Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 40/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động, thu gom, sàng lọc một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 40/2007/TT-BTC NGÀY 23Â THÁNG 4Â NĂM 2007
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG VÀ MỨC CHI CHO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN,
VẬN ĐỘNG, THU GOM, SÀNG LỌC MỘT ĐƠN VỊ MÁU ĐẠT TIÊU CHUẨN

Căn cứ Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg ngày 07/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện;

Căn cứ Quyết định số 198/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình An toàn truyền máu;

Sau khi thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi để tuyên truyền, vận động, thu gom, sàng lọc một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ sở y tế công lập có chức năng thu gom, sàng lọc và lưu trữ máu theo quy định của Bộ Y tế; Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện và người hiến máu.

2. Một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn quy định có khối lượng 250 ml máu toàn phần được lấy và bảo quản trong túi chất dẻo chứa máu có sẵn chất chống đông CPD-A1 sau khi đã được làm toàn bộ các xét nghiệm sàng lọc cần thiết để đảm bảo an toàn truyền máu theo quy định.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động, thu gom, sàng lọc một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn từ nguồn kinh phí thu hồi khi cung cấp máu cho người bệnh, bao gồm:

a) Chi bồi dưỡng trực tiếp cho người hiến máu chuyên nghiệp:

– 140.000 đồng tính cho một đơn vịÂ máu có khối lượng 250 ml.

– 200.000 đồng tính cho khối lượng máu 350 ml.

– 260.000 đồng tính cho khối lượng máu 450 ml.

Cứ thêm hoặc giảm đi 1 ml máu thì cộng thêm hoặc giảm đi tương ứng 600 đồng.

b) Chi quà tặng bằng hiện vật nhằm động viên khuyến khích, bồi dưỡng sức khỏe đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi là 50.000 đồng/người/01 lần hiến máu (áp dụng cho tất cả các mức thể tích máu).

Căn cứ vào tình hình thực tế, cơ sở y tế thu gom, sàng lọc và lưu trữ máu kết hợp với Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện quyết định hiện vật để làm quà tặng.

c) Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi 20.000 đồng/người/01 lần hiến máu.

Các cơ sở y tế thu gom, sàng lọc và lưu trữ máu có trách nhiệm chi trực tiếp khoản chi này cho người hiến máu tình nguyện để giúp họ thuận lợi đi đến các điểm hiến máu tình nguyện.

d) Chi ăn, uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu: Mức chi 10.000 đồng/người/01lần hiến máu.

Các cơ sở thực hiện lấy máu tổ chức chu đáo, công khai để người hiến máu được ăn uống tại chỗ trước và sau khi hiến máu.

đ) Chi phí dụng cụ lấy máu, túi chứa máu bằng chất dẻo.

e) Chi phí thuê xe, mua xăng, dầu khi đi lấy máu tại các điểm lấy máu lưu động theo hoá đơn, hợp đồng thực tế.

g) Chi phí khám lâm sàng, làm các xét nghiệm thông thường và xét nghiệm sàng lọc bệnh nhiễm trùng cần thiết để đảm bảo một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn quy định (không tính chi phí cho xét nghiệm HIV đã được Nhà nước cấp kinh phí thông qua Dự án phòng chống HIV/AIDS).

h) Chi phí hủy những đơn vị máu không đạt tiêu chuẩn (máu bị nhiễm các bệnh lây lan qua đường truyền máu hoặc do lấy máu không đủ số lượng).

i) Chi hỗ trợ công tác tổ chức tư vấn cho người hiến máu tình nguyện tại các cơ sở y tế công lập được giao nhiệm vụ thu gom, sàng lọc máu.

k) Chi phí in Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện (Bộ Y tế quy định việc cấp, sử dụng và quản lý Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện).

l) Chi cho công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức ngày hiến máu tình nguyện; chi sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm của công tác tuyên truyền vận động ngày hiến máu tình nguyện là 30.000 đồng/1 đơn vị máu thu gom được của đối tượng hiến máu tình nguyện (tính chung cho tất cả các thể tích máu); cụ thể:

– Chi cho Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện các cấp là 10.000 đồng/đơn vị máu để chi công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm… theo từng cấp. Khoản kinh phí này được chuyển thông qua hợp đồng trách nhiệm giữa các cơ sở y tế có chức năng thu gom, sàng lọc máu với Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện các cấp để quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng quy định.

– Chi cho cơ sở có tổ chức ngày hiến máu tình nguyện 20.000 đồng/đơn vị máu để in ấn tài liệu, thù lao tuyên truyền viên, thuê mướn địa điểm và các phương tiện tổ chức, triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện tại cơ sở, chi khác cho việc tổ chức ngày hiến máu, chi cho công tác tổng kết khen thưởng cấp cơ sở. Khoản kinh phí này được chuyển thông qua hợp đồng trách nhiệm giữa các cơ sở y tế có chức năng thu gom, sàng lọc máu với cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện để quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng quy định.

2. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện để triển khai các nhiệm vụ sau theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành:

 – Chi mua sắm, in ấn các tài liệu, dụng cụ phục vụ cho các hoạt động truyền thông, vận động nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện.

– Chi đào tạo, tập huấn cán bộ, tuyên truyền viên thực hiện nhiệm vụ vận động nhân dân hiến máu tình nguyện. Nội dung và mức chi theo chế độ tổ chức hội nghị hiện hành.

– Chi thuê phương tiện truyền thông theo hợp đồng thực tế để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện.

– Chi khen thưởng, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm của công tác tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện theo quy định hiện hành.

– Các khoản chi hợp lệ khác.

Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, các đơn vị, tổ chức huy động nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác để hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện.

3. Người hiến máu tình nguyện trong trường hợp phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập, được miễn trả tiền máu tối đa bằng số lượng máu đã hiến theo Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.

4. Công tác quản lý:

a) Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở y tế có chức năng thu gom, sàng lọc máu phối hợp với Ban vận động hiến máu tình nguyện triển khai thực hiện có hiệu quả công tác vận động hiến máu tình nguyện trên địa bàn đạt kết quả tốt theo Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg ngày 07/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện.

b) Các cơ sở y tế có chức năng thu gom, sàng lọc và lưu trữ máu phải mở sổ sách theo dõi tình hình thu gom, sàng lọc máu và thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí thu gom, sàng lọc và lưu trữ máu theo quy định của pháp luật.

c) Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư liên tịch số 12/2004/TTLT-BTC-BYT ngày 25/02/2004 của liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Y tế hướng dẫn mức giá và nội dung chi cho một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để sửa đổi và bổ sung cho phù hợp.

KT. BỘTRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Tá

  Â

Thuộc tính văn bản
Thông tư 40/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động, thu gom, sàng lọc một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 40/2007/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 23/04/2007 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí , Y tế-Sức khỏe
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 40/2007/TT-BTC NGÀY 23Â THÁNG 4Â NĂM 2007
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG VÀ MỨC CHI CHO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN,
VẬN ĐỘNG, THU GOM, SÀNG LỌC MỘT ĐƠN VỊ MÁU ĐẠT TIÊU CHUẨN

Căn cứ Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg ngày 07/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện;

Căn cứ Quyết định số 198/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình An toàn truyền máu;

Sau khi thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi để tuyên truyền, vận động, thu gom, sàng lọc một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ sở y tế công lập có chức năng thu gom, sàng lọc và lưu trữ máu theo quy định của Bộ Y tế; Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện và người hiến máu.

2. Một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn quy định có khối lượng 250 ml máu toàn phần được lấy và bảo quản trong túi chất dẻo chứa máu có sẵn chất chống đông CPD-A1 sau khi đã được làm toàn bộ các xét nghiệm sàng lọc cần thiết để đảm bảo an toàn truyền máu theo quy định.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động, thu gom, sàng lọc một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn từ nguồn kinh phí thu hồi khi cung cấp máu cho người bệnh, bao gồm:

a) Chi bồi dưỡng trực tiếp cho người hiến máu chuyên nghiệp:

– 140.000 đồng tính cho một đơn vịÂ máu có khối lượng 250 ml.

– 200.000 đồng tính cho khối lượng máu 350 ml.

– 260.000 đồng tính cho khối lượng máu 450 ml.

Cứ thêm hoặc giảm đi 1 ml máu thì cộng thêm hoặc giảm đi tương ứng 600 đồng.

b) Chi quà tặng bằng hiện vật nhằm động viên khuyến khích, bồi dưỡng sức khỏe đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi là 50.000 đồng/người/01 lần hiến máu (áp dụng cho tất cả các mức thể tích máu).

Căn cứ vào tình hình thực tế, cơ sở y tế thu gom, sàng lọc và lưu trữ máu kết hợp với Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện quyết định hiện vật để làm quà tặng.

c) Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi 20.000 đồng/người/01 lần hiến máu.

Các cơ sở y tế thu gom, sàng lọc và lưu trữ máu có trách nhiệm chi trực tiếp khoản chi này cho người hiến máu tình nguyện để giúp họ thuận lợi đi đến các điểm hiến máu tình nguyện.

d) Chi ăn, uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu: Mức chi 10.000 đồng/người/01lần hiến máu.

Các cơ sở thực hiện lấy máu tổ chức chu đáo, công khai để người hiến máu được ăn uống tại chỗ trước và sau khi hiến máu.

đ) Chi phí dụng cụ lấy máu, túi chứa máu bằng chất dẻo.

e) Chi phí thuê xe, mua xăng, dầu khi đi lấy máu tại các điểm lấy máu lưu động theo hoá đơn, hợp đồng thực tế.

g) Chi phí khám lâm sàng, làm các xét nghiệm thông thường và xét nghiệm sàng lọc bệnh nhiễm trùng cần thiết để đảm bảo một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn quy định (không tính chi phí cho xét nghiệm HIV đã được Nhà nước cấp kinh phí thông qua Dự án phòng chống HIV/AIDS).

h) Chi phí hủy những đơn vị máu không đạt tiêu chuẩn (máu bị nhiễm các bệnh lây lan qua đường truyền máu hoặc do lấy máu không đủ số lượng).

i) Chi hỗ trợ công tác tổ chức tư vấn cho người hiến máu tình nguyện tại các cơ sở y tế công lập được giao nhiệm vụ thu gom, sàng lọc máu.

k) Chi phí in Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện (Bộ Y tế quy định việc cấp, sử dụng và quản lý Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện).

l) Chi cho công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức ngày hiến máu tình nguyện; chi sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm của công tác tuyên truyền vận động ngày hiến máu tình nguyện là 30.000 đồng/1 đơn vị máu thu gom được của đối tượng hiến máu tình nguyện (tính chung cho tất cả các thể tích máu); cụ thể:

– Chi cho Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện các cấp là 10.000 đồng/đơn vị máu để chi công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm… theo từng cấp. Khoản kinh phí này được chuyển thông qua hợp đồng trách nhiệm giữa các cơ sở y tế có chức năng thu gom, sàng lọc máu với Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện các cấp để quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng quy định.

– Chi cho cơ sở có tổ chức ngày hiến máu tình nguyện 20.000 đồng/đơn vị máu để in ấn tài liệu, thù lao tuyên truyền viên, thuê mướn địa điểm và các phương tiện tổ chức, triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện tại cơ sở, chi khác cho việc tổ chức ngày hiến máu, chi cho công tác tổng kết khen thưởng cấp cơ sở. Khoản kinh phí này được chuyển thông qua hợp đồng trách nhiệm giữa các cơ sở y tế có chức năng thu gom, sàng lọc máu với cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện để quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng quy định.

2. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện để triển khai các nhiệm vụ sau theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành:

 – Chi mua sắm, in ấn các tài liệu, dụng cụ phục vụ cho các hoạt động truyền thông, vận động nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện.

– Chi đào tạo, tập huấn cán bộ, tuyên truyền viên thực hiện nhiệm vụ vận động nhân dân hiến máu tình nguyện. Nội dung và mức chi theo chế độ tổ chức hội nghị hiện hành.

– Chi thuê phương tiện truyền thông theo hợp đồng thực tế để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện.

– Chi khen thưởng, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm của công tác tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện theo quy định hiện hành.

– Các khoản chi hợp lệ khác.

Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, các đơn vị, tổ chức huy động nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác để hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện.

3. Người hiến máu tình nguyện trong trường hợp phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập, được miễn trả tiền máu tối đa bằng số lượng máu đã hiến theo Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.

4. Công tác quản lý:

a) Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở y tế có chức năng thu gom, sàng lọc máu phối hợp với Ban vận động hiến máu tình nguyện triển khai thực hiện có hiệu quả công tác vận động hiến máu tình nguyện trên địa bàn đạt kết quả tốt theo Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg ngày 07/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện.

b) Các cơ sở y tế có chức năng thu gom, sàng lọc và lưu trữ máu phải mở sổ sách theo dõi tình hình thu gom, sàng lọc máu và thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí thu gom, sàng lọc và lưu trữ máu theo quy định của pháp luật.

c) Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư liên tịch số 12/2004/TTLT-BTC-BYT ngày 25/02/2004 của liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Y tế hướng dẫn mức giá và nội dung chi cho một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để sửa đổi và bổ sung cho phù hợp.

KT. BỘTRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Tá

  Â

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 40/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động, thu gom, sàng lọc một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn”