Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 33/2011/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

————————-

Số: 33/2011/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2011

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ vào Biên bản họp thẩm định ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 9 năm 2011. Những quy định trái với Thông tư này bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục thường xuyên chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

Văn phòng Quốc hội;

– VP Chính phủ;

– Hội đồng quốc gia Giáo dục;

– Ban Tuyên giáo Trung ương;

– Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;

– Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;

– Công báo;

– Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

– Như Điều 3;

– Website Chính phủ;

– Website Bộ GD&ĐT;

– Lưu: VT, Cục NGCBQLGD, Vụ PC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đã kí

Nguyễn Vinh Hiển

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

————————–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 33 /2011/TT- BGDĐT

ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC ĐÍCH

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức, biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên giáo dục thường xuyên, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên giáo dục thường xuyên với yêu cầu phát triển giáo dục thường xuyên và yêu cầu về nghề nghiệp đối với giáo viên giáo dục thường xuyên.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên áp dụng cho tất cả cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên (sau đây gọi chung là giáo viên) đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục thường xuyên trong phạm vi toàn quốc; các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục thường xuyên.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Khối kiến thức bắt buộc

a) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục thường xuyên áp dụng trong cả nước (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 1): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, chương trình, sách giáo khoa, tài liệu, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục thường xuyên.

b) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục thường xuyên theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 2): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục thường xuyên của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, tài liệu, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.

2. Khối kiến thức tự chọn

Khối kiến thức tự chọn (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 3): bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên giáo dục thường xuyên như sau:

Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng

mô đun

Tên mô đun

Mục tiêu

bồi dưỡng

Thời gian

tự học

(tiết)

Thời gian học

tập trung

(tiết)

Lý thuyết

Thực hành

I. Nâng cao năng lực hiểu biết về giáo dục thường xuyên và đối tượng của giáo dục thường xuyên

GDTX

1

Giáo dục thường xuyên (GDTX) trong hệ thống giáo dục quốc dân

Phân biệt khái niệm GDTX với các khái niệm có liên quan, trên cơ sở đó nắm được sơ lược sự phát triển của GDTX ở Việt Nam;

Phân tích được vai trò của GDTX trong xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam;

Phân tích được những định hướng về phát triển GDTX đến năm 2020

12

3

GDTX

2

Sự hình thành và phát triển các mô hình cơ sở giáo dục thường xuyên ở Việt Nam

Mô tả được sự hình thành và phát triển của các mô hình cơ sở GDTX; đánh giá được những ưu và hạn chế của mô hình các cơ sở GDTX hiện nay;

Phân tích được những yêu cầu cần hoàn thiện mô hình các cơ sở GDTX nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của GDTX đến năm 2020

10

5

GDTX

3

Đặc điểm của đối tượng học viên giáo dục thường xuyên

Nắm vững các đối tượng học viên tương ứng với các chương trình GDTX;

Phân tích được đặc điểm của các nhóm đối tượng học viên GDTX

8

3

4

GDTX

4

Hoạt động học tập của học viên người lớn

Xác định được các đặc điểm của học viên người lớn;

Mô tả được các đặc điểm và phong cách học tập điển hình của học viên người lớn

8

3

4

GDTX 5

Giáo dục thường xuyên và phát triển cộng đồng

Trình bày được khái niệm “Cộng đồng” và lý giải vì sao giáo viên GDTX cần có sự am hiểu về cộng đồng;

Phân tích được tác động qua lại giữa cộng đồng và GDTX.

13

1

1

II. Năng cao năng lực hiểu biết về cộng đồng và xây dựng môi trường học tập

GDTX 6

Phương pháp, kĩ thuật để xác định vấn đề của cộng đồng và nhu cầu của người học

Lý giải được sự cần thiết phải nắm vững vấn đề của cộng đồng và nhu cầu của người học trong GDTX;

Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật để xác định vấn đề của cộng đồng và nhu cầu của người học phục vụ xây dựng chương trình, tổ chức dạy học đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và cá nhân người học

8

2

4

GDTX 7

Kĩ năng làm việc với cộng đồng

Xác định được lý do và sự cần thiết của làm việc với cộng đồng

Phân tích và thực hành được các kỹ năng cơ bản trong làm việc với cộng đồng

8

2

3

GDTX 8

Xây dựng môi trường học tập cho học viên GDTX

Phân tích được khái niệm môi trường học tập và phân biệt được các loại môi trường học tập của học viên GDTX;

Thực hành được các biện pháp xây dựng môi trường học tập cho học viên GDTX

6

3

6

III. Nâng cao năng lực hướng dẫn, tư vấn

GDTX 9

Hướng dẫn, tư vấn cho học viên GDTX

Có kĩ năng hướng dẫn, tư vấn về các lĩnh vực học tập, giáo dục, nghề nghiệp cũng như các vấn đề riêng tư cho học viên GDTX.

8

2

5

GDTX 10

Hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp

Giải thích được vì sao giáo viên GDTX cần có kĩ năng hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp?

Biết cách hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp

8

3

4

IV. Nâng cao năng lực chăm sóc/ hỗ trợ tâm lí học viên GDTX

GDTX 11

Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học viên GDTX

Xác định được các trường hợp cần chăm sóc, hỗ trợ tâm lí đối với học viên GDTX;

Vận dụng được các phương pháp, kĩ thuật chăm sóc, hỗ trợ tâm lí trong chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học viên GDTX.

8

2

5

GDTX 12

Khắc phục rào cản học tập cho học viên GDTX

Xác định được các đối tượng học viên gặp khó khăn trong học tập, các loại rào cản học tập đối với từng loại đối tượng;

Thực hành được các biện pháp khắc phục rào cản học tập cho học viên

8

3

4

V. Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học

GDTX 13

Xác định mục tiêu dạy học

Phân tích được khái niệm mục tiêu dạy học;

Xác định được mức độ, yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ cụ thể mà học viên cần và có thể đạt được sau mỗi nội dung, chuyên đề phù hợp với đối tượng người học.

Viết được mục tiêu dạy học đúng kĩ thuật

10

2

3

GDTX 14

Lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực

Phân tích được nội dung, yêu cầu của kế hoạch dạy học;

Thiết kế được kế hoạch dạy học một bài học cụ thể theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học.

10

2

3

GDTX 15

Khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng

Nêu được tầm quan trọng của việc khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng;

Thực hành được các kĩ thuật tìm hiểu kinh nghiệm của học viên và các biện pháp tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng.

10

5

VI.Nâng cao năng lực sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

GDTX 16

Đổi mới phương pháp dạy học trong Giáo dục thường xuyên

Phân tích được quan niệm về đổi mới PPDH và những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong GDTX.

Trình bày được xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nói chung và trong giáo dục thường xuyên nói riêng.

9

1

5

GDTX 17

Một số phương pháp dạy học tích cực phù hợp với giáo dục thường xuyên

Mô tả được cách thức thực hiện một số PPDH tích cực phù hợp với GDTX;

Thực hành dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực đối với từng bài dạy cụ thể

9

1

5

VII. Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

GDTX 18

Khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học

Có kĩ năng sử dụng một số phương tiện công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả dạy học;Có biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin;

9

1

5

GDTX 19

Thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục thường xuyên,

Hiểu được vài trò của thiết bị dạy học trong dạy học và đổi mới phương pháp dạy học; Phân tích được thực trạng sử dụng thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên và biết cách đánh giá năng lực sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác, sử dụng thiết bị dạy học hiện đại.

12

1

2

GDTX 20

Khai thác, sử dụng, bảo quản, sửa chữa và tự tạo thiết bị dạy học

Nắm vững danh mục thiết bị dạy học tối thiểu các môn theo quy định;Biết cách khai thác và sử dụng các thiết bị dạy học có hiệu quả (bảng, vật thật, các thiết bị thí nghiệm, mô hình vật chất, tranh, ảnh, bản vẽ, SGK, sách tham khảo, máy vi tính, phim đèn chiếu, phim video, VCD, DVD, băng hình, …), vận dụng vào bộ môn; Biết cách sửa chữa những hư hỏng nhẹ của thiết bị dạy học; Biết tự làm một số thiết bị dạy học đơn giản từ những vật liệu dễ kiếm, chi phí thấp.

10

1

4

GDTX 21

Thiết kế giáo án điện tử và sử dụng phần mềm dạy học

Hiểu được các khái niệm: giáo án điện tử, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học;

Phân tích được thực trạng của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy-học;Biết cách thiết kế giáo án điện tử. Sử dụng được một số phần mềm dạy học đang phổ biến.

10

1

4

VIII. Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

GDTX 22

Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong Giáo dục thường xuyên

Nắm vững các hình thức kiểm tra; các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học viên và những yêu cầu sư phạm cơ bản, những nguyên tắc, quy trình trong đánh giá kết quả học tập của học viên;

Phân tích được thực trạng và chủ trương/định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên

10

2

3

IX. Tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm

GDTX 23

Một số vấn đề về công tác chủ nhiệm lớp ở các trung tâm giáo dục thường xuyên

Phân tích được vai trò của công tác chủ nhiệm lớp và người giáo viên chủ nhiệm lớp trong trung tâm giáo dục thường xuyên; Nêu được những nội dung cơ bản, cần thiết trong công tác chủ nhiệm lớp trong trung tâm giáo dục thường xuyên;Liên hệ được thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp tại trung tâm giáo dục thường xuyên nơi công tác;Đề xuất các phương pháp, hình thức phù hợp để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với từng nhóm đối tượng học viên trong trung tâm giáo dục thường xuyên

10

2

3

GDTX 24

Một số kĩ năng đặc thù của công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục thường xuyên

Lập được kế hoạch công tác chủ nhiệm trong năm học, khóa học; Biết cách tiếp cận, xử lý những mâu thuẫn nảy sinh giữa các học viên trong lớp học và biết cách giáo dục thuyết phục học viên cá biệt; Biết xây dựng cơ chế phối hợp và duy trì mối quan hệ với gia đình và các tổ chức xã hội trong công tác chủ nhiệm;

Biết vận dụng để thiết kế được các chương trình hành động và tổ chức các hoạt động cộng đồng phù hợp với các nhóm đối tượng học viên; Biết phân tích, đánh giá và sử dụng hợp lý kết quả từ công tác chủ nhiệm lớp.

10

2

3

X. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ

GDTX 25

Một số vấn đề chung về Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ

Hiểu được sự cần thiết ban hành Chương trình;

Nêu được ý nghĩa, vai trò của Chương trình đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân;

Nêu được cấu trúc tổng thể và những nội dung chủ yếu về lĩnh vực kiến thức trong Chương trình;

Nắm được những yêu cầu cơ bản đối với việc thực hiện Chương trình;

Nêu được những nét đặc thù của Chương trình (phạm vi, tính chất, đối tượng người học, người dạy, phương pháp, hình thức tổ chức học tập, v.v…);

10

1

4

GDTX 26

Mục tiêu, nội dung Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ.

Trình bày được những mục tiêu cụ thể của các Chương trình thành phần của Chương trình Giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ;

Nêu khái quát được những nhóm nội dung cơ bản trong các Chương trình: Chương trình giáo dục pháp luật; Chương trình giáo dục văn hóa – xã hội; Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường; Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe.

14

1

GDTX 27

Một số kĩ năng cần thiết để tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ.

Biết tổ chức khảo sát nhu cầu học tập của người dân để đề xuất nội dung, biên soạn tài liệu;

Biên soạn được tài liệu phù hợp với yêu cầu của người học và đặc điểm vùng miền nhằm thiết thực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương;

Biết lựa chọn phương pháp tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ phù hợp đối tượng;

Biết lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ phù hợp đối tượng.

10

1

4

XI. Nâng cao năng lực hỗ trợ của giáo viên đối với trung tâm học tập cộng đồng

GDTX 28

Nội dung và kĩ năng tư vấn cho trung tâm học tập cộng đồng

Biết tổ chức các hình thức tư vấn phù hợp với tình hình thực tiễn của các trung tâm học tập cộng đồng.

Trình bày được những nội dung cơ bản cần tư vấn cho trung tâm học tập cộng đồng;

Biết sử dụng hiệu quả các nội dung và phương pháp tư vấn phù hợp với yêu cầu của trung tâm học tập cộng đồng;

12

2

1

GDTX 29

Xây dựng nguồn học liệu, phát triển hệ thống thông tin quản lí duy trì bền vững các trung tâm học tập cộng đồng

Hiểu được tầm quan trọng của nguồn học liệu từ các nguồn khác nhau (trung ương, địa phương) phục vụ việc tổ chức các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng;

Biết thiết lập và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý trung tâm học tập cộng đồng của địa phương;

Nắm được các nguyên tắc, phương pháp và hình thức để biên soạn học liệu phù hợp với người học. Thực hành biên soạn học liệu phù hợp địa phương công tác.

10

2

3

GDTX 30

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên trung tâm học tập cộng đồng

Biết cách điều tra thực trạng về năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của trung tâm học tập cộng đồng;

Xác định được nhu cầu cần tập huấn của cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm học tập cộng đồng;

Xác định được các nội dung cần bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý và giáo viên trung tâm học tập cộng đồng;

Biết thiết kế các chương trình tập huấn phù hợp nhu cầu của cán bộ, giáo viên trung tâm học tập cộng đồng;

Có kỹ năng tổ chức các chương trình tập huấn phù hợp điều kiện thực tế.

10

1

4

XII. Nâng cao năng lực hoạt động chính trị – xã hội

GDTX 31

Một số kĩ năng cần thiết của giáo viên GDTX để tham gia các hoạt động chính trị xã hội

Trình bày được sự cần thiết phải tham gia hoạt động chính trị -xã hội đối với giáo viên giáo dục thường xuyên;

Nêu được đặc điểm, yêu cầu của các hoạt động chính trị/xã hội ở địa phương;

Nêu được một số kỹ năng cần thiết để tham gia các hoạt động chính trị/xã hội

Vận dụng được kỹ năng cần thiết để tham gia các hoạt động chính trị/xã hội

Có thái độ tích cực, và có ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động chính trị/xã hội ở địa phương.

12

1

2

XIII. Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học

GDTX 32

Một số vấn đề chung về nghiên cứu khoa học trong giáo dục thường xuyên.

Trình bày được những nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm về giáo dục thường xuyên;

Nêu được một số phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục thường xuyên;

Nắm được quy trình nghiên cứu khoa học và các bước tiến hành phổ biến khoa học trong giáo dục thường xuyên;

Nêu được thực trạng nghiên cứu khoa học hiện nay tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, liên hệ với bản thân về thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học sư phạm về giáo dục thường xuyên;

Biết cách tiếp cận để phát hiện những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của giáo dục thường xuyên, từ đó đề xuất được nhiệm vụ nghiên cứu hoặc đưa ra sáng kiến kinh nghiệm thiết thực;

Biết vận dụng lý luận để đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề nảy sinh từ thực tiễn của giáo dục thường xuyên bằng một đề tài khoa học hoặc sáng kiến kinh nghiệm;

Thực hiện được một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng/sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên.

8

2

5

GDTX 33

Kĩ năng viết báo cáo và phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học/sáng kiến kinh nghiệm

Nắm được quy trình xây dựng, trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học/sáng kiến kinh nghiệm;

Biết tổ chức và thực hiện phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học/sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục thường xuyên;

Biết hợp tác, chia sẻ với đồng nghiệp trong nghiên cứu và phổ biến ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục thường xuyên.

8

2

5

GDTX 34

Tự học, tự bồi dưỡng đối với giáo viên giáo dục thường xuyên

Trình bày được một số vấn đề lý luận về tự học, tự bồi dưỡng;

Nêu được thực trạng của công tác tự học, tự bồi dưỡng ở các cơ sở giáo dục thường xuyên;Liên hệ, đề xuất được các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tự học, tự bồi dưỡng đối với giáo viên giáo dục thường xuyên;

Lập được kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho bản thân phù hợp với nhiệm vụ được giao.

10

1

4

XIV. Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục

GDTX 35

Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong giáo dục thường xuyên

Phân tích được các khái niệm cơ bản như: phát triển bền vững; giáo dục vì sự phát triển bền vững.

Mô tả các nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững và con đường thực hiện giáo dục vì sự phát triển bền vững ở giáo dục thường xuyên

Thực hành các nội dung giáo dục vì sự phát triển bền vững ở các cơ sở giáo dục thường xuyên.

10

1

4

GDTX 36

Giáo dục hòa nhập trong giáo dục thường xuyên

Phân tích được các khái niệm cơ bản của giáo dục hòa nhập và phân tích các yếu tố của giáo dục hòa nhập trong giáo dục thường xuyên;

Xác định được các hình thức và nội dung giáo dục hòa nhập với các đối tượng của giáo dục hòa nhập ở cơ sở giáo dục thường xuyên

10

1

4

IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên được hướng dẫn, bổ sung hằng năm.

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung bồi dưỡng 1, thường xuyên bổ sung nội dung bồi dưỡng 3.

b) Sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn nội dung bồi dưỡng 2.

2. Thời lượng thực hiện từng nội dung bồi dưỡng:

a) Mỗi giáo viên giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình bồi dưỡng 120 tiết/năm học.

– Nội dung bồi dưỡng 1: khoảng 30 tiết/năm học;

– Nội dung bồi dưỡng 2: khoảng 30 tiết/năm học;

– Nội dung bồi dưỡng 3: khoảng 60 tiết/năm học.

b) Các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng bồi dưỡng ở từng nội dung bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học nhưng không thay đổi tổng số thời gian bồi dưỡng của mỗi giáo viên trong năm học (120 tiết/ năm học).

c) Căn cứ nội dung bồi dưỡng 3, giáo viên tự lựa chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân và quy định của sở giáo dục và đào tạo về thời lượng thực hiện khối kiến thức này trong từng năm học.

3. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hằng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của cá nhân giáo viên. Các trung tâm giáo dục thường xuyên là đơn vị nòng cốt trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo hình thức tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên môn, học tập theo nhóm giáo viên của từng trung tâm hoặc cụm trung tâm giáo dục thường xuyên. Các lớp bồi dưỡng tập trung (nếu có) chủ yếu để báo cáo viên giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tự học, luyện tập kỹ năng cho giáo viên.

4. Tài liệu học tập để giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng:

a) Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo;

d) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, của các đề tài, dự án;

đ) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Việc đánh giá thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên của các địa phương và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên được thực hiện hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đã kí

Nguyễn Vinh Hiển

Thuộc tính văn bản
Thông tư 33/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 33/2011/TT-BGDĐT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành: 08/08/2011 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

————————-

Số: 33/2011/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2011

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ vào Biên bản họp thẩm định ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 9 năm 2011. Những quy định trái với Thông tư này bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục thường xuyên chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

Văn phòng Quốc hội;

– VP Chính phủ;

– Hội đồng quốc gia Giáo dục;

– Ban Tuyên giáo Trung ương;

– Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;

– Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;

– Công báo;

– Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

– Như Điều 3;

– Website Chính phủ;

– Website Bộ GD&ĐT;

– Lưu: VT, Cục NGCBQLGD, Vụ PC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đã kí

Nguyễn Vinh Hiển

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

————————–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 33 /2011/TT- BGDĐT

ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC ĐÍCH

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức, biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên giáo dục thường xuyên, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên giáo dục thường xuyên với yêu cầu phát triển giáo dục thường xuyên và yêu cầu về nghề nghiệp đối với giáo viên giáo dục thường xuyên.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên áp dụng cho tất cả cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên (sau đây gọi chung là giáo viên) đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục thường xuyên trong phạm vi toàn quốc; các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục thường xuyên.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Khối kiến thức bắt buộc

a) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục thường xuyên áp dụng trong cả nước (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 1): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, chương trình, sách giáo khoa, tài liệu, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục thường xuyên.

b) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục thường xuyên theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 2): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục thường xuyên của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, tài liệu, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.

2. Khối kiến thức tự chọn

Khối kiến thức tự chọn (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 3): bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên giáo dục thường xuyên như sau:

Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng

mô đun

Tên mô đun

Mục tiêu

bồi dưỡng

Thời gian

tự học

(tiết)

Thời gian học

tập trung

(tiết)

Lý thuyết

Thực hành

I. Nâng cao năng lực hiểu biết về giáo dục thường xuyên và đối tượng của giáo dục thường xuyên

GDTX

1

Giáo dục thường xuyên (GDTX) trong hệ thống giáo dục quốc dân

Phân biệt khái niệm GDTX với các khái niệm có liên quan, trên cơ sở đó nắm được sơ lược sự phát triển của GDTX ở Việt Nam;

Phân tích được vai trò của GDTX trong xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam;

Phân tích được những định hướng về phát triển GDTX đến năm 2020

12

3

GDTX

2

Sự hình thành và phát triển các mô hình cơ sở giáo dục thường xuyên ở Việt Nam

Mô tả được sự hình thành và phát triển của các mô hình cơ sở GDTX; đánh giá được những ưu và hạn chế của mô hình các cơ sở GDTX hiện nay;

Phân tích được những yêu cầu cần hoàn thiện mô hình các cơ sở GDTX nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của GDTX đến năm 2020

10

5

GDTX

3

Đặc điểm của đối tượng học viên giáo dục thường xuyên

Nắm vững các đối tượng học viên tương ứng với các chương trình GDTX;

Phân tích được đặc điểm của các nhóm đối tượng học viên GDTX

8

3

4

GDTX

4

Hoạt động học tập của học viên người lớn

Xác định được các đặc điểm của học viên người lớn;

Mô tả được các đặc điểm và phong cách học tập điển hình của học viên người lớn

8

3

4

GDTX 5

Giáo dục thường xuyên và phát triển cộng đồng

Trình bày được khái niệm “Cộng đồng” và lý giải vì sao giáo viên GDTX cần có sự am hiểu về cộng đồng;

Phân tích được tác động qua lại giữa cộng đồng và GDTX.

13

1

1

II. Năng cao năng lực hiểu biết về cộng đồng và xây dựng môi trường học tập

GDTX 6

Phương pháp, kĩ thuật để xác định vấn đề của cộng đồng và nhu cầu của người học

Lý giải được sự cần thiết phải nắm vững vấn đề của cộng đồng và nhu cầu của người học trong GDTX;

Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật để xác định vấn đề của cộng đồng và nhu cầu của người học phục vụ xây dựng chương trình, tổ chức dạy học đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và cá nhân người học

8

2

4

GDTX 7

Kĩ năng làm việc với cộng đồng

Xác định được lý do và sự cần thiết của làm việc với cộng đồng

Phân tích và thực hành được các kỹ năng cơ bản trong làm việc với cộng đồng

8

2

3

GDTX 8

Xây dựng môi trường học tập cho học viên GDTX

Phân tích được khái niệm môi trường học tập và phân biệt được các loại môi trường học tập của học viên GDTX;

Thực hành được các biện pháp xây dựng môi trường học tập cho học viên GDTX

6

3

6

III. Nâng cao năng lực hướng dẫn, tư vấn

GDTX 9

Hướng dẫn, tư vấn cho học viên GDTX

Có kĩ năng hướng dẫn, tư vấn về các lĩnh vực học tập, giáo dục, nghề nghiệp cũng như các vấn đề riêng tư cho học viên GDTX.

8

2

5

GDTX 10

Hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp

Giải thích được vì sao giáo viên GDTX cần có kĩ năng hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp?

Biết cách hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp

8

3

4

IV. Nâng cao năng lực chăm sóc/ hỗ trợ tâm lí học viên GDTX

GDTX 11

Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học viên GDTX

Xác định được các trường hợp cần chăm sóc, hỗ trợ tâm lí đối với học viên GDTX;

Vận dụng được các phương pháp, kĩ thuật chăm sóc, hỗ trợ tâm lí trong chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học viên GDTX.

8

2

5

GDTX 12

Khắc phục rào cản học tập cho học viên GDTX

Xác định được các đối tượng học viên gặp khó khăn trong học tập, các loại rào cản học tập đối với từng loại đối tượng;

Thực hành được các biện pháp khắc phục rào cản học tập cho học viên

8

3

4

V. Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học

GDTX 13

Xác định mục tiêu dạy học

Phân tích được khái niệm mục tiêu dạy học;

Xác định được mức độ, yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ cụ thể mà học viên cần và có thể đạt được sau mỗi nội dung, chuyên đề phù hợp với đối tượng người học.

Viết được mục tiêu dạy học đúng kĩ thuật

10

2

3

GDTX 14

Lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực

Phân tích được nội dung, yêu cầu của kế hoạch dạy học;

Thiết kế được kế hoạch dạy học một bài học cụ thể theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học.

10

2

3

GDTX 15

Khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng

Nêu được tầm quan trọng của việc khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng;

Thực hành được các kĩ thuật tìm hiểu kinh nghiệm của học viên và các biện pháp tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng.

10

5

VI.Nâng cao năng lực sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

GDTX 16

Đổi mới phương pháp dạy học trong Giáo dục thường xuyên

Phân tích được quan niệm về đổi mới PPDH và những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong GDTX.

Trình bày được xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nói chung và trong giáo dục thường xuyên nói riêng.

9

1

5

GDTX 17

Một số phương pháp dạy học tích cực phù hợp với giáo dục thường xuyên

Mô tả được cách thức thực hiện một số PPDH tích cực phù hợp với GDTX;

Thực hành dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực đối với từng bài dạy cụ thể

9

1

5

VII. Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

GDTX 18

Khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học

Có kĩ năng sử dụng một số phương tiện công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả dạy học;Có biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin;

9

1

5

GDTX 19

Thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục thường xuyên,

Hiểu được vài trò của thiết bị dạy học trong dạy học và đổi mới phương pháp dạy học; Phân tích được thực trạng sử dụng thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên và biết cách đánh giá năng lực sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác, sử dụng thiết bị dạy học hiện đại.

12

1

2

GDTX 20

Khai thác, sử dụng, bảo quản, sửa chữa và tự tạo thiết bị dạy học

Nắm vững danh mục thiết bị dạy học tối thiểu các môn theo quy định;Biết cách khai thác và sử dụng các thiết bị dạy học có hiệu quả (bảng, vật thật, các thiết bị thí nghiệm, mô hình vật chất, tranh, ảnh, bản vẽ, SGK, sách tham khảo, máy vi tính, phim đèn chiếu, phim video, VCD, DVD, băng hình, …), vận dụng vào bộ môn; Biết cách sửa chữa những hư hỏng nhẹ của thiết bị dạy học; Biết tự làm một số thiết bị dạy học đơn giản từ những vật liệu dễ kiếm, chi phí thấp.

10

1

4

GDTX 21

Thiết kế giáo án điện tử và sử dụng phần mềm dạy học

Hiểu được các khái niệm: giáo án điện tử, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học;

Phân tích được thực trạng của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy-học;Biết cách thiết kế giáo án điện tử. Sử dụng được một số phần mềm dạy học đang phổ biến.

10

1

4

VIII. Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

GDTX 22

Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong Giáo dục thường xuyên

Nắm vững các hình thức kiểm tra; các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học viên và những yêu cầu sư phạm cơ bản, những nguyên tắc, quy trình trong đánh giá kết quả học tập của học viên;

Phân tích được thực trạng và chủ trương/định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên

10

2

3

IX. Tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm

GDTX 23

Một số vấn đề về công tác chủ nhiệm lớp ở các trung tâm giáo dục thường xuyên

Phân tích được vai trò của công tác chủ nhiệm lớp và người giáo viên chủ nhiệm lớp trong trung tâm giáo dục thường xuyên; Nêu được những nội dung cơ bản, cần thiết trong công tác chủ nhiệm lớp trong trung tâm giáo dục thường xuyên;Liên hệ được thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp tại trung tâm giáo dục thường xuyên nơi công tác;Đề xuất các phương pháp, hình thức phù hợp để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với từng nhóm đối tượng học viên trong trung tâm giáo dục thường xuyên

10

2

3

GDTX 24

Một số kĩ năng đặc thù của công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục thường xuyên

Lập được kế hoạch công tác chủ nhiệm trong năm học, khóa học; Biết cách tiếp cận, xử lý những mâu thuẫn nảy sinh giữa các học viên trong lớp học và biết cách giáo dục thuyết phục học viên cá biệt; Biết xây dựng cơ chế phối hợp và duy trì mối quan hệ với gia đình và các tổ chức xã hội trong công tác chủ nhiệm;

Biết vận dụng để thiết kế được các chương trình hành động và tổ chức các hoạt động cộng đồng phù hợp với các nhóm đối tượng học viên; Biết phân tích, đánh giá và sử dụng hợp lý kết quả từ công tác chủ nhiệm lớp.

10

2

3

X. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ

GDTX 25

Một số vấn đề chung về Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ

Hiểu được sự cần thiết ban hành Chương trình;

Nêu được ý nghĩa, vai trò của Chương trình đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân;

Nêu được cấu trúc tổng thể và những nội dung chủ yếu về lĩnh vực kiến thức trong Chương trình;

Nắm được những yêu cầu cơ bản đối với việc thực hiện Chương trình;

Nêu được những nét đặc thù của Chương trình (phạm vi, tính chất, đối tượng người học, người dạy, phương pháp, hình thức tổ chức học tập, v.v…);

10

1

4

GDTX 26

Mục tiêu, nội dung Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ.

Trình bày được những mục tiêu cụ thể của các Chương trình thành phần của Chương trình Giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ;

Nêu khái quát được những nhóm nội dung cơ bản trong các Chương trình: Chương trình giáo dục pháp luật; Chương trình giáo dục văn hóa – xã hội; Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường; Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe.

14

1

GDTX 27

Một số kĩ năng cần thiết để tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ.

Biết tổ chức khảo sát nhu cầu học tập của người dân để đề xuất nội dung, biên soạn tài liệu;

Biên soạn được tài liệu phù hợp với yêu cầu của người học và đặc điểm vùng miền nhằm thiết thực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương;

Biết lựa chọn phương pháp tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ phù hợp đối tượng;

Biết lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ phù hợp đối tượng.

10

1

4

XI. Nâng cao năng lực hỗ trợ của giáo viên đối với trung tâm học tập cộng đồng

GDTX 28

Nội dung và kĩ năng tư vấn cho trung tâm học tập cộng đồng

Biết tổ chức các hình thức tư vấn phù hợp với tình hình thực tiễn của các trung tâm học tập cộng đồng.

Trình bày được những nội dung cơ bản cần tư vấn cho trung tâm học tập cộng đồng;

Biết sử dụng hiệu quả các nội dung và phương pháp tư vấn phù hợp với yêu cầu của trung tâm học tập cộng đồng;

12

2

1

GDTX 29

Xây dựng nguồn học liệu, phát triển hệ thống thông tin quản lí duy trì bền vững các trung tâm học tập cộng đồng

Hiểu được tầm quan trọng của nguồn học liệu từ các nguồn khác nhau (trung ương, địa phương) phục vụ việc tổ chức các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng;

Biết thiết lập và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý trung tâm học tập cộng đồng của địa phương;

Nắm được các nguyên tắc, phương pháp và hình thức để biên soạn học liệu phù hợp với người học. Thực hành biên soạn học liệu phù hợp địa phương công tác.

10

2

3

GDTX 30

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên trung tâm học tập cộng đồng

Biết cách điều tra thực trạng về năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của trung tâm học tập cộng đồng;

Xác định được nhu cầu cần tập huấn của cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm học tập cộng đồng;

Xác định được các nội dung cần bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý và giáo viên trung tâm học tập cộng đồng;

Biết thiết kế các chương trình tập huấn phù hợp nhu cầu của cán bộ, giáo viên trung tâm học tập cộng đồng;

Có kỹ năng tổ chức các chương trình tập huấn phù hợp điều kiện thực tế.

10

1

4

XII. Nâng cao năng lực hoạt động chính trị – xã hội

GDTX 31

Một số kĩ năng cần thiết của giáo viên GDTX để tham gia các hoạt động chính trị xã hội

Trình bày được sự cần thiết phải tham gia hoạt động chính trị -xã hội đối với giáo viên giáo dục thường xuyên;

Nêu được đặc điểm, yêu cầu của các hoạt động chính trị/xã hội ở địa phương;

Nêu được một số kỹ năng cần thiết để tham gia các hoạt động chính trị/xã hội

Vận dụng được kỹ năng cần thiết để tham gia các hoạt động chính trị/xã hội

Có thái độ tích cực, và có ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động chính trị/xã hội ở địa phương.

12

1

2

XIII. Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học

GDTX 32

Một số vấn đề chung về nghiên cứu khoa học trong giáo dục thường xuyên.

Trình bày được những nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm về giáo dục thường xuyên;

Nêu được một số phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục thường xuyên;

Nắm được quy trình nghiên cứu khoa học và các bước tiến hành phổ biến khoa học trong giáo dục thường xuyên;

Nêu được thực trạng nghiên cứu khoa học hiện nay tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, liên hệ với bản thân về thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học sư phạm về giáo dục thường xuyên;

Biết cách tiếp cận để phát hiện những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của giáo dục thường xuyên, từ đó đề xuất được nhiệm vụ nghiên cứu hoặc đưa ra sáng kiến kinh nghiệm thiết thực;

Biết vận dụng lý luận để đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề nảy sinh từ thực tiễn của giáo dục thường xuyên bằng một đề tài khoa học hoặc sáng kiến kinh nghiệm;

Thực hiện được một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng/sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên.

8

2

5

GDTX 33

Kĩ năng viết báo cáo và phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học/sáng kiến kinh nghiệm

Nắm được quy trình xây dựng, trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học/sáng kiến kinh nghiệm;

Biết tổ chức và thực hiện phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học/sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục thường xuyên;

Biết hợp tác, chia sẻ với đồng nghiệp trong nghiên cứu và phổ biến ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục thường xuyên.

8

2

5

GDTX 34

Tự học, tự bồi dưỡng đối với giáo viên giáo dục thường xuyên

Trình bày được một số vấn đề lý luận về tự học, tự bồi dưỡng;

Nêu được thực trạng của công tác tự học, tự bồi dưỡng ở các cơ sở giáo dục thường xuyên;Liên hệ, đề xuất được các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tự học, tự bồi dưỡng đối với giáo viên giáo dục thường xuyên;

Lập được kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho bản thân phù hợp với nhiệm vụ được giao.

10

1

4

XIV. Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục

GDTX 35

Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong giáo dục thường xuyên

Phân tích được các khái niệm cơ bản như: phát triển bền vững; giáo dục vì sự phát triển bền vững.

Mô tả các nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững và con đường thực hiện giáo dục vì sự phát triển bền vững ở giáo dục thường xuyên

Thực hành các nội dung giáo dục vì sự phát triển bền vững ở các cơ sở giáo dục thường xuyên.

10

1

4

GDTX 36

Giáo dục hòa nhập trong giáo dục thường xuyên

Phân tích được các khái niệm cơ bản của giáo dục hòa nhập và phân tích các yếu tố của giáo dục hòa nhập trong giáo dục thường xuyên;

Xác định được các hình thức và nội dung giáo dục hòa nhập với các đối tượng của giáo dục hòa nhập ở cơ sở giáo dục thường xuyên

10

1

4

IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên được hướng dẫn, bổ sung hằng năm.

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung bồi dưỡng 1, thường xuyên bổ sung nội dung bồi dưỡng 3.

b) Sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn nội dung bồi dưỡng 2.

2. Thời lượng thực hiện từng nội dung bồi dưỡng:

a) Mỗi giáo viên giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình bồi dưỡng 120 tiết/năm học.

– Nội dung bồi dưỡng 1: khoảng 30 tiết/năm học;

– Nội dung bồi dưỡng 2: khoảng 30 tiết/năm học;

– Nội dung bồi dưỡng 3: khoảng 60 tiết/năm học.

b) Các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng bồi dưỡng ở từng nội dung bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học nhưng không thay đổi tổng số thời gian bồi dưỡng của mỗi giáo viên trong năm học (120 tiết/ năm học).

c) Căn cứ nội dung bồi dưỡng 3, giáo viên tự lựa chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân và quy định của sở giáo dục và đào tạo về thời lượng thực hiện khối kiến thức này trong từng năm học.

3. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hằng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của cá nhân giáo viên. Các trung tâm giáo dục thường xuyên là đơn vị nòng cốt trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo hình thức tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên môn, học tập theo nhóm giáo viên của từng trung tâm hoặc cụm trung tâm giáo dục thường xuyên. Các lớp bồi dưỡng tập trung (nếu có) chủ yếu để báo cáo viên giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tự học, luyện tập kỹ năng cho giáo viên.

4. Tài liệu học tập để giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng:

a) Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo;

d) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, của các đề tài, dự án;

đ) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Việc đánh giá thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên của các địa phương và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên được thực hiện hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đã kí

Nguyễn Vinh Hiển

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 33/2011/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên”