BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——-
Số: 35/2012/TT-BLĐTBXH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2012
|
THÔNG TƯ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
1. Thông tư này quy định về thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với:
a) Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
b) Dịch vụ, quá trình và môi trường thuộc trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tại khoản 1 Điều này sau đây gọi tắt là sản phẩm, hàng hóa.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định Cục An toàn lao động là Cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Cơ quan đầu mối).
2. Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
3. Việc chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng hóa được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy do Cơ quan đầu mối chỉ định.
1. Phương thức đánh giá hợp quy áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Trong trường hợp phương thức đánh giá chưa được quy định cụ thể tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tổ chức chứng nhận phải nêu rõ phương thức đánh giá trong quy trình, thủ tục đánh giá để đánh giá được sản phẩm hàng hóa theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; chỉ được đánh giá hợp quy theo phương thức này khi được Cơ quan đầu mối chấp nhận.
1. Dấu hợp quy (CR) có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Dấu hợp quy được trình bày trên bao bì, nhãn hoặc gắn trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa nêu tại điểm a, khoản 1, Điều 1 Thông tư này, ở vị trí dễ thấy, dễ đọc, đồng thời được in trong tài liệu kỹ thuật kèm theo (nếu có).
3. Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và nhận biết được bằng mắt thường.
4. Dấu hợp quy phải được thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.
Tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận.
2. Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:
a) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 Thông tư này;
b)Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hợp quy dịch vụ, quá trình, môi trường quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 1 Thông tư này.
3. Có ít nhất 05 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức của tổ chức (bao gồm: viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) và đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với sản phẩm, hàng hóa đăng ký chứng nhận;
b) Có kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến sản phẩm, hàng hóa đánh giá từ 05 năm liên tục trở lên;
c) Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002 – Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường;
d) Đã được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý.
4. Có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật bao gồm văn phòng, các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp.
1. Tổ chức chứng nhận có nhu cầu tham gia hoạt động chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng hóa phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cơ quan đầu mối.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Giấy đăng ký chỉ định hoạt động chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;
c) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp;
d) Danh sách chuyên gia đánh giá đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này, theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ đào tạo tương ứng;
đ) Danh mục tài liệu kỹ thuật bao gồm: các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết, các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và quy trình chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;
e) Nội dung quy trình, thủ tục chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa;
g) Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận:
– Đối với tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC – The Pacific Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận cho hoạt động chứng nhận tại Việt Nam: Nộp bản sao chứng chỉ công nhận có chứng thực kèm theo phạm vi được công nhận;
– Đối với tổ chức chứng nhận chưa được công nhận: Nộp các tài liệu để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
h) Mẫu Giấy chứng nhận hợp quy;
i) Kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).
3. Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan đầu mối tiến hành xem xét hồ sơ, thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ra quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này. Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cơ quan đầu mối phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức đã đăng ký.
4. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định không quá 03 năm. Ba tháng trước khi quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy hết hiệu lực, nếu có nhu cầu, tổ chức chứng nhận hợp quy phải thực hiện thủ tục đăng ký lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung phạm vi sản phẩm, hàng hóa chứng nhận hợp quy, tổ chức chứng nhận đã được Cơ quan đầu mối chỉ định phải thực hiện thủ tục đăng ký lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận hợp quy bị đình chỉ trong các trường hợp sau:
a) Kết quả đánh giá giám sát hoặc đánh giá đột xuất của Cơ quan đầu mối cho thấy Tổ chức chứng nhận không đáp ứng các điều kiện để được chỉ định hoặc chưa khắc phục các nội dung không phù hợp tại đợt đánh giá trước;
b) Tổ chức chứng nhận không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá giám sát theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Tổ chức chứng nhận không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định tại điểm o, khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
2. Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận hợp quy bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức chứng nhận vi phạm về phạm vi sản phẩm, hàng hóa được chỉ định;
b) Tổ chức chứng nhận đã bị đình chỉ Quyết định chỉ định nhưng bị phát hiện vẫn tiến hành hoạt động chứng nhận hợp quy;
c) Tổ chức chứng nhận giả mạo, sửa chữa nội dung Quyết định chỉ định;
d) Tổ chức chứng nhận giải thể hoặc không còn hoạt động trong lĩnh vực được chỉ định;
e) Tổ chức chứng nhận không thực hiện khắc phục các nội dung không phù hợp trong biên bản đánh giá, kiểm tra giám sát, không thực hiện chế độ báo cáo khi đã bị đình chỉ Quyết định chỉ định trong thời hạn 06 tháng.
3. Tổ chức chứng nhận có các vi phạm khác với các vi phạm nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này sẽ do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét quyết định.
4. Trường hợp Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận hợp quy bị hủy bỏ, các kết quả chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận trong khoảng thời gian kể từ lần đánh giá, kiểm tra giám sát trước đến thời điểm hủy bỏ quyết định chỉ định sẽ không còn giá trị.
1. Quyền của tổ chức chứng nhận hợp quy:
a) Tiến hành chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy trong phạm vi sản phẩm, hàng hóa được Cơ quan đầu mối chỉ định;
b) Được thanh toán chi phí đánh giá và giám sát hằng năm theo thỏa thuận với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu chứng nhận hợp quy hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Cung cấp kết quả đánh giá hợp quy cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được đánh giá hợp quy; cấp giấy chứng nhận hợp quy có hiệu lực không quá 03 năm cho sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
d) Giao quyền sử dụng và hướng dẫn cách sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy;
đ) Cấp mới, cấp lại, mở rộng phạm vi sản phẩm, hàng hóa chứng nhận hợp quy cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy;
e) Thu hẹp phạm vi sản phẩm, hàng hóa chứng nhận hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận hợp quy, quyền sử dụng dấu hợp quy đã cấp, khi tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa tương ứng đã được chứng nhận hợp quy vi phạm các quy định về chứng nhận hợp quy;
g) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
h) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận kết quả đánh giá hợp quy theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của tổ chức chứng nhận hợp quy:
a) Đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này;
b) Thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy trong phạm vi sản phẩm hàng hóa đã được chỉ định theo trình tự, thủ tục quy định. Không được từ chối cung cấp dịch vụ khi không có lý do chính đáng;
c) Thanh toán chi phí đánh giá chỉ định cho Cơ quan đầu mối theo quy định của pháp luật hiện hành;
d) Trên cơ sở phương thức đánh giá hợp quy được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, xây dựng trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy cho từng sản phẩm, hàng hóa cụ thể và thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả đánh giá hợp quy của tổ chức được đánh giá, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
e) Bảo đảm công khai, minh bạch, độc lập, khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân trong hoạt động chứng nhận hợp quy;
g) Giám sát sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy nhằm bảo đảm duy trì sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
h) Báo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý có thẩm quyền và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cấp mới, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi sản phẩm, hàng hóa chứng nhận hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận hợp quy và quyền sử dụng dấu hợp quy;
i) Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động chứng nhận hợp quy;
k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả và hoạt động chứng nhận hợp quy của mình;
l) Trả tiền phạt cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được đánh giá trong trường hợp cung cấp sai kết quả chứng nhận hợp quy. Mức phạt do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá, trường hợp các bên không thỏa thuận được thì mức phạt do trọng tài hoặc tòa án quyết định, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá;
m) Bồi thường thiệt hại phát sinh cho tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng nhận hợp quy do cung cấp kết quả sai, theo quy định của pháp luật về dân sự. Tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp quy có nghĩa vụ chứng minh kết quả sai và lỗi của tổ chức chứng nhận hợp quy;
n) Thông báo cho Cơ quan đầu mối các thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động chứng nhận hợp quy đã đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi;
o) Định kỳ hàng năm (trước ngày 10 tháng 01 của năm sau liền kề) và đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này cho Cơ quan đầu mối.
Việc công bố hợp quy được thực hiện như sau:
1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
a) Việc đánh giá hợp quy phải do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định thực hiện.
b) Kết quả đánh giá hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa là căn cứ để tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh công bố hợp quy.
2. Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh để đăng ký.
Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định cấp;
c) Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa (đặc điểm, tính năng, công dụng, hướng dẫn sử dụng);
d) Bản sao có chứng thực kết quả thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa.
2. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy:
a) Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư này;
b) Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.
1. Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng và giám sát định kỳ doanh nghiệp.
2. Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lập sổ theo dõi và định kỳ báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức chứng nhận hợp quy.
3. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa đã công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lưu thông, vận hành, sử dụng phải:
a) Kịp thời thông báo với các cơ quan quản lý về sự không phù hợp;
b) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp. Khi cần thiết, tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường;
c) Báo cáo bằng văn bản cho các cơ quan quản lý về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
4. Lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước.
5. Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của bản công bố hợp quy đã đăng ký.
1. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký và ban hành quyết định chỉ định các tổ chức chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa được phân công quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
b) Lập và thông báo công khai trên trang thông tin điện tử (website) của Cục An toàn lao động danh sách các tổ chức chứng nhận được chỉ định, đồng thời thông báo về Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp quản lý;
c) Quản lý và kiểm tra hoạt động đánh giá hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định. Áp dụng các biện pháp cảnh cáo, tạm đình chỉ hiệu lực của Quyết định chỉ định, hủy bỏ Quyết định chỉ định khi tổ chức đánh giá hợp quy vi phạm các quy định của Thông tư này. Thông báo trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn lao động tên tổ chức đánh giá hợp quy được chỉ định đã bị tạm đình chỉ, hủy bỏ quyết định chỉ định, đồng thời thông báo về Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp quản lý;
d) Giúp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý và hướng dẫn hoạt động chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này;
e) Hàng năm báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Cơ quan đầu mối trong việc thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này;
b) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy; ra thông báo xác nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy theo mẫu tại Phụ lục 9 Thông tư này;
c) Tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động công bố hợp quy khi có yêu cầu.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 02 năm 2013
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các cá nhân, tổ chức phản ánh về Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các PTT Chính phủ; – Văn phòng Tổng Bí thư Trung ương Đảng; – Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Website Chính phủ); – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Tòa án nhân dân tối cao; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ LĐTBXH; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Website Bộ LĐTBXH; – Lưu: VT, ATLĐ(15), PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Bùi Hồng Lĩnh
|
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——-
Số: 35/2012/TT-BLĐTBXH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2012
|
THÔNG TƯ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
1. Thông tư này quy định về thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với:
a) Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
b) Dịch vụ, quá trình và môi trường thuộc trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tại khoản 1 Điều này sau đây gọi tắt là sản phẩm, hàng hóa.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định Cục An toàn lao động là Cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Cơ quan đầu mối).
2. Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
3. Việc chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng hóa được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy do Cơ quan đầu mối chỉ định.
1. Phương thức đánh giá hợp quy áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Trong trường hợp phương thức đánh giá chưa được quy định cụ thể tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tổ chức chứng nhận phải nêu rõ phương thức đánh giá trong quy trình, thủ tục đánh giá để đánh giá được sản phẩm hàng hóa theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; chỉ được đánh giá hợp quy theo phương thức này khi được Cơ quan đầu mối chấp nhận.
1. Dấu hợp quy (CR) có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Dấu hợp quy được trình bày trên bao bì, nhãn hoặc gắn trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa nêu tại điểm a, khoản 1, Điều 1 Thông tư này, ở vị trí dễ thấy, dễ đọc, đồng thời được in trong tài liệu kỹ thuật kèm theo (nếu có).
3. Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và nhận biết được bằng mắt thường.
4. Dấu hợp quy phải được thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.
Tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận.
2. Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:
a) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1 Thông tư này;
b)Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hợp quy dịch vụ, quá trình, môi trường quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 1 Thông tư này.
3. Có ít nhất 05 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức của tổ chức (bao gồm: viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) và đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với sản phẩm, hàng hóa đăng ký chứng nhận;
b) Có kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến sản phẩm, hàng hóa đánh giá từ 05 năm liên tục trở lên;
c) Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002 – Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường;
d) Đã được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý.
4. Có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật bao gồm văn phòng, các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp.
1. Tổ chức chứng nhận có nhu cầu tham gia hoạt động chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng hóa phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cơ quan đầu mối.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Giấy đăng ký chỉ định hoạt động chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;
c) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp;
d) Danh sách chuyên gia đánh giá đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này, theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ đào tạo tương ứng;
đ) Danh mục tài liệu kỹ thuật bao gồm: các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết, các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và quy trình chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;
e) Nội dung quy trình, thủ tục chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa;
g) Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận:
– Đối với tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC – The Pacific Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận cho hoạt động chứng nhận tại Việt Nam: Nộp bản sao chứng chỉ công nhận có chứng thực kèm theo phạm vi được công nhận;
– Đối với tổ chức chứng nhận chưa được công nhận: Nộp các tài liệu để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
h) Mẫu Giấy chứng nhận hợp quy;
i) Kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).
3. Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan đầu mối tiến hành xem xét hồ sơ, thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ra quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này. Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cơ quan đầu mối phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức đã đăng ký.
4. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định không quá 03 năm. Ba tháng trước khi quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy hết hiệu lực, nếu có nhu cầu, tổ chức chứng nhận hợp quy phải thực hiện thủ tục đăng ký lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung phạm vi sản phẩm, hàng hóa chứng nhận hợp quy, tổ chức chứng nhận đã được Cơ quan đầu mối chỉ định phải thực hiện thủ tục đăng ký lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận hợp quy bị đình chỉ trong các trường hợp sau:
a) Kết quả đánh giá giám sát hoặc đánh giá đột xuất của Cơ quan đầu mối cho thấy Tổ chức chứng nhận không đáp ứng các điều kiện để được chỉ định hoặc chưa khắc phục các nội dung không phù hợp tại đợt đánh giá trước;
b) Tổ chức chứng nhận không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá giám sát theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Tổ chức chứng nhận không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định tại điểm o, khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
2. Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận hợp quy bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức chứng nhận vi phạm về phạm vi sản phẩm, hàng hóa được chỉ định;
b) Tổ chức chứng nhận đã bị đình chỉ Quyết định chỉ định nhưng bị phát hiện vẫn tiến hành hoạt động chứng nhận hợp quy;
c) Tổ chức chứng nhận giả mạo, sửa chữa nội dung Quyết định chỉ định;
d) Tổ chức chứng nhận giải thể hoặc không còn hoạt động trong lĩnh vực được chỉ định;
e) Tổ chức chứng nhận không thực hiện khắc phục các nội dung không phù hợp trong biên bản đánh giá, kiểm tra giám sát, không thực hiện chế độ báo cáo khi đã bị đình chỉ Quyết định chỉ định trong thời hạn 06 tháng.
3. Tổ chức chứng nhận có các vi phạm khác với các vi phạm nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này sẽ do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét quyết định.
4. Trường hợp Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận hợp quy bị hủy bỏ, các kết quả chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận trong khoảng thời gian kể từ lần đánh giá, kiểm tra giám sát trước đến thời điểm hủy bỏ quyết định chỉ định sẽ không còn giá trị.
1. Quyền của tổ chức chứng nhận hợp quy:
a) Tiến hành chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy trong phạm vi sản phẩm, hàng hóa được Cơ quan đầu mối chỉ định;
b) Được thanh toán chi phí đánh giá và giám sát hằng năm theo thỏa thuận với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu chứng nhận hợp quy hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Cung cấp kết quả đánh giá hợp quy cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được đánh giá hợp quy; cấp giấy chứng nhận hợp quy có hiệu lực không quá 03 năm cho sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
d) Giao quyền sử dụng và hướng dẫn cách sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy;
đ) Cấp mới, cấp lại, mở rộng phạm vi sản phẩm, hàng hóa chứng nhận hợp quy cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy;
e) Thu hẹp phạm vi sản phẩm, hàng hóa chứng nhận hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận hợp quy, quyền sử dụng dấu hợp quy đã cấp, khi tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa tương ứng đã được chứng nhận hợp quy vi phạm các quy định về chứng nhận hợp quy;
g) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
h) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận kết quả đánh giá hợp quy theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của tổ chức chứng nhận hợp quy:
a) Đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này;
b) Thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy trong phạm vi sản phẩm hàng hóa đã được chỉ định theo trình tự, thủ tục quy định. Không được từ chối cung cấp dịch vụ khi không có lý do chính đáng;
c) Thanh toán chi phí đánh giá chỉ định cho Cơ quan đầu mối theo quy định của pháp luật hiện hành;
d) Trên cơ sở phương thức đánh giá hợp quy được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, xây dựng trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy cho từng sản phẩm, hàng hóa cụ thể và thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả đánh giá hợp quy của tổ chức được đánh giá, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
e) Bảo đảm công khai, minh bạch, độc lập, khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân trong hoạt động chứng nhận hợp quy;
g) Giám sát sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy nhằm bảo đảm duy trì sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
h) Báo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý có thẩm quyền và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cấp mới, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi sản phẩm, hàng hóa chứng nhận hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận hợp quy và quyền sử dụng dấu hợp quy;
i) Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động chứng nhận hợp quy;
k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả và hoạt động chứng nhận hợp quy của mình;
l) Trả tiền phạt cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được đánh giá trong trường hợp cung cấp sai kết quả chứng nhận hợp quy. Mức phạt do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá, trường hợp các bên không thỏa thuận được thì mức phạt do trọng tài hoặc tòa án quyết định, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá;
m) Bồi thường thiệt hại phát sinh cho tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng nhận hợp quy do cung cấp kết quả sai, theo quy định của pháp luật về dân sự. Tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp quy có nghĩa vụ chứng minh kết quả sai và lỗi của tổ chức chứng nhận hợp quy;
n) Thông báo cho Cơ quan đầu mối các thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động chứng nhận hợp quy đã đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi;
o) Định kỳ hàng năm (trước ngày 10 tháng 01 của năm sau liền kề) và đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này cho Cơ quan đầu mối.
Việc công bố hợp quy được thực hiện như sau:
1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
a) Việc đánh giá hợp quy phải do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định thực hiện.
b) Kết quả đánh giá hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa là căn cứ để tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh công bố hợp quy.
2. Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh để đăng ký.
Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định cấp;
c) Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa (đặc điểm, tính năng, công dụng, hướng dẫn sử dụng);
d) Bản sao có chứng thực kết quả thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa.
2. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy:
a) Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư này;
b) Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.
1. Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng và giám sát định kỳ doanh nghiệp.
2. Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lập sổ theo dõi và định kỳ báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức chứng nhận hợp quy.
3. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa đã công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lưu thông, vận hành, sử dụng phải:
a) Kịp thời thông báo với các cơ quan quản lý về sự không phù hợp;
b) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp. Khi cần thiết, tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường;
c) Báo cáo bằng văn bản cho các cơ quan quản lý về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
4. Lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước.
5. Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của bản công bố hợp quy đã đăng ký.
1. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký và ban hành quyết định chỉ định các tổ chức chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa được phân công quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
b) Lập và thông báo công khai trên trang thông tin điện tử (website) của Cục An toàn lao động danh sách các tổ chức chứng nhận được chỉ định, đồng thời thông báo về Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp quản lý;
c) Quản lý và kiểm tra hoạt động đánh giá hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định. Áp dụng các biện pháp cảnh cáo, tạm đình chỉ hiệu lực của Quyết định chỉ định, hủy bỏ Quyết định chỉ định khi tổ chức đánh giá hợp quy vi phạm các quy định của Thông tư này. Thông báo trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn lao động tên tổ chức đánh giá hợp quy được chỉ định đã bị tạm đình chỉ, hủy bỏ quyết định chỉ định, đồng thời thông báo về Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp quản lý;
d) Giúp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý và hướng dẫn hoạt động chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này;
e) Hàng năm báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Cơ quan đầu mối trong việc thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này;
b) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy; ra thông báo xác nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy theo mẫu tại Phụ lục 9 Thông tư này;
c) Tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động công bố hợp quy khi có yêu cầu.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 02 năm 2013
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các cá nhân, tổ chức phản ánh về Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các PTT Chính phủ; – Văn phòng Tổng Bí thư Trung ương Đảng; – Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Website Chính phủ); – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Tòa án nhân dân tối cao; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ LĐTBXH; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Website Bộ LĐTBXH; – Lưu: VT, ATLĐ(15), PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Bùi Hồng Lĩnh
|
Reviews
There are no reviews yet.