Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 37/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2004/TT-BTC ngày 14/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính thực hiện tổ chức lại sản xuất và chuyển đổi sở hữu đối với các Công ty, Nhà máy đường

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 37/2005/TT-BTC NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2005 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 56/2004/TT-BTC NGÀY 14/6/2004

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN ĐỔI SỞ HỮU ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY, NHÀ MÁY ĐƯỜNG

Thi hành Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy, công ty đường, Quyết định số 49/2004/QĐ-TTg ngày 30/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung Điều 5 Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg nêu trên; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 56/2004/TT-BTC ngày 14/6/2004 hướng dẫn xử lý tài chính thực hiện tổ chức lại sản xuất và chuyển đổi sở hữu đối với các Công ty, Nhà máy đường.

Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1878/CP-NN ngày 10/12/2004 của Chính phủ về việc thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2004/TT-BTC ngày 14/6/2004 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư số 56/2004/TT-BTC ) hướng dẫn xử lý tài chính thực hiện tổ chức lại sản xuất và chuyển đổi sở hữu đối với các Công ty, Nhà máy đường như sau:

– Các Ngân hàng thương mại hạch toán giảm doanh thu tương ứng với số tiền thông báo xoá nợ; trường hợp số tiền thông báo xoá nợ đã được hạch toán giảm doanh thu và đang theo dõi trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán thì tiến hành xuất toán khỏi tài khoản ngoài bảng.
Quĩ hỗ trợ phát triển hạch toán giảm thu nhập của Quĩ số tiền thông báo xoá nợ.
5. Cho vay thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành:
Đối với khối lượng xây dựng cơ bản thuộc dự án đầu tư Nhà máy đường đã hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án đầu tư theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước, nhưng chưa được vay vốn để thanh toán cho các nhà thầu, doanh nghiệp lập phương án vay và trả nợ đề nghị Quĩ hỗ trợ phát triển xem xét tiếp tục cho vay.
3/ Thay thế phần C Mục II.
C. XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC DỪNG SẢN XUẤT CHẾ BIẾN ĐƯỜNG:
1. Đối với các doanh nghiệp dừng sản xuất để di chuyển Nhà máy đến địa điểm mới:
1.1. Doanh nghiệp lập dự án đầu tư di chuyển báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Dự án đầu tư di chuyển nhà máy phải trên cơ sở phương án cơ cấu lại với các biện pháp hỗ trợ xử lý tài chính theo qui định tại Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo sau khi di chuyển doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
1.2. Do nhà máy, công ty đường phải dừng sản xuất, chuyển địa điểm sản xuất, nếu người lao động không có việc làm hoặc không di chuyển cùng công ty, nhà máy, có nguyện vọng thôi việc thì khi thôi việc được hưởng chính sách hỗ trợ theo qui định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ và Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 11/8/2004 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Hồ sơ, thủ tục, trình tự giải quyết chế độ lao động dôi dư thực hiện theo qui định hiện hành của nhà nước.
2. Đối với các doanh nghiệp ( kể cả doanh nghiệp không có tên trong phụ lục kèm theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ) được Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định dừng sản xuất chế biến đường:
2.1. Về xử lý tài chính:
a. Trường hợp sau khi dừng sản xuất đường, doanh nghiệp không có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh hoặc không cần thiết duy trì theo qui hoạch, sắp xếp , tổ chức lại doanh nghiệp của các Bộ, các tỉnh, thành phố, các Tổng công ty thì thực hiện giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục, xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp theo qui định hiện hành của nhà nước.
b. Trường hợp sau khi dừng sản xuất, doanh nghiệp tiếp tục duy trì các hoạt động kinh doanh khác, được cơ quan có thẩm quyền cho phép bổ sung ngành nghề kinh doanh và thực hiện chuyển đổi theo phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được áp dụng các giải pháp xử lý tài chính theo qui định sau:
b.1. Về xử lý tài sản:
– Đối với tài sản doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo tiền vay ( tài sản cầm cố, thế chấp ), doanh nghiệp phải thoả thuận chuyển giao cho chủ nợ hoặc nhượng bán, thanh lý theo qui chế quản lý tài chính hiện hành đối với công ty nhà nước. Số tiền thu hồi do nhượng bán, thanh lý (sau khi trừ chi phí) dùng để trả cho các chủ nợ có tài sản đảm bảo.
– Đối với tài sản doanh nghiệp không sử dụng để đảm bảo tiền vay, thực hiện nhượng bán, thanh lý theo qui chế quản lý tài chính hiện hành đối với công ty nhà nước. Số tiền thu được doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp. Chi phí nhượng bán ,thanh lý (gồm cả giá trị còn lại của tài sản), hạch toán vào chi phí khác của doanh nghiệp.
b.2 Xử lý khoản nợ vay đầu tư sản xuất đường:
– Đối với khoản vay có tài sản đảm bảo của các Ngân hàng thương mại để đầu tư sản xuất đường, doanh nghiệp chuyển giao tài sản đảm bảo cho chủ nợ để gán nợ hoặc nhượng bán, thanh lý tài sản để trả nợ.
– Đối với khoản vay các Ngân hàng thương mại không có tài sản đảm bảo của doanh nghiệp được xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư số 74/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo của Ngân hàng thương mại Nhà nước theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 Thủ tướng Chính phủ.
– Đối với khoản vay của Quĩ hỗ trợ phát triển được xử lý theo qui định tại Thông tư số 89/2004/TT-BTC ngày 3/9/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
c. Về xử lý lỗ, nợ phải thu khó đòi phát sinh trước thời điểm dừng sản xuất:
Việc xử lý lỗ, nợ phải thu không có khả năng thu hồi thực hiện theo qui định tại Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
d. Sau khi áp dụng các giải pháp xử lý lỗ, tài sản, nợ phải thu khó đòi như trên, nếu doanh nghiệp không còn vốn để cổ phần hoá theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thống nhất với Bộ Tài chính để xem xét hỗ trợ vốn từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp.
2.2 Về xử lý chính sách cho người lao động của doanh nghiệp do phải dừng sản xuất đường:
– Người lao động dôi dư do doanh nghiệp phải dừng sản xuất đường được áp dụng chính sách hỗ trợ đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 và Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 11/8/2004 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Số lao động đã hưởng chế độ lao động dôi dư do phải dừng sản xuất đường nêu trên không được tính trong danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi và không được hưởng các quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp cổ phần hoá.
– Hồ sơ, thủ tục, trình tự giải quyết chế độ lao động dôi dư thực hiện theo qui định hiện hành của Nhà nước.
1. Các doanh nghiệp nhà nước sản xuất đường thuộc đối tượng xử lý tài chính theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 1878/CP-NN ngày 10/12/2004 của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ xử lý tài chính theo hướng dẫn tại Thông tư này. Căn cứ hồ sơ của doanh nghiệp, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xử lý tài chính đến thời điểm 31/12/2003 theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 04/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ cho doanh nghiệp trước khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp.
2. Sau khi thực hiện xử lý hỗ trợ tài chính theo qui định tại Thông tư này, các doanh nghiệp sản xuất đường có trách nhiệm căn cứ qui định xử lý tài chính thực hiện chuyển đổi sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính :
– Tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật để xem xét, giải quyết những tồn tại về tài chính tính đến trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
– Xác định hình thức chuyển đổi phù hợp với qui định hiện hành của Nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hình thức chuyển đổi doanh nghiệp.
3. Căn cứ quyết định về hình thức chuyển đổi doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, các doanh nghiệp tiến hành thực hiện các bước công việc và lập hồ sơ, phương án chuyển đổi theo chế độ qui định hiện hành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi doanh nghiệp .
4. Đối với doanh nghiệp chuyển đổi theo hình thức bán doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức đấu giá do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, địa phương, doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.
Thuộc tính văn bản
Thông tư 37/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2004/TT-BTC ngày 14/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính thực hiện tổ chức lại sản xuất và chuyển đổi sở hữu đối với các Công ty, Nhà máy đường
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 37/2005/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 16/05/2005 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Doanh nghiệp
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 37/2005/TT-BTC NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2005 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 56/2004/TT-BTC NGÀY 14/6/2004

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN ĐỔI SỞ HỮU ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY, NHÀ MÁY ĐƯỜNG

Thi hành Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy, công ty đường, Quyết định số 49/2004/QĐ-TTg ngày 30/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung Điều 5 Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg nêu trên; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 56/2004/TT-BTC ngày 14/6/2004 hướng dẫn xử lý tài chính thực hiện tổ chức lại sản xuất và chuyển đổi sở hữu đối với các Công ty, Nhà máy đường.

Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1878/CP-NN ngày 10/12/2004 của Chính phủ về việc thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2004/TT-BTC ngày 14/6/2004 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư số 56/2004/TT-BTC ) hướng dẫn xử lý tài chính thực hiện tổ chức lại sản xuất và chuyển đổi sở hữu đối với các Công ty, Nhà máy đường như sau:

– Các Ngân hàng thương mại hạch toán giảm doanh thu tương ứng với số tiền thông báo xoá nợ; trường hợp số tiền thông báo xoá nợ đã được hạch toán giảm doanh thu và đang theo dõi trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán thì tiến hành xuất toán khỏi tài khoản ngoài bảng.
Quĩ hỗ trợ phát triển hạch toán giảm thu nhập của Quĩ số tiền thông báo xoá nợ.
5. Cho vay thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành:
Đối với khối lượng xây dựng cơ bản thuộc dự án đầu tư Nhà máy đường đã hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án đầu tư theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước, nhưng chưa được vay vốn để thanh toán cho các nhà thầu, doanh nghiệp lập phương án vay và trả nợ đề nghị Quĩ hỗ trợ phát triển xem xét tiếp tục cho vay.
3/ Thay thế phần C Mục II.
C. XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC DỪNG SẢN XUẤT CHẾ BIẾN ĐƯỜNG:
1. Đối với các doanh nghiệp dừng sản xuất để di chuyển Nhà máy đến địa điểm mới:
1.1. Doanh nghiệp lập dự án đầu tư di chuyển báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Dự án đầu tư di chuyển nhà máy phải trên cơ sở phương án cơ cấu lại với các biện pháp hỗ trợ xử lý tài chính theo qui định tại Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo sau khi di chuyển doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
1.2. Do nhà máy, công ty đường phải dừng sản xuất, chuyển địa điểm sản xuất, nếu người lao động không có việc làm hoặc không di chuyển cùng công ty, nhà máy, có nguyện vọng thôi việc thì khi thôi việc được hưởng chính sách hỗ trợ theo qui định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ và Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 11/8/2004 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Hồ sơ, thủ tục, trình tự giải quyết chế độ lao động dôi dư thực hiện theo qui định hiện hành của nhà nước.
2. Đối với các doanh nghiệp ( kể cả doanh nghiệp không có tên trong phụ lục kèm theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ) được Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định dừng sản xuất chế biến đường:
2.1. Về xử lý tài chính:
a. Trường hợp sau khi dừng sản xuất đường, doanh nghiệp không có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh hoặc không cần thiết duy trì theo qui hoạch, sắp xếp , tổ chức lại doanh nghiệp của các Bộ, các tỉnh, thành phố, các Tổng công ty thì thực hiện giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục, xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp theo qui định hiện hành của nhà nước.
b. Trường hợp sau khi dừng sản xuất, doanh nghiệp tiếp tục duy trì các hoạt động kinh doanh khác, được cơ quan có thẩm quyền cho phép bổ sung ngành nghề kinh doanh và thực hiện chuyển đổi theo phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được áp dụng các giải pháp xử lý tài chính theo qui định sau:
b.1. Về xử lý tài sản:
– Đối với tài sản doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo tiền vay ( tài sản cầm cố, thế chấp ), doanh nghiệp phải thoả thuận chuyển giao cho chủ nợ hoặc nhượng bán, thanh lý theo qui chế quản lý tài chính hiện hành đối với công ty nhà nước. Số tiền thu hồi do nhượng bán, thanh lý (sau khi trừ chi phí) dùng để trả cho các chủ nợ có tài sản đảm bảo.
– Đối với tài sản doanh nghiệp không sử dụng để đảm bảo tiền vay, thực hiện nhượng bán, thanh lý theo qui chế quản lý tài chính hiện hành đối với công ty nhà nước. Số tiền thu được doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp. Chi phí nhượng bán ,thanh lý (gồm cả giá trị còn lại của tài sản), hạch toán vào chi phí khác của doanh nghiệp.
b.2 Xử lý khoản nợ vay đầu tư sản xuất đường:
– Đối với khoản vay có tài sản đảm bảo của các Ngân hàng thương mại để đầu tư sản xuất đường, doanh nghiệp chuyển giao tài sản đảm bảo cho chủ nợ để gán nợ hoặc nhượng bán, thanh lý tài sản để trả nợ.
– Đối với khoản vay các Ngân hàng thương mại không có tài sản đảm bảo của doanh nghiệp được xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư số 74/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo của Ngân hàng thương mại Nhà nước theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 Thủ tướng Chính phủ.
– Đối với khoản vay của Quĩ hỗ trợ phát triển được xử lý theo qui định tại Thông tư số 89/2004/TT-BTC ngày 3/9/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
c. Về xử lý lỗ, nợ phải thu khó đòi phát sinh trước thời điểm dừng sản xuất:
Việc xử lý lỗ, nợ phải thu không có khả năng thu hồi thực hiện theo qui định tại Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
d. Sau khi áp dụng các giải pháp xử lý lỗ, tài sản, nợ phải thu khó đòi như trên, nếu doanh nghiệp không còn vốn để cổ phần hoá theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thống nhất với Bộ Tài chính để xem xét hỗ trợ vốn từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp.
2.2 Về xử lý chính sách cho người lao động của doanh nghiệp do phải dừng sản xuất đường:
– Người lao động dôi dư do doanh nghiệp phải dừng sản xuất đường được áp dụng chính sách hỗ trợ đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 và Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 11/8/2004 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Số lao động đã hưởng chế độ lao động dôi dư do phải dừng sản xuất đường nêu trên không được tính trong danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi và không được hưởng các quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp cổ phần hoá.
– Hồ sơ, thủ tục, trình tự giải quyết chế độ lao động dôi dư thực hiện theo qui định hiện hành của Nhà nước.
1. Các doanh nghiệp nhà nước sản xuất đường thuộc đối tượng xử lý tài chính theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 1878/CP-NN ngày 10/12/2004 của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ xử lý tài chính theo hướng dẫn tại Thông tư này. Căn cứ hồ sơ của doanh nghiệp, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xử lý tài chính đến thời điểm 31/12/2003 theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 04/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ cho doanh nghiệp trước khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp.
2. Sau khi thực hiện xử lý hỗ trợ tài chính theo qui định tại Thông tư này, các doanh nghiệp sản xuất đường có trách nhiệm căn cứ qui định xử lý tài chính thực hiện chuyển đổi sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính :
– Tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật để xem xét, giải quyết những tồn tại về tài chính tính đến trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
– Xác định hình thức chuyển đổi phù hợp với qui định hiện hành của Nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hình thức chuyển đổi doanh nghiệp.
3. Căn cứ quyết định về hình thức chuyển đổi doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, các doanh nghiệp tiến hành thực hiện các bước công việc và lập hồ sơ, phương án chuyển đổi theo chế độ qui định hiện hành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi doanh nghiệp .
4. Đối với doanh nghiệp chuyển đổi theo hình thức bán doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức đấu giá do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, địa phương, doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 37/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2004/TT-BTC ngày 14/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính thực hiện tổ chức lại sản xuất và chuyển đổi sở hữu đối với các Công ty, Nhà máy đường”