:
……………………………………………………………………………………………………………………………
4. Loại sản phẩm sản xuất ra từ nguyên liệu là phế liệu nhập khẩu: …………………………….
5. Tên người liên hệ: ……………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:…………………………………………. Fax:…………………………………. E-mail: …………..
II. Báo cáo về nhập khẩu, sử dụng phế liệu đã nhập khẩu trong năm
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
|
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
|
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
Cửa khẩu nhập khẩu
|
Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
|
Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được
|
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS
|
Lô 1
|
Ngày…tháng…năm
|
|
|
|
………
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
…….
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
|
|
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS
|
Lô 1
|
Ngày…tháng…năm
|
|
|
|
……..
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
……..
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
|
|
III. Báo cáo về công tác bảo vệ môi trường:
Báo cáo cụ thể về các nội dung liên quan đến:
– Tình trạng kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
– Tình hình quản lý, vận hành, hiệu quả xử lý của các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế.
– Tình hình vận hành, hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu.
– Tình hình thực hiện hợp đồng thuê đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
– Việc xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (nếu có).
IV. Kiến nghị:
Nơi nhận: – Như trên; – …..
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 13b
MẪU BÁO CÁO VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬN ỦY THÁC NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ………………
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
BÁO CÁO
VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU NĂM …………..
Kính gửi: ………..(2)…………………………………
I. Thông tin về tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu:
1. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..
3. Tên và địa chỉ các cơ sở sản xuất trực thuộc có sử dụng phế liệu nhập khẩu:
……………………………………………………………………………………………………………………………
4. Tên người liên hệ: ……………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………… Fax: …………………………………Email……………………
II. Báo cáo về nhập khẩu, sử dụng phế liệu đã nhập khẩu trong năm
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
|
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
|
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
Cửa khẩu nhập khẩu
|
Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
|
Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được
|
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
|
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS
|
|
Lô 1
|
Ngày…tháng…năm
|
|
|
|
…….
|
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
|
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS
|
|
Lô 1
|
Ngày ..tháng ..năm
|
|
|
|
…..
|
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
|
III. Báo cáo về công tác bảo vệ môi trường:
Báo cáo cụ thể về các nội dung liên quan đến:
– Tình trạng kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu (nếu có).
– Tình hình thực hiện hợp đồng thuê đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh từ quá trình lưu giữ phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (nếu có).
– Việc xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (nếu có).
IV. Kiến nghị:
Nơi nhận: – Như trên; – …..
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1) ý>
|
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 14
MẪU BÁO CÁO VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
UBND TỈNH/TP…… SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ——-
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: ………………
|
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….
|
BÁO CÁO
VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỬ DỤNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU NĂM ………..
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
I. Thống kê về phế liệu nhập khẩu, sử dụng:
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 1: …………………………………………………………..
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
|
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
|
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
Cửa khẩu nhập khẩu
|
Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
|
Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được
|
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS
|
Lô 1
|
Ngày… tháng…năm
|
|
|
|
………..
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
|
|
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS
|
Lô 1
|
Ngày…tháng…năm
|
|
|
|
……….
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
……
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
|
|
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 2: ……………………………………………………………
Lô hàng phế liệu nhập khẩu
|
Thời điểm nhập (Ngày/tháng/năm)
|
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
Cửa khẩu nhập khẩu
|
Số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
|
Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý phế liệu vi phạm không tái xuất được
|
Loại phế liệu nhập khẩu 1, mã HS
|
Lô 1
|
Ngày…tháng…năm
|
|
|
|
………
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
………
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
|
|
Loại phế liệu nhập khẩu 2, mã HS
|
Lô 1
|
Ngày…tháng…năm
|
|
|
|
………
|
Lô 2
|
|
|
|
|
|
|
……….
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng phế liệu đã nhập khẩu
|
|
Khối lượng phế liệu nhập khẩu đã sử dụng
|
|
II. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu:
– Tình hình nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu trên địa bàn (những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các sự cố môi trường liên quan đến phế liệu và xử lý sự cố, ký quỹ và sử dụng số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu v.v…).
– Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất v.v….
– Các vấn đề khác.
III. Kết luận và kiến nghị: …………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Nơi nhận: – Như trên; – UBND tỉnh …….. (để báo cáo); – ….
|
GIÁM ĐỐC ý>
|
Reviews
There are no reviews yet.